Chương 1

Buổi sáng có con chim khách đến kêu trước cửa nhà . Nó nghêng đầu , phô ra khoanh ngực trắng , ngoáy cái đuôi dài , tiếng kêu giòn tan : "Khách ! Khách ! Nhà có khách ! " . Rồi lao vụt đi giữa các lùm cây. Tỏ nghĩ , con chim kêu nhầm nhà.

Nhà anh chẳng bao giờ có khách . Tỏ sống một mình , giữa vùng chân núi hoang vu , trước mặt là cánh đồng mênh mông nước trắng . Quanh đây cũng có xóm làng , ở rải rác trong núi hoặc ngoài rìa đồng nhưng cái trại nhỏ của Tỏ dường như tách biệt hẳn với cộng đồng dân cư ấy. Đôi khi Tỏ phải vào làng hoặc người làng nghé qua trại của anh , chỉ vì có công việc gì đấy không thể dừng , nói với nhau dăm bảy câu là xong, thậm chí chỉ cần đứng qua rặng rào. Tỏ không có khách và cũng không có thói quen chờ đợi khách . Mặc cho con chim khách kêu trước cửa nhà , cái thế giới đơn độc , kín bưng của anh vẫn cứ bình lặng thế.

Buổi chiều con chim khách lại đến, chẳng rõ là con chim ban sáng hay một con chim khác , nó vẫn nghêng đầu , phô ra khoanh ngực ngực trắng , ngoáy cái đuôi dài , kêu : “ Khách ! Khách ! “ Tỏ vẫn dửng dưng vốn là thói quen của anh . con chim chợt lao vụt qua lùm cây và mất hú^t . Lúc này trời đã xế chiều , bóng núi phía sau nhà đổ dài , xẫm dần lại , còn mặt nước đồng phía trước nhà thì dềnh lên , nhòa nhòa mầu tr('ng đục . Tỏ ngồi ở đầu hiên , thư giãn một mình , sau cả ngày làm lụng nặng nhọc . Bầu không khí vắng lặng khiến anh dề chịu và trong tâm tưởng của anh chỉ bảng lảng hình ảnh ông lão Nhoè , người cha cả đời vất vả , nuôi dạy anh theo cái cách lạ lùng nhưng mãi rồi cũng quen.

Sự cô độc của Tỏ hiện thời chẳng qua là tiếp nối cái đời cô độc của ông lão. Một năm xa lắm , lão Nhòe mang Tỏ tới đây rồi mọc rễ ra ở nơi heo hút này. Tỏcòn nhỏ tuổi , chỉ biết lếch thếch theo chạ Lớn thêm vài tuổi , bắt đầu thắc mắc về cái góc gác và lai lịch của mình , mẹ mình là ai , vì sao chỉ có bố con phiêu bạt ? Nhưng lão Nhòe kín bưng . Hễ Tỏ mở miệng hỏi là lão trợn mắt lên gạt phắt:

- Mày biết cũng chẳng dể làm gì . Thôi , im đi !

Tỏ đến tuổi trưởng thành , lão Nhòe không thể chỉ cộc lốc một câu là xong , lão hứa :

- Mày hãy cứ chờ , trước khi tao chết tao sẽ nói cho mà nghe !

Có thể lão định thế thật , cũng có thể không , chẳng biết thế nào , bởi lảo chết quá ư đột ngột . Lão vốn xương đồng da sắt , đến già vẫn khỏe như vâm , bỗng bị một trận cảm gió , cấm khẩu ngay tức khắc . Tó một phút hồi tỉnh , lão mở mắt ra nhìn Tỏ , cái nhìn ấy là tất cả , chỉ thế thôi rồi lão hơi dướn mình , khẽ nấc một cái và đi luôn . Cái thế giới lão Nhòe để lại cho Tỏ là một thế giới tự cô lập , khép kín , có một góc sâu mờ mịt Tỏ không sao nhìn thấu được.

Vào lúc chạng vạng tối có một chú bé chui ra từ bụi cây đầu ngõ , chú bé nhìn quanh rồi bước vào trong sân nhà Tỏ.

- Cháu chào chú !

Tỏ hất hàm :

- Mày là con cái nhà ai? Cần gì ?

Cháu không phải là người vùng này. Cháu ở dưới thuyền neo đậu bên kia đồng , mà chiếc thuyền ấy cũng không phải là nhà cháu. Cháu... Cháu khát quá , khát cháy họng , chú làm phúc cho cháu xin ngụm nước !

Chú bé vừa uống nước vừ nhìn Tỏ , cái nhin thăm dò , cầu khẩn và chú nói lân la :

- Ở đây , khuất , chú nhỉ . Từ dưới đồng nhìn lên chẳng thấy nhà cửa gì cả . Cháu thật may mắn . Cháu xin chú cho cháu ngủ nhờ đêm nay , cháu chỉ ngủ ở dưới bếp kia thôi !

- Nhưng mày phải nói mày là ai , mày đi lang thang hay buộc lòng phải trốn chạy ai thì tao mới cho mày ngủ nhờ được chứ.

- Vâng , cháu trốn chạy , cháu lang thang nhưng quyết không phải là đứa hư hỏng . Với lại cháu bé thế này , nếu cháu giở trò láo lếu , chú chỉ di nhẹ ngón chân là cháu chết bẹp như con ngóe. Cháu van chú , chú cho cháu ngủ nhờ đêm nay đi !

Thằng bé cố giấu kín bưng điều cần giấu và nó nhất định chỉ xin ngủ nhờ ở dưới bếp. Nó thu xếp chỗ nằm rồi lăn ra ngủ rất nhanh. Vậy là đêm nay nhà Tỏ có một người khách không mời. sự hiện diện của cái sinh linh xa lạ, nhỏ nhoi ấy như sự khuấy động bất thường vào cái thế giới đã đông cứng lại của Tỏ. Thuở lão Nhoè dắt Tỏ đến đây, Tỏ cũng bé như thằng bé này, có khi còn bé hn. C vùng chân núi hoang rậm chỉ có hai bố con. Lão Nhoè phá hoang cuốc đất mầu phủ lên trên sỏi đá, trồng sắn, trồng khoai, Tỏ vào trong núi kiếm củi đem ra chợ bán. Chợ xa lắm, ở bên đường hàng tỉnh chỗ con đường gặp dòng sông. Trẻ con các làng quanh chân núi thường đi kiếm củi, đem ra bày ngay bên vệ đường, bán cho dân phố và khách đi ô-tô từ trên ngược về xuôi. Lão Nhoè không bao giờ đi chợ, thậm chí chuyện chợ búa do Tỏ đem về lão cũng chỉ nghe dửng dưng. Bần cùng lắm lão mới vào làng, dù lão thông tỏ đường đi lối lại mọi làng xom trong vùng. Giải đồng chiêm chân núi ngăn cách lão với thế giớ bên ngoài, lão thu mình lại trong ngờ vực, khi bỉ và giận dữ một cái gì đó mà chỉ mình lão biết.

Nhưng lão Nhoè cũng là người cha mạnh mẽ và đầy lòng kiêu hãnh. Lão yêu thương Tỏ theo cái cách của lão, nghiêm khắc và dữ tợn đến ghê người.

Lão bo Tỏ :

- Tao cho mày đi củi là để học cách kiếm sống. Liệu hồn, chớ có tí tởn theo lũ trẻ cùng đi củi với mày. Duyên ai phận ấy nghe chưa !

Tỏ trở thành một đứa trẻ lầm lũi, ng ngác, cục cằn. Đôi khi cái bn tính phóng khoáng hồn nhiên trong nó nổi dậy, nó rông đi chi với lũ bạn, trèo cây, lội nước và m màng những giấc m con trẻ. Lão Nhoè quát :

Tao cấm mày ! Mày chi bời lêu lổng, nghĩ ngợi lung tung thì chỉ hư hỏng thôi con i ! Hãy ở nhà làm lụng cùng với tao, nghe lời dạy bo của tao, để chứng tỏ cho thiên hạ biết mày là thằng Tỏ con trai lão Nhoè khởi nghiệp trên mnh đất này. Thôi không đi củi rồi phi mặt ra bên lề đường để bán củi nữa ! Cũng không cắp sách đến trường ở mãi tít trong làng để học hành gì nữa ! Hãy học cha mày đây !

- Tỏ vào khuôn phép của lão Nhoè từ bao giờ chính anh cũng không biết. Hai cha con làm quần quật đổ mồ hôi sôi nước mắt. Xây dựng dần lên cái c ngi biệt lập hiện thời. Và cùng với nó. Tỏ cũng quen với sự xa cách trở nên lạnh lùng và kiêu hãnh ngay với mình và chỉ với mình thôi.