Chương 1

Chọn Nha Trang làm nơi nghỉ phép và nhân thể Bằng Như cũng kết hợp với công việc của mình. Lúc nào cũng vậy, Bằng Như cùng lúc làm nhiều chuyện, cô chẳng bao giờ nghỉ phép hay du lịch với ý nghĩ đơn thuần. Thật là rắc rối, Bằng Như cũng biết mình là một người phức tạp. Thât ra, cô có muốn như thế đâu. Có công việc, nàng sẽ không phải đau đầu vì nghĩ ngợi về nỗi buồn và cô đơn của mình.

Bằng Như ghé chơi với Cát Yên nhưng không ở lại nhà bạn. Cô thuê một phòng ở trong một khu nhà gần biển. Ngồi ở trong phòng có thể nhìn ra mặt biển tứ phía xa xa. Đêm nay có trăng nhẹ tuyệt đẹp, Bằng Như rời khỏi phòng đi dọc bờ biển.

Bằng Như chọn một góc yên tịnh với hàng phi lao thẳng tắp. Bằng Như một mình với tách cà phê và chiếc bàn dưới góc phi lao. Chính nơi đây, nơi những cây phi lao im 1ìm 1ặng 1ẽ trong đêm huyền hoặc, nàng cũng đã lặng lẽ nghe tiếng sóng vỗ liên hồi.

Ôi! Con sóng nhớ bờ. Ngày đêm không ngủ được và 1òng em nhớ đến anh cả trong mơ còn thức ... Tại sao? Tại sao Thuận Khiêm lại tàn nhẫn như thế, cả nhà anh ta sắp đang lao từ trên cao xuống bờ vực thẳm ... thì thần hộ mệnh của họ trở về ...

Không muốn nhớ nhưng vẫn không thể nào quên được nỗi đau luôn xâu xé tâm hồn nàng. Bằng Như không ''thèm'' nuối tiếc một người chồng mà hơn năm năm chung sống, nàng càng khám phá ở anh một sự ''tầm thường''. Quả thật, khi cô ta từ Mỹ về ... và họ trở lại bên nhau. Cả mẹ anh cũng đồng tình.

Lời của Thuận Khiêm mới xót xa biết bao:

– Em có lỗ lã gì kia chứ! Dẫu sao trước đây chúng tôi cũng đã có một thời yêu nhau. Tôi có gì với cô ấy thì cũng sẽ có lợi cho chúng ta thôi.

Sự trở về của Trà Phương đã lảm đảo lộn cuộc sống của gia đình Bằng Như.

Với cá tính hoạt bát, Thuận Khiêm luôn được cảm tình của ''phái đẹp'' nên lúc nào anh cũng có đàn bà bên cạnh, vậy mà Thuận Khiêm 1uôn chỉ trích nàng:

– Cô làm báo để làm gì chứ! Đàn bà con gái làm nghề này cớ nước bỏ chồng, bỏ con.

Bằng Như lắc đầu. Nghĩ ngợi làm chi, mọi việc đã chẳng còn cứu vãn được nữa. Họ đã giành bắt con của cô, có lẽ vì nó là con trai. Nàng và Thuận Khiêm đã ly thân từ hơn năm nay, sau khi Trà Phương về nước lần thứ hai. Họ càng quấn quít bên nhau, Bằng Như càng ghê sợ hơn ...

Trăng mồng mười không tròn nhưng ánh sáng vẫn lung linh và rõ. Bằng Như thích nhất ánh sáng của vầng trăng, nó gợi một cái gì đó man mác buồn.

"Đêm nay thu sang cùng heo may.

Đêm nay sương lam mờ chân mây.

Thuyền ai hờ hững trôi xuôi dòng.

Như nhớ thương ai chùng tơ lòng.

Trông cây nơi từng cùng neo may.

Vi vu qua muôn cành mơ say.

Miền xa lời gió vang thông ngàn.

Ai oán thương ai tàn mơ vàng.

Lướt ... theo chiều gió.

Một con thuyển theo trăng trong.

Trôi trên sông Thương, nước chảy đôi dòng.

Biết ... đâu bờ bến thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu.

Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu.

Nhớ khi chiều cùng ai trắc ẩn tấm lòng.

Biết bao buỗn thương thuyền mơ buông trôi xuôi dòng.

Bển mơ dù thiết tha thuyền ơi đừng chờ mong.

Ánh trăng mờ chiếu.

Một con thuyền trong đêm thâu.

Trên sông bao la thuyền mơ bến nơi đâu ".

Bài hát cứ văng vầng bên tai khiến cho Bằng Như đau nhói, cuộc đời của cô,.

''nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương''.

Sao nàng lại rơi vào bi kịch như thế. Bằng Như thả đọc quanh biển như một kẻ mộng du, ánh trăng trên bầu trời đem càng lung linh huyền hoặc khỉ mỗi lúc không gian càng vắng lặng hơn.

Bằng Như vừa định đứng lên trở về chỗ nghỉ cũng gần đây thì một giọng nói quen quen vang bên tai nàng:

– Bằng Như đi nghỉ hè ở đây à? Sao có một mình thế?

Trái tim Bằng Như muốn rơi ra. Là anh đó sao? Một chàng trai đáng mến và đáng kính, ông anh họ của một cô bạn học, bây giờ nghe đâu anh đã là một nhà điêu khắc có "tên tuổí'.

Bằng Như bình tĩnh trở lại, giọng cô thật bình thản:

– Vâng? Em đi biển một mình vì công việc Thế còn anh?

Gã đàn ông cười:

– Anh à? Vẫn một mình.

– Sao lại ''vẫn''?

– Vì cho đến bây giờ anh cũng vẫn một mình.. – Sao?

Bằng Như còn định hỏi, hỏi nhiều, nhưng nàng kịp im lặng. Ngày xưa nàng cũng vốn 1à con bé hay nói nhưng lại trầm lặng hơn Bạch Vy và nhất là Hoàng Thy.

– Em vẫn còn làm công tác giảng dạy chứ?

Bằng Như lắc đầu:

– Dạ không.

– Nghĩa là ...Em dã chuyển nghề.

– Lâu rồi anh không gặp Hoàng Thy nên không hay biết gì.

– Em cũng không gặp nhỏ Thy.

– Các cô thân nhau lắm mà.

– À! Tại em bận.

– Bằng Như vốn là ''cô bé'' nhiệt tình và năng động kia mà!

– Em làm báo nên ít khi rỗi.

– À? Nhà văn, nhà báo, anh nhớ rồi.

– Nhớ gì?

– Ngày xưa đã thế rồi. Em chuyển nghề cũng không ảnh hưởng gì. Anh tưởng em chuyển đổi ''cô giáó' thành ''bà giám đốc''.

– Anh chỉ đùa, em chẳng bao giờ làm được việc đó đâu? Mãi mãi chỉ theo ''nghiệp chướng''.

– Cái ''nghiệp chướng'' mà đâu phải ai muốn cũng được đâu, cô bé ... Í quên?

– Anh quên gì?

– Anh cứ ngỡ Bằng Như của hơn mười năm về trước. Chỉ vì Bằng Như không thay đổi nhiều, vẫn như xưa, trẻ trung và ... xinh.

– Cám ơn anh vẫn còn khen.

Sao khách sáo thế? À! Anh biết ở đây có một quán bar cũng khá, hay chúng ta đến đó nhé!

– Đã muộn rồi anh à!

– Sao 1ại muộn, thành phố du lịch mà.

– Anh cho em biết anh làm gì ở đây?

Trình Du cười:

– Anh nhận công trình điêu khắc cho một khu giải trí du lịch tại đây.

– À thì ra vậy! Anh sống ở đâu?

– Nhiều nơi, vì anh không ở một chỗ.

– Còn gia đình?

– Anh ''độc lập, tự dó' mà!

– Anh không ... Nghe Hoàng Thy bảo anh và một cô ngành mỹ thuật, hai người thật là “xứng đôí'.

– Con nhỏ Thy nó ''cường điệú' rồi? Để khi nào rỗi, chúng ta sẽ nói chuyện đó. Bây giờ mình đi Như nhé!

Trình Du nắm tay Bằng Như đứng lên và nói:

– Có lạnh không, hay là về phòng mang áo khoác nhé.

Bằng Như lắc đầu:

Ngồi đây thì có chút hiu lạnh, chớ anh vào quán bar thì cần có máy lạnh nữa là.

– Anh chỉ sợ Bằng Như lạnh vì em có bệnh ''dị ứng'' với cái lạnh mà.

Bằng Như cắn môi cho khỏi bật lên tiếng nấc. Nàng vốn là đứa hay bệnh với những cơn gió lạnh, những nhỏ nhặt đó lúc nào Trình Du cũng nhớ hay sao?

Hoàng Thy thường nói:

"Lúc nào gặp ta, ông anh cũng hỏi thăm sức khỏe của mí'. Ngày xưa Bằng Như là như thế đó. Rất đẹp và vô vàn ấm áp bởi tình cảm yêu thương và săn sóc của bạn bè.

Gặp lại Trình Du, sừ chăm sóc của anh cũng như ngày nào cô là một ''cô bé'' mà anh theo đuổi. Trình Du thuở ấy đã là một thanh niên chuẩn mực, đứng đắn và tài giỏi. Tưởng như là cô trông mắt anh chỉ là một con bé vô tâm, hồn nhiên.

Nhưng anh đã tìm ra ở cô sự sâu sắc trầm lặng che đậy bởi vẻ hoạt bát năng động.

Hoàng Thy bảo:

Một con người hoàn hảo như anh ta mà để ý tới mi thật là khổ.

– Sao thế?

– Vì chung quanh mi có nhiều gã ''hào hoá' hơn! Tội nghiệp anh ấy. Nè! Đã có người yêu thì đừng “léng phéng'' kẻo tội nghiệp anh của ta. Một gã ''cần lù'' có đúng không mi?

– Nói bậy, anh chàng mà ''cần lù'' cái gì!

– ''Cần lù'' hơn những gã đàn ông theo đuổi nhà mi.

– Ta làm gì được như thế!

– Không phải hay sao?

Lặng lẽ trong phòng một mình, Bằng Như mới hay rằng lần này nàng đã không ''cô đơn một mình''.

Ngày ấy, biết Trình Du thích và yêu mình, Bằng Như rất vui, vô cùng sung sướng, nhưng con tim nàng khi ấy không thể nào ''chia năm xẻ bảý' được.

Những tưởng Trình Du có thể dành cho Bạch Vy một tình yêu như anh đã dành cho nàng. Bằng Như nghĩ như thế vì một dạo họ cũng đã yêu nhau. Nhưng rồi họ lại không đến với nhau được ... vì mình là lá chắn khiến cho hai người không thể gần nhau hơn. Vì thế, nàng đã cố tránh mặt, bặt tăm với bạn bè để hy vợng hình ảnh của nàng sẽ không đọng lại cho ai cả. Buổi sáng thức đậy đã thấy Trình Du đợi trước cửa phòng.

Thấy nàng, Trình Du lên tiếng ngay:

– Như này! Anh mời em cùng ăn sáng nhé!

– Anh dợi em ư?

Trình Du gật đầu, khẽ nói:

– Anh sợ em đi mất, nên ...

– Nhỡ em không ăn thì sao?

– Em không nỡ. Vả lại, em đang có một mình và anh cũng thế. Chúng ta cùng đi ăn và đi dạo nhé! Hôm nay mình đi đảo chơi có được không Như?

Bằng Như im lặng, nàng không biết trả lời như thế nào với anh. Sáng nay, nàng dậy muộn nên vội thay đồ và định đi ăn sáng, không ngờ ... Làm thế nào chối từ, nàng cũng không có cách bởi vì Trình Du cũng đang ở rất gần bên nàng. Và anh thừa biết nàng đang ở đây một mình.

Trình Du tự nhiên hơn:

– Dẫu sao chúng ta cũng không phải xa lạ, chẳng lẽ em lại giữ kẽ với anh.

Em mang thêm gì không, chúng ta sẽ đi đảo chơi luôn nhé! À, mang cả đồ tắm luôn nhé!

Bằng Như không trả lời được câu nói với Trình Du, anh hỏi rồi anh xướng luôn. Thấy Trình Du thật vui, Bằng Như không nỡ để anh mất hứng thú, nàng trở vào phòng và khoác chiếc túi lên vai.

Bằng Như bắt gặp ánh mắt thật vui của Trình Du, nàng cũng không hiểu tại vì sao?

Trình Du gọi thức ăn cho Bằng Như. Suốt thời yêu Bằng Như, Trình Du biết đó chỉ là tình đơn phương, vì hồi ấy anh còn vất vả.

Anh phải đi làm sau khi anh rời Thanh niên Xung phong. Mơ là mơ thế thôi, bởi vì Bằng Như là một bông hoa thật dễ thương, chưa hề anh có được chút mạnh mẽ để mời cô bé đi chơi. Hoàng Thy 1úc nào cũng ngăn anh ... và Trình Du đã tìm hiểu Bạch Vy. Nhưng rồi anh vẫn không sao quên được bóng hình Bằng Như, nhất là nghĩ đển ba cô bé là ''bộ tam'', nên ...

Đây là lần đầu tiên anh và Bằng Như đi chơi như một đôi bạn thân, điều anh vui và an tâm là Bằng Như đã ly dị. Anh chưa kịp cưới vợ và cũng đã chia tay.

Nỗi khao khát của Trình Du như được gặp lại từ thuở còn, trẻ trung.

Ở cái tuổi trung niên như bây giờ, bỗng dưng gặp lại người ''con gáí' mà một thuở mình mơ ước và yêu thầm trộm nhớ ...

– Anh Trình Du?

– Bằng Như gọi đột ngột khiến cho Trình Du glật mình. Trước mặt anh là người con gái mà anh đã ấp ủ bóng hình ... Anh như ngở ra.

Trình Du hỏi thật tình:

– Bằng Như ... hỏi anh ư?

Bằng Như mỉm cười:

– Anh đang nghĩ gì vậy?

– Anh đang rất vui và cảm thấy thật hạnh phúc.

– Hạnh phúc? Em mừng cho anh.

– Không?

– Sao vậy?

Trình Du bất chợt nắm bàn tay Bằng Như rồi nhìn nàng thật lạ và khẽ nói:

– Em chính em đã đem đến cho anh chút hạnh phúc mong manh này. Điều mà anh tưởng chừng không thể. Vậy mà ... Cám ơn ông trời đã khiến xui cho chúng ta được hội ngộ.

– Anh sao thế?

– Anh đang vui.

Nhìn vẻ rạng rỡ của Trình Du, Bằng Như xúc động lạ. Chẳng lẽ trong lòng Trình Du, nàng mãi mãi vẫn có một vị trí thật đặc biệt ư? Một gã đàn ông thật ''chung tình'' từ bao năm qua vì một bóng hình thôi sao? Thật khó tin? Nhưng trước mắt nàng, Trình Du vẫn đáng kính, đáng mến.

Bây giờ Trình Du đã là một điêu khắc gia ''có tiếng'', vậy mà anh vẫn chưa tìm được hạnh phúc.

Suốt cả ngày họ ở trên đảo, cảnh quang nơi đây mỗi ngày càng đẹp hơn bởi những công trình đầu tư du lịch của những doanh nghiệp, trong đó cũng có công Trình của Trình Du.

Bằng Như vô tình nói:

– Em vẫn còn một món đồ kỷ niệm của anh.

– Đồ gì?

– Anh quên rồi sao? Có lẽ anh sáng tạo nhiều ''tác phẩm'' quá nên không nhớ!

– Nhớ chứ! Tác phẩm đầu tay của anh, một để ở chỗ anh làm và ...

– Một ... anh cùng với nhỏ Hoàng Thy mang đến nhà cho em. Anh còn nhớ không?

– Chắc chắn là anh không quên.

Ánh mắt Trình Du ngập ngời niềm vui Bằng Như vẫn vô tình:

– Em cũng không hiểu sao cho đến bây giờ em vẫn xem đó là một tác phẩm ''điêu khắc'' thật đẹp, thật đơn giản mà sâu săc, giản dị và dễ thương vô cùng.

– Nghe em nói, anh sung sướng còn hơn là những công trình mà anh đã từng àm.

– Chắc là Bạch Vy và Hoàng Thy cũng nghĩ như thế vì chúng em mỗi đứa đều có.

Trình Du lắc đầu nói:

– Không có ''tác phẩm'' nào cho Thy và Bạch Vy cả.

– Sao? Anh không làm cho hai nhỏ ấy, nó sẽ kiện đó.

– Anh còn nợ các cô ấy!

– Anh thật là ...

– Thật ra, anh cũng có món quà khác cho họ.

– Tại sao lại khác?

– Vì anh không muốn cả ba cô cùng giữ ''một thứ''.

– Bọn em là bạn thân, anh biết mà.

Anh biết. Nhưng anh không thể dành cho cho cả ba cô.

– Hai nhỏ ấy sẽ giận anh lắm đó!

– Ừ? Nhưng hai cô bé cũng sẽ hiểu ...

– Hiểu chi anh?

– À! Chỉ có em là không chịu hiểu.

– Em không hiểu? Không phải như vậy đâu!

– Rồi em sẽ hiểu và nhận ra điều đó.

– Anh mong như vậy.

Bằng Như lặng im. Nàng rất hiểu những lời của Trình Du nhưng vẫn như ngày nào, cố giả vờ ngây ngô. Sự ngây ngô của ngày xưa thật là dễ thương, còn bây giờ chắc là vô duyên, trơ trẽn lắm, Bằng Như vẫn biết như thế. Vậy mà Trình Du vẫn cứ khen mãi.

– Anh không ngờ ngần ấy thời gian trôi qua mà Bằng Như vẫn giữ mãi những nét duyên thắm như xưa.

– Em ấy à? Không được như anh nói đâu.

– Người ta bây giờ đã là ...

Bằng Như cố tình kéo dài lời.

Trình Du cười:

– Anh biết rồi, người ta là nhà báo.

Nhưng ngày xưa là nhà giáo kia mà. Nhà gì chăng nữa anh vẫn ''mê '' đấy.

Em có tin không?

– . .... .... .... .....!?

Bằng Như im lặng thật lâu, nàng bối rối và cảm thấy run rẩy thật sự. Cảm giác của tình yêu như thuở nào là đây sao? Nàng đã cố cố tránh né tình yêu để sống trọn bổn phận mình, vậy mà nàng cũng thất bại thảm hại. Nghe đâu chồng nàng sắp đi Mỹ với Trà Phương, nàng đã cố ''đấu tranh'' để bắt lại Hòa Khiêm - đứa con trai còn bé bỏng của nàng phải sống xa mẹ thật là đau xót. Sau buổi chiều trả con về với bố và ông bà nội, Bằng Như vô cùng đau khổ và nàng đã quyết định đi Nha Trang. Cô ấy lại vể và cùng vui với chồng cô, cả những người thân trong gia đình chồng nàng:

Trời ơi? Hình ảnh này nàng không sao quên được buồn đau và căm giận ngút ngàn ...

– Bằng Như thấy nơi đây thế nào?

– Em hở?

– Ừ! Em thấy thế nào?

– So với trước đây knu vực này ngày càng đẹp bởi sự đầu tư du lịch và bởi những công trình của các điêu khắc gia có bàn tay khéo léo, trong đó có anh đấy? Em vẫn mãi khâm phục anh.

Trình Du lặp lại:

– Khâm phục thôi sao? Anh không mong điều đó ở em đâu. Bằng Như này!

Em nghĩ về anh thế nào?

Bằng Như khẽ nói:

– Có nhất thiết phải nghe em nói hay không? Em không quen như thế đâu.

Đừng "bắt buộc'' em!

– Bằng Như. Cho anh xin lỗi vì đã không biết điều này.

– Không phải như thế đâu anh! Em ... rất quý mến anh.

Trình Du cảm thấy mình hơi vô lý khi bắt Bằng Như trả lời. Anh không thể nào lợi dụng vào tình cảnh hiện tại của Bằng Như để áp đặt nàng. Chính buổi gặp lại Bằng Như và sáng sớm mai anh đã gọi điện cho Hoàng Thy. Lâu rồi anh cũng ít có dịp về lại quê, Hoàng Thy đã cho ann biết về Bằng Như với nỗi đau liêng tư của cô bé là đã ly dị với chồng. Trình Du vừa thương Bằng Như, vừa ''vui" như tìm lại được một thứ gì đó quý báu mà mình đã không may mắn cớ được khi ấy. Cho nên, giờ đây Trình Du quyết tâm, quyết tâm để có được một tình yêu mà anh hằng ấp ủ vì vậy anh có thể quá vội vã chăng? Trình Du tự trấn tĩnh lại mình. Đối với Bằng Như một cô bé có chiều sâu tâm hồn như ngày xưa anh đã từng mê say ...

Bằng Như văn đăm đắm anh mắt nhìn ra bờ biển, trông nàng vời vợi buồn có lẽ nỗi đau buồn của một người nĩc bị bắt buộc phải xa con. Thật tội nghiệp cho Bằng Như!

– Như à. Hay là ... chúng ta đi bơi nhé?

– Vâng. Em cũng đang muốn lao xuống dòng nước mát.

– Vậy là.

– Được rồi.

Trình Du nắm tay Bằng Như:

– Đi em?

Họ tung tăng như đôi bạn thật hồn nhiên, sôi nổi và trẻ trung.

Bằng Như được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, nàng vô cùng thích thú. Thuở nhỏ về quê ngoại, nàng thường cùng bè bạn và các anh chị con cậu vui đùa trên dòng sông thân yêu, chính vì thế mà Bằng Như mới biết bơị. Hai người bơi đuổi nhau một lúc, Trình Du đề nghị:

– Lên nghỉ một chút đi Như. Em bơi khá lắm.. – Lâu rồi em không bơi, hôm nay bơi thỏa thích ghê?

– Nếu vậy, thỉnh thoảng mình đi biển chơi nhé!

– Làm sao chúng ta có điều kiện.

– Chúng ta cùng nghỉ phép hay nghỉ cuối tuần, có được không?

– Nghỉ cuối tuần à? Khó lắm!

– Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi biển Vũng Tàu chiều thứ bảy, được chứ?

Anh cũng sẽ nhận một công trình ở Vũng Tàu sắp tới đây Hãy giúp anh một chuyện nhé!

– Em mà giúp anh được gì chứ?

– Anh đang mong em cho một lời khuyên.

– Trời đất! Em ấy à?

Trình Du cười:

– Miễn em không từ chối là tốt lắm rồi!

Bằng Như cũng cười:

– Dường như anh ngày càng trẻ ra.

– Thật không?

– Tất nhiên là thật rồi.

– Anh thấy em ngày càng trẻ, khiến cho anh càng lo, lo vì không có đủ ''tư cách'' để ''theo đuổí' em.

– Thôi đi ''anh''? Chúng ta có thể được sao?

Trình Du nắm tay Bằng Như:

– Được chứ em! Em cho phép anh được theo đuổi và yêu em ... Không, anh không ''theo đuổi” nữa lớn rồi. Chúng ta, chúng ta ...

Trình Du khô ng nói tiếp, anh kéo tay Bằng Như lôi ra biển.

– Bây giờ em bơi phao đi, anh đẩy cho.

– Anh xui rồi?

– Sao?

– Đi ra đây để 1àm việc nhưng gặp em, anh chẳng 1àm được gì. Xui quá phải không anh?

– Với anh không phải như vậy đâu. Anh thích được xui như em nói hơn.

– Xui mà thích.

– Xui vì được có em bên cạnh để cùng vui.

Bằng Như không dám mở thêm lời nào nữa. Dường như Trình Du chỉ chờ lời nói của cô để ngỏ ý, điều mà cách đây hơn mười năm anh đã không có cơ hội. Bằng Như cũng lắng lặng cùng bơi đùa với anh, trong lòng cô cũng ngổn ngang, cũng xao động, cũng hoang mang ... Có lẽ lâu rồi nàng mới tìm lại chính mình trong khoảnh khắc cùng Trình Du nghỉ mát ở Nha Trang ...

Bãi biển đã in đám dấu chân hai người từ lúc bình minh, và khi hoàng hôn buông xuống, để rồi đêm về tay trong tay dưới hàng phi lao đón gió đêm. Mặc cho cái buốt lạnh lan tràn nhưng hai người hai trái tim đang tan vỡ bỗng gặp nhau, hòa vào nhau như đã ''yêu” nhau từ lâu lắm ...

– Anh còn là giảng viên của Trường Mỹ thuật sao?

Trình Du cười nói:

– Anh chỉ thường dạy chuyên đề khi nào có yêu cầu. Anh phụ trách môn điêu khắc. Chỉ tại vì anh muốn được cảm giác làm ''thầý' như để xem tâm trạng của ''cô giáó' ngày xưa như thế nào.

– Anh lại trêu em.

– Không ngờ giờ đây em cũng ở thành phố này. Quả là ''trái đất tròn'' phải không Như?

– Anh dạy thế nào, chắc là vui lắm nhỉ.

– Ừ vui, cũng có trường hợp bực mình lắm?

– Em đến đây và gặp các cô sinh viên tuyệt đẹp của anh. Sao sinh viên lại đến tìm thầy ở nhà vậy.

Trình Du cười:

– À! Có đứa hỏi đề tài thực hành, có đứa chuẩn bị đề tài tốt nghiệp.

– Thầy được lòng các sinh viên nữ ghê.

Trình Du cười. Bằng Như nhận xét quả không sai, các cô sinh viên cứ quấy rầy anh mãi. Đã thế, anh còn gặp một tình cảnh rắc rối về cô sinh viên khá xinh đẹp cứ đến gặp thầy và bày đủ trò.

Trước khi Bằng Như ghé, cô bé Hà Thơ đã tìm đến và đề nghị với Trình Du:

– Thầy ơi! Hôm nào chúng em mờI thầy về quê của em.

– Sao lại mời tôi về quê của em?

– Thầy xem địa hình ở đó ... em muốn đề nghị ba mẹ nhờ thầy giúp một công trình.

– Công trình gì?

Hà Thơ ra vê suy nghĩ, cô bé nói:

– Bây giờ em chưa nghĩ ra. Nhưng em tin là thầy sẽ giúp cho em nghĩ ra ý tưởng gì đó.

– Em có suy nghĩ thật lạ.

– Lạ sao thầy?

– Chưa thể nói được, vì em đang học xong năm thứ nhất phải không. Còn nhiều thời gian để em phát huy khả năng tưởng tượng và sự khéo 1éo của đôi tay nữa chứ!

– Vâng, em biết.

– Em đang học ngành nào?

– Dạ, hội họa. Nhưng em rất thích được nghe những chuyên đề của thầy, em muốn chuyển ngành có được không thầy?

Trình Du cười:

– Còn tùy vào sở trường nữa chứ. Vả lại, em đang kết thúc một niên học rồi, có thể học thêm.

Trình Du muốn đau đầu với cô bé mà anh cho là ''lẩm cẩm'', vì thời gian qua anh cứ phải tiếp cô bé. Cô bé này sẽ gây rắc rối đây.

Có lần cô bé kêu lên:

– Ủa. Thầy tự nấn ăn à? Có đâu?

– Ố! Phải đương đầu với bọn trẻ, nhất là các cô cậu bây giờ quả thật là phức tạp. Các ''cậu ấm, cô chiêú' thời nay muốn gì làm nấy ...

Dòng suy nghĩ của Trình Du bị phá tan bởi lời của Bằng Như:

– Có phải đang nghĩ đến các cô cậu sinh viên của mình hay không?

Trình Du giật mình rồi cười nói:

Phải rồi. Vì em đã từng là ''thầý' nên em cảm nhận được.

– Đã thú nhận rồi đấy nhé! Với em thì khác anh đấy.

– Sao lại khác?

– Vì học trò của em còn nhỏ. Còn ''học trò'' của anh, ai mà biết được các cô cậu ấy nghĩ gì, nhất là các cô sinh víên đầy nhạy cảm.

– Dường như em rất hiểu tâm lý ...

– Em từng học tâm lý kia mà! Vả lại ...

– Kinh nghiệm bản thân nữa, có đúng không cô bé?

Bằng Như cười:

– Anh gọi em là ''cô bé'' hoài không sợ em bị quê vì tự ái hay sao? Tuổi của em đã sang hà ng ''băm'' rồi, anh quên à?

Nhưng với anh, Bằng Như vẫn hồn nhiên và trẻ trung.

– Em phát hiện ra một điều ...

– Điều gì?

– Dường như cả em và anh luôn đặt đối phương vào một câu hỏi ...

– Và không cần trả lời, vì ''họ'' có thể cảm nhận được.

– Ghê chưa!

Trò chuyện dăm điều, Bằng Như xin phép ra về, Trình Du ngăn:

– Chúng mình đi phố ... à, đi xe ca nhạc có được không Như?

Bằng Như lắc đầu. vội vã ra về. Cô sợ ....rất sợ sự mền yếu của chính mình ...