Chương 1

Đã ra bên ngoài cửa, xỏ chân mang giày và dợm bước nhưng ông Văn dừng lại. Nhìn cô con gái đang nằm thoải mái trên ghế bố, mắt dán vào màn hình tivi, ông căn dặn:

– Con nhớ chiều nay tranh thủ qua bển sớm sớm nghe Ngân Tú. Đi trễ nhằm giờ kẹt xe thì phiền.

Ngóc đầu nhìn ra, cô con gái đáp, giọng trong veo:

– Dạ, con nhớ rồi mà ba. À, con xém quên! Chiều con lấy xe Honda chạy qua bển nghen ba?

Ông Văn nghiêm mặt lắc đầu:

– Không được! Đi xe đạp của con đó.

Ngân Tú bật ngồi dậy, kêu dài giọng nũng nịu.

– Ba ...

Sắc mặt không thay đổi, ông Văn cương quyết:

– Ba đã nói không là không! Mới có mười bốn tuổi mà đi Honda cái gì? Chạy trong thành phố, chuyện tai nạn ba không lo lắm. Nhưng rủi mà công an giao thông chặn hỏi rồi giam xe thì sao đây?

Bà Văn từ dưới bếp đi lên, ngạc nhiên nhìn chồng:

– Ủa! Mình vẫn chưa đi à? Em nghe cái gì mà giam xe?

Ông Văn hất hàm:

– Cô Hai nhà ta kìa! Tôi giao cho mình coi chừng đó nghe. Đừng có xiêu lòng, để cô Hai lấy Honda chạy qua bên nhà má. Tôi đi đây!

Không thèm ngó cô con gái giờ mang bộ mặt phụng phịu, ông Văn đi ra sân.

Bà Văn thở hắt:

– Con cũng vừa phải thôi chứ. Biết chuyện xin không được mà cũng nói.

Ngân Tú dấm dẳn:

– Hôm nay ba bày đặt khó khăn với con. Từ nhà mình qua nhà bà nội có hơn cây số thì xảy ra chuyện gì chứ?

Bà Văn cười tỉnh, khuyến cáo:

– Ba con đã nói vậy rồi, con nên nghe lời ba. Đừng nghĩ tới việc lung lạc mẹ nhé. Mẹ sẽ chặt dạ.

Ngân Tú nằm vặt xuống ghế bố. Mắt ngó trở lại tivi mà mặt thì ỉu xìu.

Nhìn con gái, bà Văn vừa thương vừa buồn cười. Đúng là chồng bà đã quá lo. Nhưng rõ ràng sự lo lắng ấy hoàn toàn có cơ sở.

– Thôi được rồi! - Ngồi xuống mép đi-văng kế bên ghế bố, bà Văn nhẹ giọng.

Bây giờ con hãy ngoan ngoãn nghe lời ba mẹ đi. Sau này, không phải chiếc Dream ba con đang đi, mà mẹ sẽ mua cho con một chiếc mới toanh.

Mắt Ngân Tú sáng lên. Như lúc nãy, cô bé bật dậy:

– Mẹ! Mẹ nói thật hở mẹ? Chắc chắn là xe mới hả?

Bà Văn gật đầu:

– Ừ, hẳn nhiên là vậy. Chứ tới lúc con đủ tuổi thi lầy bằng lái thì chiếc Dream của ba con chắc ... cũng rệu rã hết.

Môi chúm chím, Ngân Tú mơ màng:

– Một chiếc xe mới ... Nếu mẹ mua cho con chiếc Attila thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn.

Bà Văn đưa ngón tay trỏ lên ý bảo “đây là vấn đề bí mật”. Bà nghiêm giọng:

– Con cần phải nhớ thêm một điều. Mẹ hứa vậy nhưng nếu con không tốt nghiệp trung học và đậu đại học thì ... quên chuyện mua xe đi nhé!

Ngân Tú cao giọng tự tin:

– Gì chứ chuyện đó thì không thành vấn đề. Rồi mẹ xem, con sẽ đậu từ một đến ba trường đại học luôn.

– Ai chà! Nổ vừa thôi cô!

– Thì mẹ cứ chờ xem.

Bà Văn gật đầu, nhắc nhở:

– Tôi biết cô Ngân Tú nhà ta học rất giỏi ... Nhưng cái tính khiêm tốn thì không bao giờ là thừa thãi cả, tiểu thư ạ.

Ngân Tú cười hì hì:

– Thì con chỉ khoe với một mình mẹ thôi mà.

Bà Văn cốc yêu lên đầu con gái rồi đứng dậy đi vào trong. Bà còn phải chuẩn bị bữa cơm trưa. Hôm nay nhà chỉ có bà và hai chị em Ngân Tú, Trường Minh nên bữa ăn không cần chu đáo lắm. Vả lại thức ăn vẫn còn khá nhiều trong tủ lạnh, không phải đi chợ mua thêmgì.

Nhấc điện thoại, Ngân Tú quay số. Rất nhanh, bên kia đầu dây nhấc máy:

– Alô!

– Tao nè! Mày chuẩn bị xong chưa vậy?

Giọng con gái trong trẻo:

– Bây giờ mày dắt xe đạp ra là vừa đó. Tao ăn cơm gần xong rồi nè.

– Trời! - Ngân Tú la lên - Mày vừa phải thôi chứ, Đài Trang. Tao chuẩn bị hai phần ăn nè. Tao đã dặn tới dặn lui hai ba lần mà mày vẫn ăn cơm nhà.

Đài Trang tỉnh bơ:

– Tao có chê cơm mày đã chuẩn bị đâu? Tối nay nó sẽ hết cái vèo. Mày đừng có lo bị ế.

Đài Trang là nhỏ bạn học thân nhất của Ngân Tú. Mỗi lần đi đâu, một trong hai đứa đều gọi điện rủ rê rồi cặp kè với nhau. Đài Trang đã không ít lần đến chơi nhà bà nội của Ngân Tú. Cho nên khi Ngân Tú rủ đến đó học bài rồi ngủ lại với mình thì Đài Trang đồng ý ngay:

Nhà của nội Ngân Tú có thể coi là nơi cho cả hai đứa tha hồ tung hoành nhân lúc không có bả nội ở nhà. Ba của Ngân Tú đưa bà nội về quê. Bà sẽ ở với vợ chồng cô Điều khoảng một vài tháng. Đây là chuyến đi thông lệ hàng năm của bà cụ Nhiệm vào mùa khô, nắng nóng từ tháng hai, tháng ba cho đến tháng năm.

Trong bà Nhiệm có hai tình cảm đan xen với nhau. Bà yêu thích thiên nhiên thoáng đãng, bầu không khí trong lành của quê cũ. Bà cũng không thể xa rời ngôi nhà ở thành phố, ngôi nhà đã gắn bó với bà từ ngày mới theo chồng:

Tính đến nay đã gần năm mươi năm. Bởi vậy mà mỗi năm, bà về quê với con gái con rể và cháu ngoại vài tháng, và ở nhà trên thành phố những tháng còn lại.

Đòi là đòi vậy nhưng khi ghé qua nhà đón Đài Trang, Ngân Tú dứt khóat không chịu để xe đạp lại rồi đi cùng Đài Trang bằng Honda:

Đài Trang tặc lưỡi:

– Gì mà mày sợ dữ vậy?

Ngân Tú đáp vô tư:

– Ừ. Ở nhà, tuy thằng Minh là con trai, nối dõi tông đường nhưng tao được cưng chiều nhất. Nhưng mà cái nào ra cái náy. Cưng thì cưng chứ ba tao mà nổi cơn giận da lên thì còn hơn động đất nữa. Tao ớn lắm.

Hai đứa chở nhau trên xe đạp của Ngân Tú. Hai đứa mười bốn tuổi mà đứa nào cũng mập "tròn vo" nên Đài Trang cẩn thận kiểm tra bánh xe rồi bơm thêm hơi cho ... chắc ăn.

Qua tới nhà nội Ngân Tú lúc mới hơn bốn giờ.

Ngân Tú mở rộng cổng cho Đài Trang dắt xe đạp vô rồi khóa lại, vào theo.

Trong khi Đài Trang bật chân chống dựng xe đạp sát bên thềm thì Ngân Tú nhanh tay tra chìa khóa mở cửa. Hai cánh cửa lớn bằng gỗ nâu. Phần dưới pa-nô gỗ, phần trên có những ô vuông lấp kính dày, phía trong treo rèm màu vàng nhạt.

Mở rộng hai cánh cửa, Ngân Tú giục Đài Trang dăt xe vô nhà. Nền nhà gạch men láng ướt mát lạnh và không chút bụi bặm. Bà nội của. Ngân Tú vẫn rất ngăn nắp và sạch sẽ.

Đài Trang phải nhấc chiếc xe đạp lên để khỏi bẩn nền nhà. Khi xe vừa ngang qua cửa, Ngân Tú đưa tay láy túi đồ trên giỏ bội, thế là nhẹ bớt.

Chiếc xe được dựng ngay gần cửa ra vào, kế đầu võng. Căn phòng khách đơn giản, không bày biện nhiều. Một kệ tivi nhỏ, bộ xa-lông ngay gian nhà. Đối diện với chiếc võng, ở phía bên trái căn phòng là ghế đi-văng.

Thỉnh thoảng, Đài Trang cũng đến đây cùng với Ngân Tú. Và không khác gì Ngân Tú, Đài Trang thích ngồi dựa ngửa thoải mái trên chiếc ghế xa-lông hay nằm dài ở ghế đi-văng. Dù không phải là nệm êm ái nhưng mặt gỗ nâu láng như thoa mỡ và mát lạnh cũng mang lại cảm giác dễ chịu, thích thú.

Đài Trang hỏi Ngân Tú:

– Bây giờ tụi mình làm gì?

Ngân Tú vừa đi vào trong vừa đáp:

– Mày có thể ngồi chơi. Tao vô bếp soạn đồ ăn. Mày mới ăn xong thì chắc phải sáu bảy giờ tối mới ăn nữa được.

Đài Trang không ngồi mà theo chân bạn.

– Trời! Mày nhịn vậy chịu sao nổi?

Mẹ nấu món gì đây?

Ngân Tú đặt túi xách xuống sàn nhà và lấy cái bịch xốp từ trong túi xách, cô bé đáp:

– Mẹ xào phở, nấu canh cải mặn hột gà và tôm rim.

Dù mới ăn cơm và đạp xe qua đây không đến nỗi bị đói trở lại, nhưng nghe nhỏ bạn giới thiệu máy món ăn này Đài Trang vẫn phải tửa nước bọt.

– Ngon hết ý à nha. - Đài Trang xuýt xoa - Mày cứ ăn đi! Chừa phần cho tao chút đỉnh là được hà.

– Không sao! Lát nữa tao với mày ăn luôn. Hồi nãy nhà thím Tư hàng xóm đem qua biếu xôi vò chè trôi nước, mẹ và tao ăn nên tao hơi no no rồi.

Đài Trang trách:

– Trời ơi! Không để dành cho tao gì hết trơn. Mày biết tao là đạo nếp mà.

Đang soạn tô đĩa đựng thức ăn, Ngân Tú dừng lại:

– Thật đúng là đứa luôn đặt vấn đề ăn uống lên hàng chủ yếu mà. Biết mày như vậy nên tao đâu dám để mày kêu rêu.

Không mếch lòng tí nào, Đài Trang cười tít mắt. Có nhỏ biết thế nào mình cũng có phần. Hai đứa vốn thân nhau như hình với bóng mà. Những món ngon đều có phần cho nhau. Từ lâu nay là vậy.

Ngân Tú giục Đài Trang lấy chén đĩa. Đúng ra, vì là chè xôi của láng giềng biếu nên không nhiều. Đúng với cái câu:

"Ăn lấy thảo. Ăn lấy vị". Tuy nhiên, hôm nay vắng mặt ba. Còn nhóc Trường Minh thì vốn không ''hảo" chè xôi nên mới có dư cho Đài Trang.

Hai đứa vừa xong cái phần việc san sớt thức ăn thì điện thoại reo, Ngân Tú đoán trước khi nhấc máy:

– Chắc là mẫu hậu xác nhận coi tụi mình đã qua chưa!

Đúng là bà Văn. Bà phải kiểm tra mới yên tâm.

Nghe con gái nói vừa soạn đồ ăn ra xong, bà dặn:

– Được rồi, hai đứa coi ăn uống rồi học bài. Nhớ là đừng có ra ngoài. Coi khóa cửa nẻo cẩn thận đó. Còn nữa, học bài nhưng cũng đừng thức khuya quá.

– Dạ, con biết rồi mẹ ạ.

Gác máy Ngân Tú nhìn bạn, hất hàm:

– Mẹ tao dặn vậy đó. Mày thấy sao?

Đài Trang đáp ngay:

– Đương nhiên tao với mày chẳng việc gì phải ra ngoài buổi tối. Còn ngủ thì ... chừng nào buồn ngủ tụi mình sẽ ngủ, OK?

Ngân Tú gật đầu:

– OK!

Hai đứa tuy có tâm hồn ăn uống phong phú nhưng nói tới chuyện học thì cũng nghiêm túc bậc nhất:

Dưới vầng sáng của hai bóng đèn trong phòng khách, Ngân Tú “và” Đài Trang chăm chú học bài:

Năm nay thi tốt nghiệp trung học cơ sở, không thể chủ quan được. Không chỉ đậu mà cả hai đứa dứt khoát phải đậu với số điểm thật cao. Đó là giao kết của cả hai từ đầu năm học.

Hơn bảy giờ rưỡi, tập vở tạm thời gấp lại, đèn phòng ăn bật sáng. Các món ăn Ngân Tú đem từ nhà qua được bày ra bàn. Bữa ăn tối đúng nghĩa. Sách báo và các chuyên gia về sức khóe vấn khuyên trên tivi là bữa ăn chiều nên ăn ít hơn bữa sáng và bữa trưa. Không nên ăn bữa thứ ba này sau bảy giờ tối. Nhưng Ngân Tú và Đài Trang thì hoàn toàn xa lạ với những lời khuyên ấy. Có những hôm, gần mười giờ đêm hai đứa vẫn còn lò dò xuống bếp mở tủ lạnh, giỡ nắp nồi.

Đang ăn ngon lành món phở xào, Đài Trang chợt rầu rầu:

– Ngân Tú à!

– Gì?

– Càng ngày cái tên Đài Trang càng rời xa tao.

Ngân Tú chống đũa nheo mắt nhìn bạn:

– Sao? Mày lo à?

Đài Trang nhăn nhăn mặt:

– Mày thì không lo sợ gì hay sao? Nếu cứ theo tỉ lệ thuận thì ba bốn năm nữa tao với mày sẽ trở thành cây chả lụa mất:

Nói đến đây Đài Trang thè lưỡi rùn vai. Khủng khiếp!

Ngân Tú cầm đũa lên, thản nhiên gắp miếng thịt ba chỉ cho vào miệng nhai nhóp nhép.

– Tao thấy chẳng việc quái gì phải lo. Mày đừng quên hiện giờ tụi, mình cao hơn mét năm hai. Cho tới hai mươi tuổi chiều cao mới hết phát triển. Còn cái ''vòng hai" này ấy à? Chuyện nhỏ. Nếu tập thể dục thì không bao giờ là muộn cả. Và chỉ cần mày tập thể đục chăm chỉ và đều đặn thì tao dám chắc sẽ đi thi tuyển người mẫu hoặc hoa khôi cái một hà.

Đài Trang gật đầu:

– Ừ, mày nói cũng phải. Suy cho cùng thì bây giờ sức khỏe đối với tụi mình là quan trọng nhất. Khỏe để học và ... chơi. Chuyện đẹp xấu từ từ tính há.

– Không sao! Yên tâm ăn hết phần phở xảo đi. Còn chẻ xôi nữa kìa.

Đài Trang cười hì hì:

– Mày đừng lo. Tao không quên đâu mà.

Bữa ăn của hai đứa chợt mắt vui vì tiếng nhạc được khuếch đại của ampli từ nhà hàng xóm vọng sang.

Đài Trang nhìn bạn:

– Hàng xóm của bà nội mày thưởng thức âm nhạc kiểu gì vậy hổng biết.

Ngân Tú trợn mắt:

– Cái thằng ôn vật con nhà lão Cừ nó phá chứ thưởng thức gì mà thưởng thức.

Đài Trang nhíu mày:

– Mày nói ...

– Thì là cái thằng Khôi con lão Cừ. Mấy lần qua đây mày cũng gặp nó. Bộ quên rồi hả?

– Quên sao được mà quên. Hình ảnh thằng con trai tên Khôi hiện lên trong Đầu Đài Trang:

Thẳng quỷ tóc dài xấp vai, mặt lúc nào cũng vênh váo, Mới nhìn thoáng qua đủ thấy ghét rồi.

Giúp Ngân Tú thu dọn chén dĩa, Đài Trang than thở:

– Kiểu này lát nữa làm sao tụi mình học bài được đây?

Ngân Tú nói:

– Lên lầu, phòng ở trên cách âm khá tốt nên không đến nỗi. Đợi mai mốt nhất định tao sẽ tìm cách xử thằng quỷ đó thật đẹp cho mày coi.

Sáu giờ rưỡ sáng, khu phố vốn ổn vào vì vào giờ này mọi người chuẩn bị đi làm, có nhiều người đưa con cái đến trưởng luôn thể. Hôm nay càng thêm ồn ào. Quên là phải khẩn trương để khỏi bị trễ giờ đến sở làm, ai náy đều dừng lại tò mò sự việc đang xảy ra ồn ào đến mức náo động, dù chỉ là giọng cãi cọ của hai đứa con gái và một thằng con trai choai choai.

Ăn theo trận gây gổ là chuỗi xì xào bàn tán của đám đông chôm xóm hiếu kỳ.

– Hình như là thằng Khôi?

– Ừ, nó chứ ai. Không biết nó làm gì mà con nhỏ cháu nội bà Nhiệm la ó dữ quá!

Một giọng phụ nữ hả hê:

– Cái thằng mất dạy xác láo chuyên quậy phá đó nếu không chọc ghẹo người ta thì đâu có chuyện ồn ào. Mà phải vậy mới được, chứ hổng ai lên tiếng thì nó cứ làm tới:

Muốn loạn luôn hà. Đáng đời lắm nghe, phen này có đứa dám trị nó rồi.

Lại vài giọng tò mò lẫn háo hức:

– Chà chà! Không biết con nhỏ nào dám chửi lại quý tử nhà ông Cừ vậy ta?

Có đến mười mấy hai chục người xúm quanh hai kẻ đang cự cãi. Người lớn, trẻ con, đàn ông, phụ nữ ... đủ cả:

Không ai hỏi đích danh ai nhưng luôn có sẵn câu trả lời giải tỏa những thắc mắc cho tất cả.

Cuối cùng thì mọi người cũng hiểu rõ sự việc Sáng sớm nay cô bé cháu gái của bà Nhiệm đi ra đầu hẻm mua phở, khi quay vào tới đây thì dựng phải Nguyên Khôi, quý tử nhà ông Cừ lạng xe đạp ra. Cứ theo lời của cô bé Ngân Tú thì thằng Khôi cố ỷ va vào cô là cà-mên dựng phở rơi xuống đất. Cuộc khẩu chiến ác liệt diễn ra ngay sau đó. Thật vô lý khi bảo rằng Khối cố ý. Nó gắt um:

– Ê, nê nè! Mày đừng có đổ thừa lảng xẹt như vậy nghe. Mắc mở gì tao lại cố tình tông vô mày chứ?

Ngân Tú độp lại ngay:

– Mắc mở gì thì tự mày biết. Cà-mên phở bị văng ra đất ràng ràng vầy mà mấy nói là tao đổ thừa lảng xẹt hả? Không lẽ tự nhiên tao nhào ra đổ vạ cho mày. Bây giờ mày tính cãi lộn trừ hả?

Nguyên Khôi vênh mặt:

– Ừ. Chứ mày bắt tao đền hả? Còn khuya! Tao đền cho mày cái búa!

Lập tức Ngân Tú xắn tay áo:

– A a, cái thằng này? Con nhà giàu có mà giở giọng côn đồ vừa ăn cướp vừa la làng. Bà con xung quanh nãy giờ thấy hết. Có mắc cỡ không chứ?

Đúng là bọn con trai thì bao giờ cũng hời hợt, không cân nhấc lời nói. Nhất là loại con trai ngổ ngáo như Nguyên Khôi.

Tức tối, nó đốp chát:

– Ừ, thì sao? Nhà tao giàu, tao thèm vô cái tớ phở của mày. Đáng chuyện, bạc triệu tao đền cho mày coi.

Ngân Tú trề môi:

– Xời ơi! Hai tô phở có vài chục ngàn đồng mà còn chạy chối hổng đền. Nói chuyện bạc triệu sao không xấu hổ tí nào hết vậy trời!

Đám đông dạt ra:

"Lão gia" nhà Nguyên Khôi xuất hiện với bộ mặt cau có.

Ông nhìn Ngân Tú một thoáng rồi quay qua con trai, hỏi trống không:

– Chuyện gì mà mới sáng sớm đã làm náo động cả xóm vậy hả?

Nguyên Khôi bực bội:

– Là con quỷ cái này nó kiếm chuyện đổ thừa ...

– Ê! Mày nói năng đàng hoàng một chút nghe! Ngân Tú trợn mắt ngắt ngang – Tao mà là quỷ thì nãy giờ tao bẻ cổ mày rồi!

Day qua ông Cừ, giọng cô bé chuyển tông ngọt ngào:

– Ông bác ơi! Con trai ông bác coi con hẻm này là đường dành riêng cho nó.

Nó chạy xe mà lạng lách không thèm ngó nhìn ai nên mới tông làm đổ cà-mên phở tui vừa mua về. Đã vậy, nó còn nói không đáng nên nó không đền cho tui kìa, ông bác. Hổng biết ông bác thì sao chứ ở nhà tui muốn có bạc triệu ba mẹ tui vẫn phải đi làm để có từ một hai ngàn đó.

Hầu như mọi ánh mất đều để dồn về Ngân Tú. Mặt ông Cừ thì tím ngất vì giận. Ông biết rõ cô nhỏ:

này con ai. Nhưng không ngờ mới mười mấy tuổi, miệng còn hôi sữa mà con nhỏ đã biết nói mắc mớ trên đầu người khác như vậy.

Ông Cừ lừ mắt, quát khẽ trước khi Nguyên Khôi tiếp tục sừng sộ với Ngân Tú:

– Con im đi! Về nhà mau lên! Nghe chưa? Con về nhà rồi lát nữa ba nói chuyện với con. Đi mau lên!

Nguyên Khôi hặm hực leo lên xe đạp. Từ ngã ba này tới nhà hắn chỉ vài chục thước. Hẵn vẫn leo lên xe khom người đạp xe lướt ào tới trước. Chỉ nhìn cái kiểu cách chạy xe đạp của hắn cũng đủ biết chuyện vừa xảy ra phần lỗi thuộc về ai rồi.

Ông Cừ ôn tồn nói:

– Được rồi, cháu gái à. Bác sẽ đến chỗ phở bị nó làm đổ cho cháu. Hết bao nhiêu tiền vậy cháu?

Vừa nói ông Cừ vừa đưa tay lên túi áo sơ mi móc ví.

Ngân Tú khẽ gật gù:

– Đúng là phải đền cho tui rồi. Nhưng nếu bác đứng ra bồi thường thì vô lý quá. Người gây ra chuyện con trai của bác mà. Càng vô lý hơn nếu bây giờ bác đưa tiền cho tui, báo tui phải quay ra mua phở. Tụi muốn con trai bác phải đền cho tui. Nó phải nhặt cà-mên đem đi rửa sạch rồi mang ra tiệm phở Hằng mua hai tô đặc biệt như lúc nãy tui đã mua.

Nói xong, Ngân Tú đi về nhà mình. Đám đông giãn ra, dù sao thì cũng đã kết thúc. Nếu nán lại thêm giây để xem ông Cừ xử sự thế nào cũng hay, nhưng trễ quá rồi.

Ông Cừ mím môi. Giận con trai và giận luôn con nhỏ cháu nội bà Nhiệm hàng xóm. Cực bằng chẳng đã, ông cúi xuống nhặt cái cà-mên, nói với theo Ngân Tú:

– Được rồi! Bác sẽ bảo thằng Khôi ra mua trả cháu hai tô phở.

Ngân Tú nghe đượe câu nói của ông trước khi đẩy cổng bước vào sân nhà.

Cửa mở rộng, Đài Trang nãy giờ lấp ló nhấp nhỏm chờ Ngân Tú về, nôn nóng hỏi:

– Mày bắt nó phải mua phở đền lại cho tụi mình à? Nếu nó không chịu thì sao?

Ngân Tú tự tin:

– Chuyện đã có ông già nó đứng ra dàn xếp rồi. Sẽ như ý tụi mình cho mày coi.

– Rồi ... tiếp theo mày định sẽ làm vậy thật hả?

Ngân Tú trợn mắt:

– Đương nhiên! Tao nói giỡn với mày làm chi? Nhỏ này!

Khoảng hai mươi phút sau, Nguyên Khôi xuất hiện với cà-mên trên tay, bước chân thì gượng gạo, sắc mặt hầm hừ.

Đứng ở giữa chân, Nguyên Khôi gọi:

– Ê, con nhỏ kia! Mày ra mà lấy phở của mày nè!

Ngân Tú cao giọng:

– Mày có trách nhiệm phải đền cho tao, vậy thì phải đền cho đàng hoàng.

Mang vô đây!

Nguyên Khôi trợn mắt. Cơn tức trào lên làm hắn nghẹn lời chăng? Ngân Tú điểm nụ cười khoái trá:

– Sao hả? Mày đang muốn chửi tao lắm hả? Muốn thì cứ, tao không ngăn cản mày đâu.

Nguyên Khôi hét lên:

– Mày không ra cầm lấy, tao thấy đại xuống đât, mày ráng chịu à nghen.

Ngán Tú thách:

– Ừ, mày giỏi thì cứ thấy đại tao coi.

Tình hình có chiều hướng căng thẳng rõ rệt. Đài Trang quyết định can thiệp:

– Thôi được rồi, Ngân Tú à. Tao sẽ ra lấy cho. Hắn mua phở đền như vậy là có thành ý rồi, mày đừng làm khó hắn nữa.

Nguyên Khôi nhìn Đài Trang không đẩy nửa con mắt. Bụng hắn nói thầm:

– “Hai con quỷ cái đáng ghét quá trôi. Y như hai cây chả lụa:

Sao mà tụi nó xấu dữ vậy không biết.

Hắn toan quay bước rời khỏi căn nhà láng giềng thì Ngân Tú gọi giật lại:

– Ê ê? Mày đứng lại đó!

Khôi chống nạnh, xẵng gắt:

– Đền cho mày vậy là xong rồi. Mày còn đòi gì nữa hả?

Ngân Tú cao giọng:

– Tao phải kiểm tra coi mày đền phở hay mày đựng xà bần vô đây.

Đài Trang, giở nắp ra coi thứ đi. Nguyên Khôi bực dọc nán lại đó.

Trên thềm nhà, Đài Trang quay lưng về phía Khôi, che cả Ngân Tú.

Chợt Ngân Tú ré lên:

– Trời đất thánh thẩn ơi! Thằng quỷ vật này, mây dám giỡn mặt với tao hả?

– Cái gì nữa đây?

– Đây! Mày coi đi! À, để tao mang qua hỏi ba mẹ mày coi như vậy là sao.

Mày dám bỏ dây thun với tóc vô hả? Thằng quỷ sứ! Trời hổng đánh mày thì uổng thật!

Ngân Tú bưng cà-mên đi ra dí vô tận mặt Nguyên Khôi:

– Không tin hả? Thì mày mở to hai con mắt ra mà nhìn cho kỹ đi. Tao có nói láo không?

Không thể tin được. Nhưng đúng là sự thật. Bên trong tô phở, phía dưới mấy lát thịt bò vừa chín tái rõ ràng là ba bốn sợi thun vả một nhúm tóc đen chừng vài phân.

Thế là một lần nữa, hai bên cãi cọ nhau kịch liệt. Nguyên Khôi cho rằng Ngân Tú bày ra chuyện để vu oan mình. Ngân Tú thì để quyết Nguyên Khôi vốn ngang tàng xác láo. Bây giờ bị Tú bắt đền thì tức tối nên mới làm thế này.

Ngân Tú vốn có giọng nói trong và khỏe. Đang ở trường học đông đúc ồn ào nhưng nếu Ngân Tú đang vui vẻ trò chuyện với bạn bè ở góc nào đó thì rất dễ nhận ra.

Chỉ năm bảy câu đối đáp qua lại thì bên nhà Nguyên Khôi đã nghe hết. Lúc nãy chỉ một mình ông Cừ, còn bây giờ thêm cái bà Cừ xuất hiện. Dĩ nhiên cha mẹ nào cũng phải bênh vực con mình. Tuy nhiên không có bằng chứng kết luận Ngân Tú đã bỏ tóc và dây thun vô tô phở vợ chồng ông Cừ đành nén giận ... Bà Cừ mát mẻ:

– Thôi! Thằng Khôi nhà bác ngỗ ngược quá. Để bác ra mua cho cháu phần phở khác vậy. Lần này thì chắc chắn không xảy ra chuyện gì đâu. Hay nếu cháu nghi ngờ thì đi với bác ra tiệm phở vậy.

Ngân Tú phẩy tay:

– Không dám làm phiền bác đâu. Chỉ một hai tô phở mà gì phải chạy tới chạy lui hai ba lần chứ. Bác về đi, coi như hôm nay là ngày xui xẻo của tui. Bây giờ có ăn cũng hết thấy ngon.

Bà Cừ nhìn chồng chờ nghe ý kiến của ông, ông Cừ khẽ thở dài.

– Mình về thôi! Để thư thả tôi sẽ nói chuyện với anh Văn. Tuy là chuyện của trẻ con nhưng phải rõ ràng, kẻo người lớn hiểu lầm.

Câu nói có ý hăm he rõ rệt. Khi cả nhà họ đã bỏ về, Đài Trang lo lắng:

– Chết rồi Ngân Tú! Bà ấy nói sẽ nói chuyện với bác Văn. Làm sao bây giờ?

Ngân Tú nhăn mặt:

– Gì mà chết? Bà ta cứ việc nói. Hai nhà có mâu thuẫn từ thời nội tao còn trẻ.

Bây giờ lẽ nào ba mẹ tao lại nghe lời bà ta mà xử tao?

Đài Trang vẫn lo lắng:

– Nhưng dù sao thì mấy sợi thun với tóc rối vẫn là ...

– Hê! Tao không nói, mày im lặng, đương nhiên chẳng ai hay biết gì cả.

Ngân Tú chặn ngang lời bạn và nói thêm - Mà nếu yên tâm hơn thì mày về nhà trước khi ba tao trở lên Sài Gòn. Suy cho cùng là chủ ý của tao, tao sẽ gánh chịu.

Đài Trang lắc đầu:

– Mày coi tao là loại bạn bè gì mà nói vậy chứ? Nếu như bác trai bác gái cô quở mắng mày thì tao nhất định phải san sẻ. Thỏa thuận với nhau vậy đi!

– Được lắm. OK!

Bà Cừ không chỉ là đe dọa suồng. Có vẻ như bà ta dò hỏi thế nào đó và nắm khá rõ thời gian ông Văn quay về. Ngay khi ông Văn về tới nhà chưa được hai tiếng đồng hồ thì nhân được cú điện thoại mắng vốn Bà Cừ nói:

– Chuyện là vậy. Nguyên Khôi nhà chúng tôi là con trai nên có phần ngỗ nghịch. Nhưng nó hoàn toàn không cố ý trêu phá con gái nhà ông. Hai vợ chồng tôi cũng đã xin lỗi cháu, dù rằng khó mà xác định phần lỗi thật sự thuộc về ai.

Nhưng xem chừng cháu gái nhà ông vẫn chưa hài lòng. Theo ý tôi thì chúng ta thử khuyên bọn trẻ xem ông bà khuyên con ông bà, còn chúng tôi thì nhắc nhở thằng con của chúng tôi.

Ông Văn gác máy, phàn nàn với vợ:

– Con bé Ngân Tú này ... mới có vài ngày mà sinh chuyện rồi. Phải gọi nó về hỏi rõ đầu đuôi mới được. Đã hai nhà không thiện cảm mà nó còn kiếm chuyện, cứ như vậy thì càng thêm mâu thuẫn nặng nề hơn. Con với cái!

Bà Văn thận trọng hơn:

– Em nghĩ anh nên từ từ hỏi rõ đầu đuôi xem sự thể ra làm sao. Chúng ta đều biết thằng con ông Cừ từ hồi năm bảy tuổi đã xấc láo rồi mà:

Coi chừng gia đình họ có tính toán gì đó. Mình vô tình sẽ rơi vào cái bãy:

họ giăng, cha con chồng vợ buồn nhau thì ...

Ông Văn đồng tình với vợ. Nhưng vẫn phải hỏi Ngân Tú một cách nghiêm khắc, có vậy mới dằn mặt được gia đình ông Cừ. Thay vì nhấc điện thoại gọi con gái về nhà thì ông Văn lấy xe chạy qua nhà mẹ để nói chuyện với Ngâ n Tú:

Ông Văn muốn xuất hiện bất ngờ để Ngân Tú không có thời giờ sắp xếp lý lẽ mà đối phó lại ông.

Dừng xe trước cổng nhà bà mẹ, ông Văn thầm hài lòng khi thấy cổng được khóa chốt bên trong cẩn thận. Nhưng sự hài lòng ngay sau đó lùi sâu vào phía trong nhường lại cho sự khó chịu. Từ nhà ông Cừ, âm nhạc sôi động qua hệ thống ampli, loa mở lớn muốn chọc thủng màng nhĩ ...

Ngân Tú và Đài Trang ra đón ông Văn với quyển và trên tay.

Ông Văn hỏi:

– Hai đứa đang học bài đó hả?

Ngân Tú phàn nàn:

– Thì ba thấy là tụi con đang cầm vở đáy mà. Nhưng nhẩm trăm chữ chỉ nhét vô đầu được một chữ. Thằng quỷ sống bên này nó mở nhạc om sòm thì học hành gì được.

– Chính vì vậy mà con bày trò để trả đũa nó hả?

Ngân Tú trề môi:

– Chời ơi! Con mà thêm trả đũa nó! Chuyện nó chạy xe lạng qua lạng lại rồi đụng con là có thật. Nhiều người nhìn thấy chứ bộ.

– Ừ, cứ cho là sự việc ấy con đúng đi. Còn trong phở có tóc và thua thì có lẽ ba phải hỏi lại mới được.

Ngân Tú phụng phịu:

– Bây giờ ba nghe theo lời mắng vốn của ba mẹ nó mà la con hả ba?

Đài Trang bệu bạo:

– Con xin lỗi báctrai. Xảy ra chuyện này con cũng có phần trách nhiệm.

Đáng lẽ ...

Ông Văn lắc đầu xua tay:

– Con không có lỗi gì cả. Bác quá rõ con Ngân Tú. Nếu bày ra chuyện gì thì chủ sự toàn là nó thôi.

Ông sừng lại, nghiêm mắt nhìn Ngân Tú:

– Tất nhiên là ba mẹ, cả nhà ta đều biết rõ thằng nhỏ bên đó là đứa như thế nào. Nhưng không vì vậy mà ba ủng hộ con. Bây giờ ba cho con mười ... à không, con có mưới lăm phút để thu dọn đồ đạc quay về nhà với mẹ con.

Nói xong, ông Văn đi qua nhà ông Cừ. Đây là lần đầu tiên ông bước chân vào ngôi nhà của kẻ có thể gọi là "cừu nhân" của gia đình mình:

Đúng là con cái luôn làm phiền lòng cha mẹ. Ông Văn nghe chân mình như đeo đá, vậy mà vẫn phải cố mà lê bước.

Nguyên Khôi xuất hiện trên thềm, lễ phép một cách miễn cưỡng:

– Chào bác! Bác tìm ai?

– Ba mẹ cậu có ở nhà chớ?

– Bác chờ cho một lát! - Khôi nói rồi chạy lên lầu. Vừa chạy vừa réo to để át bớt tiếng nhạc - Mẹ ơi, có khách nè!

Và nó biến mất trên đầu thang lầu.

Ông Cừ đi vắng, chỉ có bà vợ tiếp ông Văn. Câu chuyện trên nền nhạc ầm ĩ.

Ông Văn nói ngắn gọn:

– Như bà đã nói, con gái chúng tôi và con trai ông bà ... hãy còn con nít quá.

Chúng ta sẽ nhắc nhở thêm mới được. Tuy nhiên ở đây tôi có lời xin lỗi bà. Coi như con dại cái mang. Tôi sẽ rầy con gái tôi. Tôi cũng bảo nó quay về nhà rồi.

Bà yên tâm, sẽ không xảy ra sự việc gì rắc rối nữa đâu. Tôi xin bảo đảm.

Bà Cừ điểm nụ cười thật lịch sự:

– Thật ra thì chuyện của bọn trẻ con không to tát gì. Nhưng tôi thì tôi nghĩ chúng ta phải có trách nhiệm để nó thật sự không trở thành to tát nghiêm trọng.

Hẳn ông cũng đồng ý với tôi như vậy chứ?

Ông Văn gật đầu. Trước khi đang lên cáo từ, ông kịp nhìn thấy Nguyên Khôi lạng xe đạp ra cổng. Không trách gì Ngân Tú lại ghét nó rồi va chạm đến cả ông bà Cừ. Và bấy nhiều cũng đủ kết luận trong hai đứa, đứa nào có lỗi.

Tiễn khách ra khỏi cửa, như sực nhớ, bà Cừ gọi ông Văn:

– À, ông Văn nảy! Có chuyện này ...

Ông Văn sẵn sàng nghe:

– Bà chị cứ nói!

– Thật ngại quá! Nhưng đêm qua, độ hơn mười giờ rưỡi rồi mà bên nhà không biết cháu gái làm gì ... hên nhà tôi cứ nghe gõ cùm cụp, vô tường. Cả nhà tôi không sao ngủ được.

Ông Văn không chịu thua, nhếch nụ cười, ông nhẹ nhàng đáp:

– Tôi sẽ hỏi lại nó. Mà có lẽ do bên nhà bà mở nhạc lớn quá, tụi nó học bài không được mới kiếm chuyện quét dọn lau chùi gì đó mà. Nhưng bà chị yên tâm đi. Từ bây giờ nó về bên nhà rồi. Cho đến khi mẹ tôi dưới quê trở lên Sài Gòn sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa đâu.

Ông Vãn về, thấy hài lòng vì cô con gái đã thu dọn đồ đạc xong và đang chờ ông, dĩ nhiên là với bộ mặt bí xị, dằn dỗi.

– Bây giờ hai đứa về đi! - ông Văn nói thêm với Đài Trang. Con cũng ghé qua nhà. Hôm nay bác có mua món mắm Thái đặc sản Châu Đốc. Bác gái đã ram thêm thịt ba chỉ và mua lau, bún rồi. Con phải ăn với mọi người đó nghe Đài Trang.

– Dạ .... bác không về bạy giờ luôn sao ạ?

– Ờ, bác nghỉ một lát rồi sẽ về sau.

Hai đứa chào ông Văn, đem máy túi đồ ra xe đạp.

Ra đầu hẻm, quẹo phía bên phải chạy thêm một quãng, hai đứa đụng mất Nguyên Khôi. Hay nói đúng hơn là Khôi đã chặn đường hai đứa lại:

– Mày muốn gì hả? Ngân Tú xẵng giọng.

Nguyên Khôi câng câng mặt, cười đắc ý:

– Hê hê! Xếp càng rút lui có trật tự rồi hả nhỏ?

Ngân Tú nghiến răng:

– Ê, thằng trời đánh! Mày đừng có vội đắc thắng. Tao không trị được mày nhưng chắc chắn sẽ có người "tề" mày thật đẹp. Chắc chắn là như vậy. Mày chờ mà xem!

Nguyên Khôi thè lưỡi dãi cả tấc, và rùn vai ra chiều sợ hãi:

– Trời ơi! Con gái gì mà dữ như quỷ. Đã xấu mà còn dữ thì ế là cái chắc.

Thằng con trai nào mà đám làm quen mày, hả bà chằn hột mít?

Đài Trang chơi với, cô bé suýt tê vì Ngân Tú bất ngờ buông xe đạp, Đài Trang vội đỡ lấy.

Ngân Tú sấn về phía Nguyên Khôi:

– Ê ê? Mày vừa nói cái gì hả? Ngon thì lặp lại coi!

Đúng là bà chằn mà!

Nhìn nhỏ sấn sổ, Nguyên Khổi cũng thấy ớn. Nó lùi lại một bước. Tuy nhiên nó vẫn tôi cứng:

– Tao nói ai là? Hổng tin thì mà cứ hỏi mọi người xung quanh coi mày cô giống cái hột mít không? Muốn đánh hả? Thì cứ đánh đi! Mày mà đánh, tao thì ngay hôm nay mày sẽ trở thành nhân vật nổi tiếng cho mà coi.

Ngân Tú điểm nụ cười khinh miệt:

– Đánh mày chỉ thêm dơ tay mà thôi. Ừ, phải rồi. Tao dữ dằn tao xấu xí đó.

Thì sao? Xấu và dữ nhưng tao không mất dạy xác láo như mày. Cái loại con trai như mày mà đứa con gái đàng hoàng nào chịu kết bạn mới thật là lạ. Tao ấy à, tao mà chơi với loại như mày thì trời sập, thì mặt trời mọc đằng Tây. Hứ!