- Bỏ tao ra… bỏ tao ra…

- Thả tao xuống… thả tao xuống đi… tao lạy chúng mày, thả tao ra đi...

Mặc cho tiếng gào thét đến rát cổ, khan hơi. Mặc kệ sự giãy giụa trong tuyệt vọng của Tót, đồng bọn của nó vẫn nhởn nhơ, bước từng bước dưới hoàng hôn. Chúng làm như chẳng có một chuyện gì xảy ra.

Tả như thế thì hơi oan cho các bạn bè của Tót. Vì thật ra, khi phải làm công tác tải thương này, những con kiến khiêng Tót chẳng vui thú gì. Lý do, chúng không điếc, cũng không độc ác. Nói cách khác, chúng cũng đau đớn và biết rõ là đang đưa một đồng bạn của chúng trên đoạn đường cuối cùng trước khi nó được giải phóng và vào nước... thiên đàng mà gặp Mác, Lê và Hồ nhân. Nghĩa là, chúng biết đoạn đường cuối này rất đỗi tang thương, nhưng chúng không tìm ra được một lối thoát nào khác hơn. Bởi như một thông lệ, nay người mai tạ Hễ con kiến nào bị thương thì những con kiến khác phải có nhiệm vụ khiêng... bạn về tổ ấm để dự trữ như một loại lương thực cần thiết cho cả đàn.

Trong khi đó Tót, tên con kiến bị thương nặng đang nằm trên cáng vẫn từng chập réo gào dãy dụa, nhưng không thể nào thoát ra khỏi cái gọng kìm rắn chắc của những kẻ có nhiệm khiêng nó về. Nó càng dãy, càng thấy bạn bè của nó bước nhanh hơn và thời gian đưa nó đi vào cõi chết như ngắn hẳn lại. Cuối cùng, nó như ngộ ra một điều: dảy cũng chết, kêu gào cũng chết, thế tại sao nó không nhắm mắt lại chờ chết có phải bớt đau đớn hơn không? Tự nghĩ thế, nó liều lĩnh nhắm mắt lại để chờ được chết êm ái. Nhưng khốn thay, khi vừa nhắm mắt lại, nó lại giật mình trong hoảng hốt, kêu la lớn hơn trước:

-Thả tao xuống... Thả tao xuông đi... Tao van chúng mày, hãy thả tao xuống đi... hu... hu...

Nhớ lại lúc đi kiếm ăn sáng naỵ Tót đã nhanh chân cùng với hai ba, bốn tay lực lưỡng khác đi ra xa hơn những bước đường cũ. Trời ơi, may mắn biết bao. Đi chưa bao xa, nó đã hoa đôi mắt khi nhìn thấy đống đồ ăn lớn như ngọn núi, đang tỏa ra những mùi vị thơm ngát làm chảy cả nước chân răng. Tót bước từ từ đến chân đống núi đồ ăn. Nó lia sợi râu đánh hơi qua lại vài lần rồi ghé răng, nhấm thử. Nó sửng xốt vì cái vị tuyệt hảo của món ăn lạ mà đời nó chưa một lần được nhấm nháp đến. Mừng quá, nó leo lên đống đồ ăn, gặm cho no cái mùi vị đặc biệt ấy. Ăn xong, nó đứng thẳng người dậy, đảo mắt quanh một vòng để tìm bạn hữu, sau đó dõng dạc gọi và đánh đi những tíùn hiệu cho bạn bè nó đến để cùng đưa thức ăn về tổ. Nghe hiệu báo, bạn bè nó gọi nhau đến. Tất cả đều kinh ngạc vì những thức ăn thơm, ngon. Chúng ăn cho no, rồi thay nhau ngắt đồ ăn ra thành những phần nhỏ và chia nhau cõng về tổ. Thằng Tót thấy mình còn khoẻ, nó cúi người xuống, nâng bổng một phần ăn nặng gấp hai lần nó để lên vai. Nó mỉm cười, bình thản lên đường trở về với bạn đồng hành.

Trên đường về, nó không hề chểnh mảng lo vui chơi, trái lại những bước chân rất dòn, rất đều. Nó hy vọng, món quà nó mang về sẽ được kiến chúa, kiên ông, kiên con và mọi người hứng khởi. Tự nghĩ thế, nó hăng hái không thấy mệt nhọc khi phải leo qua ghềnh, vượt qua suối. Thác và ghềnh trong đôi mắt con kiến Tót đây không phải là thác ghềnh của loài người thường nói, nhưng chính là những chướng ngai vật như là một cọng rác, cái que hoặc là cái lá nhỏ chắn ngang trên đường đi của nó. Với người, dĩ nhiên là không trở ngại, nhưng với thằng Tót với một gánh lương thực nặng hơn thường lệ Ở trên vai thì phải được kể là một vất vả thêm. Mặc những giọt mồ hôi chảy nhễ nhãi trên người rồi nhỏ thấm xuống đất, mặc cho đôi cánh tay choàng qua vai ôm báu vật đã rã rời, Tót vẫn hăng hái nhanh chân. Nhìn thấy Tót gánh nặng, một vài con kiến cùng tổ toan đến gánh đỡ một phần cho nó. Nó mỉm cười cám ơn, từ chối ý tốt của đồng bạn. Tpt cám ơn vì nó là một con kiến thợ cần cù, siêng năng với công việc hơn là muốn lập công. Tuy thế lại có đứa cười thầm vì những bước đi bắt đầu nặng nề của thằng Tót.

Cảnh rừng vẫn thâm u trên đầu thằng Tót, dăm ba khe nắng nhỏ len qua tàng lá dọi xuống trên đất rừng như những bông hoa lạ nở làm đẹp thêm những lối đi. Tót dừng lại, ngửa mặt nhìn đoá hoa nắng vương trên cao. Nó vươn cánh tay quyệt vội những giọt mồ hôi nhuễ nhoãi trên người vài lần rồi lại lầm lũi bước đi. Đi chưa được bao lâu, đôi chân nó bắt đầu cuồng và mắt thì hoa lên. Lúc đầu nó tưởng bị say nắng, nhưng càng lúc những cái chân của nó như cất lên không nổi. Nó muốn ngừng lại nghỉ ngơi, nhưng lại sợ thời gian của đường chiều không còn là bao. Bởi lẽ, ánh nắng kia đã nhạt màu rồi, và nó rất ngại bóng đêm sẽ đổ xuống rừng sâu trong lúc nó chưa về đến nhà.

Đi thêm một lúc nữa, nó nghe rõ tiếng thở dốc của chính mình, lúc ấy, nó mong gặp bạn bè chia sẻ gánh nặng cho nó. Rủi thay, tất cả các bạn bè của nó đều tay sách nách mang, không một ai có thể giúp nó được. Kết quả, khi nó trèo lên trên một cái que chắn đướng và gắng sức kéo gánh hàng quạ Bất ngờ, cái que lăn đi theo cơn gió nhẹ, lật nó ngả úp xuống. Cả cái que và gánh hàng nặng đè lên trên mình nó. Nó vội vàng, hốt hoảng đánh đi tín hiệu cấp cứu:

- Cứu tôi với, cứu tôi với, tôi bị té nhào rồi.

Kêu xong nó lịm xuống bên cành cây. Trong lúc chập chờn nửa tỉnh nửa mê, nó nghe như có tiếng của đồng bọn của nó rì rào bên tai. Rồi có cả tiếng thằng Kíp, thằng Bo, là hai đứa bạn thân nhất trong cuộc sống của nó đến bên hỏi nó:

- Mày ra làm sao rồi hảTót?

- Giời ơi! Tao đã bảo mày là đừng có cố xác quá mà. Bây giờ mày bị thương thì ai lo cho mày đây? Khéo mà lại vào bụng những thằng kiến cụ thôi.

Nó vừa nói xong, lại có tiếng thằng Bộ đầy lo lắng:

- Khéo mà nó không dậy nổi nữa Kíp ạ.

Chúng nó chuyện trò với nhau một lúc vẫn không nghe thằng Tót trả lời, thằng Kíp mủi lòng thút thít bên cái thân bất động của Tót. Có cơn gío rừng nổi lên thổi bay giọt nước mắt nóng của thằng Kíp rớt xuống trên người thằng Tót. Thằng Tót chợt tỉnh lại. Nó mở mắt ra và nhận ra những khuôn mặt thân quen đứng chung quanh nó. Nó ngơ ngẩn hỏi:

- Tao làm sao thế?

Hỏi xong nó toan gượng người, chống chân đứng dậy. Tuy nhiên, toàn thân nó bị tê liệt. Cái miệng nó há ra và như không thể tự khép lại được nữa. Riêng đôi mắt của nó mờ hẳn đi, không nhìn rõ được ai là ai nữa. Nó gục đầu xuống. Trong cái mơ mơ, tỉnh tỉnh ấy, nó như biết hoặc nhớ ra được những việc làm của đàn kién khi một con bị nạn.

Trước tiên lũ kiếân gọi nhau đến, chúng đẩy cây gỗ ra và cứu kẻ bị nạn. Gặp may, kẻ bị nạn sẽ đứng dậy và chờ cho hồi phục thì tự mình đi về nhà dưỡng thương. Gặp trường hợp bất khả dụng, nó nằm ỳ ra đó. Bạn bè xúm đến, kẻ thì hỏi han , an ủi vài câu rồi bỏ đi, kẻ thì thút thít xót thương cho đứa bạn vắn số. Bởi lẽ, theo luật sinh tồn, chúng như biết trước chuyện gì sẽ đến và đây có thể là lần cuối cùng chúng còn nhìn thấy kẻ lâm nạn. Sau cuộc thăm viếng ngắn ngủi ấy, chúng nhận lệnh và chia phiên nhau khiêng xác kẻ lâm nạn về nhà. Khi về đến tổ, con kiến bị thương sẽ được để năm riêng ra một chỗ gọi là nơi dưỡng thương. Cơn bệnh ngặt nghèo qua không nổi, nó sẽ biến thành một món ăn cuối cùng cho đồng loại.

Nhắc đến chuyện này, lũ kiến chưa bao giờ quên được câu chuyện về thằng Bí, một trong những hung thần của đám kiến thợ. Thằng này rất lười làm việc, nó luôn tìm cách thoái thác công tác để ở nhà loanh quanh thu dọn phần hậu sự cho những con bị nạn. Mỗi khi nghe tin có con kiến thợ nào lâm nạn là Bí hăng hái tình nguyện đi cõng con kiến bị nạn về tổ. Khi về đến nới, chính Bí lại là một trong những đứa đầu tiên đến rỉa cánh tay hay khúc chân của con kiến bị nạn cho nó chết luôn. Sau đó nó làm cuộc báo cáo là thằng nọ con kia đã chết thật rồi. Nó khẩn khoản mời cấp chỉ huy đến khám xác và mở tiệc. Dĩ nhiên, thịt kiến còn nóng hổi rất ngon, rất khoái khẩu. Theo đó, những kiến bác, kiến đảng thấy nó được việc thì khoái chí, nên dành riêng công tác tải thương cho thằng Bí dàn dựng.

Nhắc đến Bí là nhắc đến cả một đoạn hận tình sử trong đời của lũ kiến. Thằng Bí được sinh ra trong trường hợp nào thì không một ai hay biết. Lũ kiến chỉ được nghe nhắc về những huyền thoại chung quanh thàng Bí do một số tay chân của thằng Bí tung ra thôi. Chúng nó kể rằng, ngày thằng Bí ra đời có nhiều điềm lạ. Trước hết, mặt trời đi vắng, thay vào đó là những đám mây che phủ cả không gian rồi sấm chớp nổi lên, dông bão đổ ập xuống. Chẳng bao lâu sau, nước tuôn trào vào trong các hang ổ của lũ kiến, khiến tất cả mọi con kiến đểu hoảng hốt bỏ của chạy lấy thân. Thằng Bí không nhanh chân hơn những kẻ khác, trái lại, nó chưa thể tự mình chạy thoát được. Một con kiến gìa thương hại thằng Bí còn non nớt, cõng nó trên vai để trèo lên cây lánh nạn. Rủi thay, trận mưa không phải là đôi ba ngày mà là một trận mưa dai, mưa dài như không muốn dút. Trời rét như cắt. Sức chịu đựng của con kiến gìa mỗi ngày một yếu. Tuy thế, cánh tay và thân hình của nó vẫn không ngừng căng ra để che chở cho con kiến con là thằng Bí khỏi lạnh, khỏi bị rơi vào cơn giông bão.

Phần thằng Bí, khi được nằm trong vòng tay yêu thương của con kiến gìa, nó nhất thời có ý định là sẽ ghi lòng tạc dạ Ơn cứu mạng của con kiến gìa cho đến đời đời. Nó tự bảo: Sông có thể cạn, núi có thể mòn chứ tấm tình của nó với gã kiến gìa kia đời đời không bao giờ đổi thaỵ Qua vài ngày sau, những gịot nước mưa kia không làm cho bụng thằng Bí nọ Nó thấy đói, hàm răng non nhỏ nhắn của nó định gặm lấy chút vỏ cây cho đỡ lòng. Kết qủa, vỏ cây cứng hơn nó dự tính. Hơn thế, không phải là lương thực cho nó. Nó mở mắt ra, ngay trước miệng nó là một cánh tay của con kiến gìa. Mùi thơm của da thịt ấy làm nó càng đói thêm. Nó lay cánh tay ấy và gọi:

- Bác Bội ơi, bác còn khỏe không?

Lạ, thường thì lão gìa Bội này có đôi tai rất là thính, bất cứ một cử động nhỏ nào bên mình lão, lão đều hay biết. Nhưng vì lẽ gì, lúc này gọi hỏi, ông ta không trả lời. Chẳng lẽ ông ta đã chết vỉ trời rét? Tự nghĩ thế, Bí lập lại động tác một lần nữa và cố sức gọi to hơn:

- Oâng Bội ơi, ông làm sao thế, ông còn sống hay chết rổi? hụ. hu...

Không có tiếng của con kiến gìa tên là Bội trả lời. Trái lại, thằng Bí thấy cái cánh tay của con kiến gìa mỗi lúc đè xuống trên người nó nặng thêm. Nó mỉm cười. Gặm thử rồi cắn lấy một đoạn cánh tay của lão kiến Bội cho vào bụng. Nuốt xong một đoạn cách tay của con kiến gìa, thằng Bí thấy khoẻ hẳn lên, trong khi đó, lão gìa Bội cứ nằm bất động. Tuy thế, từ cách tay bất động của con kiến gìa máu vẫn ri rỉ chảy ra. Thay vì tìm cách cứu chữa cho lão gìa Boiä, hoặc là trốn bỏ đi trước khi lão tỉnh dậy, thằng Bí lại ngậm chặt lấy chỗ bị thương ấy mà hút lấy máu của con kiến gìa.

Phần lão Bội, phải trải qua cơn mưa tầm tã, réùt mướt, thêm đói khát, sức lực của con kiến gìa gần như khánh kiệt, người nó lả đi từ lúc nào nó không hề hay biết. Từng cánh tay, cái chân tê buốt như muốn rời rụng ra khỏi tấm thân. Nó không còn đủ sức để chống chọi với phong bạ Tuy nhiên, con kiến gìa chưa vuột ra khỏi miếng vỏ trên cành cây cao là vì cái ý chí của nó muốn giữ lấy cái bờ phía ngoài gió rét để che chở cho thằng Bí còn non nớt nằm bên trong. Nếu không có cái ý chí mãnh liệt ấy, nó đã té nhào xuống vực nước cùng với thằng Bí lâu rồi. Nên khi thằng Bí bắt đầu nhâm nhi tỉa dằn từng cánh tay, khúc chân của lão Bội, lão không còn hay biết gì nữa. Qua hôm sau, ánh nắng từ trên cao chiếu vào mảnh vỏ cây, sức nóng của mặt trời làm cho kẻ chết cóng là lão Bội hồi tỉnh. Nó mở mắt ra, vui mùng vì thấy thằng Bí vẫn còn khoẻ mạnh nằm trong vòng tay cũa nó. Nó định xiết chặt lại vòng tay để tỏ lộ nỗi vui mừng và cám ơn trời đất đã cho mặt trời lên để cúu sống chúng. Nhưng khi vừa đưa cánh tay lên. Lão thấy đau buốt toàn thân. Lúc đầu lão hoài nghi có lẽ lão bị thương vì cơn giông bão. Sau đó thêm kinh hoảng khi nhìn thấy hầu hết cánh tay, cánh chân của mình đã bị cắn đứt lìa khỏi thân mình. Con kiến gìa đảo mắt nhìn vào mặt thằng Bí. Cái mặt non choẹt của nó được con kiến gìa bao che chở cho mấy hôm bỗng nhiên đổi khác. Gìa Bội nhìn dò xét thêm lần nữa. Thằng bí có tật nên vội phóng ra khỏi vòng tay của con liến gìa. Khi phóng ra khỏi tầm tay của con kiền gìa rồi, thằng Bí không nhân cơ hội này để thoát lấy thân. Trái lại, nó đứng dừng lại, khuỳnh đôi cách tay ra như sẵn sàng lao vào cuộc chiến sống chết với lão kiến gìa. Lão kiến gìa cười đau đớn. Nó thấu hiểu toàn bộ diễn tiễn của vấn đề. Nó muốn gầm lên:

- Mi đối sử với ta như thế sao?

Thằng Bí khi ấy đã trướn mình ra khỏi cách tay con kiền gìa. Nó chống đôi mắt to lên nhìn con kiến gìa trả lời:

- Oâng có sống cũng chả làm nên tích sự gì, nên thôi, hãy tự nạp mình cho tôi để mai mốt khi lập được đại nghiệp tôi còn nhắc nhở hậu thế lưu truyền đến tên của ông.

Con kiến gìa nghe thằng Bí nói thế thì máu uất trong người nổi lên, nó tính giang cánh tay ra vả vào mồm thằng Bí vài cái cho hạ hỏa. Kết qủa, khi nó giơ cánh tay lên, người nó quay mòng mòng và tự ngả ngửa ra không thể lật dậy được nữa. Sáu cái tay chân lành lạnh hôm nào nay chỉ còn vài cái gẫy gọng, ngoe nguẩy. Đã thế, thằng Bí còn nhẩy chồm đến như sẵn sàng lâm chiến. Con kiến gìa hoảng thần hồn, toàn thân nằm ngửa quay vòng vòng, chuyển động theo vài cái chân còn vẫy vùng trong không khí. Nó rất giận sự kiện phản phúc của thằng Bí, nhưng lại cương quyết dạy cho thằng Bíù bài học luân lý cuối: Nó bảo:

- Phải, ta chết đi không có gì đáng phải tiếc và hối hận. Nhưng người còn sống như mi thì hãy tự lo lấy thân kẻo những công việc này truyền rao ra ngoài thì đời đời dòng dõi ngươi sẽ bị nguyền rủa.

Thằng Bí trả lời:

- Thật ra, tôi chỉ có ý định ăn tạm cánh tay, cánh chân của ông cho qua cơn đói để chờ ngày nước rút là tôi sẽ tụt xuống đất mà kiếm cơm ăn áo mặc. Nhưng đến lúc này, tôi phải thành thật thưa với ông rằng. Tôi xin muôn vàn đa tạ lời nhắc nhở của ông vừa rồi. Bởi lẽ, nếu tôi để cho ông sống và tụt xuống được gốc cây dưới kia thì đời của tôi phải là đời bỏ đi. Thôi thì đành vậy. Thà phụ người còn hơn để cho những lời này bay ra ngoài.

Nói xong, thằng Bí liền thượng cánh tay, hạ cẳng chân, tung chưởng vào con kiến gìa. Nói cho ngay, sức của thằng Bí khi ấy dầu có khá cũng không thể nào chiến thắng nổi con kiến gìa, nhưng bỗng nhiên, trời đem thêm giông bão đến cho lão. Đang lúc cuộc chiến trên cành cây chưa phân thắng bại, bỗng xuất hiện thêm vài ba con kiến vừa nút mắt. Chúng đang mở mắt ra và nhìn cuộc chiến. Thấy vậy, hai kẻ trong cuộc đều cố sức vẫy gọi những kẻ bàng quan kia vào phía mình. Con kiến gìa vẫy gọi:

- Hỡi các bạn trẻ, hãy giúp tôi trừ khử tên gian ác này để giòng dõi kiến chúng ta có được những ngày ấm êm mai sau.

Lời gọi của con kiến gìa như tiếng chuông ngân thấm vào tận buồng gan lá phổi của lũ kiến con. Tuy thế, lũ trẻ ranh ấy chưa hiểu biết thế nào an nguy cho mai sau nên chúng đứng chống mắt nhìn con kiến gìa đổ máu mình ra trong cuộc chiến tuyệt vọng với thằng Bí. Trong khi đó, thằng Bí, nhanh mồm hỏi những con kiến trạc tuổi nó vừa chui ra khỏi nhửng chỗ nấp trên cành cây kia rằng:

- Hỡi các bạn trẻ của tôi, các bạn có đói không?

Nghe thế, lũ kiến ranh bực mình trả lời:

- Mưa đã mấy ngày, không có cái gì cho vào bụng còn hỏi câu ấy làm gì?

- Thật thế à? Tôi sắp biếu các bạn một bữa tiệc linh đình đây.

Nghe thế, một con kiến trẻ chu mỏ lên bảo Bí:

-Oâi mày nói ngu ngốc làm sao chứ. Thân mày chống đỡ không nổi cái tát của ông gìa kia mà mày lại còn nói phét là sẽ đãi chúng ta bữa tiệc linh đình à?

Thằng Bí trả lời.

-Sao mày hỏi câu ngu như thể hả thằng Gió kia. Mày không biết vận số thời cơ là cái gì à?

Một con kiến đứng ngoài nghe thế, hỏi lại:

-Mày bảo nó hỏi ngu, nhưng ngu ở cái chỗ nào? Thông thiên vận là cái gì nào?

Thằng Bí ranh mãnh trả lời:

-Này nhá, thân tao thì nhỏ bé, còm cõi. Nếu chúng mày giúp lão gìa kia đánh chết tao. Chúng mày có được ăn cái giải rút gì không?

Hỏi xong, thằng Bí tự trả lời:

-Chắc chắn là không được tý gì. Vậy nếu chúng mày đói, thì chỉ có một cách là tiếp sức với tao vật lão gìa mập kia xuống. Lão đổ xuống chúng mình tha hồ mà đánh chén. Chén xong ngủ kỹ, chờ vài ngày nữa nước rút đi, mình sẽ tụt xuống gốc cây mà xưng bá thì lo gì chết đói. Ngược lại, tụi bay giúp ông tạ Tao chết, chúng mày cũng không có được một cái chân cái tay của tao cho đỡ đói, trái lại, lão gìa kia sẽ nuốt trọn tao vào bụng lão. Nuốt xong thịt tao thì chắc lại đến phiên tụi mày. Bởi lẽ, lão là kiến cụ Ở trong làng kiến nên có quyền ăn trên ngồi trốc... hì... hì... chúng mày chỉ làm mồi cho lão già ấy hưởng thôi. Nhời tao nói thế có đúng không hả thằng… thằng gì... ?

- Tên tao là Vều. Nhưng làm sao mày biết được thiên cơ là vài ngày nữa nước sẽ rút xuống.

- Hỏi ngu lạ. Giời đã sinh ra tao thì tao phải biết thiên cơ chứ. Mày ngu không đọc sách báo nên không biết đấy thôi. Có cuộc nước nào dâng lên mà không rút xuống đâu.

Lũ kiến nhìn nhau. Tâm lý của chúng bị giao động. Bởi lẽ, thằng Bí đã khôn khéo tạo ra cái sự đói và no trước mặt chúng. Chúng chỉ còn nhìn thấy cái no, cái đói và quên đi hậu qủa lâu dài về sau. Thằng Khỉ bước vào tiếp chiến cho thằng Bí, rôi đến hai thằng khác nữa. Cuộc chiến nghiêng hẳn về phía thằng Bí. Tuy thế, còn khá nhiều đứa đứng ngoài vòng chiến. Phần thằng Bí, sau khi được hai, ba thằng nhảy vào tiếp sức, nó liền chụp lấy cơ hội, nhảy ra ngoài, dõng dạc tuyên bố:

- Thằng nào không bước vào vòng chiến sinh tử hôm naỵ Sau khi tao diệt xong lão gìa kia thì sẽ đến phiên thằng đó.

Nghe thế, một số tên khác đành nhắm mắt bước vào chia phần. Khi ấy thằng Bí bảo lão kiến gìa:

- Thế chiến quốc, thế Xuân Thu đành phải thế. Oâng chả nên giận hờn chúng tôi nhá.

Kết qủa, lão kiến gìa ngã lăn kềnh ra mà thác. Thằng Bí lúc ấy vênh vang lắm. Nó vung tay, múa chân rồi vươn vai đứng dậy sau bữa tiệc bằng thịt của con kiến gìa. Nó hùng hổ tuyên bố:

- Nay tao công khai cho chúng mày biết rằng: Tao sẽ thống xuất chúng mày mà làm một cuộc viễn chinh giang hồ. Theo tao thì sống, chống tao thì chết. Khi chết tao còn tặng cho đứa phản bội nào đó cái tội giết ông gìa Bội. Chúng mày nghe rõ chứ? Có đồng ý như thế hay không?

Tiếng hô trả lời từ nhỏ rồi vang to lên. Thằng Bí mặt đỏ như vang:

- Đã nhất trí thì phải lập lời thề với nhau. Có ai phản đồi không?

- Không.

Nghe thế, thằng Bí đưa hai tay thẳng lên cao, tuyên bố:

- Lời thề như sau: Kể từ nay, những thằng nào phản bội tổ hợp hôm nay thì phải chết. Tất cả những kẻ có mặt hôm nay và truyền nhân của nó phải có nhiệm vụ bảo vệ lấy lời thề này.

- Nhất trí, chúng tôi xin thề.

Bí tiếp:

- Tất cả những người có mặt hôm nay và hậu duệ của chúng nếu giữ trọn lời thề sẽ đều được quyền ăn trên ngồi trốc, không ai được quyền chống đối. Chúng ta cương quyết, triệt để áp dụng đối sách chính là lấy bạo lực mà áp chế những kẻ khác. Theo ta thì sống, chống ta thì chết.

- Nhất trí, nhất trí…

- Chúng tớ tâm phục và khẩu phục, cùng nhất trí chọn lựa và xin thề tuân theo giáo điều của thủ trưởng.

Hai tiếng thủ trưởng phát xuất từ đó. Hôm sau, bất ngờ nước rút. Những con kiến con nhìn thằng Bí như một ông tướng nhà giời biết thiên cợ Chúng không còn nghi ngờ gì nữa, nên từ từ di chuyển xuống đất, tìm hướng trở về tổ cũ. Khi về đến mái nhà xưa. Chúng thấy tất cả đều tan hoang xơ xác. Chúng chia nhau miếng cơm manh áo của người khác và áp dụng đúng sách lược đã thề nguyền với nhau như khi còn ở trên cây. Con dao bạo lực của chúng đã tạo ra nỗi kinh hòang cho đồng loại.

Kể từ khi thằng Bí chính thức nhận công tác này, đàn kiến thợ cứ nom thấy thằng Bí là y như là người ta nom thấy Việt cộng. Từ đứa lớn đến đứa bé đều nguyền rủa cho thằng Bí chết, nhưng mãi nó chưa chịu chết. Hơn thế, với công tác này, nó đã nhắm rượu rất nhiều kiến con kiến thợ làm cho thân xác của nó vạm vỡ ra một cách khác thường. Bất ngờ, một hôm trên đường đi tải thương, thằng Bí gặp hỏa họa. Nói cho ngay cuộc cháy rừng bùng lên thì kể gì đến thân xác của loài kiến hay thằng Bí. Tuy nhiên, ở cái đoạn đường này, nhiều chú kiến thợ đã nhanh chân tìm được cái lỗ nào đó mà trú thân, thoát nạn. Riêng thằng Bí, mình to kềnh càng, vác xác đi không nổi, bị lửa cháy xém mất hai khúc chân. Khi bị cháy phỏng, nó nằm lăn lộn trên đất kêu gào, và ra lệnh cho những chú kiến thợ phải thay nhau cõng nó về nhà dưỡng thương. Kết quả, cảnh đời là một cuộc vay trả, trả vaỵ Trước đây nó đối xử bạc, ác với những người trên kẻ dưới và những con kiến thợ bị nạn, nay đến phiên nó, không một con kiến thợ nào buồn lo cho nó. Tệ hơn thế, chính những kẻ lúc trước tùng uống máu ăn thề với nó đều mong cho nó chóng chết để chúng chia nhau cái chỗ ngồi mới cho nó thỏa lòng gian ác. Kết qủa, thằng Bí chưa chết, những đứa bạn của nó ngày xưa đã mở tiệc ăn mừng.

Cái gương của thằng Bí con kiến nào cũng biết, hơn thế còn thuộc nằm lòng. Cách riêng với Tót, nó đã từng nhủ với chính mình là phải chăm chỉ làm việc để cho những người khác vì sự chăm chỉ của nó mà được nghỉ ngơi đôi chút. Kế đến, sự chăm chỉ làm việc, sự chuyên gánh nặng thay cho bạn bè của Tót cũng không bao giờ nằm trong toan tính là vì sự chuyên cần ấy mà đàn kiến kia sẽ tha ăn thịt nó trong lúc nó già yếâu hay bị nạn, nhưng là muốn để lại tấm gương của một người cần cù. Ai ngờ, lại gẫy cánh sớm…Nghĩ đến đây nó ứa nước mắt ra.

Rồi giữa lúc Tótù thấy đầu óc chênh vênh đảo lộn, nó nhớ đến những cảnh khiêng xác kiến về tổ trước đây. Nằm trong trường hợp này, những con kiến bị thương đều có những phản ứng na ná giống nhau. Những đứa bị thương nặng, có kề đường dao giải phóng của Việt cộng vào cổ, nó cũng không cần biết đến nữa. Những đứa bị thương nhẹ thì la hoảng lên giữa trời để cầu sống. Lại có đứa khóc lóc đòi xin tha mạng. Nhưng chẳng có mấy đứa thoát được cái kết qủa có sẵn của cuộc đi cáng về tổ: Thịt chúng trở thành một bữa tiệc ngon! Tuy thế, cũng có đứa gặp may mắn. Khi chiếc cáng được đặt xuống trên đường về để nghỉ ngơi. Kẻ bị thương đã lợi dụng khoảng thời gian ngắn ngủi này, dùng toàn bộ tàn lực còn lại phóng xuống khỏi cáng và bỏ chạy. Chạy đi đâu, chạy về đâu. Nó chả cần biết. Nó chỉ biết một điều, còn chạy được là chạy rồi muốn đến đâu thì đến.

Khi nghĩ đến chuyện này, tự nhiên Tót nhỏ nước mắt xuống trên đường đi. Nước mắt của nó thấm vào vai, vào cổ thằng Kíp, một trong những đứa bạn bao giờ cũng đi chung với nó, lúc này lại đang có nhiệm vụ khiêng nó. Thấy nước nóng nhỏ xuống trên vai mình, thằng Kíp vươn cổ lên hỏi thằng Tót:

- Mày ra sao rồi hả Tót.

Thằng Tót nói nhỏ vào lỗ tai thằng Kíp:

- Tao muốn chạy trốn.

Nghe thế, Kíp nửa mừng nửa lọ Nó bảo thằng Tót:

- Tao sẽ tìm cách đi đường xa để cho mày nghỉ thêm một lúc nữa được không?

- Được.

- Tao sẽ tìm chỗ tốt để nghỉ ngơi. Khi tụi tao để mày xuống đất nghỉ lấy hơi là phải dông ngay đấy nhá.

-Ừ.

Cuộc đối thoại ngắn ngủi cho Tót nhiều hy vọng. Bởi lẽ những trường hợp chạy trốn cũng thường xảy ra. Có đứa thoát đứa không và thường đứa nào còn hạy được là bạn bè để cho nó chạy. Chạy khi nào khỏe thì về tổ ấm sau, chả ai rượt đuổi kẻ bị thương làm gì. Bởi lẽ, đây là chuyện đồng lần, nay người mai ta.

Đi thêm một lúc nữa, thằng Tót như chìm hẳn vào trong hôn mê, nó nằm yên lặng trên cáng, không có lấy một cử động nhỏ. Thằng Kíp lên tiếng gọi hỏi nó vài lần nhưng không có tiếng thằng Tót trả lời. Lúc ấy thằng Kíp bàng hoàng cho rằng. Chắc là nó đã… tịch rồi. Thôi, như vậy là may cho nó. Nó chết trước khi bị người ta ăn thịt còn đỡ hơn là trường hợp đang ngấp ngoái, kẻ này đến cắn cái tay, kẻ khác đến gặm cái chân, cái đùi. Kíp thở dài, nước mắt của nó bắt đầu chảy lộp độp xuống trên đường. Nó biết, từ ngày mai, nó sẽ cô đơn trên đường vắng. Như thế, phải một thời gian dài lắm, nó mới nguôi ngoai được nỗi buồn vì mất thằng Tót. Nó chán nản, buột mồm bảo những kẻ cùng khiêng thằng Tót.

- Hay là mình bỏ nó xuống nghỉ mệt một chút chăng?

Chả có đứa nào phản đối, lũ kiến bỏ thằng Tót nằm im lìm bên vệ đường. Kíp ngó mắt nhìn quanh, nơi đây có đủ những yếu tố địa hình địa vật cho thằng Tót. Nó chỉ cần chạy ba bốn bước là thoát tay tử thần, không biết nó có đủ sức chạy nữa hay không mà nằm im thế? Thôi hãy thử đánh thức nó lần nữa xem sao. Nghĩ xong, thằng Kíp ghé răng nhấm nhè nhẹ trên một cánh tay của thằng Tót. Tót vẫn nằm im bất động. Kíp làm lại một lần nữa. Nó nghiến răng cắn mạnh một cái, thàng Tót nhỏm người dậy, la lớn:

- Bỏ tao ra, thả tao xuống đi...

La hét xong, nó chống thẳng chân lên theo phản ứng tự nhiên và lao vào trong bụi rậm. Thằng Kíp và vài ba đứa khác hô hoán lên và đuổi theo sau lưng thằng Tót.

- Đứng lại, đứng lại, mày không đứng lại bác đảng bắn chết bây giơ.

Mặc cho lời hô hoán, hò hét từ phía sau. Thằng Tót dờn hềt tàn lực còn lại vào đôi chân và dông thẳng vào trong bụi rậm. Vào đền nơi, nó rớt xuống một cái lỗ nhỏ. Cú té này làm toàn thân nó tê dại. Nó muốn vươn tay vươn chân chống người đứng dậy, nhưng lực đã bất tòng tâm. Nó đành nắm chổng sáu vó lên trời để nghe những tiếng hò hét đuổi theo ở bên ngoài.

Rồi bằng đôi mắt mở ngược chiều, nó thấy thằng Kíp như đang cố ý đứng chặn ở phía bên kia mép lỗ để che chở cho nó, trong lúc hai ba đứa khác cố công tìm kiếm nó. Một lát sau, Thằng Kíp vẻ tức tối vờ giận dỗi bảo với những đứa có nhiệm vụ khiêng thằng Tót:

- Thôi bọn mình đi về, mặc xác nó. Nó không muốn để người ta khiêng về nhà trị thương thì cứ để cho giun dế ăn nó.

Nghe thế, một đứa hỏi cho có chuyện:

- Không tìm thằng Tót nữa à?

- Tìm làm gì, nếu nó còn sống thì tự nhiên về gặp mình, bằng không thì diều quạ mổ nó.

Bạn bè của nó ậm ừ rồi bỏ ra đi. Lúc bạn nó bỏ đi, nó nhìn theo mà thấy lòng đứt ra từng khúc ruột. Duy có một điều nó hài lòng nhất là lũ kiến không một đứa nào phàn nàn trách lẫn nhau là vì đi đường xa và để cho Tót bỏ trốn. Đường chân trời tối hẳn lại trước mặt nó.

Một lúc sau, sau khi những tiếng ồn ào lắng xuống, thằng Tót cố thu gọn lại những cái chân đang chổng ngược lên giời và gắng sức lật người dậy. Khi thân chưa vững trên những cái càng còn run rẩy, Tót kiễng bốn chân lên để nhìn bóng những con kiến bạn mỗi lúc một xa dần. Đến lúc bóng đàn kiến đã hoàn toàn mờ khuất khỏi tầm nhìn của thằng Tót, nó chùn chân để hạ người xuống. Lúc cái bụng của nó vừa chạm vào mặt đất, người nó bỗng nhẩy dựng lên. Tâm hồn nó hoang mang rối loạn. Một mặt nó muốn phóng mình ra ngoài chạy đuổi theo đàn kiến bạn để về tổ, một mặt lại do dự. Kết cuộc, con kiến đen chui ra khỏi cái lỗ ở trong bụi rậm. Nó leo lên hòn đá đen và thấy bầu trời cũng tối đen. Nó không còn tìm ra một dấu vết nào của chúng bạn và cảnh vật chung quanh nữa...

Hết