Lời giới thiệu
Nói về tryện ngắn--và cả luôn văn chương Việt Nam--Bình Nguyên Lộc là một tác giả không thể không nhắc đến. Theo nhiều tài liệu khác nhau, ông viết từ 300 cho đến 400 truyện ngắn và hơn ba mươi truyện dài. Thêm vào đó là hai khảo cứu về ngôn ngữ học.Bình Nguyên Lộc là kể truyện hơn là viết truyện: truyện của ông là kinh nghiệm đời, chuyện thấy được qua kinh nghiệm sống.Tên thật là Tô Văn Tuấn, sanh năm 1914 Tân Uyên, Biên Hoà, sau khi đậu tú tài phần 1, ông ra làm công chức và bắt đấu viết văn từ năm 1943. Năm 1950 ông cho ra đời truyện dài Nhốt Gió. Từ đó ông là một trong những nhà văn được mến chuộng nhất trong giới cầm bút.Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc nói về phong tục địa phương và sự giao cảm của người dân và mãnh đất họ đang cư ngụ. Trong một truyện ngắn có tên là "Những Ngôi Mã Tổ," ông viết về một ngôi làng thật nghèo ở miền đông Nam Phần. Nhưng ngôi làng nằm trên một vùng đất có một sự cấu trúc địa dư chất đặc biệt: dưới mãnh đất khô cằn đó là một lớp sỏi quý, loại sỏi mà các chủ nhân biệt thự dùng để trải sân. Khi một tay thầu khoán biết được chuyện đó, ông ta đến thương lụng với dân làng, xin trả một khoảng tiền thật lớn để mua nguyên cái làng và khai thác sỏi-- nhưng ông ta không nói cho dân làng biết lý do tại sao ông muốn mua mãnh đất khô cằn đó. Sau vài ngày nghị luận, dân làng trả lời là họ không muốn bán đi vùng đất mà tổ tiên của họ khai khẩn. Tiếc của, người thấu khoán đi đến một quyết định táo bạo hơn: ông mướn người nửa đêm đốt sạch khu làng đó. Với hy vọng khi làng đã cháy rụi, dân làng sẽ bán mãnh đất và dọn đi nơi khác... Vài ngày sau người thầu khoán trở lại, một lần nữa ông đề nghị mua mãnh đất. Trong khung cảnh trơ trụi của một ngôi làng bị đốt cháy, những người dân làng trả lời người thầu khoán là họ không thể bán đất của họ đi được vì trên vùng đất khô cằn đó có những ngôi mã tổ tiên của họ.Trong giai đoạn về sau của sự nghiệp viết văn của Bình Nguyên Lộc, ông trở qua khảo cứu về ngôn ngữ học-- mặc dù không thánh công lắm. Ông có hai tác phẩm về ngôn ngử-nhân chủng học là: Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam; Lột Trần Việt Ngữ.Các sáng tác tiêu biểu khác: Tân Liêu Trai; Ký Thác; Nữa Đêm Trảng Sụp; Bí Mật Của Nàng; Quán Tai Heo; Tình Đất; Nụ Cười Nước Mắt Học Trò; Nhưng Bước Lang Thang Trên Hè Phố.... Binh Nguyên Lộc đến Hoa Kỳ tị nạn vào năm 1985 và mất tại California vào tháng 3, 1987.Truyện Ba Con Cáo mà chúng tôi trích đăng dưới dây được đăng trên nguyệt san Bách Khoa vào năm 1962. Trong truyện này hình như BNL nói về ba nhân vật: Một cô gái điếm, một tên trộm cắp trốn quân dịch, và một con cáo. Cả ba cần nhau khi họ còn cơ hội và điều kiện; họ phản nhau khi bản năng sinh tồn bắt họ phản nhau. Một bộ mặt rất thật của cuộc đời trong truyện ngắn của Bình Nguyen Lộc.Nguyễn Kỳ Phong