Tác giả Diêm Liên Khoa sinh năm 1958, đã đoạt Giải thưởng văn học Lỗ Tấn lần thứ I và IỊ Truyện ngắn này của ông đã được tạp chí "Tiểu thuyết tuyển chọn" trao giải "Ngưỡng thiều" dành cho truyện ngắn xuất sắc nhất 2001- 2002.
Thời gian như móng bò túc tắc bước đi. Đêm đã khuya lắm, thăm thẳm như chiếc giếng cạn không đáy. Họ cứ ngồi suông như thế cho đến khi tivi trên lầu im tiếng. Đồ tể Lý làm thịt liền một lúc năm con lợn, Trụ Tử và bọn cu Thọt đều nhoài người trên bàn mà đánh một giấc. Căn Bảo tưởng đâu đồ tể Lý đã quên hẳn họ rồi, hắn muốn đi hỏi đồ tể Lý xem rốt cuộc ông ta có cho hắn chịu tội thay cho chủ tịch thị trấn hay không? Bảo đi thì hắn đi, không bảo đi thì hắn đành thôi, trở về nhà ngủ quách. Đúng lúc ấy có người đập cửa phòng ầm ầm.
Cả bọn đều giật mình tỉnh giấc, đưa mắt nhìn ra cửa.
Người đánh thức họ không phải đồ tể Lý mà là một cậu giúp việc mổ lợn cho ông tạ Cậu này dùng sống dao mổ lợn đập vào cửa, tiết lợn dính trên lưỡi dao rung lên rồi lấm tấm rơi xuống chân cửa như đậu phụ nát. Thấy cả mấy người đã tỉnh, cậu ta ném bốn viên giấy đã chuẩn bị sẵn trên tay lên bàn, nói, một giờ sáng rồi, chú Lý bảo các anh đừng đợi nữa, đây là bốn viên giấy bắt thăm, trong đó một viên gói chiếc lông lợn đen, ba viên kia đều gói lông lợn trắng; các anh ai bắt được lông lợn đen, người ấy được làm ân nhân của chủ tịch thị trấn; ai bắt được lông lợn trắng thì không có số làm ân nhân của chủ tịch. Nói xong, cậu ta đứng dưới đèn nhìn bốn viên giấy rồi nhìn bốn người bọn họ.
Cả bốn người đều đột nhiên tỉnh hẳn ngủ. Thì ra một việc lớn là được làm ân nhân của chủ tịch thị trấn đều được quyết định ở bốn viên giấy kia. Viên giấy bắt thăm là vỏ bao thuốc lá được xé ra làm tư vo tròn. Mắt bốn người đều căng ra thật to, thật sáng, nhưng chưa ai chịu đưa tay bốc thăm trước tiên. Cậu giúp việc nói: "Bốc đi, bốc xong thì về nhà mà ngủ. Các anh còn có phúc được bốc thăm. Tôi đã bàn với chú Lý cả đêm là tôi muốn được ngồi tù thay cho chủ tịch thị trấn. Chú Lý bảo tôi không phải người Ngô Gia Pha, chẳng những chú không cho tôi đi mà còn không cho tôi bắt thăm nữa. Thôi, các anh mau bắt thăm đi, các anh bắt thăm xong là tôi đi mổ lợn".
Lý Khánh liền nhón lấy một viên giấy ở trên mặt bàn trước tiên. Thế là tất cả cùng bốc thăm.
Căn Bảo chưa kịp mở hẳn viên giấy bốc thăm ra đã nghe Trụ Tử cười oà, reo: "Tớ bắt được viên giấy có lông lợn đen đây này. Thế là vợ con tớ sẽ trở về nhà với tớ".
Nói xong, Trụ Tử đặt mảnh giấy ra giữa bàn. Mọi người nhìn, quả nhiên là một sợi lông lợn đen nhánh. Cậu giúp việc đứng ở cửa nói: "Thôi thế là việc tốt đã có người làm chủ. Anh làm ân nhân của chủ tịch, các anh khác về nhà mà ngủ đi!".
Cu Thọt nhìn chiếc lông lợn trắng trên tay mình, bực bội nói: "Mẹ kiếp, biết thế này về nhà sớm mà ngủ cho rồi!".
Căn Bảo về đến nhà, cha mẹ hắn đều đi đâu vắng. Hắn mới vào đến sân đã ngửi thấy mùi màn thầu nướng thơm phức. Căn Bảo xuống bếp đứng bất động trước bàn bếp. Mẹ hắn đã chuẩn bị cả lương khô cho hắn trước khi ra đi. Nhìn chồng bánh nướng, Căn Bảo bật khóc. Bước ra ngoài sân, hắn nhìn rất lâu về hướng nhà Trụ Tử ở phía xạ Cả thôn Ngô Gia Pha đều đã ngủ, cả một đám nhà mới xây, lợp ngói lấp lánh ánh sáng màu lam dưới ánh trăng, chỉ có sân nhà hắn đây là chìm dưới ngôi nhà ngói cao to cũ kỹ, chẳng khác gì một vệt cỏ khô héo giữa một thảm cỏ xanh tươi.
Lòng man mác buồn, hắn thu ánh mắt lại thì vừa hay chị hàng xóm giữa đêm hấp tấp bước qua cổng nhà hắn, nói: "Căn Bảo này, chị Ở bên nhà nghe thấy tiếng động bên này. Việc gấp chết đi được, cha mẹ chú đang ngồi bên nhà chị. Cũng may chú tốt số, cô em họ của chị ly hôn rồi, hôm nay cô ấy đến thăm chị, vừa nghe nói chú sắp ngồi tù thay cho chủ tịch thị trấn, hơn nữa chú còn là trai tân nên cô ấy đồng ý rồi".
Chị nói xong là cầm tay Căn Bảo kéo sang nhà chị, hắn gắng sức giật tay lại, muốn thú nhận với chị rằng hắn không được ngồi tù thay cho chủ tịch thị trấn bởi Trụ Tử đã bắt thăm trúng rồi. Nhưng lời ra khỏi miệng hắn lại là: "Chị Ơi, chị đừng kéo em nữa!".
- Sao thế? Chú không ưng cô em họ tôi à?". - Chị hàng xóm hỏi. Hắn nói hắn đi tù nào có phải chuyện tốt đẹp đâu, nhưng chị hàng xóm bảo: "Chú ngồi tù thay cho chủ tịch thị trấn cơ mà?".
Hắn nói, lần đi tù này không nhất định chỉ mươi ngày, hai chục ngày. Người ta chèn nhau đến chết, không chừng phải ngồi tù nửa năm, có khi đến cả năm. Đứng trong bóng đêm, chị hàng xóm bật cười: "Đã lao động cải tạo thì ít nhất cũng phải một năm". Căn Bảo hỏi vặn: "Nếu phải lao động cải tạo vài ba mươi năm thì sao?".
Chị hàng xóm đáp: "Cô em họ tôi là người trọng tình nghĩa. Vì chồng cô ấy ra thành phố bồ bịch, nên cô ấy mới ly hôn. Cô em họ tôi không ngại chồng ngồi tù, chỉ ngại chồng có tiền rồi ra thành phố, vào khách sạn, đi tắm hơi thôi".
Nói xong, chị hàng xóm ra về. Chị đi nhanh mà nhẹ nhàng như con dê nhảy trên đồng cỏ. Căn Bảo đứng nguyên chỗ cũ một lúc để suy nghĩ rồi đi tới nhà Trụ Tử. Nhà Trụ Tử là ngôi nhà ngói có sân phía trước, cả đến gác trên cổng cũng xây bằng gạch và ngói. Nhà vừa cao, vừa to, vừa thấy đã biết là nhà có của ăn của để. Tuy khá giả như vậy mà vợ anh cũng bỏ đi theo người tình ở nơi khác là em ruột của bí thư chi bộ thôn.
Căn Bảo dừng chân dưới căn gác trên cổng. Qua khe cửa, hắn nhìn thấy phòng chính nhà Trụ Tử còn có ánh đèn điện. Tất nhiên rồi, Trụ Tử chưa đi ngủ. Sáng mai, ăn cơm sáng xong, Trụ Tử sẽ theo đồ tể Lý lên thị trấn gặp chủ tịch thị trấn rồi lên huyện gặp công an. Sau đó, Trụ Tử bị tạm giam để chờ phán quyết, như thế phải mất nhiều ngày không được về nhà. Không cần nói cũng biết, Trụ Tử phải chuẩn bị hành lý ngồi tù ngay trong đêm nay.
Căn Bảo gõ nhẹ mấy cái vào nhà Trụ Tử.
- Ai đấy?
- Em đây mà, anh Trụ Tử! - Căn Bảo đáp.
- Căn Bảo đấy à? Có việc gì thế? - Trụ Tử hỏi.
- Anh mở cổng đi, em có chuyện muốn nói!
Cổng vừa mở, Căn Bảo thụp xuống quỳ trước mặt anh tạ Trụ Tử vội lùi lại, bảo: "Căn Bảo, cậu làm gì thế? Thế này là thế nào?".
Căn Bảo nói: "Anh Trụ Tử, anh để em đi tù thay cho chủ tịch thị trấn nhé! Xấu tốt gì anh cũng một lần có gia đình rồi. Còn Căn Bảo em đây, ba mươi đến nơi rồi còn chưa biết mùi vị làm đàn ông ra sao. Anh để em ngồi tù thay cho chủ tịch thị trấn, chủ tịch thị trấn ắt hỏi gia đình em có gì khó khăn không, em sẽ nói việc khó khăn trước hết xin ông giúp là đưa vợ con anh trở lại với anh, như thế có được không?".
Trụ Tử đăm đăm nhìn Căn bảo dưới ánh đèn, không lên tiếng. Căn Bảo lại lạy Trụ Tử nói: "Em mà trước hết không nói nỗi khó khăn của anh ra, không xin chủ tịch đòi vợ và con anh về thì Căn Bảo này làm chắt cho anh!".
Trụ Tử bảo: "Thôi được, cậu đứng lên đi!".
Một đêm vất vả đã qua đi. Mặt trời ngày hôm sau mọc sớm, toa? ánh vàng rực rỡ. Ruộng giữa các triền núi, cây cối và thôn làng đều phát sáng dưới nắng. Khi Ngô Gia Pha tỉnh giấc trong buổi sáng xuân ấy, ai cũng biết nhà Căn Bảo có chuyện vui mừng. Căn Bảo sắp đi tù thay cho chủ tịch thị trấn. Túi đã buộc xong, chăn đệm cũng buộc xong bằng thừng, bánh hành hoa phết mỡ nướng cũng đã bỏ vào túi lương khộ Căn Bảo sắp trở thành ân nhân của chủ tịch thị trấn!
Hắn húp một bát cháo ăn với rau muối và bánh màn thầu nướng. Khi xách hành lý ra đến cổng để lên đường thì dân làng đã tụ tập rất đông ở ngoài cửa. Lý Khánh, cu Thọt, Trụ Tử, vợ chồng anh hàng xóm, có cả cô em họ của chị hàng xóm nữa. Đêm qua Căn Bảo và cô ấy đã đính hôn. Cô còn nói, năm bữa nửa tháng anh nhất định chẳng về được đâu, dù anh có ngồi tù một hay hai năm, em vẫn chờ anh.
Sáng nay cô ấy đã theo chị sang tiễn anh từ rất sớm, nhưng hầu hết người trong thôn chưa ai biết cô ấy là vợ chưa cưới của Căn Bảo, chỉ cho là cô theo chị họ tới xem cảnh náo nhiệt mà thôi. Khi cô khoác tay dìu mẹ Căn Bảo thì người nào trông thấy cũng hiểu rõ, mắt họ đều tỏ vẻ kinh ngạc và hâm mộ. Người đứng trước cổng nhà Căn Bảo chỉ có mươi người, nhưng khi cả nhà Căn Bảo ra cổng, đứng lại ở đấy nói chuyện với họ mấy câu thì chỉ trong nháy mắt, người kéo đến đã đông nghịt. Ai cũng nói, này Căn Bảo, tiền trình sáng sủa rồi, chớ có quên anh em đấy nhé! Căn Bảo chỉ cười, không nói gì. Hắn thong thả đi giữa đoàn người đưa tiễn, tiếng nói cười và tiếng bước chân lào xào như tiếng lá rụng mùa thu.
Lâu lắm rồi Ngô Gia Pha chưa có lần nào tiễn đưa con em vui vẻ náo nhiệt như vậy. Còn hôm nay, Căn Bảo lại được dân làng nhiệt tình coi trọng đến thế, hắn rất thoa? mãn, vẫy tay nói: "Về đi thôi, về cả đi thôi! Tôi đi tù chứ có đi lính đâu". Nhưng bất kể hắn giải thích như thế nào, mọi người vẫn không chịu dừng lại, xúm xít đưa hắn đến nhà đồ tể Lý ở trên sườn núi.
Đứng dưới nắng trên sườn núi, đồ tể Lý đang hướng về đoàn người xua taỵ Vì xa quá không nghe rõ, mọi người lại tưởng ông ta giục Căn Bảo đi nhanh. Căn Bảo bèn xách túi hành lý chạy gằn. Hắn không muốn đồ tể Lý phải đợi hắn lâu. Nhưng khi hắn bỏ mọi người chạy nhanh lên sườn núi thì cậu giúp việc mổ lợn cho đồ tể Lý đứng bên cạnh đã từ trên đó chạy xuống gọi to: "Lưu Căn Bảo, chú Lý bảo anh không cần phải đến nữa. Sáng sớm nay chủ tịch có lời nhắn, bảo rằng không cần người chịu tội thay cho ông ấy nữa".
Căn Bảo bước chậm lại rồi đứng sững ngay giữa đường như cái cột điện, nhìn chằm chằm cậu giúp việc, hỏi: "Cậu nói gì thế? Trời ơi, nói thế nào thế?".
Cậu giúp việc lớn tiếng đáp: "Anh không phải đi nữa. Cha mẹ người bị xe chủ tịch thị trấn cán chết rất thông tình đạt lý nên không kiện ông ấy. Người ta còn không cần chủ tịch đền tiền, nói chủ tịch đồng ý nhận em trai người chết làm con nuôi là xong... ".
Lần này cậu giúp việc nói những gì, Căn Bảo đều nghe rõ. Hắn đứng đấy mà cảm thấy chân hơi nhũn ra, cố gắng lắm mới tập trung được sức lực vào hai bàn chân để mình không đến nỗi ngã nhào xuống đất. Sau đó hắn đưa mắt lên trên sườn núi, thấy đồ tể Lý đang sai bảo mấy người chuyển thịt lợn tươi sống lên một chiếc ôtộ Ông ta đứng quay lưng lại phía hắn, tay vung như múa, vai rộng như cánh phản, mạnh mẽ không biết chừng nào mà kể.