Thuở xưa có một nàng công chúa bị quân địch bắt và giam giữ tại một hang núi nọ.
Quân địch trói nàng bằng một chiếc cùm bằng sắt, nạn nhân liền phản đối kịch liệt, lúc nào cũng tìm cách thoát thân.
Cuối cùng bọn giặc nhốt nàng công chúa vào một chiếc lầu sơn son thếp vàng thật đẹp, đổi chiếc cùm sắt bằng chiế cùm nạm ngọc. Nạn nhân đổi giận làm vui, nghĩ rằng từ nay mình được sỡ hữu một gia tài khổng lồ nên đành cam chịu cảnh tù tội, không bao giờ nghĩ cách thoát thân nữa.
Em thân mến,
Những chiếc cùm dù có làm bằng phẩm lượng khác nhau thế nào đi nữa, chúng vẫn có cùng mục đích là trói buộc, tước đoạt sự tự do của chúng ta. Cởi bỏ một chiếc cùm bằng sắt, bằng gỗ tuy là có khó thật, nhưng so với chiếc cùm bằng vàng bạc, kim cương thì mới là thiên nan, vạn nan. Những người bị trói bằng chiếc cùm quí có thể tự tử chết nếu được giải thoát. Em có thấy điều ấy không?
Có lẽ vì thế mà kinh Kim Cang có câu "Pháp thượng ưng xã, hà huống phi pháp" nghiã là "Cùm vàng cũng phải cởi, huống nữa là cùm bằng kẽm gai" chăng?
Trích: Vô Minh Từ Đâu Ra của Như Thủy, WP: Trí Đạt