Trượt đại học, nó ở nhà long nhong một năm để sang năm thi tiếp. Thỉnh thoảng nhìn lũ bạn đi học nó lại thấy buồn. Song nó lại nghĩ ra một lý do hết sức lãng xẹt để tự an ủi mình rằng chắc tại mình học sớm một năm chưa đủ tuổi nên mình không thi được. Và rồi nó lại tặc lưỡi: "Học tài thi phận mà".

Tù lúc biết kết quả, cả nhà nó xúm lại mắng nó ham chơi và lười học. Nó cũng thấy ức. Nó học chăm đấy chứ nhưng chả hiểu sao lúc vào phòng thi đầu óc nó cứ quay như mòng mòng. Nhưng dù nó thấy mình chăm thì đối với những người có truyền thống học hành nhà nó như vậy chưa là gì. Anh trai nó 12 năm liền là học sinh giỏi và hiện đang là một sinh viên năm thứ ba trường Đại học Cảnh sát, bảo nó: cho mày chết nhá. Lúc anh mày bảo học thì cứ cãi cơ . Giờ thì thích nhá. Mẹ nó rên rỉ: Giá mày được một phần ba của anh mày thôi thi tao mãng nguyện lắm rồi, đằng này... Còn bố nó thì chỉ lắc đầu và lúc nào cũng: tại con mèo. Đương khi không mồng một Tết lại đi đẻ. Năm nay mà lại thế thì tao đập chết.

Nhưng lúc ấy nó lại thấy thương con mèo. Tội nghiệp con mèo nhà nó đẻ ba lứa mà chỉ nuôi được có một con mèo một, xấu ơi là xấu. Và nó lại cáu um lên. Bố đừng có mê tín. Tại người hết. Mẹ bắt được câu nói của nó mắng luôn: Thế là mày nhận mày lười rồi nhá. Từ nay tao với anh mày bảo mày học mày mà còn cãi thì đừng có trách đấy. Mà sang năm nếu mày không đổ thì đi kiếm việc mà làm. Tao không báo cô mày mãi được đâu. Và những lúc ấy nó thấy hối hận vô cùng, nó thấy mình cần phải cố gắng hơn.

Nói là cố gắng, là quyết tâm nhưng đôi lúc nó cũng thấy chán ngán vô cùng: Mẹ nó và anh nó hở ra lúc nào cũng đốc nó lên học ngaỵ Thỉnh thoảng nó cũng cáu. Tuy cãi nhưng nó chẳng dám nói mạnh như xưa nữa. Đã thế mẹ nó với anh nó thỉnh thoảng về nhà lại bảo hôm nay có người hỏi về nó khiến nó không biết trả lời ra sao. Nhưng thôi, mày cố gắng lên sang năm thi cho đỗ con ạ. Cho bố mẹ với anh mày còn mở mày mở mặt với người tạ Mẹ thẽ thọt còn nó thì nín thinh chẳng nói câu nào.

Một giờ sáng nó vẫn chưa đi ngủ - phòng bên anh nó cũng đang học để chuyận bị thi gì đấy. Anh nó học chăm khinh khủng. Mà lạ cái là anh nó lúc nào cũng ngồi vào bàn học. Anh nói bảo anh nó có thể học cả ngày miễn là không phải làm gì còn nó thì lại làm gì cũng được miễn là không phải học. Nói thế thôi chứ bây giờ nó cũng chăm chỉ lên rồi. Vứt quyển sách Đia. ra giường nó đút tay rút tờ báo trên giá sách. Đọc linh tinh nó bỗng thấy có bài báo nói rằng ai mà học nhiều qúa có thể bị tâm thần. Nó tự dưng thấy sợ cho anh nó. Đi sang phòng anh nó hỏi: Anh đọc báo chưa? - Chưa! Nhưng mà sao?

- Người ta bảo học nhiều qúa là bị tâm thần đấy.

Anh cười khe khẽ:

- Làm gì mà anh học đến nỗi thế. Chỉ có mày học ít mới bị tâm thần thôi vì trong đầu chả có gì cả. Thôi đi ngủ đi, khuay rồi.

Nó cười và đi sang phòng. Nó cứ cười mãi bởi ý nghĩ linh tinh của nó.

Bố đi làm chỉ có ba mẹ con ở nhà. Đang ăn cơm mẹ nó lại hỏi: Lan học hành đến đâu rồi. Nó chắc nịch: Mẹ cứ yên tâm, con hứa với mẹ sang năm con sẽ đỗ mà. Danh dự đấy mẹ ạ. Mẹ nó tự dưng rơm rớm nước mắt: Ừ, mày cố gắng mà thi cho đỗ con ạ. Đỗ đạt rồi sau này ấm vào thân mày chứ vào ai. Có lẽ mẹ nó cảm động vì lần đầu tiên nó dám chắc chắn hứa một điều mà từ trước đến nay chưa bao giờ nó dám hứa.

Con mèo nhà nó lại đi gào đực. Nó tính toán và giật mình nhận ra rằng nếu đúng thì con mèo nhà nó lại đẻ vào dịp tết. Bố lại đe: Mày muốn làm thế nào thì làm. Lần này là ta đập luôn đấy. Nó không cãi và nghĩ có khi bố chỉ nói thế. Chứ ở nhà này sau nó thì bố quý con mèo nhất so với mẹ và anh nó.

Ti vi phát chương trình nói đến cuộc sống cũng những người dân ở các tỉnh bị cơn bão số 5. Mẹ bảo: Đấy, mày còn sướng hơn nhiều người thế mà chả chịu học hành gì cả. Và rồi mẹ chép miếng: Giá tao có nhiều tiền thì tao cũng ủng hộ họ nhiều. Đằng này tao mới chỉ ủng hộ được mỗi một trăm. Một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu nó: Lao lên gác nó bổ đôi con lợn nhựa ra. Những đồng tiền xoăn tít rơi ra: 350 nghìn cả thảy. Số tiền nó tiết kiệm hơn một năm trời định để mua chiếc máy ảnh giống của con Trang. Cầm tiền trên tay nó cứ phân vân mãi giữa chiếc máy ảnh và những người dân bị bão. Cuối cùng rồi nó cũng lấy xe phóng ra bưu điện. "Cho em gữi cho đồng bào lũ lụt. Không phải ghi tên em chị nhá." Và rồi nó ra về cảm thấy vui vui vì quyết định của mình.

Con mèo chửa to lắm rồi. Mà hôm nay cũng là 27 Tết. Nó áng chừng sắp đẻ cũng nên. Bố thì cứ rối lên: Trời ơi nó mà đẻ vào Tết là xui lắm. Năm nay con Lan lại trược cho mà xem. Nó năn nỉ: Bố tin vào con một lần được không. Thấy vậy bố nó chỉ gục gặc đầu không nói nữa. Có lẽ ông cũng nhận ra con gái ông đã lớn.

Tối hôm 30 Tết, bố nó thịt con gà nó nuôi để cúng cụ. Anh nó cười: Gà của Lan nuôi cúng cho các cụ sau này các cụ phù hộ cho mà thi đỗ. Mẹ lườm: Chỉ linh tinh thôi!

Con mèo cứ quấn lấy chân nó kêu thảm thiết. Mẹ bảo: Hay nó sắp đẻ. Thôi đúng rồi. Vội vã nó đi sắp ổ cho mèo. Một lúc thì con mèo đẻ. Ba con mèo trắng tinh xinh xắn. Mẹ trầm trồ: Lạ nhỉ. Sao lứa này nó lại đẻ dễ thế không biết. Anh nó bảo: Tại lứa này nó đi nhiều nên đẻ dễ không như mấy lứa trước lúc nào cũng ì ra nằm một góc. Cũng như con Lan đó, chăm chỉ học hơn nên cũng khôn ra. Chín chắn hơn. Chuông đồng hồ đánh đúng 12 tiếng. Bố mẹ nó lại tíu tít lên. Nó thò tay vuốt con mèo và thầm thì: Tao sẽ không để mày bị Oan nữa đâu mèo ạ. Thật đấy, tao hứa đấy. Và tôi tin lời hứa của nó. Bởi nó chính là đứa em gái yêu quý của tôi mà.

Hết