Chương 1

Lục Nhã Tịnh tay cầm túi xách đang lang thang trên phố. Chiều nay thật nóng, nắng chói chang, nắng oi nồng gay gắt. Mới đi ngoài phố một lúc mà trên người nàng mồ hôi vã ra như tắm. Thời tiết này không phải dành cho việc bát phố, thế mà không hiểu sao phố xá lại cứ tràn ngập người là người. Người nọ chen lấn người kia, họ chen chúc nhau giữa phố phường đông đúc. Hình như ai cũng muốn trốn chạy cái không khí căng thẳng nặng chì nặng chịch trong nhà. Phải chăng ở nhà họ cũng có một bà mẹ kế còn hết sức son trẻ như gia đình của Nhã Tịnh? Mỗi lần nghĩ đến Lý Man Như là Nhã Tịnh lại thấy khó chịu.

Man Như, một cô gái thông minh con nhà giàu, nhạy bén trước cuộc sống, tế nhị trong giao tiếp, lại xinh đẹp nữa, nghĩa là một cô gái có đầy đủ điều kiện để sống an nhàn và hạnh phúc. Vậy mà, không hiểu sao, trên đời này trai tráng lịch lãm xứng đôi vừa lứa không thiếu gì, nàng lại không màng đến, lại khư khư cương quyết chọn cha của Nhã Tịnh làm chồng. Quan niệm tình ái của thời đại đã thay đổi rồi ư?

Nhã Tịnh không thể không thừa nhận một điều là cha nàng tuy tuổi trên bốn mươi nhưng tướng tá cao lớn trông vẫn còn trẻ trung phong độ. Mới nhìn nhiều người tưởng ông chỉ trên ba mươi là cùng. Ông là một trung niên vững vàng trong sự nghiệp, là một người đàn ông giàu kinh nghiệm sống… mà đẹp trai nữa, làm gì Man Như lại không xiêu lòng. Xiêu lòng đến độ cả gia đình cô phản đối, khổ sở về mối quan hệ này. Nhưng mặc, Man Như vẫn về với nhà họ Lục.

Đối với ông Lục Sĩ Đạt, cha của Nhã Tịnh, thì đây là mùa xuân thứ hai của ông. Tình yêu đầu đã khép kín tám năm sau khi mẹ Nhã Tịnh qua đời sau một tai nạn xe cộ. Mối tình thứ hai tuy không sôi nổi như thời trai trẻ, nhưng lại ướp đầy mật ngọt hương hoa.

Ai cũng vui cũng mừng cho ông, chỉ có Nhã Tịnh, cô con gái cưng của ông là buồn phiền. Căn nhà ấm cúng của hai cha con bỗng nhiên có thêm “má nhỏ”. Man Như nhỏ đến độ không đáng làm chị của Nhã Tịnh. Trên cách xưng hô, Nhã Tịnh không biết gọi Man Như là gì, cuối cùng chỉ còn cách nói “trỏng”. Lúc có mặt cha, Nhã Tịnh càng khó xử hơn, trong khi Man Như lại rất tự nhiên nhiều lúc còn âu yếm thân mật với ông Sĩ Đạt trước mặt Nhã Tịnh, làm nàng khó chịu vô cùng. Ông Sĩ Đạt nhìn thấy thái độ không bằng lòng của con gái nên cũng hơi ngượng.

Bây giờ Nhã Tịnh hiểu ra một điều, đó là những tháng ngày cha con san sẻ tình thương cho nhau đã mất, đã đi vào quá khứ. Sự có mặt của Man Như làm cho Nhã Tịnh như thừa thãi và ngôi nhà không còn là tổ ấm của riêng nàng.

Nhã Tịnh không giận cha cũng không giận Man Như, nàng hiểu là mỗi người đều có số phận riêng và không ai có thể chống lại. Nhã Tịnh buồn cha với Man Như, nhưng nàng biết là cả hai lúc nào cũng cố làm cho nàng vui, họ tìm mọi cách để lấy lòng nàng. . nhưng không cách gì có thể xoá được mọi mất mát buồn đau trong lòng Tịnh.

Còn hôm nay chuyện gì đã xảy ra?

Nhã Tịnh dừng lại trước khung kính cửa gian hàng trưng bày “mode”. Nhã Tịnh nghiêng đầu ngắm, bên trong khung kính có chiếc túi xách bằng vải thô, giống chiếc túi xách ở tay nàng đang cầm, chiếc túi rất hợp với bộ quần áo nàng đang mặc. Nhã Tịnh thấy cảm ơn sự thành công về sự nghiệp của chạ Sự thành công đó đã mang lại cho nàng đủ thứ vật chất, nhất là trang phục thời thượng. Vâng, phải cảm ơn! Nhã Tịnh cắn nhẹ môi rồi quơ chiếc túi xách dài dây đang xách trên tay ra sau lưng, nàng giật mình vì nghe như có tiếng va chạm phía sau. Nhã Tịnh quay lại, một thanh niên rất trẻ đang đứng phía sau lưng nàng. Nhã Tịnh định xin lỗi, nhưng lại thôi. Đàn ông ngắm áo quần của phụ nữ làm gì vậy? Và Nhã Tịnh nhớ, chuyện đã bắt đầu từ tủ trưng bày nầy.

Cha sang âu Châu một tuần, sáng nay mới về tới nhà. Vali vừa mở, như một thói quen, Nhã Tịnh xông tới bới lên chọn lựa. Một chồng áo mới và những vật dụng trang điểm linh tinh văng tứ tung, Nhã Tịnh mừng quá hét lên.

- Ồ cha tuyệt quá! Cha có mắt tinh đời, cha chọn hàng tuyệt quá!

Không khí đột ngột như đọng lại. Nhã Tịnh ngẩng lên, bắt gặp ánh mắt ngỡ ngàng và thái độ bối rối của cha, cả Man Như đứng cạnh cũng ngượng nghịu và nàng chợt hiểu...

Hôm nay không là hôm quạ Năm nay đã khác với năm rồi, khác hẳn những năm trước... Khi cha đi công cán ở nước ngoài trở về, tất cả là của Nhã Tịnh. Còn bây giờ... Nhã Tịnh chợt thấy đỏ mặt. Máu như dồn hết lên đầàu. Nhã Tịnh vội đứng dậy, nàng đẩy đống áo quần qua bên, và chạy về phòng. Nhã Tịnh vẫn còn nghe tiếng cha đuổi theo sau:

- Nhã Tịnh tất cả là của con đây mà, con cứ chọn đi, cha cho con mà...

Nếu cha không giải thích một cách “đặc biệt” như vậy, thì Nhã Tịnh còn tin là trong đống quần áo kia có một vài cái của mình, nhưng cha càng nói vậy, Nhã Tịnh càng thấy không muốn đụng đến những thứ đó. Bên cạnh đó còn có thái độ của Man Nhự Một thái độ chịu đựng, nhẫn nhục thấy ghét. Thái độ đó sẽ làm cha khó xử hơn.

Tóm lại ngôi nhà bỗng trở nên ngột ngạt.

Nhã Tịnh nhìn vào khung kính rồi lại thở dài. Cả một buổi chiều lang thang trên phố, không biết Nhã Tịnh đã thở ra mấy lần. mặt trời đã xuống núi, bóng đen đang tràn lan. Nhã Tịnh ơ hờ lấy ngón tay vẽ bâng quơ trên khung kính, một cảm giác vô vị. Khung kính đang phản chiếu một khuôn mặt gầy với mái tóc dài và chiếc sơ mi ca rộ Nhã Tịnh trừng mắt nhìn khuôn mặt trong gương. Khuôn mặt ấy vẫn tỉnh bợ Nhã Tịnh lại giật mình. Phía sau, hình như có một khuôn mặt khác: Khuôn mặt đàn ông! Nhã Tịnh chợt nhớ lại người mà ban nãy khi quơ chiếc túi xách Nhã Tịnh đã lỡ tay đụng vào người anh tạ Chắc anh ta đây! Nhưng Nhã Tịnh cũng thắc mắc, tại sao lại có thể có chuyện đàn ông mê trang phục đàn bà thế này? Đứng nhìn mãi không chịu bỏ đi. Thời đại này, kẻ điên không thiếu, chắc anh chàng này cũng nằm trong số đó. Nhã Tịnh bắt đầu thấy mỏi chân. Như vậy thần kinh của ta hẳn kém. Thôi về thôi, không lẽ đứng ngắm mãi tới khuya.

Nhã Tịnh quay lại, men theo con lộ Thành Độ Nàng tiếp tục bước những bước chân chậm rãi, không vội vàng. Chiếc túi xách mang trên vai như tuột xuống, Nhã Tịnh phải kéo lên. Đã đến cửa hiệu sách, trong khung kính đang bày quyển tiểu thuyết “Mùa xuân thứ hai”. Ồ! Sao ta không mua tặng chả Nhã Tịnh dừng lại ngắm quyển sách. Một lần nữa, nàng lại giật mình, khuôn mặt thanh niên kia lại xuất hiện trong kính.

Ta bị theo dõi ư? Nhã Tịnh tự hỏi rồi nhún vai, nhằm nhò gì. Ngay từ năm mười sáu tuổi, Nhã Tịnh đã bị đám con trai bu quanh. Kinh nghiệm cho Nhã Tịnh thấy là bọn tán gái ngoài đường thường không phải là hạng đứng đắn. Cái phương thức ghẹo gái đó bây giờ không còn hợp thời, xưa quá rồi. Nhã Tịnh trừng mắt nhìn vào kính. Chọn lầm rồi ông ơi!

Nàng lại tiếp tục bước. Nhưng bây giờ thì nàng đã để ý đến gã đàn ông theo sau. Vâng, gã vẫn đeo theo, nhưng giữ đúng một khoảng cách nhất định. Nhã Tịnh cố ý bỏ qua một khúc quanh, rồi dừng lại. Gã kia cũng đứng lại. Vậy là rõ ràng. Nhã Tịnh bước nhanh hơn, đến đầu hẻm, nàng bẻ ngoặc vào, rồi tìm ngã khác bước ra. Bước thêm mấy bước, Nhã Tịnh dừng lại. Bóng gã thanh niên biến mất. Như vậy là ta đã làm cho hắn lạc hướng rồi.

Nhã Tịnh băng qua đường, đến lộ Điện Ảnh. Ở đây đèn đuốc sáng choang. Thế này có lẽ đã khuya. Gió bắt đầu lạnh và hơi nóng từ dưới đất bốc lên, Nhã Tịnh đã mỏi chân và hơi khát. Phía trước hình như có một nhà hàng Cây Hoa. Thôi thì vào đây xài tiền vậy. Tiền của cha, nhưng cũng là của ta.

Nàng bước vào nhà hàng, lựa một góc vắng ngồi xuống. Phòng ăn được trang trí quý phái. Trên trần nhà, hàng trăm bóng đèn nhỏ thi nhau chiếu sáng, giống như những vì sao. Nhã Tịnh liên tưởng đến quyển tiểu thuyết “Ngàn ánh đèn”. Nàng tựa người vào ghế, lấy thực đơn lên xem. Cuối cùng chọn được món súp đuôi bò, sà lách tươi, bíp tếch hành tây, một tách cà phê, một bánh su kem... Gã bồi bàn nhìn Nhã Tịnh ngạc nhiên. Nhã Tịnh thản nhiên chống tay lên cằm, liếc nhanh về phía gã:

- Anh chưa hề thấy ai ăn nhiều thế này à?

Gã bồi bàn gãi đầu, cười duyên:

- Không phải. Tôi chỉ hơi ngạc nhiên và mong là nhà hàng chúng tôi ngày nào cũng gặp thực khách như cô.

Gã bồi bàn bỏ đi, Nhã Tịnh ngồi duỗi chân cho thoải mái, mắt ngước lên trần nhà. Hằng trăm ngọn đèn nhỏ thế này, mà sao bên dưới lại tối om, thế ánh sáng đi đâu cả vậy? Nhã Tịnh ngẩn ngơ suy nghĩ. Tới lúc nàng nhìn xuống, thì giật nẩy mình. Có một người đang ngồi cùng bàn ở phía đối diện với nàng.

Nhã Tịnh mở to mắt nhìn người đàn ông lạ, chưa kịp nói gì thì bồi bàn lại đến. Người đàn ông kia nói với bồi bàn:

- Cậu lại gặp thêm một người không thích ăn kiêng. Cho tôi phần ăn giống cô này đi nhé.

Sau khi bồi bàn bỏ đi, Nhã Tịnh ngồi thẳng lưng bắt đầu ngắm nghía gã đàn ông trước mặt. Nhã Tịnh không dám chắc hắn có phải là chàng thanh niên đã theo dõi mình ban nãy trên đường phố không, vì trông anh chàng này có vẻ đàng hoàng hơn. Khuôn mặt khá dễ coi với sống mũi thẳng, mắt sâu và sáng, cằm rộng. Chàng mặc bộ âu phục màu nâu trang nhã, bên trong là chiếc áo sơ mi trắng, thắt cà vạt đen điểm vài chấm đỏ. Trông chàng khoảng hơn hai mươi bốn, hai mươi lăm tuổi là cùng, nhưng ở tuổi này cũng khá chững chạc để không còn đuổi theo con gái ngoài đường. Dáng dấp thì trông có vẻ là con nhà có giáo dục nghiêm chỉnh. Nhất là ánh mắt thật sáng biểu lộ sự thông minh và đôi lúc làm người đối diện phải bối rối... ánh mắt anh chàng đang tò mò nhìn Nhã Tịnh, chàng chẳng nói gì cả và Nhã Tịnh cũng ngồi im. Maĩ đến lúc bồi bàn mang món súp đuôi bò ra, chàng mới mở miệng, giọng nói ấm cúng tỏ vẻ quan tâm:

- Suốt một buổi chiều cô đã đi gần hết các đường phố, có lẽ giờ này cũng đói và mệt lắm rồi, cô cứ dùng súp tự nhiên đi.

à thì ra anh chàng này là ngươì đã theo dõi ta cả buổi chiều naỵ Nhã Tịnh cảm thấy lòng vui vui nhưng nàng cũng làm bộ nghiêm hỏi:

- Vậy ra anh là người theo dõi tôi cách đây mười phút?

- Ừ đúng rồi.

Chàng trả lời một cách thản nhiên như làm một điều hết sức bình thường. Nhã tịnh hỏi tiếp:

- Thế anh bắt đầu đi theo tôi từ lúc nào?

- Có lẽ từ lúc ba giờ hơn, lúc đó là lúc cô bước lên cầu Thiên Kiều chăm chú nhìn một biển quảng cáo bộ phim có tên là “Đời tôi chỉ yêu có một lần”. Tôi thấy cô bĩu môi thật ngộ nghĩnh. Tôi nghĩ chắc là tấm biển kia làm cô buồn cười và cô biểu lộ sự không lấy làm thích thú đó.

Nhã Tịnh ngạc nhiên mở to đôi mắt:

- Vậy là anh theo dõi tôi lâu lắm rồi mà tôi chỉ mới phát hiện ra. Nhưng tôi thắc mắc không hiểu anh đi theo tôi làm chi và bây giờ lại vào đây nữa?

- Tại vì tôi thấy cô bé có vẻ buồn chán, cô bé bước đi lang thang không định hướng nên...

Chàng thanh niên đột ngột chuyển sang đề tài khác:

- Ồ cô có cần bỏ thêm tiêu vào súp không?

- Cám ơn, anh cứ để mặc tôi!

Nhã Tịnh cầm lấy hũ tiêu xịt xịt vào tô súp, nàng cảm thấy thật sự lúng túng, cái gã này ở đâu lạ hoắc khi không đến đây làm như là người quen của mình. Tịnh suy nghĩ mà tay cứ xịt tiêu vào tô súp mãi đến khi anh chàng đưa tay ngăn lại và đổi tô của mình sang cho Tịnh với nụ cười hiền:

- Xin lỗi nhé, tôi sợ cô bị sặc tiêu đấy.

Nhã Tịnh đã không biết ơn còn vùng vằng:

- Trái lại tôi mong là anh sẽ chết sặc.

- Nếu tôi được chết sặc vì cô, tôi rất vui lòng, cô giận tôi ư?

Anh chàng nói một cách bình thản và xé một miếng bánh mì phết bơ lên rồi nhìn Nhã Tịnh:

- Có ai nói cho cô biết là khi giận trông cô càng dễ thương hơn không?

- Có.

- Ai vậy?

- Thì anh vừa nói chứ ai. Mà sao anh cứ nhìn tôi hoài vậy? Bộ tôi lạ lắm sao?

Nhã Tịnh vừ húp một muỗng súp vừa hỏi. Anh chàng vẫn cười, nụ cười hồn nhiên thoải mái.

- Cô cũng vui tính quá đi chứ, vậy mà tôi cứ ngại..

Nhã Tịnh thấy ngượng quá. Tại sao mình lại có thể ngồi ăn cùng bàn với một người con trai xa lạ? và còn cười nói huyên thuyên thế này? Nàng nhìn thẳng vào mắt anh hỏi:

- Đây là lần đầu tiên anh đi theo một người con gái?

- Ừ đúng.

- Anh tưởng nói vậy là tôi tin ư?

Anh ta lấy một miếng bánh mì khác phết bơ lên đưa cho Tịnh và nói:

- Tôi cũng không cần cô tin. Ăn một miếng bánh mì chứ?

Nhã Tịnh cầm lấy miếng bánh đưa lên miệng cắn, mắt vẫn không rời khuôn mặt ưa nhìn của chàng thanh niên giờ đây trở thành người quen. Trên gương mặt chàng, không có điểm nào đáng chê, trái lại là khác, vì thế Nhã Tịnh có muốn giận cũng thấy khó quá!

- Tôi cứ thắc mắc không hiểu anh đi theo tôi làm gì...

Nhã Tịnh hỏi xong lại hối hận, mình hỏi thế nhất định anh ta sẽ trả lời: bởi vì thấy cô đẹp, cô có vẻ cô đơn lạc lõng, cô có vẻ buồn nên... Nhưng Nhã Tịnh đã nhận được câu trả lời khác hẳn:

- Bởi vì thái độ lúc không hài lòng của cô, dáng đi ngoe nguẩy của cô và thói quen hất ví ra sau trông lôi cuốn nghịch ngợm làm sao ấy.

- à anh đang tán tỉnh tôi đấy à?

- Tôi không hề tán tỉnh vì rõ ràng cô không đẹp lắm, lông mi không dài, miệng lại không được nhỏ lắm, cằm thì nhọn... Xem nào, cô chỉ có một đôi mắt thật đen...

Anh chàng dừng lại, tựa lưng ra sau rồi tiếp:

- Nhưng đôi mắt đó có đủ để đền bù những cái không đẹp khác.

Nhã Tịnh trừng mắt nhìn chàng quên cả ăn, chàng phớt tỉnh nói tiếp:

- Bây giờ đã là lúc chúng ta nên tự giới thiệu với nhau, dù sao cũng là người quen rồi mà.

Và chàng móc trong tuí áo ra một tấm danh thiếp đặt trước mặt Nhã Tịnh. Nhã Tịnh nhìn phớt qua những dòng chữ:

TANG NHI HOàN

Tổng giám đốc Công ty

Phát thanh Truyền hình Hoa Quảng

Điện thoại: xxxx

Tang Nhi Hoàn, cái tên thật kỳ cục, lại là tổng giám đốc công ty phát thanh truyền hình nữa chứ! Vậy là anh chàng định tìm người mẫu để làm quảng cáo đây. Nhã Tịnh chợt phì cười làm Nhi Hoàn ngơ ngác.

- Tôi cười không được sao?

Nhã Tịnh hỏi, Hoàn gật gù:

- Sao lại không được, chỉ tại lần đầu tiên thấy cô cười, tôi ngạc nhiên quá, sao cô có nụ cười hay quá vậy?

Nhã Tịnh cười nhạt:

- Hay lắm à? Thế nụ cười của tôi có đẹp như Mona Lisa của Leonardo de Vinci không?

- Từ trước tới nay tôi vẫn không chấp nhận bức họa đó có nụ cười đẹp. Nụ cười của cô mới là đẹp đấy.

Nhã Tịnh làm thinh cúi xuống ăn. Nàng thầm nghĩ rõ ràng anh chàng này không phải tay vừa. Phải đề cao cảnh giác, hắn đang giăng lưới, mắt hắn lại biết nói, cảm xúc khá phong phú... một nhân vật nguy hiểm đây... coi chừng... một con sói cao tay ấn đang chực vồ mồi...

Hoàn cắt đứt dòng suy nghĩ của nàng:

- Cô có thể cho biết quí danh?

Nhã Tịnh đáp lạnh lùng:

- Không được.

Hoàn gật gù:

- Đúng như điều tôi thầm nghĩ; thần hộ mệnh của cô đã cảnh giác cô, coi chừng hắn không phải là người tốt, vì những người đàn ông mà tán gái ngoài đường, nói năng ba hoa không đầu không đuôi thường là những tay sở khanh đểu giả, nếu không thì cũng là những thằng điên. Tóm lại đó là những kẻ không đứng đắn phải không? Và cô, cô nên lánh xa những tay như vậy.

Nhã Tịnh tròn mắt kinh ngạc:

- Anh có khả năng đoán mò như vậy à?

- Có gì khó đâu, bình thường thôi.

- Anh có thể đọc được những gì người khác nghĩ trong đầu sao?

- Đó không phải là điều cao xa lắm mà chỉ là sự suy luận bình thường. Vì nếu tôi là cô, tôi cũng không thèm để ý đến những kẻ tán tỉnh tôi ngoài đường phố.

Nhã Tịnh đắn đo một hồi rồi hỏi:

- Thế ban nãy anh theo tôi để làm gì? Anh định chọn tôi làm người mẫu cho các phim quảng cáo của anh hay anh định làm áp phích? Tôi thì không đủ tư cách để lên màn ảnh đâu nhé.

Hoàn chăm chú nhìn Nhã Tịnh:

- Cô cho biết tên đi.

- Không được.

- Cho biết cũng đâu có sao?

- Không

- Cho biết đi mà.

Nhã Tịnh tròn xoe mắt:

- Anh này lạ ghê, tên của tôi thì đâu có quan hệ gì với anh mà sao anh cứ hỏi hoài.

- Cái tên thì đương nhiên không quan trọng bằng con người. Nếu cô không nói thì tôi sẽ đặt cho cô một cái tên vậy: Tang Tang được không?

Nhã Tịnh kêu lên:

- Tang Tang? Tên gì lạ vậy?

- Vì tôi họ Tang, tôi lại thấy tên Tang Tang cũng ngộ nghĩnh dễ thương đặc biệt là nó phù hợp với cái tính lí lắc của cô đấy chứ?

Nhã Tịnh càng thắc mắc:

- Tại sao tôi phải lấy họ của anh làm tên tôi?

Nhã Tịnh có vẻ khó chịu, nàng nghĩ anh chàng này coi thường mình quá nên lắc đầu lia lịa:

- Tôi không chịu cái tên đó đâu!

- Nhưng tôi thì thích cái tên đó, tên đẹp quá đi chứ.

- Tùy ý anh muốn gọi tôi là gì cũng được, dù gì chúng ta cũng không còn gặp nhau lần thứ hai, tôi nghĩ như thế.

Nàng đẩy dĩa bíp- tếch qua một bên, nàng không còn kiên nhẫn chờ bánh su kem nữa.

- Anh làm tôi bực mình quá, tôi đi đây, nếu anh là người quân tử xin đừng theo tôi nữa nhé.

- Tôi không theo cô nữa đâu, nhưng cho cô biết ngày mai tôi vẫn sẽ ngồi ở đây chờ cộ Tôi mời cô dùng cơm tối mai, cũng giờ này.

Hoàn nói mắt vẫn chăm chú nhìn Nhã Tịnh.

- Tôi sẽ không đến.

- Tôi biết là cô sẽ đến.

- Không! Không! Không bao giờ!

Nhã Tịnh đứng dậy quẩy chiếc tuí xách tay lên vai dợm bước đi. Hoàn vẫn nói dịu dàng:

- Tùy ý cô, cô có quyền tự do không đến, còn tôi, tôi cũng có quyền tự do chờ đợi của tôi chứ?

- Thì anh cứ chờ đi, tôi không tới đâu.

Nhã Tịnh nói xong vẫy tay kêu bồi đến tính tiền nhưng Hoàn lại nói:

- Cô không phải trả, tôi đã tính xong rồi.

Nhã Tịnh quay lại nhìn Hoàn lần nữa, thật là một anh chàng dở hơi giọng nàng nghe không chút cảm tình:

- Cảm ơn nếu anh thích trả tiền thì đó là quyền của anh, càng đỡ tốn!

Nàng quay lưng lại nện gót giầy tiến ra phía cửa. Ra tới bên ngoài nàng còn nghe tiếng chào của Hoàn:

- Mai gặp nhé, Tang Tang!

Đúng là ra đường gặp quỷ! Nhã Tịnh rủa thầm và bước nhanh ra khỏi nhà hàng. Đi một đoạn khá xa rồi mà Nhã Tịnh vẫn còn cảm thấy như đôi mắt đầy sức quyến rũ của anh chàng vẫn đuổi theo nàng.