Chương 1

Sương sa mù mịt, gió thổi hắt hiu. Một mình trong chốn phòng văn khoác cái chăn, ngồi trước lò sưởi, nghĩ vớ nghĩ vẩn, bất giác sinh ra mối tình cảm chứa chan. ừ, như ta chăn dày áo ấm, trong trướng ngoài màn, còn tê buốt như thế này, không biết những người gối chiếc chăn đơn, một manh áo mỏng, khổ sở biết chừng nàỏ Lại như mình ở về ôn đới, còn rét mướt như thế này, không biết những nơi hàn đới, quanh năm nước đọng thành băng, thành tuyết, thì cái cảnh thê lương còn đến đâu nữả Ước gì nhà máy điện bên Mỹ chóng thành công rồi khoa học dần dần lan rộng mãi ra, khắp thế giới đều được hưởng cái khí vị điều hoà, ấm áp!... Đương nghĩ gần nghĩ xa, nghĩ quanh nghĩ quẩn đã thấy trước khe cánh cửa, loé ra một tia ánh sáng, rõ ràng chói lói, thì ra mặt trời đã mọc, hơi giá đều tan. Đoái trông non nước Nùng Nhị như gấm như hoa; con cháu Rồng Tiên mở mày mở mặt. Bao nhiêu nỗi sương hàn khí giá ban đêm, đã theo bóng Kim ô mà tiêu tan đi rồi!

Vi lau san sát hơi may,

Ai ơi biết nỗi nước này cho chưa

Phòng văn lặng ngắt như tờ

Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẩn sầu

Trời đông đã sáng ngàn dâu...

Tức thì vội vàng trở dậy, dạo gót mái ngoàị Chiều trời im lặng, khí trời trong lành. Trên cành cây lác đác hạt sương rơi, bên bờ cỏ phất phơ làn gió thổị Tiếng chim ríu rít, lòng người tỉnh táọ Cảnh thiên nhiên phô bày ra trong buổi bình minh, thật có vẻ êm đềm dễ chịụ Chợt nhớ lại lúc ban đêm, thì tấc riêng riêng thẹn cho mình... Thôi! "Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo!". Dẫu cơ trời xoay chuyển mặc dầu, một tấm lòng trinh vẫn cùng với các loài vật trên địa cầu chịu chung nỗi sương dầm, tuyết thấm, đáng khen thay!

Một mình đang ngổn ngang trăm mối, trong quãng đường trường thơ thẩn, thẩn thơ đi đi đứng đứng. Bỗng thấy xa xa có một cái xe chạy lại, một người thiếu niên mặc đồ âu phục, da vàng, gò má cao con mắt xanh biếc, trông hình như quen mà không nhớ là ai. Lúc về nhà sực nhớ ra rằng:

- à! Chính phải cậu Bán Tân rồi! Thưở bé vẫn cùng nhau học tập mà bây giờ quên hẳn nhau đi! Nào có phải xa người mà lòng cũng xa đâu! Chỉ vì bấy lâu mỗi người một ngả, lại gặp gỡ trong khi thảng thốt, thành ra không nhận được nhau.

Ký giả đối với cậu là bạn cố tri, là người tri kỷ, quen biết ngay từ thưở gióc trái đàọ Cái lịch sử của cậu cũng nhiều đoạn éo le, vậy xin tường thuật ra sau này để các ngài nhàn lãm.

Cậu Bán Tân họ Hồng, quê ở miền Nam, ông cha ngày trước vốn là nề nếp chi thư, nên chi vẫn khuynh hướng về đạo Nhọ Cậu lúc bé rất là chăm học, kinh thánh truyện hiền, sớm khuya rèn tập, sân Trình cửa Khổng ngày tháng vào ra. Lại thêm sẵn tính thông minh chẳng bao lâu nổi tiếng là tay danh sĩ. Nét bút rồng bay phượng múa, gió táp mưa sa, câu văn lòng gấm dạ châu, châu phun ngọc nhả.

Khen thay bút pháp đã tinh,

Văn chương nết đất, thông minh tính trời.

Tưởng mai ngày trong áng thu vi(#1) cái giải khôi nguyên hồ dễ mấy ai ăn đứt!

Ngờ đâu trời chẳng chiều người, cũng lều, cũng chiếu, cũng bút, cũng nghiên mấy độ vào trường, vỏ chuối lại hoàn vỏ chuốị Than ôi "Được gần trường ốc miền Nam Định; Thua mãi anh em cánh Bắc kỳ". Cái khổ tâm của các bậc tiền bối ngày xưa, đem so với tình cảnh cậu Bán Tân lúc bấy giờ thật đúng như tấm gương chiếu ảnh. Từ đó cậu yên trí về câu "học tài thi phận". Bước đường mây chậm chân theo chẳng kịp, tranh đua vẫy vùng, phó mặc ai ai! Cái chí rồng vàng đợi nước xưa kia, hầu như chuyện dã tràng xe cát!

Đại phàm người ta đã nhúng tay làm việc gì, nếu không có lòng kiên nhẫn, hơi vấp váp đã chịu lùi, hơi khó khăn đã vội nản, người làm ruộng thấy mùa màng trắc trở mà nhãng việc, người đi buôn thấy lưng vốn thua lỗ mà ngã lòng, không nghĩ đến câu "thua cuộc này bày cuộc khác", cùng có câu "có chí làm quan, có gan làm giàu" còn mở mặt với đời sao được! Tức như cậu Bán Tân đây, kể cái trí tuệ thông minh chưa dễ mấy ai bằng, mà rút lại cũng không bằng ai cũng vì lẽ đó. Xét ra những người nhỡ nhàng, học không hay, cày không biết, chỉ ngậm ngùi vì nỗi "số phận không ra gì", hạng người ấy cũng không phải là ít. Nào có biết đâu, nghĩ như vậy thật là lầm tọ Tại sao? Vì rằng ở đời, việc người người làm, biết đâu mà chờ trời đợi số? Nếu bảo số giàu có mà ngồi tốt một chỗ không chịu làm, rồi cái túng cũng theo ngay, số hay chữ mà nằm khểnh một nơi, không đi học rồi cái dốt cũng trông thấỵ Chi bằng cố công cùng sức, bền chí vững lòng, làm cho đến chốn, học cho đến nơi. Có công mài sắt chắc hẳn có ngày nên kim, đắp nấm trồng cây, chắc hẳn có ngày ăn quả. Đem sức người mà tranh cùng thợ Tạo, há chẳng hay ru?

Chú thích:

(1-) Vi: tên gọi khu vực trong trường thị Khoa thi hương thường mở về mùa thu, nên thu vi cũng có nghĩa như khoa thi, hội công danh v.v...