Giới thiệu
Nguyên tác: NHÀ GIẢ KIM (The Alchemist)Dịch giả Anh ngữ: Alan R. Clarke
TÔI NHỚ NHẬN MỘT LÁ THƯ TỪ NHÀ XUẤT BẢN HOA KỲ HARPER COLLINS nói rằng: “đọc NHÀ GIẢ KIM giống như thức dậy lúc bình minh, nhìn mặt trời ló dạng trong khi cả thế giới vẫn còn đang ngủ.” Tôi đi ra ngoài nhìn bầu trời và tự nghĩ: “Thế là, quyển sách sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh!” Lúc ấy tôi đang khó khăn vươn mình như một người cầm bút và đeo đuổi con đường của tôi mặc dù tất cả những giọng vang lên nói với tôi rằng điều ấy không thể.
Từng tí từng tí, giấc mơ của tôi đang trở thành hiện thực. Mười, một trăm, một nghìn, một triệu bản bán ở Hoa Kỳ. Một ngày nọ, một phóng viên Ba Tây gọi điện thoại cho tôi nói rằng Tổng Thống Clinton được chụp hình khi đọc quyển sách. Một ít lâu sau, tôi mở tạp chí Vanity Fair và ở đấy nữ tài tử Mỹ Julia Roberts tuyên bố rằng cô mến mộ quyển sách. Bách bộ một mình trên đường phố Miami, tôi nghe một cô bé nói với mẹ cô rằng: “mẹ phải đọc quyển Nhà Giả Kim!”
Quyển sách đã được chuyển dịch qua năm mươi ngôn ngữ, đã bán trên hai mươi triệu bản, và người ta đang bắt đầu hỏi: Điều bí mật nào ở phía sau sự thành công to lớn như thế?
Câu trả lời thành thật duy nhất là: Tôi không biết. Tất cả tôi biết là thế, như chàng chăn cừu Santiago, tất cả chúng ta cần được thức tỉnh với tiếng gọi trong tâm hồn của chúng ta. Điều gì là tiếng gọi tâm hồn? Nó là sự gia ân của Đấng Tạo Hóa, nó là con đường mà ngài đã chọn cho chúng ta ở đây trên trái đất. Bất cứ khi nào chúng ta làm việc gì ấy tràn ngập sự can đảm trong ta, chúng ta đang theo đuổi huyền thoại của mình. Tuy nhiên, chúng ta không phải tất cả đều có sự can trường để đối diện với mơ ước, tâm nguyện của mình.
Tại sao?
Có bốn chướng ngại. Thứ nhất: chúng ta được bảo từ lúc thơ ấu trước rằng mọi thứ chúng ta muốn làm là không thể. Chúng ta lớn lên với ý niệm ấy, và khi tháng năm chồng chất, cũng chồng chất thêm bao lớp định kiến, sợ hải, và tội lỗi. Có những lúc khi nguyện ước, mộng mơ kêu gọi bị chôn vùi sâu thẳm trong tâm hồn của chúng ta cũng không thấy được. Nhưng nó vẫn ở đấy.
Nếu chúng ta có can đảm khai quật ước mơ, rồi thì chúng ta sẽ đối diện với chướng ngại thứ hai: tình yêu. Chúng ta biết rằng chúng ta muốn làm thế, nhưng lo sợ làm tổn thương những ai đấy chung quanh chúng ta bằng sự từ chối mọi thứ để đeo đuổi ước mơ, sở cầu, tâm nguyện của chúng ta. Chúng ta không nhận thức rằng tình yêu chỉ là một sự thúc đẩy xa hơn, không phải là những gì ngăn trở chúng ta tiến lên phía trước. Chúng ta không nhận biết rằng những ai đấy chân thành nguyện ước chúng ta tốt đẹp muốn chúng ta hạnh phúc an lạc và được chuẩn bị cùng chúng ta trên hành trình ấy.
Một lần khi chúng ta chấp nhận rằng tình yêu là một sự kích thích, chúng ta một lần nữa đến gần chướng ngại thứ ba: sợ hải thất bại chúng ta sẽ gặp trên bước đường. Chúng ta, những người chiến đấu cho ước mơ khổ đau hơn nhiều khi nó không thành sự, bởi vì chúng ta không thể rút lui bằng lời cáo lỗi: “Ô, ừ, tôi thật sự không muốn nó tí nào.” Chúng ta thật muốn nó và biết rằng chúng ta đã đặt cược mọi thứ trên nó và rằng con đường kêu gọi của tâm hồn, của mơ ước, sở cầu, tâm nguyện chẳng dễ dàng hơn bất cứ con đường nào khác, ngoại trừ là cả trái tim chúng ta được đặt trên cuộc hành trình này. Thế thì chúng ta –những chiến sĩ của ánh sáng- phải chuẩn bị để có kiên nhẫn trong những lúc khó khăn và để biết rằng vũ trụ đang hiệp sức trong sự thiện ý của chúng ta, mặc dù chúng ta có thể không biết hiểu thế nào.
Tôi tự hỏi mình rằng: sự thất bại có cần thiết không?
Tốt thôi, cần thiết hay không, chúng xảy ra. Khi chúng ta bắt đầu chiến đấu cho ước mơ, chúng ta không có kinh nghiệm và vấp phải nhiều thất bại. Mặc dù, bí mật của cuộc đời là té ngã bảy lần và đứng dậy tám lần.
Thế thì, tại sao quá quan trọng để sống với lời kêu gọi của tâm hồn mỗi người nếu chúng ta chỉ khổ đau hơn những người khác?
Bởi vì, một lần chúng ta vượt qua những thất bại – chúng ta luôn luôn làm – chúng ta tràn đầy cảm giác thoải mái và tin tưởng. Trong sự im lặng của những trái tim, chúng ta biết rằng mình đang minh chứng phẩm giá mầu nhiệm của đời sống. Mỗi ngày, mỗi giờ, là một phần của sự thiện chiến. Chúng ta bắt đầu sống với lòng can trường, dõng mãnh, và vui thích. Khổ đau mãnh liệt, không ngờ trôi qua mau hơn khổ đau mà hình như có thể chịu đựng được; điều sau cùng tiếp diễn hàng năm và không có sự lưu tâm của chúng ta, nuốt mất tâm hồn chúng ta, cho đến, một ngày, chúng ta không thể nào tự giải thoát khỏi chính sự đắng cay và nó ở lại với chúng ta trọn đời mãn kiếp.
Có đào xới mơ ước của chúng ta, có dùng năng lực của tình yêu để nuôi dưỡng nó và dành nhiều năm tháng để sống với những vết thương lòng, chúng ta đột nhiên chú ý rằng những gì chúng ta muốn luôn luôn ở đấy chờ đợi chúng ta, có thể là ngay ngày hôm sau. Rồi thì đến chướng ngại thứ tư: lo sợ hiện thực ước mơ mà chúng ta đã chiến đấu trọn đời mình.
Oscar Wilde nói: “Mỗi người giết chết điều mà họ yêu mến.” Và điều ấy đúng. Chỉ có thể thực hiện được những gì chúng ta muốn lấp đầy tâm hồn của những người bình thường với tội lỗi. Chúng ta nhìn chung quanh ở những người đã thất bại thực hiện những gì họ muốn và cảm thấy rằng chúng ta cũng không xứng đáng để gặt hái những gì chúng ta muốn. Chúng ta quên về tất cả những chướng ngại chúng ta đã vượt qua, tất cả những khổ đau mà chúng ta phải chịu đựng, tất cả những thứ mà chúng ta phải từ bỏ để đạt đến mục tiêu ấy. Tôi đã biết rất nhiều người, khi ước mơ tâm hồn của mình kêu gọi có thể nắm lấy được, họ đã tiến tới hành động hàng loại những sai lầm ngô nghê và chẳng bao giờ đạt đến mục tiêu của họ - khi nó chỉ là một bước nữa mà thôi.
Đây là điều nguy hiểm nhất của những chướng ngại bởi vì nó có một loại hương thơm thánh thiện về nó: từ bỏ vui thích và chinh phục. Nhưng nếu chúng ta tin tưởng chính mình phẩm giá đáng kính trọng của những điều chúng ta đấu tranh thật vất vả để đạt đến, thề thì chúng ta trở nên một phương tiện của Tạo Hóa, chúng ta hổ trợ Tâm Linh Thế Giới, và chúng ta hiểu tại sao chúng ta ở đây.
Paulo Coelho
Rio de Janeiro
Tháng mười một năm 2002
Anh dịch: Magaret Jull Costa
Việt dịch: Tuệ Uyển