Chương 1

Đặt tay lên xấp hồ sơ của Phấn Hạ, bà Uyên Nga:

– giám đốc công ty Hòa Ái - cười thật tươi, chỉ tay vào chiếc ghế trước mặt, bảo cô nhân viên của mình:

– Ngồi đi cháu! Cô nghe tổ trưởng của cháu báo cáo rằng thành tích cháu đạt được trong thời gian qua rất tốt, đúng không?

Phấn Hạ gật đầu, lòng thầm hồi hộp chẳng biết sau câu khen ngợi này thì tình hình sẽ đi đến đâu vì bà giám đốc vốn nổi tiếng là cô yêu cầu cao với nhân viên dưới quyền, tự dưng bà lại gọi cô - một nhân viên bình thường, mới vào làm chưa đến một năm - lên văn phòng gặp bà thì chắc chắn không phải là cuộc nói chuyện phiếm rồi.

Công ty của bà chuyên ...cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh người giúp việc nhà, giữ trẻ em:

nói chung là tất cả mọi nhu cầu mà xã hội đòi hỏi. Dù những công ty kiểu này không hiếm nhưng Hòa Ái thuộc dạng cao cấp so với các đồng nghiệp bởi nhân viên ít nhất phải có bằng phổ thông trung học, ngoại hình đẹp, khả năng giao tiếp tốt. Do đó mà xin vào đây làm cũng phải trải qua kỳ sát hạch gắt gao, được nhận rồi lại tiếp tục các khóa huấn luyện nghiệp vụ sao cho trình độ giao tiếp bằng ngoại ngữ Anh, Pháp, Hoa phải ở mức nghe, nói được; kỹ năng massage, ấn huyệt cũng tương đương trung cấp ...

Tóm lại, trở thành nhân viên của Hòa Ái cũng như được đặt chân vào một trường dậy nghề ưu tú, có kiến thức và cả thu nhập khả dĩ vì thế mà đầu ra lần đầu vào đều hài lòng vì nhau.

Bà Uyên Nga cắt ngang luồng suy nghĩ lan man của cố gái trễ bằng câu hỏi:

– Hợp đồng vừa rồi của cháu với bà cụ Hoa Lam kết thúc rất tốt đẹp, đúng không?

Phấn Hạ gật đầu, càng đề cao cảnh giác hơn nữa.

Bà giám đốc chợt bật cười, nói giọng thân ái:

Công ty chúng ta có được những nhân viên ưu tú như chấu thì thật đáng hãnh diện chứ có gì mà cháu căng thẳng quá vậy? Bà Hoa Lam là một cựu ca sĩ nổi tiếng – cả về tài năng lẫn sự khó tính. Về già, cô độc vả bệnh tật lại khiến bà khó khăn hơn nữa. Thế mà qua nửa năm trời được cháu chăm sóc, bà đã thay đổi tính nết, vui vẻ yêu đời trở lại khiến mọi người thân thích đều ngạc nhiên.

Được con cái rước sang Thụy Sĩ đoàn tụ, bà ấy đã gửi thư cám ơn công ty và khen ngợi cháu hết lời.

Cô mời cháu lên đây để cho cháu xem bức thư ấy. Phấn Hạ cảm động không nói nên lời, đưa hai tay nhận thư. Bà Uyên Nga dựa vào lưng ghế, im lặng qua sát nét mặt cô gái trẻ trong lúc cô chăm chú đọc thư.

Khi Phấn Hạ trả bức thư lại thì bà lên tiếng:

Cô nhiệm vụ mới cho cháu đây. Cô muốn trao đổi trực tiếp với cháu trước khi đặt bút ký hợp đồng.

Phấn Hạ ngạc nhiên với câu rào trước đón sau của bà giám đốc bởi theo luật công ty thì nhân viên chỉ nhận nhiệm vụ từ tổ trưởng chứ không hề có chuyện được đích thân sếp trao đổi về công việc như thế này.

Hiểu sự thắc mắc cô gái, bà Uyên Nga liền trấn an:

Đây chỉ là một việc tình bình thường như các hợp đồng khác thôi, cháu ạ.

Chỉ có điều phải xem xét kỹ lưỡng một chút vì khách hàng tương lai của chúng ta hơi khó tính và để ra những yêu cầu khá cao nên cô muốn thảo luận với cháu rõ ràng các điều khoản để khi bắt tay vào việc, cháu sẽ đỡ vất vả hơn.

Phấn Hạ lo lắng kêu lên:

– Tại sao lại là cháu, thưa cô?

Bà Uyên Nga thong thả đáp:

Vì cháu giàu lòng, kiên nhẫn, đủ sức chiều chuộng những bệnh nhân khó tính - như trường hợp bà Hoa Lam.

Phấn Hạ e dè thốt:

– Cháu sợ mình không đủ bản lãnh hoàn thành nhiệm vụ vì còn ít kinh nghiệm rồi sẽ làm mất uy tín của công ty.

Bà Uyên Nga khuyến khích:

– Kinh nghiệm do tích lũy lâu ngày mà cô chứ đâu phải tự dưng sở hữu được.

Cô đã chọn cháu rồi, đừng để cô thất vọng. Câu nói của bà khiến Phấn Hạ không dám từ chối nữa, sửa dáng ngồi nghiêm chỉnh lại để nghe bà giao việc.

Bà Uyên Nga đẩy chai nước suối đến trước mật cô nhân viên dưới quyển ngầm báo hiệu câu chuyện sẽ kéo dài rồi bắt đầu nhập đề:

– Khách hàng này bị tai nạn, di chuyển khó khăn, tính tình cũng theo đó biến đổi.

Gia đình đã thuê nhiều người chăm sóc có cả nhân viên y tế nhưng bệnh nhân vẫn không hài lòng, liên tục chửi mắng, đánh đuổi họ. Vì thế, khi tìm đến chúng ta thì gia đình đã rút kinh nghiệm, đưa ra những điều khoản nghiêm ngặt đề phòng tình trạng “bỏ của chạy lấy người” như mấy lần trước.

Phấn Hạ không khỏi mỉm cười trước câu ví von của sếp:

Bà Uyên Nga cũng cười theo, dí dỏm so sánh:

Nghề của mình là "làm dâu trăm họ", không chiều chuộng thì mặt khách, còn nín nhịn thì khổ mình. Thôi thì:

"Đã mang lấy nghiệp vào thân thì đừng trách lẫn trời gần trời xa" ("Kiều").

Phấn Hạ nhè nhẹ gật đầu tỏ ý thấm thía lời chia sẻ chân tình của bà. Uống ngụm nước, bà Uyên Nga trở lại với đề tài đang dở dang:

Họ yêu cầu nhân viên phải ở luôn với gia đình, không được ra về, sẵn sàng đi theo bệnh nhân mọi lúc, mọi nơi. Điều kiện quan trọng nhất là tuyệt đối không được hé môi về bất cứ chuyện gì trong nhà họ.

Phấn Hạ không nhịn được, đặt câu hỏi:

– Giữ kẽ quá mức như thế thì mướn người giúp việc làm gì? Cứ tự mình xoay xở có phải yên tâm hơn không?

Bà Uyên Nga cười khẽ:

– Như vậy thì cô cháu mình mới có việc làm chứ.

Nói xong, bà chốt lại vấn đề bằng câu hỏi:

– Cháu còn vướng mắc gì không? Sáng mai nhận việc được chưa?

Ý thức kỷ luật phục tùng mọi nhiệm vụ được giao là yêu cầu tiên quyết mà mọi nhân viên đều phải thuộc nằm lòng khi đặt chân vào công ty nén Phấn Hạ chỉ còn mỗi động tác gật đầu để trả lời sếp để kết thúc buổi trò chuyện.

Bả Uyên Nga cười hài lòng và đưa cô mảnh giấy có ghi số lương mà cô sẽ được nhận với hợp đồng mới này.

Phấn Hạ mở to mắt kinh ngạc, suýt kêu to thành tiếng:

"Bốn triệu đồng?'', còn cao hơn lương của những kẻ tốt nghiệp đại học nữa kìa.

Chả trách họ đề ra quá nhiều yêu sách như yậy. Đúng là đồng tiền có sức mạnh vạn năng! Kể cả cô cũng phải tuân phục nó.

Bà Uyên Nga lại nói thêm:

– Đây chì là mức lương khởi điểm. Nếu cháu hoàn thành tốt công việc khiến cho họ hài lòng thì sẽ được tăng lương nữa kìa.

Thu nhập khả quan như thế thì chẳng mấy chốc cô sẽ có một số vốn kha khá để mở một tiệm sách nho nhỏ theo mơ ước từ xưa của mình, từ giã nghề này.

Viễn cảnh đẹp đẽ ấy theo riết Phấn Hạ đến tận nhà trọ, len lỏi cả vào trong giấc ngủ khiến cô mơ quên dậy.

– Vui ơi là vui!

Đưa tay nhấn chuông gọi cổng, Phấn Hạ không khỏi thầm xuýt xoa khen ngợi vẻ đẹp của ngôi biệt thự mà cô sắp cư ngụ một thời gian trong đó. Lối kiến trúc thanh thoát kiểu Italia và dấu ấn của thời gian trên tổng thể cho thấy nó đã được xây cất từ nhiều thập kỷ rồi. Điều này chứng tỏ chủ nhận của nó thuộc dạng "danh gia vọng tộc'' chứ không phải loại nhà giàu mới nổi.

Trong lúc chờ có người ra mở cổng Phấn Hạ tủm tỉm cười một mình nhớ lời dì Trinh dặn trước khi cô ngồi lên chiếc Wave, nổ mấy tạm biệt cả nhà:

Nhìn trước nhìn sau cẩn thận rồi hãy khởi hành nha con. Thấy bà chửa thì quay lại, biết không?

Phấn Hạ liến láu:

– Dạ biết. Còn gặp mèo đen thì nhắm mắt lại, giơ hai tay lên trời.

Dì Trinh bật cười, chì chiết:

– Cha nó! Mình lo cho nó mà nó coi như không vậy đó.

Lời măng yêu của người ruột thịt gần gũi nhất với cô hiện tại khiến Phấn Hạ chợt cay xè khóe mắt.

Mồ côi mẹ, cha có vợ khác và phó mặc đứa con gái cho người dì chăm sóc suốt mười mấy năm trời không hề dòm ngó, lắm lúc Phấn Hạ cũng quên luôn là mình có cha và hai tiếng ''gia đình" đối với cô chỉ còn là dì dượng với các em.

Sống với gia đình dì Trinh, tuy tình thương đầy ấp nhưng lại tỉ lệ nghịch với đồng tiền vì lương tài xế xe tải của dượng và sạp trái cây ngoài chợ của dì cộng lại lo cho cả nhà gồm hai vợ chồng, ba đứa con và một đứa cháu thì chẳng đủ đâu vào đâu.

Chính vì thế mà học hết lớp mười hai thì Phấn Hạ đã kiên quyết nghỉ học, xin vào làm cho công ty Hòa Ái để đỡ gánh nặng cho gia đình dù dì dượng hết lời khuyên có thi vào đại học sư phạm đúng với nguyện vọng từ nhỏ của cô.

Quay đi quay lại mà đã gần hai năm "ăn cơm người", giờ đây Phấn Hạ đã trưởng thành và chững chạc hơn thuở mới bước khỏi cổng nhà trường nhiều.

Môi trường làm việc đã cho cô sự tự tin đối phó với người đời, khó ai ăn hiếp được.

Một người đàn ông lớn tuổi, có vẻ như quản gia từ nhà đi ra, nhìn cô cất tiếng hỏi:

– Có tìm ai?

Phấn Hạ đưa tờ giấy giới thiệu của công ty cho ông, miệng giải thích:

– Gia đình yêu cầu cháu sáng nay có mặt nhận việc.

Đọc hai ba lần cho chắc ăn rồi người đàn ông mở cổng, xởi lởi lên tiếng:

Lúc này đường phố mất an ninh lắm, bọn lừa đảo nhan nhãn nên tôi phải thận trọng. Vậy là cháu nhận việc chăm sóc mợ Hai, đúng không?

Phấn Hạ dè dặt trả lời:

– Cháu cũng không biết. Chờ gặp ông bà chủ rồi mới nghe phán công.

Người đàn ông đưa cô vào trong gian phòng khách rộng lớn, sang trọng rồi dặn dò:

– Cô ngồi chơi chờ một chút. Mợ Hai sẽ ra tiếp cô liền bây giờ.

Trước khi ông rút lui, một phụ nữ trạc bốn mươi ở dưới bếp bưng ly nước cam lên mời và nhanh chóng đi mời ''mợ Hai" theo lời nhấn của người đàn ông.

Sau gần nửa giờ đồng hồ chờ đợi, Phấn Hạ mới được tiếp xúc với chủ.

Dù đã nắm trước một số thông tin nhưng cô cũng đầy ngỡ ngàng khi lần đầu tiên trông thấy khách hàng mà cũng là bà chủ của mình trong giai đoạn hiện tại.

Người phụ nữ ngồi trên xe lần đẹp lộng lẫy - cái đẹp khiến người ta không dám thở mạnh khi đến gần, lạnh buốt như sương, các như lưỡi dao, động vào là dứt tay - đang đưa ánh mất bén ngót quan sát Phấn Hạ, tuy đang ở nhà và chỉ là cuộc gặp gỡ người giúp việc mới nhưng cô ta vẫn trang điểm kỹ lưỡng và ăn mặc chỉnh tề như chuẩn bị dự tiệc.

Nhớ những lời căn dặn của sếp, Phấn Hạ liền lễ phép cất tiếng chào:

– Thưa chị. Công ty cử em đến đây làm việc theo yêu cầu của gia đình.

Người phụ nữ khẽ gật đầu, đáp lại:

– Tôi đã biết rõ về cô qua hồ sơ do công ty gởi đến nhưng vẫn bất ngờ khi gặp mặt vì ở bên ngoài thì cô lại trẻ đẹp hơn trong hình nhiều.

Lời nhận xét của của người chủ mới ngay lần đầu tiếp xúc khiến Phấn Hạ gai người lo lắng nhưng ngay sau đó cô đã được trấn an bằng nụ cười tươi như hoa nở của người thiếu phụ:

– Tôi rất ghét những thứ xấu xí vì vậy người ở cạnh tôi cả ngày không có bộ mặt nhăn nhó ham tài hay Chung Vô Diệm tái thế là điều quá tốt rồi. Mong rằng giữa chúng ta sẽ hình thành một tình bạn tốt đẹp. Em đồng ý chứ?

Vừa chót vót trên ngồi cao của một vương hầu, thoát cái đã biến thành bà tiên phấn đấu, người phụ nữ xinh đẹp ấy khiến Phấn Hạ liên tường để một con tắc kè bống liên tục đổi sắc. Tuy nhiên, ý nghĩ ấy chỉ thoảng qua như sao xẹt rồi biến mất bởi cô là một nhân viên chuyên nghiệp, lướt đạt tiêu chí "khách hàng là Thượng Đế" lên hàng đầu. Khách khó phải ráng chiều, khách dễ thì mừng chứ sao?

Vì thế, Phấn Hạ cười nhún nhường để trả lời chủ:

– Em rất vui vì được chị tin tưởng. Trong công việc, em có sơ suất gì xin chị chi dạy thêm.

Người phụ nữ trở vào chiếc xe lăn mình đang ngồi, nói với nụ cười đẹp mê hồn:

– Chi muốn ra vườn phơi nắng, nhờ em giúp. Đây cũng là một phần trong lịch làm việc hằng ngày của em đó, Phấn Hạ à.

Trong lúc Phấn Hạ nhanh nhẹn làm theo yêu cầu của người chủ mới thì cô ta thân mật tự giới thiệu:

– Tôi là Khả Lệ. Em có thể gọi tên hoặc là chị Hai, mợ Hai như những người khác, tùy ý.

Người đẹp, cái tên cũng đẹp. Nếu chị ấy không bị tai nạn thì. không biết có bao nhiêu cô gái phải ganh tị với những ưu điểm mà Hóa Công ưu ái trao tặng cho chị.

Đúng là "Tạo vật đố hồng nhan!

Phấn Hạ vừa đưa Khả Lệ ra vườn vừa nghĩ ngợi lan man.

Điều cô vui nhất trong ngày hôm nay chính là đã tạo được mối quan hệ khá tốt đẹp với người chủ của mình.

Phấn Du mệt mỏi bước vào nhà. Khối lượng công việc ở công ty quá nhiều khiến anh hết sóc căng thẳng, nếu không có sự trợ giúp của Hi Lâm chắc anh đã quị rồi.

Từ ngày nỗi bất hạnh giáng xuống cho vợ chồng anh thì Tần Du suy sụp hắn, không còn đủ sức khỏe và tinh thần để xốc vác công việc như lúc trước. ông An – ba anh - đã khuyên nhủ rất nhiều lần là bỏ hết công việc, đưa vợ đi du lịch khắp nơi cho đến khi nào ổn định lại thì hãy quay về nhưng Tấn Du không thể nghe theo vì một lý do thầm kín mà anh không thể thổ lộ cho bất kỳ ai biết được. Cũng chính bởi điều bí mật này mà anh càng lao vào công việc nhiều hơn nữa để tìm sự khuây khỏa, Khả Lệ đón chồng ở cửa với nụ cười thật đẹp trên môi:

Em pha sẵn nước cam tươi với mật ong cho anh rồi. Uống hết ly cho em vui nhé.

Tấn Du đẩy xe đưa, vợ vào phòng ăn, lắc đầu tỏ ý không hài lòng:

– Anh không muốn em phải vất vả vì anh nhiều như vậy đâu. Ở nhà rảnh rỗi thì đọc sách, nghe nhạc, xem phim gì đó chờ anh về là được rồi.

Nhìn chồng với hàng mi rợp buồn, người thiếu phụ nói giọng tủi thân:

– Em biết mình thành phế nhân rồi, không giúp ích gì được cho anh mà chỉ là gánh nặng. Chi còn mỗi chuyện săn sóc môn ăn thức uống cho anh mà không xong thì còn ở trong ăn nhà này làm gì nữa.

Tấn Du thở dài:

– Thôi được, anh rút lại những ý kiến của mình. Em thích làm gì thì làm.

Khả Lệ mỉm cười - nụ cười của kẻ chiến thắng.

Ngồi vào chiếc bàn ăn đã được dọn sẵn ,chén bát chỉ còn chờ chủ nhân, Tấn Du hỏi vợ trong lúc người đầu bếp múc súp ra chén:

Ba với Cúc Hàn, Sĩ Trung đâu rồi em?

Khả Lệ trả lời từng câu một:

– Hồi chiều ba gọi điện thoại về báo là đi ăn với nhóm bạn chơi tennis, nhà khỏi chờ cơm. Sĩ Trung đưa Cúc Hàn đi xem triển lãm tranh.

Thái Du nói giọng hài hước:

Vậy là chỉ có đôi vợ chồng già ngồi dưới ánh nến ôn kỷ niệm của buổi đầu gặp gỡ thôi, phải không?

Khả Lệ nguýt dài:

“Sến” quá đi, chồng của em ạ! Đèn sáng trưng như vậy mà nến niếc gì?

Mắt lấp lánh sự hỏm hỉnh, người đàn ông cười nhẹ:

Đang dùng nến mà đòi có điện ngay lập tức thì khó, chứ đèn sáng mà muôn ngồi trong ánh nến thì quá dễ rồi Vừa dứt câu thì anh đã nhanh nhẹn đứng lên, mở chiếc tủ đứng lên mở góc tủ phòng lấy ra cặp nến rồi bật quẹt thắp sáng lên, cắm lên trên hai cái chén, để ở hai đầu.

Dĩ nhiên động tác tiếp theo là tất hết những ngọn neon sáng choang đi.

Chẳng hiểu Khả Lệ có cảm giác gì khi thấy chồng mình có hành động lãng mạn như thế, chi nghe giọng cô thật khẽ trong ánh sáng mờ áo của gian phòng:

Mãi mãi anh vẫn là kẻ sống trên mây!

Đứng dưới bếp, Phấn Hạ không giấu được sự ngạc nhiên, hỏi nhỏ chị Kim - người có thâm niên không dưới chục năm giúp việc cho gia đình này:

– Bộ cậu mợ chủ hay làm những chuyện bốc đồng như vậy lắm sao?

Chị Kim tỏ vẻ hiểu biết, giảng giải:

– Từ hồi mợ Hai bị tai nạn, cậu Hai tìm đủ cách làm cho vợ vui, kể cả hơi lố lăng cũng được chứ lúc trước cậu nghiêm túc lắm.

Phải nói là Phấn Hạ cực kỳ ngưỡng mộ vợ chồng người chủ mới của mình:

chồng đẹp trai, thành đạt, vợ xinh xắn, ngọt ngào. Nhất là họ cực kỳ yêu nhau nữa chứ. Khả Lệ bị tai nạn như thế, Tấn Du không hề thay lòng đổi dạ mà còn yêu chiều, bù đắp nhiều hơn cho vợ, thế gian phỏng có mấy người?

Bữa ăn tối dưới ánh nến rồi cũng kết thúc, đến đuốc được bát sáng choang trở lại báo hiệu cho mọi người biết đã đến lúc dọn dẹp và đưa Khá Lệ về phòng nghỉ. Đây là nhiệm vụ của Phấn Hạ nên vừa xong bữa cơm dưới bếp với những người giúp việc trong nhà thì cô đã sẵn sàng tư thế để bắt tay vào việc.

Phấn Hạ gật đầu chào Tấn Du, kín đáo quan sát người đàn ông đã gieo cho cô nhiều thiện cám ngay từ lúc chưa thấy mặt vì cách đối xử tràn đầy nhân ái của anh đối với người vợ tật nguyền.

Tấn Du thân thiện nở nụ cười đáp lại cô gái trẻ, ân cần bảo:

Chúng tôi đã nghe lời giới thiệu rất tốt về em từ công ty. Hy vọng em sẽ có những ngày làm việc vui vẻ trong căn nhà này khi bầu bạn, chăm sóc cho Khả Lệ.

Cảm động pha lẫn bối rối, có gái ấp úng thốt lên:

– Anh chị cứ yên tâm, đó là bổn phận của em mà.

Khả Lệ vẫy bàn tay thon mịn, trắng muốt của mình ra hiệu cho Phấn Hạ chú ý và nói với nụ cười thật ngọt trên môi:

Phấn Hạ ơi! Em lấy giùm ly nước cam chị mới pha hồi chiều trong tủ lạnh ra cho anh uống nhé.

Cô gái trẻ ngoan ngoãn thực hiện lời yêu cầu nhưng trong lòng bỗng gợn lên một nỗi thắc mắc:

"Lúc chiều, chính mắt cô trông thấy chị Kim pha ly nước rồi cất vào tủ lạnh trong lúc Khả Lệ ôm điện thoại nấu cháo với bạn bè trong phòng riêng kia mà?" Tuy vậy, cô cũng nhanh chóng gạt bỏ mẩu chuyện nhỏ nhặt ấy sang một bên vì nó có đáng gì cho cô phải suy nghĩ đâu?

Chị ta là chủ thì có quyền sai phải người giúp việc thực hiện mệnh lệnh của mình chứ.

Ly nước cam mát rượi được cắm sẵn ông hút được mang lên.

Khả Lệ đón chiếc ly từ tay Phấn Hạ rồi đưa tận tay Tấn Du, nói ngọt lịm:

– Uống đi anh. Tự tay em pha đó.

Giữa lúc Phấn Hạ tròn mắt ngẩn ngơ vì câu nói dối không chớp mắt của người đàn bà đẹp này thì Tấn Du đã vô tư uống cả một hơi hết ly với niềm hạnh phúc dạt dào vì được vợ chăm lo chu đáo đến như vậy.

Bây giờ mới thật sự đến phần việc của Phấn Hạ:

cô đẩy xe lăn vào phòng riêng của Khả Lệ, đỡ người phụ nữ lên giường rồi bắt đầu giúp Khả Lệ thay đồ ngủ vì buổi chiều đã tắm rửa rồi.

Tuy đôi chân tê liệt nhưng thân hình Khả Lệ thật đẹp khiến Phấn Hạ cũng phải lặng người thán phục. Nếu không lâm vào hoàn cảnh nghiệt ngã hiệa tại thì dễ gì người ngoài được chiêm ngưỡng cảnh "dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên" này của cô?

Như đọc được ý tưởng của Phấn Hạ, Khả Lệ bật thốt:

Bắt đầu từ mai, em xoa bóp phần chân nhiều cho chị nhé. Để lâu ngày quá sợ teo đi mất đẹp.

Phấn Hạ xuýt xoa:

– Chị đẹp cả gương mặt lẫn dáng vóc. Anh Tấn Du không mê sao được?

Khả Lệ nhếch môi nở nụ cưới kiêu hãnh rồi bất ngờ nêu câu hỏi:

– Em có biết vì sao chị chọn căn phòng biệt lập ở tầng trệt này chứ không chịu lên lầu với Tấn Du không?

Phấn Hạ nhanh nhẩu đưa ra cái đáp án đã có sẵn trong đầu kể từ lúc bắt đầu nhận việc ở đây:

– Chị di chuyển bất tiện nên không thích mất công lên xuống cầu thang.

Khe khẽ lắc đầu, người phụ nữ xinh đẹp cao giọng đáp:

– Em nói không sai nhưng vẫn chưa hoàn toàn đúng. Chị muốn hái sao trên trời, Tấn Du cũng sẽ lấy cho được, huống gì chuyện cỏn con này. Lắp đặt thang máy hoặc sửa lại cấu trúc căn nhà là chuyện trong tầm tay, mà đơn giản nhất là hai vợ chồng cùng chuyển xuống phòng này, đâu có khó gì?

Nhăn mày nhíu trán một hồi láu rồi Phấn Hạ chịu thua:

– Dốt nát như em làm sao nghĩ ra những điều cao siêu được?

Lim dim đôi mắt có đuôi đẹp tuyệt vời, Khả Lệ nhấn nhá giọng để tăng phần quan trọng cho câu nói:

– Chị không muốn Tấn Du thất vọng về cái thực tế phũ phàng hiện tại. Đôi chân teo tóp chằng chịt vết thẹo này sẽ xóa hết bao hình ảnh đẹp về chị của thuở trước, vì thế chị chọn cách ngủ riêng.

Ngữ điệu của người đàn bà đẹp này vẫn dịu dàng, ánh mắt, nụ cười vẫn ngập tràn sự quyến rũ nhưng chẳng hiểu sao Phấn Hạ lại cảm thấy gai người.

Giờ thì cô hiểu chuyện ly nước cam ban nãy chẳng phải là cách lấy lòng chồng bình thường nhưng là sự dối gạt có tính toán.

Cũng vì thế mà Phấn Hạ lờ mờ cảm nhận được vì sao những người giúp việc cho Khá Lệ trước cô lại lần lượt xin nghỉ hoặc bị sa thải.

Dù sao chặng đường phía trước hãy còn dài, Phấn Hạ không tin rằng người phụ nữ tật nguyền đang tựa vào sự chăm sóc của cô lại có thể giở trò quĩ quái gì làm tổn hại đến người khác.

''Biết đâu chừng vì muốn níu kéo tình yêu của chồng và do quá rảnh rỗi không có việc gì làm nên chị ta phải tìm cách giải trí như vậy chăng? Phấn Hạ cố lý giải hành động và cách xử sự của Khả Lệ rồi cảm thấy nhẹ nhõm tinh thần hơn rất nhiều.

Sau khi hỏi đi hỏi lại mấy lần cho thật chắc chắn là Khả Lệ không cần gì nữa, cô mới mở cánh cửa phòng đi qua căn phòng nhỏ ngay bên cạnh - chỗ dành cho cô - để cô thể đáp ứng lời gọi cửa chủ bất cứ lúc nào.

Đây chỉ là ngày làm việc đầu tiên của cô ở biệt thự này, sẽ còn bao nhiêu ngày nữa đây?

Cúc Hàn! Trời lạnh lắm mà chạy ra. Bán phong phanh vậy sao? Bệnh cho mà coi!

Đáp lại lời la mắng đầy vẻ quan tâm trìu mến của bà vú Viên bằng cái lắc đầu ương bướng pha nũng nịu, cô gái có cặp mắt đen to tròn thật ngây thơ chúm miệng cãi lại:

– Chính vì trời lạnh nên con muốn ra sân chạy mấy vòng cho nóng người lên đó.

Nhìn bà Viên như sắp ngất xỉu trước cái ý muốn kỳ quặc động trời ấy của cô tiểu thư “nắng không ưa, mưa không chịu” này. Chặn tay lên ngực, bà la choe chóe như sắp sửa cháy nhà:

– Không được! Người ta mạnh khỏe quen vận động thì khác, chứ cô gió thổi cũng bay mà cũng nổi hứng đôi làm vận động viên sao?

Thấy không thuyết phục được ý chí sắt đá của bà vú, Cúc Hàn bắt đầu giở chiêu tủ của mình - rơm rớm nước mắt, thút thít:

– Vú không thương con chút nào hết!

Ngay lập tức, vú Viên xìu xuống, giậm chân la lên:

– Nín đi con! Mới sáng sớm đừng khóc um sùm. Nhà này đang gặp nhiều chuyện xui xẻo, không được gầy u ám thêm nữa, biết chưa?

Lời răn đe của bà đã có tác dụng tốt, Cúc Hàn ngưng sụt sịt nhưng không có nghĩa là nhượng bộ mà vẫn kiên trì đeo bám mục đích của mình bằng cách khác.

Cô nhìn quanh khu vườn rộng mênh mông trước mặt rồi ranh mãnh bảo bà vú:

– Con ra góc kia hái hoa cho vú chưng phòng khách nhé.

Không thể ngăn cản, ép buộc cô bé làm theo ý mình hoài, vú Viên đành gật đầu đồng ý.

Khi thấy cô bé vui sướng nhảy chân sáo ra ngoài và luôn miệng cười khanh khách thì bà Viên mới nhận ra là mình đã bị lừa vào bẫy ngọt xớt.

Nuôi nấng Cúc Hàn từ hồi nhỏ xíu đến giờ, bà còn lạ gì tính nết của cô nữa:

tuy dịu dàng, nhỏ nhẹ nhưng bướng bỉnh chẳng thua ai, muốn gì thì phải làm cho bằng được. Bởi vậy mà Sĩ Trung thường xuyên khốn đốn với cô em gái nuôi này.

Nhìn theo dáng Cúc Hàn thoăn thoắt lượn qua lượn lại bên các khóm hoa, bà Viên bắt tay làm loa dặn với theo:

– Hái hoa nhanh lên rồi vô nhà nha cô nương. Để ông chủ bắt-gặp là bị phạt cả tháng trời trong nhà, không được đi khỏi cửa đó.

Cúc Hàn cũng bắt loa tay đáp lại:

– Ba đi Sapa coi tuyết rơi rồi, cả tuần nữa mới về.

Vú viên "à" lớn điểm tay dọa dẫm:

– Ghê thiệt! “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm” há!

Cô bé cười giòn tan:

– Gà này không vọc thức ăn vớ vẩn đâu, vú khỏi lo!

Miệng mồm cô nàng dẻo quẹo đúng nghĩa ''con nhà tông ...", nói sao cũng không lại. Vú Viên thở hắt ra, nói thêm câu cuối cùng trước, khi đi vào nhà trong:

Chiều nay cậu Du mời bạn dùng cơm. Mợ Hai không tiện ra tiếp khách, con phải thế chỗ đó. Llệu sao cho khỏi đem cái mũi sụt sịt với cổ họng kéo đờn ra đón người ta thì làm!

Cúc Hàn nhóng cổ hỏi lại với vẻ mặt phụng phịu:

– Ai mà quan trọng dữ vậy?

Vú Viên cố tình kéo dài cầu nói để kích thích sự tò mô của cô gái trẻ:

– Người vẫn được anh. Hai con nhắc tên thường xuyên mỗi khi bàn chuyện kinh doanh đó.

Cúc Hàn chớp mắt ngẫm nghĩ một lúc rồi lắc đầu nguầy nguậy, không hào hứng:

– Bạn làm ăn chung của anh Hai thiếu gì. Toàn chú bác không à. Không vui chút nào hết!

Vú Viên cười tủm tỉm, nói trống không:

– Người này khác nhiều đó nha. Coi chừng lầm chết!

Óc tò mò bị kích thích khá nhiều, Cúc Hàn bước dẫn đến chỗ bà vú lúc nào không hay, lên tiếng kéo dài:

– Vú nói tên cho con nghe đi úp úp mở mở hoài sốt ruột quá, chiều nay không có hứng thì con không phụ tiếp khách đầu.

Thấy cá đã cắn câu, vú Viên cười xòa:

– Cậu Hi Lâm chứ còn ai nữa?

Sắc mặt vụt ửng hồng, Cúc Hàn nhay nháy môi dưới bằng những chiếc răng nhỏ xinh cửa mình một lúc rồi chạy ào vào nhà, kêu rối rít:

– Vú xấu ghê, không chịu nói sớm cho con chuẩn bì. Đứng trước mặt người đàn ông được phong danh hiệu là ''doanh nhân thanh lịch nhất trong năm" mà lùi xùi quá, người ta cười cho chết luôn!

Điệu bộ quýnh quáng của cô gái trẻ khiến “củ gừng già” đắc ý cười to, nói vọng theo:

– Bây giờ mới chín giờ sáng thôi, không sớm chẳng lẽ là buổi chiều sao?

Đã đi được một quãng khá xa rồi mà Cúc Hàn vẫn còn quay đầu lại, chu môi la lên:

– Nghỉ chơi vú luôn!

Câu cửa miệng này dĩ nhiên là không làm bà vú trung thành sợ rồi, trái lại còn làm tăng thêm tình cảm yêu quí cô trong lòng bà.

“Tội nghiệp, con bé mồ côi từ lúc lên ba!”.

Cổng biệt thự mở toang đón vị khách hiếm hoi của gia đình kể từ khi Khả Lệ gặp tai nạn đến giờ.

Trên chiếc Chevrolet tự cầm lái bước xuống, Hi Lâm nhoẻn nụ cười đầy quyến rũ dư sức làm rụng tim bất kỳ cô gái nào, cất tiếng chào những vị chủ nhân:

Gặp đầy đủ mọi người như thế này thật vui quá. Chuyến đi Hà Lan nửa năm của tôi có rất nhiều chuyện hay ho kể cho quí vị nghe đây.

Tấn Du cười rộng miệng, thân ái choàng vai bạn đẩy vào nhà:

Được rồi, có gì từ từ nói. “Có thực mới vực được đạo ngồi vào bàn rồi tha hồ bàn chuyện Đông Tây.”.

Hi Lâm nhìn quanh rồi hỏi:

– Sao không thấy Khả Lệ? Cô ấy khỏe không?

Tấn Du đáp vắn tắt:

– Khả Lệ hơi mệt nên nằm nghỉ trong phòng.

Cúc Hàn rạng rỡ tinh khiết như hoa mùa xuân, đứng ngay bậc tam cấp, véo von chào khách:

– Anh Hi Lâm ở nước ngoài mới nửa năm mà thấy lạ hẳn, hệt như Việt kiều.

Cắm rễ lâu thêm một chút chắc khỏi nhìn ra luôn.

Hi Lâm cũng ghẹo lại:

– Anh có lạ cũng không bằng em. ''Hồng Hồng Tuyết Tuyết, mới ngày nào còn biết cái chi chi.

Mới nghe tới đây thì Cúc Hàn đã la lên:

– Không chịu đâu! Đừng so sánh em với mấy cô Hồng Hồng Tuyết Tuyết của cụ Dương Khuê chứ!

Không riêng gì Hi Lâm, cả Tấn Du cũng cười vang trước vẻ mặt bụng thụng của cô gái trẻ.

Xấu hổ, Cúc Hàn chạy vụt vào trong mất dạng.

Tấn Du vừa cười vừa bảo bạn:

Cả nhà cưng chiều nó quá nên hai chục tuổi đầu rồi mà vẫn như con nít.

Đừng cười nó nha Hi Lâm.

Hất đầu cho mái tóc bồng bềnh đầy nghệ sĩ khỏi vướng mắt, Hi Lâm đáp với nụ cười trên môi:

Hồn nhiên như vậy mới hay! Tôi đã bị bội thực vì sự sành sỏi thập thành của các cô nàng hiện đại bây giờ rồi.

Tấn Du tán thành:

– Đúng đó! "Con gái bây giờ thích làm lơ con gái bầy giờ hay giả vờ ...". May là tôi đã kịp lấy vợ, không thì thế nào cũng ra bây mấy em cao thồ chân dài.

Một nụ cười giễu cợt tháp thoáng treo bên vành môi, Hi Lâm hỏi giọng nửa tò mò, nửa chế nhạo:

– Ông cho rằng mình có phước nhiều vậy sao?

Cách đặt câu hỏi của bạn khiến Tân Du hơi do dự khi trả lời:

– Biết thế nào là họa phúc há bạn? Trước mắt, cứ tin những gì mình thấy là được rồi.

Hi Lâm gật gù không đáp, ngồi vào bàn với phong thái ung dung đĩnh đạc, giống như mình là chủ nhân chứ không phải khách mời phần nào cũng đo anh đã quá thần thiết với gia đình này.

Sau cơn mắc cỡ chạy trấn hồi nãy, lúc này Cúc Hàn đã lấy lại sự chừng mực của vị nữ chủ nhân để đón khách.

Chủ khách ngồi vào bàn xong là mấy người phục vụ đưa ngay chai Champagne ướp đá mát lạnh đến cho Tấn Du.

Khui mạnh cho nắp chai vãng lên trần tạo âm thanh vui tai cùng dòng bọt sủi lên miệng chai đầy điêu nghệ, Tấn Du cụng ly bạn, nhiệt thành thốt:

Uống mừng cho sự thành công của công ty Vạn Gia!

Hi Lâm hưởng ứng lời bạn và cũng không quên Cúc Hàn, chạm ly cô và hóm hỉnh chúc:

Mong cho em mau gặp ''bạch mã hoàng tử, nhé cô bé.

Cúc Hàn hơi nhăn mặt không hiểu vì hai tiếng ''cô bé'' hay do nội dung câu chúc nhưng cũng cạn ly với hai người đàn ông.