Hồi 1

CUỘC HẸN SONG HÙNG

Mưa càng lúc càng nặng hạt.

Đêm đã khuya, trên đường cũng đã vắng khách vãng lai. Chỉ có tấm biển hiệu của tiêm cầm đồ Hồng Phát là vẫn còn lắc lư trong gió đêm lạnh lẽo.

Lúc này, trên đường phố không một bóng người, thế mà hiệu cầm đồ Hồng Phát không những chưa đóng cửa mà bên trong vẫn để đèn sáng trưng. Lão Triều Phụng thường ngày trông có vẻ bệnh hoạn, yếu ớt, nhưng lúc này tinh thần vô cùng hăm hở, hai mắt mở to nhìn không chớp ra phía ngoài cửa.

Lão ta đang chờ đợi điều gì ? Vào những đêm mưa sầu gió thảm như thế này, ai mà đến tiệm cầm đồ chứ ?

Bên ngoài bốn bề đều đen kịt, cái gì cũng không nhìn thấy rõ. Phía trước hiên, mưa rơi như tiếng khóc ai oán. Từ xa, tiếng mõ canh khuya đã điểm ba tiếng.

Lão Triều Phụng hình như có vẻ thất vọng, thở dài một tiếng rồi tự lẩm bẩm :

- Kỳ quái ! Kỳ quái !

Dư âm của tiếng kỳ quái thứ hai còn chưa dứt, thì phía trước quầy đột nhiên có hai cánh tay chìa ra, tiếp theo là một giọng nói trầm trầm :

- Ông chủ làm ơn giúp dùm.

Đôi tay đen sạm và chắc khoẻ, nhè nhẹ đặt túi vải đang ôm chặt trong tay lên mặt quầy.

Lão Triều Phụng không khỏi thất kinh, nãy giờ mắt lão chưa hề rời khỏi cửa, vậy mà người kia tiến vào lúc nào, lão cũng không hề hay biết. Lão không nhịn được, liền cúi người xuống nhìn phía dưới quầy hỏi :

- Ta có thể giúp được gì nào ?

Đứng dưới quầy là một gã cao lớn, đầu đội nón đi mưa rộng vành, chiếc nón gần như che hết khuôn mặt của gã, chỉ còn để lộ chiếc cầm nhọn hoắc. Nhìn dáng vẻ của gã, giống như kẻ gia cảnh đang bị sa sút.

Người khách đẩy túi vải vào phía trong quầy rồi thở dài :

- Không còn cách nào khác, tiện nôi thì tê liệt hai chân gần một năm nay, con lại ngã bệnh, trong nhả cân gấp một số tiền để chi dùng.

Lão Triều Phụng gật đầu ra vẻ thông cảm nói :

- Nếu như không cần gấp thì quý khách đâu phải đêm khuya đội mưa đến đây cầm đồ ?

Nói xong, lão đưa tay mở túi vải màu lam ra. Bên trong túi vải màu lam còn có túi vải màu đen. Mở túi vải mầu đen, lại có túi vái màu tím.

Sau đó lại là túi vải màu xanh, rồi đến túi vàng, lại đến túi lụa màu đỏ.

Mở hết lớp này đến lớp khác, cuối cùng là một chiếc hộp da nhỏ hình vuông.

Mở chiếc hộp nhỏ bằng da ra, bên trong lại là một chiếc hộp nhỏ phát ra ánh sáng chói mắt.

Chiếc hộp nhỏ kia được đúc bằng vàng nguyên chất.

Lão Triều Phụng không hề để ý đến chiếc hộp bằng vàng, mà vội mở chiếc hộp lấy ra một chiếc hộp dày bằng gỗ, sau đó thuận tay đặt chiếc hộp vàng sang một bên.

Lão nhấc nhấc ước lượng sức nặng của chiếc hộp, rồi mỉm cười hỏi :

- Là bảo vật gì mà gói cẩn thận thế ?

- Đây là bảo vật nhiều đời của nhà ta. Ông chủ là người sành sỏi, mở ra xem ắt sẽ biết.

Lão Triều Phụng mỉm cười gật đầu, sau đó nhè nhẹ mở chiếc hộp ra. Nắp hộp vừa được mở ra, thì nụ cười của lão cũng đột ngột tắt hẳn. Thì ra bên trong chiếc hộp gỗ chẳng có bảo vật gì, mà chỉ có một thanh chỉ đao, được dùng giấy cắt thành.

Giấy được dùng làm thanh đao không phải là loại giấy quý, hơn nữa thủ pháp cắt thành thanh đao cũng không tinh xảo.

Nhưng lão Triều Phụng vừa nhìn thấy liền biến sắc, vôi vàng ngẩng đầu lên nhìn ra ngoài cửa một cái rồi hấp tấp đóng nắp hộp lại. Sau khi hít một hơi dài, lão mới thấp giọng hỏi :

- Vật này từ đâu mà quý khách có ?

Người khách đáp :

- Dây là vật gia truyền.

Lão Triều Phụng tiếp :

- Qúy khách muốn cầm bao nhiêu ?

- Một ngàn tám trăm lượng bạc.

Lão Triều Phong lắc đầu :

- Qúa đắc đấy.

- Không đắc lắm đâu.

- Quy cũ của tiệm cầm đồ là lấy lãi làm đầu.

_ Lẽ ra phải hai ngàn lượng, nhưng ta chỉ lấy một ngàn tám trăm thôi.

Lão Triều Phụng thở ra một tiếng nói :

- Một ngàn tám trăm lượng bạc, Triều Phụng ta chưa thể quyết định được. Hay là mời quý khách đến căn nhà phía đông của tệ hiệu, chúng ta bàn tiếp, quý khách thấy như thế nào ?

Người khách cung hai tay vái một vái :

- Thế thì xin làm phiền dẫn đường cho.

Lão Triều Phụng cất chiếc hộp gỗ vào trong người, mở cánh cửa nhỏ trước quầy đi ra, miệng mỉm cười nói :

- Đêm đã khuya, ta phải đóng cửa hiệu để đề phòng bọn trôm cắp.

Người khách hiểu ý bèn đưa tay lấy chiếc nón đi mưa đang đội trên đầu xuống.

Dưới ánh đèn, chỉ thấy người khách tuổi ngoài ba mươi, mặt dài như mặt ngựa, mày rậm miệng rộng, sắc mặt trông có vẻ rất thông minh.

Lão Triều Phụng quan sát người khách một hồi rồi gật đầu. Sau đó , lão đi đóng cửa lại, thổi tắt những ngọn đèn còn lại, rồi cầm cây đèn dầu dẫn gã hán tử mặt ngựa đi xuyên qua quầy, tiến về phía sau cửa hiệu.

Khu đất của cửa hiệu cầm đồ này rất lớn. Hai người âm thầm đi ngang qua mấy khoảng sân rộng, nhưng mà những căn phòng họ đi ngang qua dường như đều không có người ở.

Lão Triều Phụng dẫn người khách đi thẳng một mạch vào trong, khi đến trước một toà hoa viên hoang tàn, lão tiến tới đẩy nhè nhẹ cánh cửa gỗ rồi thấp giọng :

- Mời vào.

Người khách liền vội bước vào bên trong.

Bên trong toà hoa viên, ngói, đá nằm ngổn ngang, cỏ dại um tùm. Tuy cũng có đình đài, lầu các, hồ coá và hòn non bộ, nhưng cột trụ đã bị xiêu vẹo và bám đầy bụi bặm, rõ ràng là toà nhà đã bị bỏ hoang nhiều năm.

Đối với cảnh vật hoang tàn này, gã hán tử mặt ngựa hầu như không để ý đến, mà một mình đội mưa đi thẳng vào trong.

Đi ngang qua toà lầu tre cũ kỹ giăng đầy mạng nhện là một toà lương đình.

Chiếc bàn đá trong toà lương đình đã bị đổ ngã, bốn cái ghế bằng đá cũng chỉ còn lại có ba, trong đó có hai cái trên mặt đầy bụi đất, chỉ có cái ghế quay về hướng nam là tương đối sạch, dường như cách đây không lâu đã có người ngồi qua.

Gã mặt ngựa liền ngồi xuống cái ghế quay về phía nam, rồi đưa tay lấy từ bụng ghế ra một cái túi nhỏ.

Bên trong cái túi nhỏ là một cục sáp, bẻ cục sáp ra thì có một mảnh giấy ghi rằng :

"Trái mười bốn, phải mười tám. Cánh hoa đầu cầu Lạc Dương".

Gã hán tử mặt ngựa nhét mảnh giấy vào trong người, đứng lên đi ra khỏi toà lương đình. Gã lại đội mưa đi đến chếc cầu bằng gỗ nhỏ bên cạnh ao Hà Trì.

Gã đếm cẩn thận những trụ lan can bằng gỗ trên cầu, đầu tiên từ bên trái đếm tới số mười bốn, gã bèn đi qua trụ lan can ba vòng, rồi sau đó, lại từ bên phải đếm qua, đến trụ thứ mười tám, gã cũng đi vòng quanh ba vòng.

"Tách" một tiếng, tay nắm của trụ cột lan can rơi xuống. Thì ra đó là cột trụ rỗng, bên trong có dấu một ống trúc màu xanh.

Gã hán tử mặt ngựa nhè nhẹ rút từ trong ồng trúc ra một chiế khăn bằng lụa, sau đó mở ra xem, chỉ thấy trên chiếc khăn viết chi chít những chữ nhỏXem xong những chữ viết trên khăn, gã hán tử mặt ngựa thở phì một tiếng, trên mặt hiên lên nụ cười sung sướng, rồi gã lây trong tay áo ra một mãnh giấy màu đen, vẩn thận nhét vào trong ống trúc, sau đó đặt ống trúc vào chỗ cũ.

Đâu đấy xong xuôi, gã cầm chiếc khăn đi qua cầu, qua đến bên kia, gã cúi người xuống hái một vài bông hoa dại, dùng tay bóp mạnh, khi mở chiếc khăn ra, thì những chữ viết ở trên đã hoàn toàn biến mất. Tiếp theo gã đưa khăn lên hỉ mũi, thuận tay vứt nó xuống ao Hà Trì, sau dó bước nhanh về phía cửa hoa viên.

Không biết lão Triều Phụng đã đứng chờ bên ngoài hoa viên từ lúc nào, trên tay lão câm một xấp ngân phiếu, mỉm cười nói :

- Đây là ngân phiếu một ngàn tám trăm lượng, xin hãy giữ cẩn thận.

Gã hán tử mặt ngựa đáp :

- Xin đa tạ.

Sau khi cất những tấm ngân phiếu vào người, gã hán tử mặt ngựa vội vàng bước đi.

Lúc này trời vẫn còn mưa, mây đen cũng nhiều hơn. Gã hán tử mặt ngựa đội mưa bước đi trên con đường vắng tanh, nhưng gã không ngờ rằng cách phía sau gã hơn mười trượng, đang có hai gã đại hán mặc hắc y nãy giờ vẫn quan sát gã...

Sau lưng hai gã đại hán mang trường kiếm, trước ngực có thêu một chữ "Yến" màu đỏ.

Áo đen thêu chữ đỏ là biểu tượng độc môn của Yến Sơn tam thập lục trại.

Tổng trại chủ của Yến Sơn tam thập lục trại là Thần kiếm Miêu Phi Hổ, năm nay lão đã bẩy mươi chín tuổi, trong tay lão có cặp song kích oai trấn của ba mươi sáu trại à nghiễm nhiên trở thành nhân vật số một trong giới lục lâm ở tỉnh Bắc Ngũ.

Miêu Phi Hổ tập hợp dưới trướng rất nhiều võ lâm cao thủ, vì thế tính tình vô cùng ngạo mạn kiêu căng, thế nên bình sanh, có hai việc lớn mà lão cho là không đáng làm, đó là :

Thứ nhất là "không đáng xuống núi". Bởi vì bất luận việc gì quan trọng đến như thế nào đi nữa, thì những thủ hạ của lão cũng đều có thể giải quyết cho lão, mà lão không cần đích thân ra mặt, cho nên gần ba mươi năm nay, lão chưa hề rời khỏi Yến Sơn.

Thứ hai là "không đáng đãi khách". Bởi vì tiếng tăm của Yến Sơn đã bao trùm khắp thiên hạ, bọn hào kiệt lục lâm không ai mà không ngưỡng mộ và khiếp sợ uy phong của Miêu tổng trại chủ. Vì thế lão tự nhiên không cần phải cùng bọn họ giao hảo.

Hai việc lớn không đáng làm của Miêu Phi Hổ tuy có vẻ ngông cuồng, nhưng mà bọn lục lâm đồng đạo xem đó là việc đương nhiên. Giang hồ vốn là thế giới kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, chỉ có sức mạnh mới là chân lý.

Nhưng đêm nay lại có ngoại lệ.

Đêm nay Miêu Phi Hổ không những phá lệ đãi khách, hơn nữa nơi đãi khách không phải ở Yến Sơn mà là tại Bạch sơn trang ở vùng ngoại ô phủ Thái Nguyên.

Đó là một toà nhà u nhã tĩnh mịch, bốn phía có tường cao bao phủ, trong sân có nhiều tàng cạy rậm rạp làm cho quang cảnh càng trở nên âm u hơn. Trước đ1o ba ngày đã có người của Yến Sơn đến đây quét dọn.

Vì lý do kỹ thật nên trang 19 và 20 bị thất lạc sẽ bổ túc trong nay mai

Thành thật xin lỗi và cảm ơn (lời nhà xuất bản)

Cả căn phòng, ngoài ánh sáng của những ngọn đèn ra, thì gần như ngay cả tiếng rơi của cây kim cũng có thể nghe tiếng.

Đột nhiên từ lầu canh ở xa lại vang lên tiếng mõ.

Miêu Phi Hổ chợt hòi :

- Canh mấy rồi ?

Một trong hai gã đại hán đứng bên ngoài đáp :

- Đã là canh hai ba khắc.

Miêu Phi hổ hơi chau mày lẩm bẩm :

- Thời gian ước hẹn là canh ba đêm nay, chắc giờ này cũng sắp đến rồi.

Lão vừa nói xong, Phi thiên Độc lâu Âu Nhứt Bằng cũng tiếp lời :

- Miêu lão ca, xin thứ tội ho câu hỏi thất lễ của Âu mỗ này. Vậy chứ người khách quý chúng ta đang đợi là ai vậy ?

Miêu Phi Hổ cười nhạt :

- Hắn cũng đã sắp đến rồi. Âu lão đệ nhẫn nại chờ một chút, lát nữa nhất định sẽ gặp được hắn.

Âu Nhứt Bằng tò vẻ bực tức :

- Chỉ là tiểu đệ không phục hắn mà thôi. Miêu lão ca đã đích thân gởi thiệp mời hắn, thế mà hắn còn ra vẻ làm bộ làm tịch, rề rà không đến đúng hẹn...

Miêu Phi Hổ lại cười :

- Vị khách này không phải là nhân vật tầm thường. Nếu không thì ta đâu có rời khỏi Yến Sơn mà đợi hắn ở đây chứ ?.

Cửu Đầu Long Vương Dương Phàm châm biếm nói :

- Xem ra vị khách này nhất định là nhân vật rất nổi danh, nếu không thì đâu đáng để Miêu lão ca hạ mình kết giao bằng hữu phải không ?

Miêu Phi Hổ gật đầu đáp :

- Không sai, nói đến tên tuổi của hắn, hai vị nhất định cũng đả nghe tiếng từ lâu. Nhưng mà chúng ta ai cũng chưa từng thấy qua diện mạo của hắn.

Dương Phàm ý một tiếng nói :

- Thật vậy sao ? dám hỏi hắn là ...

Miêu Phi Hổ gằn từng chữ :

- Chỉ Đao Hoắc Vũ Hoàn.

Vừa nghe đến năm chữ Chỉ Đao Hoắc Vũ Hoàn thì cả Âu Nhứt Bằng lẫn Dương phàm đều giật mình biến sắc.

Âu Nhứt Bằng vội hỏi :

Có phải chính là Hoàng Phong Thập Bát Kỳ Hoắc Vũ Hoàn không ?

Miêu Phi Hổ gật đầu đáp :

- Chính hắn.

Dương Phàm xen vào :

- Hành tung của Hoắc Vũ Hoàn xuất quỉ nhập thần, giống như thần long thấy đầu không thấy đuôi. Miêu lão ca làm thế nào mà hẹn được hắn ?

Miêu Phi Hổ kiêu ngạo nói :

- Vì việc này mà ta đã phái đi hơn một trăm cao thủ mới có thể đưa được tấm hắc thiếp đến tận tay hắn, quả thật việc này không đơn giản chút nào.

- Nhưng mà từ trước đến nay, Hoàn Phong Thập Bát Kỳ không qua lại với một ai, như thế Hoắc Vũ Hoàn đêm nay có đến không ?

Miêu Phi Hổ gật đầu :

- Chỉ cần hắn nhận được tấm hắc thiếp. thì ta tin chắc hắn nhất định sẽ đến.

Âu Nhứt Bằng lên tiếng hỏi :

- Miêu lão ca muốn mời hắn tham dự đánh cướp số tiêu lần này do tiêu cục Song Long áp tải sao ?

Miêu Phi Hổ không trực tiếp trả lời vào câu hỏi, mà lão hỏi ngược lại :

- Thế còn ý hai vị như thế nào ?

Dương Phàm nhíu mày đáp :

- Nếu như Hoàn Phong Thập Bát Kỳ tham dự vào việc này, chỉ sợ sẽ không có phần của chúng ta.

Âu Nhứt Bằng cũng nôn nóng :

- Tiểu đệ nghĩ rằng càng ít người tham dự càng tốt. Nhiều người sẽ dễ bị lộ tin tức, hơn nữa ý kiến cũng khó thống nhất...

Miêu Phi Hổ lắc đầu :

- Không ! Các người đã hiểu sai rồi.

Âu Nhứ Bằng liền hỏi :

- Tại sao ?

Miêu Phi Hổ nói tiếp :

- Số châu báu lần này do tiêu cục Song Long áp tải, giá trị vô cùng to lớn. Tin tức này sớm đã bị tiết lộ, cho dù chúng ta có mời Hoắc vũ Hoàn tham dự hay không thì Hoàn Phong thập Bát Kỳ cũng sẽ không khoanh tay đúng nhìn. Chi bằng mọi người hợp tác không phải hay hơn sao ? Nghe nói số châu báu này là toàn bộ tài sản của Tần Ngự sử vơ vét được, bao nhiêu đó cũng đủ cho mọi người dùng cả đời, chia ba hay chia bốn thì có ít đi là bao chứ.

Âu Nhứt Bằng nghe lão nói thế liền im bặt.

Dương Phàm trầm ngâm một hồi rồi lên tiếng :

- Chỉ sợ Hoắc Vũ Hoàn không chịu hợp tác với ta

Miêu Phi Hổ mỉm cười nói :

- Vì thế ta mới đích thân ra mặt. Với tiếng tăm của ta, ta nghỉ có lẽ hắn sẽ không từ chối. Vả lại...

Lão đột nhiên im lặng rồi nói tiếp :

- Chúng ta từ lâu đều đã nghe danh của Hoắc Vũ Hoàn, nhưng mà chưa ai thấy qua diện mạo của hắn. Có thể lần này thấy được tận mặt của hắn, có thể nói đối với chúng ta chỉ có lợi, hai vị thấy có đúng không ?

Dương Phàm gật đầu nói :

- Miêu lão ca quả là cao kiến, đáng mặt là thủ lĩnh của Yến Sơn

Miêu Phi Hổ đắc ý nói :

- Hai vị cứ yên tâm, ta đã có an bài sẵn hết rồi.

Dương Phàm chợt hỏi:

- Lỡ như đêm nay hắn không đến thì sao ?

- Hiện tại còn chưa đến canh ba, nếu như hắn muốn đến thì nhất định trước canh ba hắn sẽ đến. Ngộ nhỡ hắn không đến thì chúng ta cũng cứ bàn bạc.

Dương Phàm gật đầu ngồi im.

Lúc này trong phòng trở lại im lặng như trước. Cả ba người đều tập trung nghe ngóng động tịnh bốn bề.

Từng cơn gió lướt qua đầu những ngọn cây trong sân, làm tiếng lá của chúng kêu lên xào xạc, ánh trăng lấp lánh trên những tàn lá như những ngọn sóng, nhưng tuyệt nhiên không hề nghe thấy động tịnh gì của vị khách quý kia.

Sau một thời gian rất lâu, từ phía lầu canh lại vang lên ba tiếng mõ, bây giờ đã đúng canh ba.

Âu Nhứt Bằng vá Dương Phàm đưa mắt nhìn nhau, cả hai không hẹn mà cùng thở dài một tiếng. Thời gian đã đến, nhưng xem tình hình thì có lẽ Hoắc Vũ Hoàn sẽ không tới.

Ai ngờ rằng, trong lúc dư âm của tiếng mõ còn chưa dứt, thì từ cửa sổ trên mái nhà phát ra một tiếng động và từ trên rơi xuống một vật dài dài.

Thì ra đó là một ống trúc màu xanh. Khi ống trúc vừa chạm xuống mặt bàn, ỗng nhiên phát ra một tiếng kêu cái "tách". Một đầu ống trúc bị vỡ ra thành nhiều que giống như những cánh của một bông hoa đang nở. Từ trong ống trúc rơi ra một tấm thiếp màu đen - chính là tấm hắc thiếp mà gã hán thử mặt ngựa đã đưa đến toà hoa viên ở phía sau tiệm cầm đồ Hồng Phát.

Cả ba người bị biến cố đặc biệt này làm cho giật mình, tất cả nhất tề ngửa mặt nhìn lên mái nhà.

Miêu Phi Hồ trầm giọng nói :

- Là Hoắc đại hiệp đến phải không ?

- Không dám, tiểu đệ đến chậm một bước, đáng phạt một ly.

Lời phát ra không phải tự trên mái nhà, mà là ngay ở bên cạnh ba người. Thì ra trên chiếc ghế còn trống, không biết từ lúc nào đã có một đại hán mặc lam bào ngồi trên đó.

Trên mặt người mới đến che một tấm mạng, cho nên không nhìn rõ được diện mạo của gã. Gã giơ cái ly không trong tay về phía ba người.

Âu Nhứt Bằng ngạc nhiên hỏi :

- Các hạ chính là Hoắc Vũ Hoàn ?

Người mặc lam bào cười lớn:

- Thế nào ? Các vị mời ta đến uống rượu, ngay cả ta là ai cũng không biết sao ?

Dương Phàm liền tiếp lờl :

- Người mà bọn ta mời là Hoắc đại hiệp, các hạ mặt che mạng đen, làm sao biết được các hạ là ai ?

- Thế các vị có gặp qua Hoắc Vũ Hoàn chưa ?

Âu Nhứt Bằng đáp :

- Chưa !

Người mặc lam bào cười ha hả:

- Các vị chưa gặp qua Hoắc Vũ Hoàn, thế thì ta che mặt hay không, cũng đâu có trở ngại gì. Hơn nữa, các vị chưa gặp qua Hoắc Vũ Hoàn, thì làm sao biết được Hoắc Vũ Hoàn là người thường hay bịt mặt ?

Di Bất Thiên quay mình bỏ đi.

Bây giờ không ai dám chận chàng nửa

Đi được mấy bước, bỗng một vị tiểu thư chập chờn trước mặt chàng, đưa tay ngăn lại nói :

- Ngươi vẫn chưa đi được đâu.

Hình ảnh hai vị tiểu thư chàng gặp đầu đời là Vương Đại Thư, Vương Thiếu Thư bỗng hiện về. Vương Đại thư thì tính tình rất đôc ác. kiêu ngạo, tuy vậy chàng không chấp.

Còn Vương Thiều Thư tính nết hao hao giống tỷ tỷ, nhưng càng về sau, nàng càng phục thiện nhiều hơn. Di Bất Thiên rất mến nàng, nhất là ngày chàng bước vào chuồng mãnh sư.

Chưa hết còn một vị tiểu thư nữa là Hàn Ngọc Uy, đầm thắm, ít nói, chàng cũng rất thích nàng, Đó có phải là chứng nữ si không ? Di Bất Thiên nhìn vị cô nương này một hồi... chàng nói :

- Tiểu thư à ! Trong nửa ngày, tại hạ đánh đã ba trận rồi, tiểu thư không thấy tại hạ mệt mỏi sao ?

Nàng đáp :

- Nhưng đó là tại ngươi. Ta muốn biết sức lực của ngươi dai dẳng tới đâu.

Di Bất Thiên thấy tội nghiệp cho nàng bèn nói :

- Khốn nỗi đại giang kia còn có lúc kiệt nước, huống hồ gì là con người, nhưng ý tiểu thư muốn tại hạ làm điều gì ?

Thiếu nữ cười chua chát :

- Ta muốn giao đấu với ngươi.

Chàng đáp nhanh:

- Tại hạ đành nhận bại. Hơn nữa, tiểu thư thông cảm, tại hạ bận nhiều việc lắm.

Mặc cho chàng nói, thiếu nữ rút kiếm đánh nhầu. Di Bất Thiên đành sử dụng môn khinh phi mà bay ra ngoài mấy trượng.

Di Bất Thiên ra đến cổng tam quan lật trái tấm biển lại. Chàng rất ngạc nhiên, bên kia tấm biển có ai viết sẳn mấy chữ : "Chỉ có kẻ ngu mới hỏi việc nhà này"

Di Bất Thiên treo mặt sau ra trước. Treo xong tấm biển chàng toan đi. Bỗng chàng thấy bốn tì nữ, khiêng một chiếc kiệu hoa xâm xâm vào cổng tam quan... một tì nữ nói :

- Bẩm phu nhân, không nên vào đây nữa.

Kiệu dừng lại, phu nhân hỏi :

- Có chuyện gì vậy ?

Tì nữ thưa :

- Trên cổng nhà họ Lưu treo tấm biển đề :"Chỉ có kẻ ngu mới hỏi đến việc nhà này".

Phu nhân vén rèm nhìn ra, thấy vậy liền cười nhạt nói :

- Kẻ nào đề câu này là trí giả đó. hà cứ để như vậy còn giá trị hơn là "Thiên hạ nghi nhất sự lai vấn". Tuy nhiên ta đã đến đây rồi, không lý không vào ?

Di Bất Thiên tháp tùng đám người đó mà vào Lưu gia trang.

Hiện tại, người nhà họ Lưu vẫn còn đứng trong sân. Một thiếu nữ lớn tiếng nói :

- Lưu gia chủ, có đệ nhất tuyệt Uất Trì tiên tử giá lâm.

Lưu Cung bây giờ đã được cứu tỉnh. Lão và người nhà còn đang bàng hoàng việc vừa qua, bây giờ nghe tin đệ nhất tuyệt đến, mình mẫy lão nổi da gà. Lão quát người nhà mau soạn lễ nghinh tiếp.

Có người nói bên tai lão :

- Tên tiểu cẩu tử lại đến nữa.

Dĩ nhiên là lão thấy rồi, nhưng lão nghĩ rằng, gã này bản tính thiện lương không gì đáng ngại.

Uất Trì Nguyệt xuống kiệu, người nhà họ Lưu sắp thành hai hàng. Lưu Cung bước tới vòng tay nói:

- Lưu gia trang hân hạnh được tiếp kiến tiên tử, mời tiên tử nhập thất.

Tiên tử đáp lễ rồi theo lão vào trong.

Mọi người cùng nhìn bà, thấy dáng vẻ như tiên cách, mỗi nét mỗi quý phái.

Không ai ngờ được rằng, con người có vẻ yểu điệu ấy chính là đệ nhất tuyệt, danh trấn thiên hạ. Di Bất Thiên không biết mình phải làm điều gì cho hợp lý. Nếu đường đột vào nhà thì không tiện, còn nếu bỏ đi thì mất một cơ hội.

Chàng đành đi quanh quẩn trong sân. Bọn gia đinh thấy nhưng không một tên nào dám chận chàng.

Đi tới đi lui một hồi, chàng lọt tới hoa viên. Chàng chợt thấy vị tiểu thư khi nảy chận chàng, bây giờ đứng xoay lưng lại ra chiều nghĩ ngợi.

Không muốn rắc rối. Di Bất Thiên quay lại toan đi, nhưng tiểu thư phát hiện kịp thời, liền lên tiếng :

- Ngươi ! Ngươi khoan đi đã.

Nàng vừa nói vừa chạy đến đứng trước mặt chàng, nét mặt đầy vẻ u oán. Nàng hỏi tiếp:

- Soa ngươi lại lạc đến tận hoa viên này ?

Di Bất Thiên vẫn tình thật nên nói rõ :

- Thật ra tại hạ muốn tìm Võ lâm đệ nhất tuyệt, nhưng Lưu chủ nhân không mời tại hạ vào trong, trong khi chờ đợi bà, tại hạ quá bước đến đây, không ngờ lại gặp tiều thư, mong tiểu thư tha lỗi,

Hai bên nhìn nhau... tiểu thư thấy Di Bất Thiên là một trang anh tuấn. Còn chàng thấy tiểu thư đáng liệt vào bậc quốc sắc.

Di Bất Thiên toan nói điều gì đó, nhưng tiểu thư chợt nói :

- Bây giờ ta thấy công tử ăn nói lễ độ, nhưng sao lúc nãy, ngươi gây sự với gia huynh ?

Di Bất Thiên tường thuật mọi việc ngay từ đầu. Nhân việc đó chàng thuật lại tấm biển ngoài kia, có ai viết một câu rất xúc phạm.

Tiểu thư không nói gì về việc đó. Nàng nói sang chuyện khác mà nàng cho là quan trọng hơn :

- Ta là Lưu Tuyết Lê, mười chín tuổi. Còn công tử là Di Bất Thiên ?

Chàng lặng lẽ gật đầu.

Tuyết Lê hỏi :

- Công tử hỏi thăm tứ tuyệt có việc gì quan trọng lắm sao ?

Di Bất Thiên đáp :

- Kể ra thì cũng quan trọng ít nhất cho hai người. Tại hạ nhận lời uỷ thác của một vị tiền bối, cần gặp một trong tứ tuyệt, để giải quyết một vấn đề về "danh phận". Vấn đề này đã kéo dài ngót hai mươi năm.

Tuyết Lê gật đầu nói :

- Có lẽ vị tiền bối đó nhờ công tử gặp một trong tứ tuyệt để ấn chứng về võ công. Nếu công tử thắng, thì vị tiền bối kia sẽ được một vật hay một việc gì đó...

Di Bất Thiên thấy Tuyết Lê đoán việc đúng phóc, liền vỗ tay nói :

- Nếu ngày sau, tại hạ làm việc gì có tính cách trọng đại, sẽ mời tiểu thư làm tham mưu.

Tuyết Lê thấy chàng ăn nói một cách hồn nhiên, nàng cũng cười vui vẻ mà đáp lại :

- Không dám ! Ta e công tử bước ra khỏi quán, đã quên Tuyết Lê này rồi.

Di bất Thiên cũng bắt chước giọng đó mà nhại lại :

- Không dám ! Những người như tiểu thư, tại hạ không bao giờ quên. Dám hỏi... võ công của tiểu thư chắc là... ghê gớm lắm ?

Lưu Tuyết Lê cười buồn :

- Võ công của ta kém nhất trong gia đình. Thấy công tử tới đây hoành hành, đả bại một lúc ba cao thủ, ta nổi nóng thế thôi. Công tử nhẫn nhục, ta cảm thấy mình thất thố, mong công tử bỏ qua.

Hai người vừa nói vừa đi lần về phía trước. Chợt họ nghe bên trong có sự lớn tiếng giữa Lưu chủ nhân và Uất Trì Nguyệt. Chỉ nghe Uất Trì Nguyệt nói :- Lưu đại hiệp, mấu chốt của thiên hạ, Lưu đại hiệp và Trường Lâm đạo sĩ chia nhau nắm giữ. Bốn câu sấm thi đó, chắc đại hiệp đã biết rồi. Nghiệm thật kỹ, đó chẳng qua là chư vị muốn giang hồ khuynh đảo. Câu biểu của đại hiệp đề : "Thiên hạ nghi nhất sự lai vấn", không ngờ mặt sau, ai đó đề : "Duy hữu ngu giả lai vấn thử gia", túc là họ quá biết ý của đại hiệp vậy.

Những lời này làm cho Âu Nhứt Bằng cứng miệng không nói lên lời.

Miêu Phi Hổ vội cười nói :

-Nói rất phải, Hoắc lão ca vốn là thần long, trước giờ không để lộ chân tướng cho mọi người xem thấy, chúng ta không nên đa nghi, hãy mau nhập tiệc đi.

Người mặc lam bào tỏ vẻ giận dỗi nói:

- Hoắc mỗ đến là do có thiệp mời, chứ không phải đến đây gạt mọi người để ăn uống đâu.

Miêu Phi Hổ liền cười lớn để che đi sự ngượng ngùng:

- Ba vị lần đầu tiên gặp mặt, để lão phu giới thiệu thay cho quý vị.

Người mặc áo lam vội nói:

- Không cần Miêu lão ca phải nhọc sức, hai vị này không biết Hoắc Mỗ nhưng Hoắc mỗ thì biết họ. Dương Long Vương oai chấn Hoàng Hà và Âu lão ca danh dương tứ hải.

Nói xong người mặc lam bào tự rót rượu vào chung mình rồi nói :

- Miêu lão ca phá lệ thỉnh mời, Hoắc mỗ cảm thấy vô cùng vinh hạnh. Vậy Hoắc mỗ xin kính ba vị một ly.

Mọi người vừa uống hết ly thứ nhất, thì người mặc lam bào lại rót rượu, đưa chung lên nói :

- Thanh danh Yến sơn bao trùm thiên hạ. Long bang anh minh giang hồ đều biết, một trăm lẻ tám cái đầu lâu của Âu lão ca được xem như võ lâm chi bảo. Hoắc mỗ tuy thấp hèn, nhưng cũng cảm thấy dược vinh dự. Nào ! Hoắc mỗ kính các vị một ly.

Uống hết ly thứ hai, gã rót thêm ly thứ ba. Miêu Phi Hổ mỉm cười cản lại nói:

- Hoắc đại hiệp tạm thời ngừng lại chốc lát, để cho kẻ chủ toa. này được nói vài câu.

Người mặc lam bào đưa chung lên uống cạn, sau đó dùng tấm khăn che mặt chùi miệng nói :

- Điều mà Miêu lão ca muốn nói, có phải là số châu báu do tiêu cục Song Loang áp tải phải không ?

Miêu Phi Hổ gật đầu:

- Không sai. Lão phu mời chư vị đến đây cũnh chính là vì số châu báu này. Nhưng không biết Hoắc lão ca có dự tính gì về việc này chưa ?

Chỉ một hai câu, hai người đã nói thẳng vào vấn đề, điều này vượt ra ngoài ý nghĩ của Dương Phàm va Âu Nhứt Bằng. Bọn họ đưa mắt nhìn nhau, rồi nhìn người mặc lam bào, xem gã trả lời như thế nào.

Người mặc lam bào thong thả gắp miếng thịt gà bỏ vào miệng nhai, rồi hỏi vặn lại :

- Thế còn Miêu lão gia có tính toán gì về việc này chưa ?

Miêu Phi hổ cười ha hả :

- Điều này còn phải hỏi ? Có được cơ hội ngàn năm khó gặp như thế nảy, há lại để đánh mất sao ?

Người mặc lam bào gật đầu nói :

- Sở kiến của anh hùng đều giồng nhau. Ý định của tại hạ cũng giống như Miêu lão gia.

Miêu Phi Hổ phấn khởi nói :

- Thế thì rất tốt. Miêu Phi Hổ ta không dám tự khoe là chánh nhân quân tử, nhưng củng không phải là kẻ tiểu nhân hạ tiện. Chúng ta ở tại đây hãy hứa chắc một lời, sau khi sự việc thành công, sẽ cùng nhau chia đều số châu báu. Dương bang chủ và Âu lão đệ đều đã đồng ý tham gia vào việc này. Ý của Hoắc lão ca như thế nào ?

Phi Thiên Độc lâu Âu Nhứt Bằng liền lên tiếng :

- Chỉ cần Hoắc huynh cùng tham gia chuyến này, đến khi lấy được số châu báu. tại hạ tình nguyện lấy số châu báu của phần mình, chia ra ba phần tặng cho ba vị.

Mgười mặc lam bào ngửa mặt cười lớn:

- Việc chia phần chỉ là việc nhỏ, tại hạ muốn hỏi các vị số lượng chính xác về số châu báu lần này, các vị có biết là bao nhiêu không ?

Miêu phi Hổ đáp :

- Việc này đã được thăm dò rất kỹ càng, nghe nói số châu báu lần này giá trị rất lớn, ước chừng khoảng bốn mươi vạn lượng, đủ để cho chúng ta hưởng thụ cả đời.

Người mặc áo lam bào hỏi tiếp:

- Còn gì nũa không ?

Miêu Phi Hổ đáp :

- Số châu báu lần này được giao cho tiêu cục Song Long áp tải từ Thái Nguyên, chuyển đến phủ Diên An, tỉnh Thiểm Tây. Thời gian xuất phát là sớm ngày mốt, nghe đâu cục chủ của tiêu cục Song Long là Vô Địch Thần Kiếm Long Bá Đào đích thân áp tải.

Người mặc lam bào hỏi :

- Số châu báu nhiều như vậy, lẽ nào Long Bá Đào lại không có sự an bài đặc biệt nào sao ?

Miêu Phi Hổ cười đáp:

- Long Bá Đào điều toàn bộ những thuộc hạ đắc lực trong tiêu cục đến Thái Nguyên, rồi chuẩn bị đi theo hướng tây đại lộ của huyện Đống Quan, dọc đường được phòng bị nghiêm nhặt, ban ngày không được rời khỏi yên ngựa, đêm không tắt lửa, xung quanh xe tiêu có một trăm hai mươi cao thủ, ngày đêm luân phiên bảo hộ. Hơn nữa, bọn họ còn có trang bị hoa? mai.

Người mặc lam bào không để cho lão nói hết, bỗng nhiên cười lớn lên.

Miêu Phi Hổ hơi ngạc nhiên:

- Chẳng lẽ tin này không chính xác sao ?

Người mặc lam bào cười nói :

- Tin tức rất chính xác, nhưng nếu như Miêu lão ca cho rằng thật, e rằng sẽ bị mắc lừa mà thôi.

Mặt của Miêu Phi Hổ hơi biến sắc:

- Thế sự thật như thế nào ?

Người mặc lam bào nói :

- Theo tại hạ biết, con đường này của Long Bá Đao chỉ là trận thế nghi binh mà thôi, số châu báu thật sự là do Phó cục chủ Vạn Tự Kiếm Long Bá Thường áp tải, vào nữa đêm ngày mốt sẽ khởi hành. Bọn họ đi theo đường Ngô Bảo, rồi băng qua đường tắt Tuy Đức, thẳng đến phủ Diên An.

Dương Phàm vá Âu Nhứt Bằng đều thất kinh nói :

- Đây là sự thật ?

Người mặ lam bào đáp :

- Không chỉ là thế mà trước đó nửa tháng, tiêu cục Song Long đã phát đi "Võ Lâm thiếp" mời mấy vị võ lâm cao thủ ở tỉnh Bắc Ngũ cùng tham dự chuyến áp tải này. Nghe nói, sau tiêu vụ này, tiêu cục Song Long cũng chuẩn bị đóng cửa dẹp nghề, ngồi ăn không cả đời.

Âu, Dương hai người đưa mắt nhìn nhau, còn Miêu Phi Hổ sắc mặt xám xịt như người chết.

Một hồi sau, Âu Nhứt Bằng mới thấp giọng hỏi :

- Hoắc lão ca có biết bọn họ mời những vị cao thủ nào tham gia áp tải không ?

Người mặc lam bào nói:

- Gồm có Quan Lạc Đại Hiệp Vương Khắc Luân, Trang chủ Từ Đạt của Bắc Mang Cửu Hoè Trang. Thương Lãng Khách Diêu Kế Phong danh chấn võ lâm ở Tây Bắc và Thần Toán Tử Liễu Nguyên trên đỉnh Ngọc Hoàng của ngọn Thái Hành Sơn...

Âu Nhứt Bằng dậm chân căm phẫn nói :

- Sự an bày này nhất đinh là do chủ ý của lão tặc Liễu Nguyên đề ra.

Dương Phàm cẩn thận nói:

- Nhưng mà có nói đi củng phải nói lại, chúng ta cũng phải đề phòng kế hư hư thật thật của gã họ Liễu kia, cũng có thể lão âm thầm đưa số châu báu đi theo đường của Long Bá Đào.

Miêu Phi Hổ chợt lên tiếng :

- Điều này không có gì khó, chúng ta có bốn người, chia làm hai đường chặn đánh bọn chúng.

Người mặc lam bào lắc đầu nói :

- Các vị phải an bày thế nào cho thật chu toàn, nhưng đừng dính cả tại hạ vào trong.

Miêu Phi Hổ không hiểu :

- Tại sao ? Lẽ nào lão ca thấy số châu báu này khó lấy được nên muốn thoái lui chăng ?

Người mặc lam bào chậm rãi đáp :

- Không ! Hoàn Phong Thập Bát Kỳ của tại hạ đối với số châu báu này, quyết tâm ra tay sẽ được.

Miêu Phi Hổ biến sắc mặt :

Ý của lão ca là muốn nuốt trọn số châu báu này một mình, không muốn cùng chia với bọn ta hay sao ?

Người mặc lam bào lắc đầu đáp :

- Tại hạ không có ý này.

- Thế thì ý gì ?

Người mặc lam bào thở ra một tiếng, từ từ nói:

- Hoàn Phong Thập Bát Kỳ tuy là hắc đạo lục lâm, nhưng mà bấy lâu chỉ lấy của cải của bọn bất lương. Nếu như Tần Ngự sủ là vị thanh quan thì Hoàn Phong Thập Bát Kỳ tuyệt đối sẽ không nhúng tay vào. Nhưng mà số của cải này đã là do vơ vét của dân nghèo mà có, thì tại hạ nhất định không bỏ qua đâu.

Miêu Phi Hổ vội cướp lời:

_ Huynh đệ Hoàn Phong Thập Bát Kỳ lấy của kẻ giàu, giúp đỡ người nghèo, việc này quà thật đã làm cho Miêu mỗ ta rất ngưỡng mộ. Nhưng mà số châu báu lần này giá trị rất lớn, cho dù chia đều thành bốn phần, thì mỗi phần cũng được một số lượng không ít.

Người mặc lam bào nói :

- Của cải của bọn quan lại tham ô là từ mồ hôi nước mắt của dân nghèo mà có. Vì thế , cho dù một đồng một cắc, các huynh đệ Hoàn Phong cũng không thể để lọt vào tay kẻ khác.

Câu nói này đã làm cho bọn Miêu Phi thất sắc.

Miêu Phi Hổ liền cưới nhạt :

- Nói từ nãy đến giờ, ý của Hoắc lão ca vẫn không muốn cùng bọn lão phu hợp tác ?

Người mặc lam bào nói :

- Mỗi người có chủ ý riêng, không thể ép buộc được. Nếu như tại hạ khuyên các vị đừng có đánh cướp số châu báu này thì các vị cũng sẽ không chấp nhận.

Miêu Phi Hổ nổi giận nói :

- Hoắc lão ca cùng bọn lão phu hợp tác ắt sẽ có lợi. Những cao thủ bọn họ mời đến, đều có võ công cái thế. Huynh đệ Hoàn Phong tin tưởng rằng một mình có thể đối phó nổi chăng ?

Người mặc lam bào gật đầu không chút do dự :

- Không phải Hoắc mỗ này khoe khoang, chỉ cần số châu báu đó rời khỏi phủ Thái Nguyên chừng nửa đường, thì huynh đệ Hoàn Phong sẽ có cách cướp được.

Miêu Phi Hổ nói:

-Nếu không cướp được thì sao ?

- Chỉ cần qua khỏi nửa dường, thì tại hạ sẽ nhường cho các vị ra tay, đồng thời các huynh đệ Hoàn Phong sẽ phụ giúp các vị một tay mà không lấy một đồng.

- Vậy lấy chỗ nào làm ranh giới ?

- Xe tiêu vùa qua khỏi sông Hoàng Hà, Hoắc mỗ sẽ nhận thua.

- Quân tử nhất ngôn.

- Nhất ngôn tứ xuất, tứ mã nan truy, Hoắc mỗ này đã nói ra thì không bao giờ hối hận. Miêu Phi Hổ đưa ngón tay cái lên nói :

- Tốt ! Xe tiêu chưa qua sông Hoàng Hà, bọn lão phu nhất định sẽ không ra tay.

Người mặc áo bào đẩy ghế đứng lên vái chào và nói:

- Đa tạ tấm thạnh tình của Miêu lão ca, xin cáo từ.

Miêu Phi Hổ mỉm cười cúi người nói:

- Xin thứ cho lão phu không tiễn.

Người mặc lam bào lại cúi đầu vái chào, rồi quay người bước ra cửa, thoáng chốc bóng dáng đã mất trong bóng đêm.

Người mặc lam bào vừa đi khỏi, Cửu đầu Long vương Dương Phàm bèn lên tiếng:

- Miêu lão ca không nên chấp nhận cho hắn ra tay trước. Hoàn Phong Thập Bát Kỳ ra tay từ trước đến giờ chưa một lần nào thất bại.

Miêu Phi Hổ hứ một tiếng:

- Nhưng lần này bọn chúng sẽ thất bại.

Âu Nhứt Bằng xen lời:

- Dám hỏi Miêu lão ca có dự tính gì chưa ?

Miêu Phi Hổ nhún vai cười nói :

- Việc này không phải đơn giản sao ? Trước khi xe tiêu chưa qua sông Hoàng Hà, chúng ta sẽ ngấm ngầm giúp sức tiêu cục Song Long một tay, cho dù gã họ Hoắc kia có bản lĩnh thông thiên đi nữa, thì cũng khó mà ra tay được.

Âu Nhứt Bằng vừa mới nghe nói hết sức ngạc nhiên, sau chợt hiểu ra cười ha hả.

Nhưng mà thần sắc Dương Phàm có vẻ nghiêm trọng nói:

- Tại hạ cảm thấy việc này có gì không ổn. Hoác Vũ Hoàn đã quyết tâm chiếm đoạt số châu báu kia, nhưng tại sao lại đem bí mật nói cho chúng ta biết?

Miêu Phi Hổ cười nói:

= Đấy chính là chỗ thông minh của hắn.

Dương Phàm vội hỏi :

- Tại sao ?

- Rõ ràng hắn biết giấu không được chúng ta tin tức này, vì vậy nói ra để lấy lòng chúng ta mà thôi.

- Nhưng tự một mình hắn nói ra, còn chúng ta không biết.

Miêu Phi Hổ vội cướp lời:

- Nói thật cho hai vị biết, trong tiêu cục Song Long vốn có nội tuyến của lão phu cài vào, việc gì có thể dấu được lão ?

Nói xong, lão vỗ tay hai tiếng, và hỏi:

- Trần Bằng đã tới chưa ?

Bên ngoài có tiếng đáp:

- Đã đến từ lâu, hiện đang ở phía sau chờ lệnh.

- Gọi hắn vào đây.

Ngoài cửa dạ một tiếng, không lâu từ sau nhà bước ra một gã hán tử mặc thanh y, gã hơi cúi đầu, hai tay buông xuôi, hướng về Miêu Phi Hổ nói:

- Trần Bằng tham kiến chủ nhân.

Miêu Phi Hổ nói:

- Mau hành lễ với Dương bang chủ và Âu lão đệ đi !

- Dạ!

Gã mặc thanh y cung kính cúi người vái chào Dương Phàm và Âu Nhứt Bằng, rồi tứ tứ ngẩng đầu lên.

Dưới ánh đèn, chỉ thấy gã mày rậm, miệng rộng và mặt dài như mặt ngựa, thì ra đó là người đã để tấm "hắc thiếp" ở toà hoa viên phía sau tiệm cầm đồ Hồng Phát.

Miêu Phi Hổ đưa mắt nhìn gã hỏi:

- Trần Bằng, ngươi đến lâu chưa ?

Trần Bằng cúi đầu thưa:

- Thời gian khoảng bữa ăn.

- Tình hình vừa rồi, ngươi đều thấy cả chứ ?

- Dạ có!

- Gã bịt mặt kia không hề để lộ diện mạo, ngươi thấy hắn có phải là Hoắc Vũ Hoàn thật không ?

- Điều này...

Trần Bằng chần chừ một hồi rồi nói tiếp:

- Tiểu nhân cũng chưa gặp qua mặt thật của Hoắc Vũ Hoàn, nên không dám đoán mò là thật hay giả.

- Ngươi mang thiệp mời đến tiệm cầm đồ Hông Phát, tại sao chưa gặp qua người này ?

- Phụng mệnh chủ nhân, tiểu nhân đến toà hoa viện phía sau hiệu cầm đồ cuả lão Triều Phụng, đặt thiệp mời vào trong ống trúc, sau đó rút lui, cho nên chưa từng gặp qua người này.

Ánh mắt của Miêu Phi Hổ như hai luồng (điện) ánh sáng chiếu thẳng vào mặt Trân Bằng, một lát sau lão mới lạnh lùng hỏi:

- Ngươi nói đều là sự thật ?

Trần Bằng cung kính đáp :

- Tiểu nhân làm sao dám dâu giếm chủ nhân.

Miêu Phi Hổ mỉm cưới hỏi:

- Thế còn khi ngươi rời khỏi tiệm cầm đồ, lão Triều Phụng đã giao cho ngươi vật gì ?

- Trần Bằng trả lời:

- Đó là xâp ngân phiếu một ngàn tám trăm lượng, tiểu nhân vẫn còn giữ đây, xin chủ nhân xem qua.

Vừa nói gã vừa lấy trong người ra một xấp giấy, đưa hai tay trình lên, Miêu Phi Hổ hơi ngạc nhiên:

- Số tiền này có dụng ý gì ?

Trần Bằng đáp:

- Nghe nói đó là luật lệ của Hoàn Phong Thập Bát Kỳ. Phàm những ai có thể tìm được những trạm dọc đường của họ, để đưa thư truyền tin, thì sẽ có tặng thưởng trọng hậu, một mặt vừa tỏ ý trả thù lao cho, mặt khác hy vọng người đưa tin giữ bi mật, đừng để loan truyền rộng rãi ra ngoài.

Miêu Phi Hở cười hà hà:

- Hoàn Phong Thập Bát Kỳ thật không hổ là đại bang phái thần bí, ra tay quả nhiên rộng rãi như vậy.

- Thật ra chỉ là thủ đoạn lấy lòng của bọn họ mà thôi.

- Tại sao không nhiều không ít mà đúng một ngàn tám trăm lượng ?

Trần Bằng cười theo nói:

- Không dấu gì chủ nhân, thật ra là hai ngản lượng, nhưng đã bị lão Triều Phụng rút bớt hai trăm lượng.

Cả ba người nghe đến đây, không hẹn mà cùng cười lớn.

Miêu Phi Hổ gật gật đầu, lấy xấp ngân phiếu trao lại cho Trần Bằng, rôi cười :

- Đây là thù lao của ngươi, ta không muốn lấy của ngươi, ngươi hãy cầm đi.

Trần Bằng đưa hai tay đón lấy, rồi cúi người nói:

- Đa tạ sự ban thưởng của chủ nhân.

Miêu Phi Hổ nói:

- Ráng cố gắng mà làm cho tốt, sau khi sự việc thành công, ta sẽ không bạc đãi ngươi đâu.

Ngưng một hồi, lão lại tiếp:

- Thời gian chính xác mà xe tiêu xuất phát lên đường là vào lúc nào ?

Trần Bằng bèn đáp:

- Sáng sớm ngày mốt, chí6c xe chở số châu báu giả sẽ lên đường, đến nữa đêm, chiếc xe thật mới khởi hành.

- Thế còn Thần Toán Tử Liễu Nguyên đi theo xe nào ?

- Liễu Nguyên cùng trang chủ Cửu Hoè trang cùng hộ tống chiếc xe thật. Còn Quan Lạc đại hiệp Vương Khắc Luân trước đó đã đến phía bắc huyện Đồng Quan, chuẩn bị Ở bến Ngô Bảo để chờ họ đến, cùng lúc Thương Lãng Khách Diêu Kế Phong đợi ở đường tắt Tuy Đúc.

Âu Nhứt Bằng cười lớn:

- Như thế lực lượng đối phương đã bị phân tán, đây quả là cơ hội tốt. Dương Phàm hứ một tiếng:

- Ngô Bảo và Tuy Đức đều ở bờ tây sông Hoàng hà, lực lượng đối phương bị phân tán, càng thuận lợi cho Hoàn Phong thập Bát Kỳ.

Miêu Phi Hổ đưa tay ngăn cản hai người họ, rồi lại hỏi tiếp:

- Số châu báu đó có tất cả bao nhiêu hòm ? Và được chở bằng mấy xe ?

Trần Bằng đáp:

- Chỉ có một hòm và một xe.

Miêu Phi Hổ vô cùng ngạc nhiên:

- Cái gì ? Chỉ có một chiếc hòm thôi sao ?

Trần Bằng vội vàng đáp:

- Chính mắt tiểu nhân nhìn thấy. Đó là một chiếc hòm bên ngoài được bọc sắt kiên cố, dài chừng hai thuóc, cao và rộng gần một thước, nặng trình trịch, phải bốn năm người khoẻ mạnh mới nhấc lên nổi.

Âu Nhứt Bằng nuốt nước bọt thèm thuồng:

- Nếu bên trong toàn là vàng, thì nhất định không dưới mấy mươi vạn lượng.

Trần Bằng nói tiếp:

- Nghe nói trong hòm không có vàng bạc, mà toàn là châu báu và đồ cổ, mỗi món đáng giá trên bốn, năm chục vạn lượng vàng.

Lần này ngay cả Cửu đầu Long Vương Dương Phàm cũng phải động lòng. Lão âm thầm hít một hơi dài.

Miêu Phi Hổ trầm ngầm hồi lâu nói:

- Thế thì rất tốt ! Thế thì bây giờ ta giao cho ngươi hai nhiệm vụ. Một là phải ra sức bảo vệ chiếc hòm kia, bằng mọi giá không để kẻ khác đoạt mất. Thứ hai là trên đường đi, ngươi tìm cách đem tin Hoắc Vũ Hoàn nửa đường sẽ đánh cướp xe tiêu, tiết lộ ra cho tiêu cục Song Long biết, để họ đặc biệt để ý đoạn đường từ phủ Thái Nguyên đến bờ dông sông Hoàng Hà

Trần Bằng cung tay, cúi người xuống đáp:

- Tiểu nhân nhất định làm theo lời dạy bảo của chủ nhân.

Miêu Phi Hổ xua tay nói:

- Chỉ cần số châu báu kia vượt qua sông, thì ngươi có thể an tâm mà đợi lãnh thưởng. Nhớ phải cẩn thận mà hành sự. Thôi ngươi đi đi.

Trần Bằng hướng về Âu Nhứt Bằng và Dương Phàm hành lễ, sau đó vội vàng bước ra ngoài.

Âu Nhứt Bằng mỉm cười khen ngợi:

- Vị Trần huynh đệ này không những trung thành, mà làm việc cũng rất nhanh lẹ.

Dương Phàm chợt hỏi:

- Không biết vị huynh đệ này trong Song Long tiêu cục đảm nhận chức vụ gì ?

Miêu Phi Hổ cười đắc ý:

- Chức vụ tuy không cao, nhưng rất quan trọng.

- Là tiêu sư hay bảo tiêu ?

Miêu Phi Hổ lắc đầu:

- Cả hai đều không phải, hắn chỉ là một xa phu trong chuyến áp tải này mà thôi.

"Ồ" Dương Phàm và Âu Nhứt Bằng đồng thanh kêu lên một tiếng, trên mặt không dấu được vẻ vui mừng.

Xa phu là người trực tiếp điều khiển chuyến xe tiêu. Chức vụ này quả thật rất thấp, nhưng lại rất quan trọng.

Bình minh vừa ló dạng, hai cánh cửa gỗ của Song Long tiêu cục đột ngột mở toang ra. Đầu tiên xuất hiện là một gã hán tử mặt ngựa đang ngồi điều khiển xe tiêu, Trần Bằng. Hôm nay hắn mặc một chiếc áo mới màu xanh, hai tay áo xắn cao, để lộ chiếc áo màu trắng tinh bên trong. Đầu đội chiếc nón rộng vành, chân mang giày bố, ngoài ra còn quấn xà cạp đến tận gối. Hôm nay gã có vẻ hiên ngang và tinh thần rất phấn chấn.

Còn chiếc xe cũng là mới sơn, từ trên xuống dưới đều được dùng vải bố trùm kín. Bốn góc của xe đều được cắm bốn cây Song Long kỳ màu lam viền vàng.

Xung quanh xe là hai mươi bốn tên tiêu sư trẻ tuổi, ba mươi tên bảo tiêu, tám tay súng hỏa mai cùng với Trang chủ Bắc Mang Cửu Hoè Trang Từ Đạt, Thần Toán Tử Liễu Nguyên và hai vị cục chủ, cục phó tiêu cục Song Long. Hai anh em Long Ma Vô Địch Thần Kiếm.

Thông thường trong một chuyến áp tải, thì những tên bảo tiêu đi bộ fía trước hò hét dẹp đường, chỉ có tiêu sư fụ trách áp tải mới được cưỡi ngựa. Nhưng tình hình hôm nay thì hoàn toàn khác hẳn, bọn họ đi thành từng đoàn bảy tám người, ngay cả bọn bảo tiêu và những tay súng hoa? mai cũng được cưỡi ngựa, hơn nữa fía sau yên ngựa còn có một túi lương khô.

Ban đầu bọn họ có an bày một chuyến xe giả, nhưng đến giờ xuất fát lại huỷ bỏ.

Lần này Vô địch Thần Kiếm Long Bá Đào quyết định đích thân theo hộ tiêu và còn khởi hành sớm hơn giờ đã định. Long Bá Đào tập trung toàn bộ lực lượng, dùng chiến thuật Lương Sơn.

Vì lão được mật báo rằng chuyến xe tiêu đã bị lọ ra ngoài, ngoài ra còn có tin đến trước khi xe tiêu còn chưa qua khỏi sông Hoàng Hà thì Hoàn Phong Thập Bát Kỳ đã ra tay cướp tiêu.

Hoàn Phong Thập Bát Kỳ hành tung xuất quỷ nhập thần. Đối với những chuyến hàng bình thường họ rất ít tham gia, nhưng chỉ cần bọn họ ra tay thì họ nhất định đắc thủ.

Long Bá Đào biết được vì thế xe tiêu vừa ra khỏi đại môn, liền quát mọi người quất ngựa xông nhanh ra khỏi thành Thái Nguyên. Hơn sáu mươi con ngựa, trước sau phi nhanh về hướng tây.

Trần Bằng dường như cũng biết được trách nhiệm nặng nề của mình, nên cây roi da trong tay gã vung lên liên tục làm cho hai con tuấn mã không ngừng phóng như bay về fía trước.

Chạy một mạch hơn hai mươi dặm, mặt trời bắt đầu nhô lên khỏi đỉnh núi fía Đông. Lúc này người ngựa đã thấm mệt.

Thần Toán Tử Liễu Nguyên giương mắt nhìn trước nhìn sau, thấp giọng nói:

- Lão đại, nghỉ một hồi đi, đừng để cho lũ ngựa quá mệt.

Long Bá Đào gật gật đầu, rồi đưa cao cây roi chỉ về fía khu rừng ở fía xa, nói:

- Phía trước chính là vườn cây của nhà họ Lôi, ta đã sai người chuẩn bị trà nước ở trong vườn, đợi đến đó hãy nghỉ chân.

Khi đoàn người ngựa đến gần, quả nhiên nhìn thấy cả một rừng quýt, trên cành nặng trĩu quả, nhưng vẫn còn chưa chín. Bên cạnh bày sẵn trà nóng và nước cho ngựa uống.

Một lão gia nhân đang đứng bên ngoài ngôi nhà lồng.

Liễu Nguyên vẫy tay ra lệnh:

- Xe tiêu ngừng fía bên ngoài. Mọi người không ai được rời khỏi yên ngựa, fân ra bốn người vào trong lấy nước đủ rồi.

Mọi người dạ một tiếng rồi tập trung quanh xe tiêu. Bốn tên bảo tiêu nhảy xuống ngựa đi về fía ngôi nhà lồng.

Vừa đến gần, bốn người đột nhiên fát hiện một tiếng kêu. Tất cả đều nhất tề đứng lại.

Long Bá Đào quát lớn:

- Chuyện gì?

Một tên bảo tiêu đưa tay chỉ lão gia nhân đang đứng nói:

Long Bá Đào quay sang căn dặn Long Bá Thương:

- Lưu ý xe tiêu, ngu huynh đi xem chuyện gì đã xẩy ra. Nói xong tung mình lướt đến ngôi nhà lồng.

Thân mình lão vừa mới hạ xuống đất, thì một bóng người cũng lướt đến cạnh phía sau, thì ra đó là Thần Toán Tử Liễu Nguyên.

Cả hai đưa mắt nhìn, cùng lúc đồng thất kinh. Lão gia nhân Lưu Phúc mắt trừng. miệng há to đứng trơ ra như tượng gỗ, tay bưng một cái tráp sơn màu đỏ.

Bên trong tráp, ngoài một tấm thiếp màu đỏ ra, còn có một thanh đao được dùng giấy mỏng cắt thành.

Gương mặt của Thần Toán Tử Liễu Nguyên hơi biến sắc. Trong lúc lão đưa tay định lấy cái tráp, Long Bá Đào vội quát lớn:

- Khoan đã ! Cẩn thận đề phòng trong tráp có độc.

Liễu Nguyên lắc lắc đầu nói :

- Hoắc Vũ Hoàn không phải là người chuyên dùng độc. Nếu như muốn hạ độc thì hắn đã bỏ trong nước trà rồi, Long huynh không cần đa nghi.

Nói xong đưa tay lấy cái tráp, quả nhiên không hề gì.

Long Bá Đào mở tấm thiếp màu đỏ ra, chỉ thấy trong thiếp viết rằng:

"Anh em Hoàn Phong lấy giàu giúp nghèo.

Giang hồ ngưỡng mộ, lục lâm độc tôn.

Trừng phạt kẻ tham, cướp tiêu là đúng.

Nay viết thiếp này, lưu đao cảnh cáo.

Người viết thiếp này là Hoắc Vũ Hoàn".

Long Bá Đào tức giận, hét một tiếng:

- Lời lẽ thật ngông cuồng !

Liễu Nguyên thở dài:

- Cũng có thể là ngông cuồng, nhưng nhất cử nhất động của chúng ta, hắn đều biết hết. Sự việc vừa mới bắt đầu, chúng ta đã lọt vào thế hạ phong.

Long Bá Đào nói:

- Theo Liễu Huynh thấy thì lúc nào bọn chúng sẽ ra tay ?

Liễu Nguyên nghiêm mặt:

- Hắn đã để lại đao và thiếp cảnh cáo. Cho nên bắt đầu từ bây giở, mọi lúc mọi nơi chúng đều có thể ra tay.

Long Bá Đào trong lòng giật mình, bất giác đưa tay nắm lấy chuôi kiếm, mắt nhìn dáo dác không nói.

Liễu Nguyên hơi mỉm cười, tiếp lời:

- Nhưng mà hắn cũng thông minh, biết được lâu nay Song Long tiêu cục canh giữ nghiêm nhặt, lại có thêm Từ trang chủ và tiểu đệ. Nếu như bọn chúng muốn cướp số hàng trong tay chúng ta, chỉ sợ không phải dễ.

Long Bá Đào phấn khởi nói:

- Đúng vậy ! Ta không tin Hắc Vũ Hoàn có ba đầu sáu tay, dù có thí mạng, chúng ta cũng phải đấu với chúng một trận.

Liễu Nguyên không nói gì, cẩn thận lấy thanh đao giấy và tấm thiếp cất váo trong người. Sau đó bước đến vỗ nhẹ một cái lên lưng của Lưu Phúc.

Lưu Phúc "á" một tiếng, miệng phun ra một cục đàm, hai chân quỵ xuống, quỳ trên đất dập đầu liên tục, nói:

- Lão nô đáng chết ! Lão nô đáng chết !.

Long Bá Đào nghiêm mặt hỏi:

- Lâu nay ngươi làm việc rất cẩn thận, tại sao lại bị như vậy ?

Lưu Phúc nói:

- Trong lúc lão nô đang chuẩn bị trà nước, bỗng nhiên có một đạo cô đến xin nước uống. Không ngờ thừa lúc lão nô không đề phòng, ả liền điểm vào lưng lão, rồi nhét cái tráp này...

Long Bá Đào cướp lời:

- Ả đạo cô đó bao nhiêu tuổi ? Ăn mặc ra sao ?

- Khoảng hai mươi bảy, hai mươi tám, mặc bộ đồ trắng, gương mặt bị rỗ.

- Bình thường ta đã căn dặn các ngươi như thế nào ? Đối với hoà thượng, đạo sĩ, phụ nữ và những kẻ tàn phế...đặc biệt phải cẩn thận. Ngươi tuổi tác cũng đã lớn, tại sao lại hồ đồ như vậy ?

Liễu Nguyên khuyên ngăn:

- Việc đã như vậy, không cần phải trách móc lão. Hay là để mọi người uống chút nước, rồi hãy sớm lên đường.

Long Bá Đào nghi ngờ hỏi:

- Nước trà này có thể uống được không ?

Liễu Nguyên mỉm cười:

- Tại sao không thể được ? Tiểu đệ đã nói Hoắc Vũ Hoàn không phải là người chuyên dùng độc.

Thế rồi Liễu Nguyên vẫy tay gọi bốn tên bảo tiêu đến lấy nước ra phân phát cho mọi người uống.

Người ngựa uống nước và nghỉ ngơi một hồi, quả nhiên trong nước không bị bỏ độc.

Liễu Nguyên lại nói:

- Từ đây đi thẳng về phía trước phải vòng qua núi Hồ Yên, rồi tiến vào khu vực Lữ Lương Sơn. Đoạn đường này nguy hiểm nhất, phải có dự tính trước mới được.

Long Bá Đào nói:

- Tùy Liễu huynh điều động.

Liễu Nguyên nói:

- Bây giờ trước tiên chọn ra mười tên tiêu sư, chia thành hai toán đi trước dò đường. Mỗi toán gồm năm tên, khoảng cách hai toán không quá ba dặm và phải thường xuyên liên lạc với nhau. Ngoài ra, chọn thêm hai vị tiêu đầu cùng năm tiêu sư bọc hậu phía sau. Khỏang cách cũng không quá ba dặm. Tất cả phải đi thật nhanh, trước nửa đêm phải đến cho được Lữ Lương Sơn.

Long Bá Đào nói :

- Như vậy ở trong núi qua đêm sao ?

Liễu Nguyên nói :

- Có thể. Tiểu đệ biết dưới ngọn Lữ Luong Sơn có một ngôi làng tên là Hồi Hồi. Cư dân ở đấy sống bằng nghề nuôi ngựa. Vị trưởng làng ở đó và tiểu đệ là chỗ quen biết. Chúng ta nghỉ ngơi ở đấy một đêm, trước khi trời sáng, chúng ta phải rời khỏi khu vực Lữ Lương Sơn và bước vào đại lộ của huyện Ly Thạch.

Mọi người nghe xong đều phấn chấn. Trang chủ Từ Đạt của Cửu Hoè trang liền hối thúc:

- Nếu vậy thì không nên chần chừ, Long huynh hãy mau phái người đi làm những việc ấy, sau đó chúng ta mau mau lên đường.

Long Bá Đào lập tức y theo lời của Liễu Nguyên mà truyền lệnh, túc thời các toán tuần tự lên đường,

Biện pháp này quả nhiên rất hữu hiệu, trên đường bọn thám thính đưa tin tấp nập. Trước sau trong phạm vi mười dặm, bất cứ động tịnh gì cũng đều không lọt được qua mắt bọn họ.

Cả ngày hôm đó, ngoài những lúc nghỉ ngơi cần thiết, có thể nói là ngựa không dừng bước, người không rời khỏi yên. Họ đi được bốn năm trăm dặm đường ngày hôm đó.

Đến xế chiều, ngọn núi chính của dãy Lữ Lương Sơn đã xuất hiện.

Long Bá Đào hỏi:

- Ngôi làng kia còn bao xa ?

Liễu Nguyên đáp:

- Gần đến rồi, ở ngay dưới chân núi kia.

Mọi người nhìn theo hướng Liễu Nguyên chỉ, thì thấy dưới những dãy núi xa xa, quả nhiên có những làn khói nhạt bay lên.

Lpng Bá Đào phất tay gọi lớn:

- Sắp đến làng Hồi Hồi rồi, anh em hãy ráng lên!

Tinh thần mọi người trở nên vô cùng phấn chấn, họ liên tục ra roi thúc ngựa tiến về phía trước.

Ai ngờ lúc ấy, bỗng thấy một tên tiêu sư đi đầu dò đường, giơ cao cây hồng kỳ phi nhanh trở lại.

Liễu Nguyên vội vàng cho đoàn người dừng lại, quát lớn:

- Đã xảy ra chuyện gì ?

Tên tiêu sư dò đường thở hổn hển đáp:

- Có người khắc chữ cảnh cáo !

- Đó là chữ gì ?

Tên tiêu sư lắc đầu đáp:

- Không biết ai đã khắc chữ trên một tảng đá lớn ở đầu làng, cảnh cáo tiêu xa không được vào trong làng.

Liễu Nguyên cũng lộ vẻ ngạc nhiên:

- Có chuyện này sao ? Long lão đại, chúng ta cùng nhau đi xem thử.

Cả hai liền phi ngựa lên trước, quả nhiên cách trước cổng làng không xa, bên cạnh đường có một tảng đá lớn, trên tảng đá có ghi mấy hàng chữ:

"Trong làng có bố trí cạm bẫy, xe tiêu tuyệt đối không được vào. Tử đây đi về hướng Tây, trên đường sẽ ít nguy hiểm. Xin thận trọng"

Long Bá Đào đưa mắt nhìn, hỏi:

- Chữ này do ai để lại ? Xem ra giọng dường như là bằng hữu của chúng ta.

Liễu Nguyên không trả lời, nhảy xuống ngựa quan sát cẩn thận, kỹ càng những nét chữ trên tảng đá và những đám cỏ gần bên, sau đó lại đưa mắt nhìn bốn phía, một hồi lâu vẫn chưa lên tiếng.

Long Bá Đảo hỏi:

- Liễu huynh nhận ra điều gì không ?

Liễu Nguyên lắc lắc đầu:

- Tiểu đệ cảm thấy rất kỳ quái. Người khắc chữ này, cuối cùng là hảo ý hay ác ý ?

- Hắn để chữ lại cảnh giới nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận, như vậy đương nhiên là hảo ý ?

Liễu Nguyên hơi mỉm cười nói:

- Chỉ sơ... Chưa chắc.

- Tại sao ?

Liễu Nguyên chỉ những dấu chân trên đám cỏ gần đó nói:

- Ở đây vốn không có đá, người này vì muốn để chữ lại, nên đã đi xa hơn mười trượng mang tảng đá này đến. Hơn nữa, hắn dùng công phu Đại Lực Kim Cương chỉ để khắc chữ trên đá cảnh giới. Công lực người này rất cao thâm, trong võ lâm không có mấy người.

Long Bá Đào gật đầu:

- Không sai !

Liễu Nguyên tiếp:

- Người này có một thân pháp cao cường như vậy, nếu như viết chữ để lại là có thiện ý, thì tại sao ngay cả tên hiệu cũng không chịu để lại ?

Long Bá Đào nói:

- Có lẽ hắn làm điều tốt mà không muốn người khác biết đến, chỉ muốn ngấm ngầm giúp đỡ chúng ta mà thôi.

- Nếu thật sự là vậy, thì hắn sẽ không đợi đến khi trời tối mới khắc chữ trên đá ngoài cổng làng này. Thử nghĩ, bây giờ đã là ban đêm, gần đây lại không có thôn trang nào khác, chúng ta không vào làng này. Tất nhiên là phải dừng lại trong núi, thế không phải càng nguy hiểm hơn sao ?

- Nói như vậy thì người khắc đá để lại chữ, có thể chính là Hoắc Vũ Hoàn cố bày nghi trận để chúng ta không dám vào làng nghỉ ngơi đổi ngựa, rồi thừa cơ hội ra tay.

- Đương nhiên, điều này rất có thể. Nhưng mà nếu như hắn ta đã có bố trí sẵn những cạm bẩy ở trong làng để đợi chúng ta tự mình chui vào lưới, thế thì cả hai sự nguy hiểm cũng đều như nhau.

Long Bá Đào không biết phải làm sao, làm thế nào, bèn nói :

- Thế thì... chúng ta vào hay không vào làng ?

Liễu Nguyên trầm ngâm một hồi, rồi bất chợt lên tiếng:

- Tiểu đệ cho rằng hay là chúng ta cứ y theo kế hoach đã định. Vào trong làng nghỉ ngơi đổi ngựa khác, sau đó lên đường đi suốt đêm.

Long Bá Đào nói:

- Lỡ như Hoắc Vũ Hoàn thật sự đã bố trí cạm bẫy ở trong làng...

Liễu Nguyên liền ngắt lời:

- Trong hai cách, chúng ta phải chọn cách nào ít nguy hiểm hơn. Chúng ta đành phải cẩn thận đề phòng, không nên ở lại lâu trong làng, thì Hoắc Vũ Hoàn sẽ không có cơ hội ra tay. Ngược lại, nếu như chúng ta ngủ lại trong hoang sơn, thì đêm nay nhất định khó bình yên vô sự.

Long Bá Đào suy nghĩ một hồi rồi nói:

- Liễu huynh đã cho rằng vào trong làng là tốt hơn, thế thì chúng ta vào trong làng vậy.

Liễu Nguyên nói:

- Xin Long lão đại truyền lệnh cho mọi người tạm thời đứng ngoài làng chờ lệnh. Hai chúng ta vào hòi thăm trưởng làng trước rồi hãy quyết định.

Long Bá Đào y theo lời cũa Liễu Nguyên, ra lệnh cho mọi người đứng chờ ngoài cổng làng. Đìch thân lão và Liễu Nguyên mang theo bốn tiêu sư, cởi ngựa vào trong làng.

Làng Hồi Hồi thực tế chỉ là một sơn cốc, bên phải, bên trái có núi bao quanh, ôm lấy một vùng thảo nguyên rộng lớn. Trong cốc khí hậu ấm áp, cây cỏ xanh tươi. ngoài cửa cốc có dựng hàng rào bằng gỗ, bên trong là đồng cỏ thiên nhiên tuyệt đẹp.

Trong làng có chừng bảy, tám trăm hộ dân cư, tất cả đều sống bằng nghề nuôi ngựa. Trưởng làng họ Bạch, năm nay đã ngoài bát tuần, cũng là chổ quen biết của Liễu Nguyên.

Liễu Nguyên đứng ngoài cửa cốc xưng danh tánh. Một lát sau Bạch trưởng làng đích thân ra nghinh đón. Vừa gặp hai người, ông ta liền lên tiếng :

- Khách quí ! Khách quí ! Rượu thịt đều đã nguội hết, tại sao chư vị giờ này mới đến ?

Liễu Nguyên nghe những lời này không khỏi ngạc nhiên.

Tiếp theo, Bạch trưởng làng quay về phía Long Bá Đào mỉm cười thi lễ:

- Có lẽ vị này là Long cục chủ của tiêu cục Song Long. Qúy khách quang lâm đến đây, xin thứ lỗi không kịp nghinh đón, Trong làng đã chuẩn bị sẵn chỗ cho xe tiêu và ngựa nghỉ ngơi cả rồi, tại sao không để mọi người và xe tiêu vào luôn một thể ?

Long Bá Đào kinh ngạc đứng ngẩn người ra !

Bạch trưởng làng là một người nhiệt tình, lão liền sai người mở rào cửa cốc ra, phái người đi dọn sạch sẽ những chuồng ngựa, chuẩn bị chỗ cho xe tiêu đậu và ân cần mời Liễu Nguyên cùng mọi người vào nhà mình để khoản đãi yến tiệc.

Liễu Nguyên không nhịn được liền hỏi:

- Lão huynh hình như biết trước chúng tại hạ sắp đến ?

Bạch trưởng làng cười ha hả:

- Lão đâu phải là thần tiên, làm sao đoán trước được. Tin này là do một bằng hữu đến báo trước.

Liễu Nguyên nói :

- Dám hỏi lão huynh, vị bằng hữu đó là...

Bạch trưởng làng đắc ý nói :

- Nhắc đến vị bằng hữu này của lão, nhất định các vị cũng nghe qua danh hiệu rồi. Người này chính là hiệp đạo nổi danh trong thiên hạ, Chỉ Đao Hoắc Vũ Hoàn.

Long Bá Đào nghe xong, trong lòng thất kinh, gần như kêu thất thanh lên,

Liễu Nguyên cũng hơi biến sắc, nhưng cố tình làm tĩnh, mỉm cười hỏi:

- Lão huynh cùng vị Hoắc Vũ Hoàn kia là hảo bằng hữu ?

Bạch trưởng làng đáp:

- Ngài không chỉ là bằng hữu của toàn bộ cư dân trong làng chúng tôi, mà còn là đại ân nhân của chúng tôi. Có một năm khu núi này bị hạn hán, nước suối khô cạn, cây cỏ không sinh trưởng được. Nếu như không phải Hoắc đại hiệp ra tay cứu giúp, vận chuyển nước, lương thực và cỏ từ xa xôi trăm dặm đến đây, thì có lẽ toàn bộ người và gia súc trong làng này đã bị đói, bị khát mà chết hết rồi.

Liễu Nguyên "ồ" một tiếng:

- Thì ra là vậy !

Bạch trưởng làng dường như rất cung kính và khâm phục Hoắc Vũ Hoàn, lão nói tiếp:

- Nhắc đến vị Hoắc đại hiệp này, thật sự không biết chúng tôi phải dùng lời lẽ gì đề cám ơn. Hai bên bờ sông Hoàng Hà ở đại Giang Nam này, ai mà chưa được sự giúp đỡ của ngài ? Chúng tôi tuy chưa ai gặp qua mặt của người, nhưng mà nhà nhà đều phụng thờ bài vị còn sống của ngài. Nếu như chư vị không tin, thì lát nữa vào trong làng có thể xem thư?

Liễu Nguyên im lặng không lên tiếng, còn Long Bá Đào sắc mặt chuyển từ xanh sang trắng.

Bạch trưởng làng nói tiếp:

- Sau giờ Ngọ hôm nay, Hoắc đại hiệp đột nhiên giá lâm vào trong làng. Chính miệng người nói với lão là các người đang áp giải xe tiêu và chiều tối sẽ đến đây. Người còn bảo chúng tôi tiếp đãi chu đáo các vị. Người trong làng biết các vị là bằng hữu của Hoắc đại hiệp nên đều rất vui mừng. Họ chỉ lo đợi các vị giá lâm đến. Thức ăn thức uống, cả nước và nhà ở đều đã chuẩn bị sẵn cho các vị.

Liễu Nguyên hỏi:

- Hoắc đại hiệp hiện giờ ở đâu ?

Bạch trưởng làng nói:

- Người còn có việc không thể ở lâu, chỉ ngồi một lát rồi đị. Nhưng các vị cứ yên tâm, các vị là bằng hữu của Hoắc đại hiệp cũng là bằng hữu của chúng tôi. Các vị đến trong làng cũng như các vị trở về nhà của các vị.Đêm nay các vị cứ việc nghỉ ở lại đây. Sáng mai chúng tôi sẽ tiễn các vị lên đường.

Đang lúc nói chuyện, bỗng nhiên nghe tiếng chân ngựa. Thì ra xe tiêu và đoàn người ngựa đã được người trong làng đang dẫn vào cổng làng. Cư dân cả làng từ già đến trẻ đứng thành hai hàng nghinh đón họ vô cùng nồng nhiệt.

Long Bá Đào kéo nhẹ tay Liễu Nguyên thấp giọng:

- Bây giờ tính sao đây ? Chúng ta đã lọt vào ổ cướp rồi !

Liễu Nguyên phẩy phẩy tay nói khẽ:

- Đã đến đây thì phải vào. Long lão đại cứ đi theo lão họ Bạch, nhưng đừng để lộc sắc mặt, để tiểu đệ đi bố trí một lát.

Thế rồi lão ra lệnh xe tiêu dừng lại ở khoảng đất trống bên trong cổng làng. Dùng ngựa bao bọc xung quanh, cách ly với những cư dân trong làng. Ở giữa đốt đuốc sáng trưng, bốn phía bố trí tám tay súng hoa? mai, mấy mươi tên tiêu sư bố trí sẵn sàng, ngựa không tháo yên. Ngoài ra còn ngầm phái những tên bảo tiêu khống chế lối ra vào cổng làng, để đề phòng biến cố.

Bạch trưởng làng thấy thế, có vẻ không hiểu liền hỏi:

- Các vị từ xa đến, chắc cũng đã mệt. Tại sao không để mọi người vào trong nhà nghỉ ngơi ?

Liễu Nguyên nghiêm túc nói:

- Không dám dấu gì lão huynh, số hàng chúng tại hạ áp tải vô cùng quan trọng. Nếu như có chuyện gì xảy ra, thì không chỉ chúng tại hạ bị tổn thất, mà còn liên luỵ đến tính mạng của các cư dân trong làng. Vì vậy cẩn thận một chút là tốt nhất.

Bạch trưởng làng nói:

- Về điểm này thì chư vị cứ yên tâm. Xe tiêu đã vào trong làng, chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ an toàn. Các vị là bằng hữu của Hoắc đại hiệp, ai cũng không dám tự ý chạm tay vào hàng hoá trên xe.

- Ý tốt của lão huynh, chúng tại hạ xin nhận lãnh, nhưng phòng bị vẫn tốt hơn.

- Lẽ nào không để cho bọn họ nghĩ một chút. Cả đêm thức giữ xe tiêu hay sao ?

Liễu Nguyên lắc đầu:

- Không, cả đoàn chỉ nghĩ chân một lát, trước nữa đêm phải khởi hành lên đường.

Bạch trưởng làng ngạc nhiên:

- Làm gì mà gấp vậy ?

Liễu Nguyên nói:

- Trên người mang trọng trách, khó mà do mình tự chủ được. Tại hạ còn một việc muốn nhờ lão huynh giúp đỡ cho, không biết có được hay không ?

Bạch trưởng làng vui vẻ nói:

- Có chuyện gì các vị cứ sai bảo, chỉ cần chúng tôi làm được, thì nhất định sẽ cố gắng hết sức.

- Chúng tại hạ phải lên đường gấp. Người tuy không sao nhưng ngựa thì không chịu nổi. Nếu như lão huynh có thể đổi cho một đoàn ngựa khác, thì thật không biết lấy gì cảm ơn.

Bạch trưởng làng cười một tràng dài:

- Đây là chuyện nhỏ. Những thứ trong làng có toàn là ngựa. Để lát nữa, lão sẽ cho người mang đến một trăm con ngựa tốt để các vị lựa chọn.

Liễu Nguyên vội vàng cảm ơn, rồi cùng với Bạch trưởng làng bước vào trong nhà. Quả nhiên, trong gian nhà chính giữa đã chuẩn bị đầy đủ rượu thịt.

Mọi người cùng ngồi vào bàn cầm đủa nhập tiệc.

Long Bá Đào và mọi người hoài nghi, không dám ăn uống trước. Họ đưa tay cầm ly mà trong lòng hết sức cẩn thận. Kết quả đã chứng minh cho sự hoài nghi của họ. Trong thức ăn không có thuốc mê, cũng không có thuốc độc.

Việc này càng làm thêm mọi người nghi hoặc.

Xem tình hình, thì Bạch trưởng làng quả thật rất nhiệt thành, lão không hề có chút ác ý nào. Lẽ nào lão không biết kế hoạch cướp tiêu của Hoắc Vũ Hoàn ?

Hoắc Vũ Hoàn có ân với cư dân trong làng này, nếu như hắn muốn ra tay cướp tiêu tại đây thì vô cùng có lợi, nhưng tại sao cho đến giờ này vẫn chưa thấy động tịnh gì ?

Người khắc chữ để lại trên đá bên ngoài làng thật sự là ai ?

Liễu Nguyên trong lòng hơi bồn chồn, liền mượn cớ bận công việc rút lui ra khỏi bàn tiệc, âm thầm đi tuần sát khắp nơi, lão không hề phát hiện có điều gì khả nghi

Xe tiêu vẫn an toàn vô sự. Những tiêu sư giữ xe và những tên bảo tiêu thay phiên nhau ăn cơm, cũng không hề xảy ra biến cố gì.

Liễu Nguyên lại trở vào bàn tiệc, đem tình hình vừa rồi kể lại cho Long Bá Đào nghe.

Long Bá Đào chau mày nói:

- Theo ta đoán, Hoắc Vũ Hoàn không muốn liên luỵ bá tánh trong làng, cho nên không đem kế hoạch cướp tiêu nói cho lão họ Bạch biết.

Liễu Nguyên lắc đầu:

- Nhưng hắn vào trong làng để làm gì ? Cho dù hắn không cố ý ra tay ở trong làng, thì cũng không cần phải tiếp đãi bọn ta. Điều này thật là kỳ quặc.

Long Bá Đào nói:

- Hay hắn cố ý để ho lão họ Bạch giữ chân chúng ta, để hắn có thời gian bố trí ở phía trước đợi ta.

Liễu Nguyên đáp:

- Tiểu đệ cũng hoài nghi hắn có mưu đồ gì khác. Tóm lại, chúng ta cứ theo kế hoạch ban đầu. khởi hành đi suốt đêm là hay nhất.

Long Bá Đào gật đầu:

- Đúng vậy.

Thương lượng xong xuôi, bọn họ lập tức đứng dậy cáo từ.

Bạch trưởng làng giữ họ Ở lại không được, trong lòng cảm thấy áy náy nói:

- Các vị đã cương quyết muốn đi, lão cũng không dám giữ lại. Bây giờ lão đi sai người chuẩn bị đổi ngựa cho quý vị.

Thế rồi không bao lâu, ngựa đã được mang đến địa diểm chỉ định, ngựa này do đích thân Long Bá Thương đích thân lựa chọn.

Bạch trưởng làng tiễn họ ra đến tận bên ngoài cổng làng, lưu luyến nói:

- Khi nào các vị từ phủ Diên An trở về, xin mời quý vị gh2 lại trong làng nghỉ ngơi vài ngày.

Liễu Nguyên vái chào nói:

- Nhất định là thế. Nếu như lão huynh gặp được Hoắc đại hiệp, cũng xin thay chúng tại hạ nói lời cảm tạ.

Long Bá Đào tiếp lời:

- Chúng tôi và Hoắc đại hiệp hắc bạch khác đường, nên ít có khi qua lại, không ngờ đêm nay được sự quan tâm chiếu cố của người.

Bạch trưởng làng cười nói:

- Hoắc đại hiệp tuy xuất thân là lục lâm, nhưng lại là một vị quân tử nhiệt thành thẳng thắng. Nếu các vị qua lại thường với Hoắc đại hiệp, thì sẽ biết được tính tình của ngài.

Liễu Nguyên cũng mỉm cười:

- Nguyện có một ngày, tại hạ sẻ hiểu rõ hơn về vị lục lâm quái kiệt này.

Long Bá Đào vẫy tay một cái, đoàn người ngựa thứ tự lên đường, từ từ rời khỏi làng Hồi Hồi.

Vừa rời khỏi làng, Liễu Nguyên ra lệnh cho mọi người ra roi liên tục. Đường nhỏ lại thêm khúc khuỷ khó đi, đêm khuya lại càng khó nhận ra con đường. Thế mà dường như Liễu Nguyên muốn trốn chạy cái gì đó. Lão luôn miệng hối thúc tiến nhanh về phía trước.

Mới đó mà họ đã đi được hơn bốn mươi dặm đường. Trên đường đi, thỉnh thoảng vài chú chim đang ngủ bị họ làm kinh động bay lên, tuyệt nhiên không có chuyện gì xảy ra.

Long Bá Đào bất chợt thở dài một tiếng nói:

- Xem ra chỉ là do chúng ta đa nghi mà thôi...

Nhưng liễu Nguyên lắc đầu:

- Hiện tại nói vậy là còn quá sớm. Trước khi chưa rời khỏi khu vực núi này, thì bất cứ lúc nào cũng có thể xẩy ra chuyện.

Long Bá Đào nói:

- Nếu như Hoắc Vũ Hoàn muốn ra tay, thì lúc nãy đã có hành động. Tại sao đến bây giờ vẫn còn yên tĩnh như vậy ?

Liễu Nguyên nói:

- trước khi trời mưa, thường có một khoảng thời gian nóng bức nặng nề.

Chưa dứt lời, phía trước có tiếng la thất thanh, dường như có người bị rơi xuống ngựa.

Long Bá Đào liền ra lệnh ngừng xe lại, hỏi lớn:

- Đã xảy ra chuyện gì ?

Một tên bảo tiêu hớt hãi chạy đến báo:

- Con ngựa của tiểu nhân không biết vì sao, đột nhiên mất móng sắt ngã xuống đất.

Long Bá Đào quát lớn:

- Ngựa mất móng là chuyện thường. Ai cho phép ngươi la hét như vậy ? Mau dắt ngựa lại đây !

Tên bảo tiêu ấp úng nói:

- Nhưng mà... trong miệng nó chảy nước bọt ra và đã chết rồi.

Long Bá Đào thất kinh:

- Cái gì ? Chết rồi à ?

Lão cầm cương vừa định thúc ngựa tiến lên trước xem tình hình, không ngờ người lão chao đảo mấy cái, con ngựa lão đang cởi đột nhiên phun ra nước bọt màu trắng rồi ngã ầm xuống đất.

Tiếp theo là những tiếng "Ầm ! Ầm" trước sau, phải trái lại có mười mấy con ngựa ngã xuống. Đội ngũ bổng trở nên hỗn loạn.

Liễu Nguyên tung mình nhẩy xuống đất, lớn tiếng nói:

- Không được la hét ! Mọi người hãy rời khỏi ngựa, đốt lửa lên và vây quanh bảo vệ xa tiêu.

Kỳ thật, chưa đợi Liễu Nguyên ra lệnh cho mọi người xuống ngựa, lúc ấy mấy chục con ngưa của làng Hồi Hôi đổi cho họ lần lượt ngã xuống chết hết. Ngay cả con ngựa kéo xe tiêu cũng không ngoại lệ.

Mọi ngườ đếu rút hết binh khí ra cầm tay, đồng thời đốt đuốc vây quanh xe tiêu, Tuy họ không dám nói lớn tiếng, nhưng bên trong tim đánh thình thịch. Dưới ánh đèn của những ngọn đuốc, khắp nơi đều là xác ngựa.

Long Bá Đào dậm chân mẵng:

- Lão gìa họ Bạch kia thật là đáng ghét, miệng nói toàn là giả dối, bụng chứa toàn nước dơ thối. Lần sau ta mà gặp lại, nhất định không tha cho hắn.

Lão quay sang Long Bá Thương trách nói:

- Ngươi cũng thật là hồ đồ, lúc chọn ngựa tại sao không chịu cẩn thận ? Người ta dùng thủ đoạn mà ngươi cũng không biết hay sao.

Long Bá Thương lắc đầu thở dài:

- Có ai ngờ chúng dùng đến quỷ kế này chứ ! Nếu sớm biết trước thì nhất định sẽ không đổi ngựa với chúng.

Trang chủ Từ Đạt Cừu Hoè Trang bèn lên tiếng:

- Việc đã như vậy rồi, có trách mắng cũng chẳng ích gì. Chi bằng mau nghĩ cách sớm rời khỏi nơi đây mới là việc cần thiết.

Long Bá Đào nói:

- Còn cách gì nữa chứ ! Chúng ta có thể đi bộ. Nhưng mà chiếc xe này thì làm như thế nào ?

Liễu Nguyên xua tay nói:

- Trước hết mọi người đừng quá khẩn trương. Lão già họ Bạch kia dùng thủ đoạn này ắt có mục đích. Có lẽ Hoàn Phong Thập Bát Kỳ đang ở gần đây thôi, bọn chúng sẽ nhân cơ hội này mà hành động. Bây giờ chúng ta cần nhất là giữ yên lặng.

Mọi người nghe xong đều im lặng không dám lên tiếng.

Liễu Nguyên lại nói:

- Bây giờ Từ huynh phụ trách bảo vệ xe tiêu, dùng những xác ngựa này che xung quanh, đồng thời bố trí súng hoa? mai. Long lão nhị mang theo mấy tên tiêu sư cầm đuốc, soi sáng khắp nơi chung quanh xe tiêu, còn Long lão đại và tiểu đệ chia làm hai hướng đi kiểm tra xem gần đây có mai phục hay không ?

Mọi người.đều theo như vậy mà làm, trong chốc lát, toàn bộ khu vực quanh xe tiêu đã sáng như ban ngày. Mọi người trong tay đều cầm binh khí canh giữ rất nghiêm nhặt.

Liễu Nguyên và Long Bá Đào chia làm hai hướng đi kiểm tra, nhưng kết quả không phát hiện ra điều gì.

Long Bá Đào nghi hoặc cười:

- Không biết Hoắc Vũ Hoàn đang giở trò gì đây ?