-Carol, chỉ có mười lăm phút mà bà đã mang về hai túi xách to như vậy, đi một giờ chắc bà dọn sạch cửa hàng quá.

- Xin lỗi, xin lỗi, thấy bà đang bận,hơn nữa tôi cũng cần mua mấy cái khăn trải giường và mền gối mới cho Bố tôi.

- Tôi tưởng bà đã mua sắm tất cả các thứ cần dùng xong rồi.

- Chuyện dài mà, trước đây Bố tôi dùng cái giường của bệnh viện, chỉ có twin size mà thôi, nệm nho ûvà mỏng quá. Bố tôi cao lớn nằm trăn trở không êm ái, sợ khó ngủ, tôi mới đi mua bộ giường full size cho cụ, nhân tiện mua luôn khăn gối mới. Bà biết rồi, Bố tôi đã gần tám mươi tuổi, không biết còn sống được bao lâu nữa, chuyện đơn giản như ăn ngủ cũng chẳng đòi hỏi bao nhiêu, tôi có khả năng làm được cho cụ thì bà nghĩ tôi có nên làm không?

- Dĩ nhiên là nên rồi. Bà nghĩ là ông cụ không đáng được hưởng những thứ hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng đó sao?

Carol là người da đen, gốc Phi Châu, cao lớn, rắn chắc, nhìn như một người đàn ông, nhưng thật ra bà là người rất nhẹ nhàng đa cảm.

*

Trong cuộc sống hàng ngày, tôi chọn nghề làm đẹp cho phụ nữ để mưu sinh, công việc nầy giúp cho tôi cơ hội tiếp xúc với rất nhiều hạng người, nhiều sắc dân. Tôi quen bà mấy năm nay, bà cũng không phải là khách hàng thường trực mỗi tuần như những người khác, tuy nhiên bà là người mà tôi rất quí trọng.

Nhớ lại lần đầu tiên bước vào bà hỏi tôi:

- Bà có thể làm gì cho mái tóc cuả tôi không?

- Bà hãy ngồi xuống ghế, tôi sẽ giải thích cho bà biết tôi sẽ làm được những gì.

Tôi nhìn vào khuôn mặt, đôi mắt linh hoạt nhìn trả lại từ mảnh gương đối diện. Bà có nét cứng rắn cương quyết, giọng nói nhẹ nhàng, màu da đen nhánh, tuy nhiên mặt tròn, mắt to, mũi không thô như người gốc Phi châu, tóc xoăn từng lọn nhưng không quá rối đanh lại, mềm mại từng chùm đan kín chặt da đầu. Tôi nhìn thẳng vào mắt bà trong gương và hỏi lại :

- Cho tôi goi. bà bằng tên nhé, bà có thể goi. tôi bằng tên thật hay là "Chinna doll" như những người chưa quen. Tôi đã nhìn kỹ và ước lượng, tóc của bà ngắn, mềm mại không cần phải dùng hoá chất để kéo thẳng ra. Đầu cuả bà rất đẹp, rất tròn, tôi không biết công việc hàng ngày của bà nhưng đoán là bà không có nhiều thời gian dành cho mái tóc. Bà có muốn tôi sửa lại kiểu tóc cho nhẹ nhàng thanh tú hơn không? Tôi có thể thay đổi chút đỉnh, và cũng có thể dùng hóa chất nhẹ làm cho tóc mềm mại hơn. Bà có một ít sơi. tóc bạc bên thái dương, tôi có thể dùng màu nhuộm để trộn lẩn với tóc cuả bà mà không làm thay dổi màu tóc tự nhiên, nếu bà đồng ý thì tôi có thể bắt đầu

- Bà nhận xét rất tinh ý, tôi chịu bà. Xin bà đừng phiền khi tôi hỏi cẩn thận, vì tôi đã gặp trường hợp khó xử trước đây, tôi chưa dám tin hẳn lời người nhân viên điều hành ngồi ở bàn giấy, bà ấy ân cần giới thiệu, bảo đảm bà có kinh nghiệm nhiều năm với tóc cuả người da đen.

- Xin an tâm, Bà không phải là người khách hàng đầu tiên tôi gặp phải, có rất nhiều người đã hỏi tôi trước đây, rất may mắn, họ hiện nay là khách thường trực cuả tôi.

Sau lần đầu tiên đó, tôi có mấy tuần lễ nghỉ hè, bà gọi vào không tìm được, người thư ký giới thiệu một người thợ khác, bà từ chối, xin cái hẹn cho hai người, bà và mẹ cùng vào ngày nào tôi trở lại làm việc.

Mẹ bà bị bệnh tiểu đường đôi mắt gần như loà, đi đứng phải có người dẩn dắt, hàng ngày sau khi tan sở, Carol ghé ngang thăm nom cha mẹ, nấu ăn, dọn dẹp, sắp sẳn thuốc men cho mẹ rồi mới trở về nhà riêng.

Mấy năm sau nầy bệnh cuả mẹ trở nặng, công việc quá bận rộn, bà đến bất thường hơn, đôi khi chỉ có thể vào cắt tóc xong rồi lại đi. Vắng một thời gian, bà trở vào, buồn thiu, báo tin Mẹ đã qua đời, phải lo liệu tang mạ Bà không bao giờ hình dung có bao nhiêu là thủ tục và phải quyết định quá nhiều công việc như vậy, từ chuyện liên lạc với nhà quàn, chọn áo cho mẹ mặc lúc tẩm liệm, cho đến quan tài, ngày thân nhân bạn bè đến viếng, lúc nào vào nhà thờ, bao giờ đưa ra nghĩa trang….

- Bà có nghĩ rằng tôi chẳng có thời gian để nhớ Mẹ không? Không có ai giúp đở dù chỉ bằng lời nói, trấn an, khuyến khích. Bạn bè chỉ đến nhìn và phê phán, nào là Mẹ tôi gầy quá, hay đến ăn uống rồi chê bai đòi hỏi các thức nọ kia, trong khi đó tôi phải thức dậy nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, làm đủ thứù công việc, rồi tất tả đến nhà quàn, vào nhà thờ, theo quan tài mẹ vào nghĩa trang, xong lại phải vội vã về nhà lo dọn thức ăn, bánh nước giải khát. Mọi người ăn xong tôi còn phải lo dọn dẹp nhà cửa một lần nữa, mệt lả người, tôi chỉ muốn đánh vào đầu tôi, tại sao mình phải làm như vậy?

- Trước đây bà không bàn tính hậu sự cho Mẹ sao? Bà có biết ý nguyện của cụ không?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ là mình có thể mất mẹ, thấy sự sống chết hàng ngày như tôi, lẽ ra phải nghĩ đến điều nầy, nhưng tôi vẩn ngoan cố.

- Chỉ vì bà quá thương mẹ thôi, ai lại nghĩ đến chuyện đó bao giờ. Phần tôi, tôi đã nghĩ đến chuyện chếtù, buồn cười quá phải không? Tôi là thuyền nhân, vượt biển, đi tìm sự sống trong cái chết, chưa đến tuổi năm mươi tri thiên mệnh mà đã nghĩ xa quá, nhưng cuộc sống đầy bất trắc, quan niệm sống cuả tôi rất thực tế, và nhất là muốn tránh sự phiền toái cho người còn lại thôi.

- Bà thật nghĩ đế chuyện chết à?

- Ai không một lần chết? Lúc tôi còn bé, bà cố tôi còn sữa soạn tang ma cẩn thận hơn. Cụ mua sắm sẳn các thứ, từ quần áo, chăn quấn, cho đến quan tài, nhờ ơn trên thiêng liêng, cụ mất thật bình an lúc gần trăm tuổi, lúc đó áo quan của cụ sơn đi phết lại đã bao nhiêu lần. Phần tôi thì đơn giản hơn, nếu tôi chết trước không cần tổ chức tang ma phiền phức, hãy mang xác thiêu rồi rắc tro than xuống hồ xuống biển, hay các con có muốn giử lại chờ chồng tôi mất rồi, mang tro than cuả chúng tôi thả xuống biển Thái Bình Dương hay tùy ý các con, chúng nó muốn mang về Viêt Nam chôn gần mồ mả ông bà cũng được.

- Bà không tổ chức tang ma sao?

- Không, tôi đã chết rồi, càng đơn giản càng tốt, người sống cần hơn. Tôi thích như ông Nôi. tôi, người rất đả kích chuyện tang ma rườm rà. Lúc bà tôi qua đời, ông tổ chức thật đơn giản, chôn cất trong ngày, không bày vẽ ăn uống linh đình, mặc dù gia đình tôi có thừa khả năng. Ông căn dặn Ba tôi cũng làm y như vậy khi ông qua đời

- Gia đình bà có những tư

Câu chuyện chết sống của chúng tôi chỉ là một trong những mẩu chuyên bên lề. Carol là người rất phóng khoáng, bà chấp nhận tư tưởng khác biệt cuả người khác, đàm luận sâu sắc mọi vấn đề, nhất là với những người không cùng chủng tộc, bà vẩn còn cái mặc cảm của người da đen, nhất là luôn có sự so sánh, muốn phá vở cái biên giới vô hình trói buộc mà người da đen tự cô lập mình. Bà đặt nặng vấn đề giáo dục, tin tưởng rằng giáo dục sẽ thay đổi suy nghĩ cũng như cuộc sống của dân thiểu số, nhất là người da đen, Hispanic, American Indian … Bà rất ái mộ tinh thần hiếu học của người Á đông, nhất là việc khuyến khích con cái chăm học. Bà bảo tôi:

- Bà có biết rằng sinh viên Á đông không được hưởng một qui chế hay đặc ân nào không? Nhưng họ vẩn có một tỉ số cao nhất vào đại học, tỉ số chuyên gia với trình độ đại học, và nhất là thành công trên moi. phương diện không?

- Bà có quá khen không?

- Tôi chỉ căn cứ trên dữ kiện, thống kê, chính tôi cũng rất là ngạc nhiên.

- Tôi đồng ý với bà về việc khuyến khích con cái học hành, gia đình tôi không giàu có, nhưng Bố tôi rất chăm lo việc học hành cho con cái. Tôi được Bố gởi đi học xa từ lúc bé. Oâng tôi lúc mộ dân lập làng, bên cạnh công việc hành chánh lo xây cất trường học, xẻ đất công chia cho thầy giáo để giúp đở thêm phương tiện sinh sống. Trong làng, thầy giáo rất được kính trọng. Nhìn lại cách đối xử với thầy giáo ở đây đôi khi tôi cũng thấy bất công quá.

- Điều nầy không cãi được. Bà nói.

Lần khác, bước vào, Carol lại than phiền:

- Bây giờ chỉ còn lại Bố trong ngôi nhà thênh thang, ông cụ cũng đã gần tám mươi, nay yếu mai đau. Bố tôi cần người chăn sóc, cụ không thể sống một mình được nữa, nhưng cụ không muốn bán đi căn nhà kỷ niệm. Từ ngày mẹ tôi mất đi, cụ nhớ bà càng hiu hắt, tôi mượn người săn sóc nhà cửa và nấu ăn giặt giũ mỗi tuần ba ngày, nhưng tôi chỉ sợ đêm hôm cụ trở bệnh thì không có người bên cạnh.

- Bà còn thân thuộc nào có thể về ở với cụ không? Tôi hỏi và không thấy bà trả lời.

Một thời gian ngắn, lần nầy trở lại, nhìn bà tươi tắn hơn, tôi hỏi thăm công việc và đời sống đã thu xếp ổn thoa? chưa. Bà tươi cười

- Tôi bán cái condominium rồi, dọn về ở chung nhà với Bố tôi

- Thật à, bà dọn từ bao giờ?

- Được hơn tháng rồi, tôi thật không hiểu sao mình lai. không nghĩ ra phương cách giải quyết vấn đề, thật đơn giản. Lúc mẹ tôi bệnh nặng, tôi phải chăm sóc hàng ngày, đi về lo lắng dọn dẹp cả hai căn nhà, phải chi tôi dọn trở về ở chung với Bố mẹ thì tiện biết mấy.

- Tại sao bà không làm như vậy?

- Tôi vào đai. học, ra trường làm việc, lập gia đình và có đời sống riêng. Thật buồn cười, tại sao tôi lại bận tâm suy nghĩ lời thiên hạ đàm tiếu, mang mặc cảm trở về là thất bại, mà không nghĩ rằng lúc mình trở về để phụng dưỡng bố mẹ, vì lúc bấy giờ hai người rất cần tôi.

*

Carol tới thường xuyên hơn, những mẩu chuyện trao đổi về đời sống hàng ngày cũng cởi mở hơn. Bà có những nhận xét rất sâu sắc. Trong bệnh viện, nơi bà làm việc, có rất nhiều người Á đông, họ đến từ Philippine, Indonesia, China … Bà không tin và theo hẳn một tôn giáo nào. Là người giàu tình cảm che đậy sau cái vẻ tự tin cứng rắn, bà không giấu diếm sự ái mộ tư tưởng phương đông, đạo đức, luân lý và cách cư xử hàng ngày. Chúng tôi thường trao đổi nhau những mẩu chuyện nhỏ, những kinh nghiệm sống ở một xã hội kỹ thuật tân tiến hàng đầu thế giới.

- Tôi từ chối mang cha mẹ vào viện dưỡng lão, bao giờ tôi còn khả năng thì sẽ lo cho đến cùng.

- Ở Việt nam, theo phong tục tập quán, cha mẹ già sống với con cái, không con còn cháu. Chúng tôi không có những tổ chức xã hội rộng lớn như viện dưỡng lão.

- Bà không nghĩ đó là điều tốt đẹp sao?

- Có chứ, tuy nhiên cũng có những trường hợp không còn thân nhân, vào viện dưỡng lão là giải pháp cuối cùng, nhưng rất ít người chịu vào sống tập thể, nhất là chờ đợi sự bố thí từ ngững người xa lạ. Hầu hết họ đều cố gắng bám vào nơi sinh ra, trông nhờ vào sự giúp đở cuả hàng xóm nhiều hơn, và nhất là họ sợ khi chết đi không có đến một người quen thương khóc.

- Tôi thấy đó là điều hạnh phúc, ở bên nầy con cái chưa thành nhân đã bị bố mẹ vất ra đời, đến lượt bố mẹ chưa kịp già thì con cái đẩy vào viện dưỡng lão, thật thua kém những nước goi. là nghèo đói chậm tiến…

- Bà có nghĩ rằng vì hoàn cảnh xã hội, và công việc làm khó khăn không?

- Công việc làm lại quan trọng hơn sự chăm sóc cho bố mẹ sao? Như vậy theo ý tôi là con người ở xã hội nầy thật chưa biết sống. Tại sao những quốc gia khác nghèo đói hơn mà người ta vẩn làm được?

Carol nói và làm như ý mình. Bà xin tạm hoãn công tác ở bệnh viện, chỉ giử lại một số giờ dạy ở đại học, bán căn nhà trong khu Hyde Park, hai vợ chồng dọn về South East side ở chung với bố. Công việc bớt bận rộn, cuộc sống bình an hơn, chuyện trò cũng thoải mái hơn, có lần, bà vui vẻ kể lại:

- Bà biết không, có những người thợ đến sửa chửa vặt vãnh hỏi trong nhà nầy không có đàn bà hay sao? Thật là mắc cỡ, nhưng tôi thật sự không nghĩ đến những thứ linh tinh như chưng bày, màn the… trong nhà lúc nào cũng tươm tất, cửa sổ che rèm sáo, chỉ không có màn cửa đăng ten hoa hoè mà thôi. Chắc tôi phải đi mua mộât ít về treo lên quá.

- Bà làm tôi buồn cười. Tôi không nghĩ rằng bà là người nghe theo lời thiên hạ nếu bà thích thì làm, nhà cửa là riêng tư cuả mỗi người, sao lại bận tâm?

- Tôi thật khâm phục, bà nhìn tôi quá rõ. Đôi khi tôi nghĩ nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến mình. Suốt ngày tôi săn sóc bệnh nhân, có những bệnh nhân không cứu được, tôi về nhà như mất hồn, không có tâm trí nghĩ đến những thứ chung quanh. Tôi không thể ngồi yên sơn móng tay, thêu khăn màn. Tay tôi mỗi ngày chậm máu bệnh nhân, rửa vết thương, lau vết lở loét…Bà có hình dung đôi tay nầy ngồi cắm hoa, tỉa lá?

- Mỗi người có một an bày, nếu không có những người như bà thì ai sẽ săn sóc bệnh nhân. Nhưng tôi hỏi thật, bà có muốn làm một công việc khác không?

- Không.

- Vậy tại sao không cố gắng bình tâm. Chỉ có cách đó thì mới giúp bà thoát ra khỏi những lúc buồn nản khó khăn.

- Có những lúc không thể trốn chạy được, khi tôi nhìn những người luôn miệng than thở, những người có thừa thải chỉ biết bận tâm dạ tiệc nào mình phải tham dự cuối tuần, họ thật là vô tích sự, họ không thấy sự bất hạnh cuả người khác. Tôi ngồi nhìn em bé mười hai tuổi bị hành hung nằm trên giường bệnh chờ lưởi hái tử thần đến đón, nhớ lại người mẹ giết chết anh tình nhân người đánh đập con mình, rồi ngồi gậm nhấm nổi ân hận trong tù… trong cái xã hội nầy đầy dẫy bất công, tai. sao?

Vậy đó, con người cứng rắn bên ngoài chứa đựng trái tim bao la bên trong. Carol có cái nhìn thật rộng rãi.

Chúng tôi tranh luận nhau nhiều lần, vẩn tôn trọn ý kiến lẫn nhau. Biết tôi là thuyền nhân vượt biển, bà tránh không hỏi những kinh nghiệm sống trong thời gian ở lại trong nước, cũng như những ngày tháng buồn đau khi lây lất trong trại tị nạn Malaysia. Câu chuyện thường chỉ liên quan đến cuộc sống hàng ngày, việc học hành của con cái. Một lần bà than phiền:

- Tôi chán cái xã hội nầy quá, nhiều khi tôi tưởng như dây chùm gởi sống bám ở đây.

- Bà nghĩ rằng bà sẽ hạnh phúc hơn ở nơi nào?

- Ở Africạ Tôi chỉ muốn trở về cội ngưồn, về nơi tổ tiên tôi sinh sống.

- Bà có thật sự muốn về không? Bà nghĩ rằng bà sẽ an vui hơn ở Africa?

- Ít nhất thì ở đó tôi cũng như moi. người, những giá trị căn bản của cuộc sống, gia đình, nền tảng, những điều mà tôi tìm thấy ở hầu hết những người xa quê hương như bà. Có những người bạn mà tôi thật sự quí mến, những giá trị căn bản trong cuộc sống cuả họ làm tôi kính phục. Có những người sang đây làm lại cuộc đời, họ không từ chối công việc tay chân để mưu sinh, họ thật sự có trình độ văn hoá, tốt nghiệp đại học, nhưng đến đây họ chấp nhận làm những công việc bình thường như y tá, cán sự điều dưỡng, trợ tá săn sóc bệnh nhân, lao công lau chùi cầu thang nơi những người tầm thường bước quạ Giao cho họ công việc gì, họ chu toàn, mặc dù họ có thừa khả năng để đảm trách những công việckhó khăn hơn. Họ đổ mồ hôi chứ không ngữa tay xin trợ cấp. Tôi quen một thạc sĩ hóa học, làm chung bệnh viện, ngày đi làm, tối vào trường di học thêm. Một hôm, khi người giảng viên giải thích sai một phản ứng hóa học, anh xin được phép trình bày. Người giảng viên ngạc nhiên nhưng cho phép. Anh giải thích rất rành mạch, chính người giảng viên cũng hoàn toàn đồng ý và xin lỗi đã chưa đọc tường tận. Tôi học bài học nầy, đừng khinh thường những người chunh quanh. Có những người thật giỏi hơn mà ta chưa biết thôi. Nhưng tôi phục sự cần mẩn chăm học của anh, đã là thạc sĩ ở quê hương anh mà sang đây vẩn tiếp tục học.

- Nhưng bà có biết là tôi cũng phục người giảng viên không? Anh không có cái mặc cảm tự tôn. Anh ấy can đảm nhận lỗi và vui lòng học hỏi. Rất hiếm những người như vậy.

- Những người tôi quen biết có một nền giáo dục từ nước ngoài thường có một cuộc sống rất giàu có. Tôi không nói về phương tiện vật chất, họ sống rất hoà thuận. Có một mối dây liên kết gia đình thật thân thiết. Tôi nghe bà kể về các em, niềm hảnh diện và yêu thương không giấu được, các con của bà tuy sinh ở đây nhưng cho đến bây giờ tôi thấy chúng nó vẩn thân thiết thương yêu nhau. Bà có biết rằng có những gia đình anh em không nói chuyện với nhau, dù sống chung trong một thành phố mà cả năm chưa gặp nhau. Tôi cũng còn anh em, nhưng chua có người nào đến thăm hay tình nguyện giúp tôi chăm sóc cho Bố tôi, dù chỉ là đôi ngày.

- Bà cũng không nên nhìn vào trường hợp cá biệt. Thật ra thì không phải tất cả đều có sự may mắn như chúng tôi. Ba mẹ hy sinh rất nhiều cho chúng tôi, sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng lúc nào cũng lo lắng dạy dỗ, từ vùng thôn quê gởi con đi học xa rất tốn kém, nhưng ba mẹ vẩn cố gắng chu toàn. Lúc cộng sản tịch thu tất cả ruộng đất tiền bạc, chúng tôi ít nhất còn lại mớ vốn liếng văn hóa, dù mảnh bằng không có giá trị thực tiển ở đây, nhưng cũng giúp chúng tôi có được một kiến thức căn bản trên con đường lưu lạc làm lại cuộc đời. Nhưng điều quan trọng nhất, Ba mẹ luôn nhắc nhở chúng tôi phải yêu thương đùm bọc lẩn nhau. Nhờ đó chúng tôi vượt được mọi khó khăn, và tồn tại đến bây giờ.

- Đó là điều tôi muốn nói đến. Không ai dạy chúng tôi phải thương yêu giúp đở lẫn nhau, cũng như không ai khuyến khích chúng tôi cố gắng học hành. Tôi thấy gia đình bà mà thèm thuồng. Nếu tôi sinh ra ở quê hương cuả bà biết đâu cuộc đời tôi sẽ khác.

- Bà có biết chắc được điều đó không? Có những gia đình sống trên quê hương tôi đang cùng khổ, đang phân chia, đang thù ghét lẫn nhau và cũng có người đang an nhiên phè phởn chiếm đoạt sự sống bằng cách bòn rút từ những nghèo đói cuả kẻ khác. Ở đâu cũng có sự bất công. Ở đâu cũng có những ký sinh trùng sống bám. Điều quan trọng nhất là ý thức, nếu bà sống một cuộc sống bình an, nằm xuống không luyến tiếc, không hổ thẹn với lương tâm, đó chẳng phải là cuộc sống đầy ý nghĩa đó sao?.

Nhờ trao đổi được với nhau những mẩu chuyện bên lề, Carol và tôi không còn quan hệ như người thợ phục vụ và khách hàng. Chúng tôi quí mến nhau như hai người bạn thân thiết, chia xẻ những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Khi tôi âu lo về chuyến trở về thăm Mẹ sau mười mấy năm xa cách, những băn khoăn khi phải xin làm công dân Hoa kỳ.

- Bà không cần phải xin làm công dân Hoa kỳ. Bà vẩn có thể ở đây sinh sống mà.

- Bà có biết rằng tôi chỉ là thường trú nhân, tôi chỉ là người được phép sinh sống trên đất nầy, nhưng trên luật pháp tôi là người không có quốc giả Tôi chính thật là dây tầm gởi mà bà cảm thấy trước đây.

- Bà là người Việt nam, nói tiếng Việt nam, bà không chối bỏ điều đó.

- Đúng, tôi là người Việt nam, từ nhân dạng, đến tâm hồn, nhưng trên luật pháp, tôi là người tị nạn cộng sản, là thuyền nhân tạm trú trên một bán đảo Malaysia, cao uỷ quốc tế cứu tôi, Hoa kỳ cho tôi tạm dung, nhưng tôi chưa phải là công dân Hoa Kỳ cho đến khi nào luật pháp Hoa kỳ công nhận tôi là công dân của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ.

- Bà thật sự chối bỏ quê hương sao? Khi mang quốc tịch Hoa Kỳ, bà không còn là người Việt nam.

- Tôi chối bỏ biên giới quốc gia, tôi là công dân Hoa Kỳ nhưng tôi mang quê hương Việt Nam trong lòng, điều nầy không thay đổi được, tôi thở không khí tự do, nhưng có những anh em tôi vẩn chưa có cái hạnh phúc dó, tôi cầu nguyện sẽ có ngày…

Vừa bước vào, Carol ngồi xuống ghế bảo tôi

- Bố tôi trở bệnh, tôi không biết mình phải làm gì bây giờ, tôi đã mất mẹ, chỉ còn Bố thôi.

- Bà có nghĩ rằng sẽ có ngày bà mất cả hai không?

- Tôi sợ không dám nghĩ đến.

- Bà có tránh được điều đó không?

- Không.

- Vậy tại sao lại sợ? Bà có nghĩ là bà chỉ mất bố mẹ nhưng bà còn biết bao nhiêu kỷ niệm cuả hai người. Tại sao chỉ nghĩ đến sự mất mát trong khi bà có biết bao nhiêu là hình ảnh quí báu trong trí nhớ, bao nhiêu tháng ngày yêu thương gần gũi. Điều quan trọng nhất, bà có hối tiếc là chưa làm được gì muốn làm cho Bố mẹ không?

- Tôi cố gắng làm hết khả năng của mình, nhiều khi quá mệt mõi, tôi giận anh tôi quá. Cùng là con tại sao không chia xẻ bổn phận chăm sóc cha mẹ với tôi? Nhưng bình tâm, tôi lại thấy mình hạnh phúc hơn. Tôi sẽ sống không thẹn với lòng mình. Chăm sóc Bố mẹ là một danh dự. Bạn bè không hiểu, cho rằng đó là một gánh nặng. Họ bảo tôi sao không gởi Bố tôi vào trung tâm người già cho rảnh tay, tôi giận quá nhưng cũng không trách họ. Cũng như tôi trước đây, họ không thấy được điều hạnh phúc nầy, tôi thương hại họ.

Trong cuộc sống hàng ngày, ở xả hội kỷ thuật tân tiến hàng đầu thế giới, nếu có những bạn be øsau nầy hỏi thăm về cuộc sống ở xứ Mỹ, về con người máy móc, về xã hội đầy sự khác biệt, bàn tay lông lá cầm vận mệnh thế giới, người ghét người thương, tôi chỉ có thể kể lại cái hạnh phúc nhỏ nhoi cuả chính mình, cái hạnh phúc gặp được những người có tâm hồn như Carol, cái hạnh phúc được sống ấm no, nghĩ và viết tự do, cái hạnh phúc đơn giản cuả một con người.