Chương 1

Phương Khanh im lìm suốt mấy tuần qua, cô không muốn nói đến mẹ nửa lời. Bởi vì kỷ niệm ngày xưa hai mẹ con bên nhau nơi khu vườn rộng của bố và ngôi nhà thênh thang của ngoại để lại cho gia đình cô đã được thay thế bằng một khu du lịch nghỉ mát và những ngôi biệt thự cao tầng mọc lên. Mẹ nghiễm nhiên thành bà giám đốc, bên cạnh người cố vấn tài ba hơn mẹ một chục tuổi vừa bay từ ngoại quốc về.

Ông ta quả là một người tài ba, chỉ trong vòng nửa năm mà đã thay đổi tất cả, Một nỗi xót xa tận tim óc khi cô thấy người đàn ông của mẹ.

Người đó là một doanh nhân, có sẵn vốn đầu tư để mớ rộng mặt bằng mà ông ta vừa vẽ lên như một giấc mơ đẹp. Giấc mơ mà mẹ cô - một thợ may có tiếng ở xứ này thay đổi cái nhìn và cuộc sống nhanh như một cơn gió ốc. Phương Khanh đã đi tham quan nơi này với một nỗi buồn vô hạn.

Bà Thu nhìn thấy con gái co ro trong lòng ghế, bà sà xuống một bên:

– Sao con buồn thế?

– Con không muốn nhìn thấy sự ngạc nhiên mà mẹ đá viết trong thư.

– Con không vui mừng vì nhà ta có cơ ngơi như vậy sao?

Con không thích. - Phương Khanh giơ tay ôm lấy gương mặt xinh đẹp.

Bà Thu nhìn con rồi chậm rãi buông từng tiếng:

– Bình An đã bỏ tất cả vốn liếng vào đầu tư. Hơn nữa, nơi này có những đặc điểm sinh thái riêng, nên khu du lịch của chúng ta rất đông khách. Phương Khanh này! Con về đây để giúp mẹ chứ? Con đừng quên, từ lâu mẹ đã sang tên cho con tất cả tài sản và con nghiễm nhiên trở thành bà chủ nơi này. Mẹ làm vì nó phù hợp với ngành học của con và vì tương lai của gia đình. Con thấy không?

Chúng ta đã có một cuộc sống mới.

– Nhưng tại sao mẹ nhận sự giúp đỡ của ông ta?

– Vì ông ta đã làm nhiều việc trong thời gian qua cho mẹ con mình.

– Nhưng ông ta không phải là ba của con.

– Ba đã ra đi không một lời từ biệt trong chuyến bay ấy. Có lẽ ba không còn, vì nếu không, ông ấy đã quay về. Mẹ đã từng chờ đợi ngần ấy năm rồi.

Phương Khanh ngấm mẹ. Người đàn bà ở tuổi 42 trẻ trung, xinh đẹp này sẽ không cho ai có thể đoán được số tuổi thật của bà là bao nhiêu, và và đã phải chống chọi với sự cô đơn trong suốt thời gian qua.

Bà Thu nhìn con với nỗi ưu tư, như mong rằng cô sẽ hiểu cho mình:

Mười bảy tuổi, mẹ đã có chồng. Hai mươi tuổi đã trở thành góa phụ cho đến bây giơ.

Không hiểu sao lúc này đây, Phương Khanh chẳng muốn nghe mẹ nói thêm câu nào. Cô đứng lên, đi về phía cửa sổ:

– Mẹ có thể làm gì tùy thích, con chỉ tiếc cho những kỷ niệm thật êm đềm đã có nơi đây. Con luôn nhớ nụ cười mãn nguyện của bố và sự duyên dáng thanh tao của mẹ qua phần ghi ảnh. Thế mà hạnh phúc vỡ tan khi ba ra đi trong một buổi chiều nắng thật yếu.

Nắng sắp tàn phai. Ba đã nói như vậy mỗi khi hai cha con ngồi cạnh nhau lắng nghe hoàng hôn xuống bên hiên đồi thông gió lộng thênh thang.

Kỷ niệm của hai bố con đẩy ấp trong lòng Phương Khanh, tuy nhiên cô cũng không thể ích kỷ để cho mẹ phải hiu quạnh trong những ngày tháng này. Mẹ của cô còn trẻ đẹp và cũng cần có một tình yêu. Nhưng sao mẹ lại tự ý thay đổi những kỷ niệm thuộc về bố? Một người bố duy nhất mà không ai có thể thay thế được trên thế gian này.

Giá mà cô có thể hân hoan như mẹ với những lý do:

ông ta đã đầu tư thật nhiều tiền của vào đây và mẹ rất biết ơn ông ta. Chua xót và đau đớn hơn, rốt cuộc cũng vì quyền lợi của cô. Vậy cô chính là nguyên nhân trong sự thay đổi này.

Hai năm qua, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, cô đã theo nghề của mẹ và lên thành phố học thêm, Cô muốn trở thành nhà thiết kế thời trang.

Trong thời gian đó, cô đã làm quen với nhóm ca ''Mắt naí' và hay vẽ kiểu cho hai chị em Xinh Ta và Xinh Tây là thành viên của nhóm. Có một lần, người phối bè của họ bận tham gia với nhóm khác, thê là cô phải cùng hát với họ. Tuy giọng ca của cô chưa được chuẩn lắm, nhưng nhờ dáng dấp và chất giọng thanh tao cho nên cũng tạm thế được.

Hai chị em Xinh Ta muốn cô học thêm lớp thanh nhạc. Nhưng vừa mới đàng ký, cô đã bị mẹ gọi về. Giờ đây, mọi chuyện lỡ làng, cô chỉ muốn cho mẹ hiểu ý cô chứ không hề khắt khe với bà, cho nên cô đến bên mẹ, nhỏ nhẹ nói:

Con chỉ có ý kiến như vậy thôi. Tuy nhiên con biết mình còn trẻ, chưa có kinh nghiệm cuộc sống. Cũng có thể mẹ đúng. Nhưng lần này con lên Sài Gòn hơi lâu, vì yên tâm hơn khi biết tại quê nhà đã có một người chăm sóc cho mẹ.

Giọng bà Thu khàn đục:

– Mẹ có thể bỏ người đàn ông ấy, nhưng mẹ không bao giờ bỏ con.

– Con hiểu. Con se về thăm mẹ.

Bà Thu nhìn cô đăml đắm, ánh mắt của bà có những giọt lẹ long lanh:

– Nhìn nét đẹp thanh tú của con qua làn môi, qua sống mũi thanh tao và cái dáng thon thả cao ráo mà con thừa hưởng của ba mẹ, mẹ chợt nhớ lại thời thiếu nữ cửa mình.

Mới đây mà nhanh quá?

Câu nói của mẹ như một lời than khiến cô nghe mủi lòng. Mẹ đã vì cô mà hy sinh cuộc sống riêng tư của mình bao nhiêu năm qua. Còn cô, đã chọn cho mình một lý tưởng riêng mà theo đuổi, cô đã rời xa quê nhà chen chân vào cuộc sống mới. Cô không thể trách mẹ, dù là một câu nói, một nỗi buồn.

– Mẹ cứ làm theo những gì mình muốn.

Con chỉ có một mình mẹ, và luôn muốn mẹ của con vui vẽ trẻ trung mãi mãi.

Bà Thu nhìn con cười hiền hòa. Lúc nào, Phương Khanh cũng là đứa con ngoan của bà. Tự đáy lòng bà dáng lên một niềm an ủi vô biên. Không lẽ bà nói với con một câu khiến nó băn khoăn trong tình cảm sau này rằng:

Bà không yêu người đàn ông đó như ba của Phương Khanh được. Bà chưa xem và thương người mới này như một tình bạn hơn là tình yêu, vì thế bà rất khôn ngoan và sáng suốt. Bà đã lấy số đo lòng ông ta để trắc nghiệm một cuộc tình, và kết quả đã như lòng mong ước, khiến những thành công từ trước đến nay luôn đem lại cho bà sự tự tin hơn.

Bà Thu uyển chuyển ra khỏi phòng, để lại trong lòng Phương Khanh một cảm giác thật nặng nề, nhưng cô không cho mẹ biết.

Cô lấy trong tủ máy xấp vải soir và bắt đầu cắt may cho mẹ những kiểu mới nhất.

Kỳ thật, khi cô làm những việc mà mình yêu thích thì nỗi buồn tan biến thật nhanh.

Phương Khanh hát khe khẽ một bài tình ca.

Buổi ăn trưa của cô có một người đàn ông thay thế bố.

Phương Khanh gật đầu chào rồi vui vẻ nói:

– Chú đáng tuổi bố của cháu, vậy cháu có thể gọi là ba được không ạ?

Một thoáng sững sờ trong mắt hai người đối diện với cô. Nhưng sau đó là nụ cười rạng rỡ.

Người đàn ông thật tế nhị:

– Con làm thế là vì mẹ phải không? Ta rất sẵn lòng, con ạ.

Chén cơm của cô luôn đầy ắp thức ăn, cô ăn thật tự nhiên và nhận ra một điều là làm vui lòng người khác cũng không khó lắm.

Chỉ cần cô hy sinh bản thân mình một chút là có thể làm mối giao hảo trong gia đình trọn vẹn hơn.

Một tuần lễ còn lại, Phương Khanh tìm hiểu những việc làm của ông Bình An và tự nhận ra việc đầu tư của ông theo một kế hoạch hết sức phong phú. Ông có một vóc dáng cao ráo, trán cao, mắt dài sáng, mày rậm; cách nói chuyện thật thu hút và có một chút uy nghiêm. Nhìn vào ông, cô thấy rất tin tưởng. Nhưng vấn đề chủ yếu ở đây là dựa vào thời gian, năng lực làm việc và cá tính riêng với những thành quả mà ông đạt được trong tương lai. Cô không thể nhìn bề ngoài mà nhận xét được. Tuy nhiên, khởi sự ban đầu về người ha nuôi cũng không quá thất vọng. Tuy trong lòng cô có điều không ổn, nhưng có thể chấp nhận được.

Phương Khanh ở chơi với mẹ suốt một tuần lễ. Cô may thêm cho ông Bình An một bộ đồ tây và chọn mua cho ông chiếc cà-vạt mới có sọc màu xanh trắng. Thái độ hồn nhiên của cô đối với mẹ và ba nuôi thật dễ chịu. Cô làm cho không khí gia đình trở nên ấm cúng, và sẵn sàng bất tay vào những việc mà cô có thể làm được cho khu du lịch, như thay đổi một vài bức phông của nhà tiệc, xê dịch tấm tranh, hay bố trí bàn ghế cho phù hợp với tính cách riêng của từng mùa ... Cô còn có vài ý kiến về cung cách làm việc của nhân viên khi cô tự đặt mình là khách tham quan đến khu du lịch ...

Tất cả những việc cô làm chỉ có bé xíu so với công trình to tát mà ông Bình An đã đầu tư vào, nhưng rõ là có hiệu quả ngay tức thời. Ông Bình An phải công nhận là cô có khiếu thẩm mỹ rất đặc biệt. Chỉ cần cô nhìn sơ qua và sửa đổi đôi chút là mọi vật đều sáng lên và gây được sự chú ý cho khách tham quan.

Cuối tuần, Phương Khanh từ giã mọi người lên đường. Bà Thu có vẻ lưu luyến, trong khi ông Bình An có ý giữ cô lại nhưng rồi ai cũng tôn trọng sự chọn lựa của cô.

Phương Khanh hôn nhẹ lên trán mẹ rồi gật đầu chào ông Bình An:

– Rồi con sẽ quay về. Mong cả nhà nỗ lực làm việc tốt. Con cũng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa ạ.

Phương Khanh vẫy tay chào một lần nữa trước khi ra xe. Hàng cây dầu đứng im soi bóng lá trên chặng đường cô đi qua, khiến cô không sao chịu nổi diệu ru của mùa hạ. Cô bật khóc. Thật ra, mấy ngày qua cô hết sức cô gáng làm vui lòng mẹ, và là một cô gái hết sức dẽ thương trước mắt mọi người, nhưng thật lòng cô chỉ muốn hét to lên:

Hay trả lại cho tôi tất cả như ngày xưa ấy. Bởi vì cô cứ thấy ba trong giấc chiêm bao.

Ba sẽ trở lại nơi này nhưng không biết đường về, vì nơi đây xa lạ lắm, cả mẹ cũng đã thay đổi. Và ba cô sẽ ra đi mãi mãi.

Thế nhưng có những nỗi buồn mình phải chôn chặt tự đáy lòng mà không thể chia sẽ với ai.

Khóc mãi cũng chán, Phương Khanh lấy khăn lau mặt rồi nhìn thẳng đại lộ thênh thang một màu xanh ngan ngát. Dù muốn dù không cô cũng phải chấp nhận sự thật thôi. Tương lai của cô đang ở phía trước và giờ đây đòi hỏi cô phải năng động lên, vượt qua mọi trở ngại để tiến lên, tìm một cuộc sống độc lập qua sự cần mẫn của chính bản thân mình.

Xinh Ta - Tiếng bà Nguyệt Cầm gọi khẽ.

– Con đây, thưa bà.

– Con đọc cho ta nghe một đoạn Thánh kinh nói về người đi gieo giống. Tự dưng ta thích đoạn đó.

Xinh Ta lấy khăn sạch lau tay, rồi cầm quyển kinh bằng một vẻ trang trọng hiếm có. Vì đây là cuốn sách in chữ mạ vàng, được truyền lại từ mấy đời. Và cô cũng là người duy nhất trong tòa lâu đài này được mở quyển sách đó.

– Con có biết tại sao ta thích nghe đoạn đó không? Nó nói về ngày mùa bội thu đo những người biết lao động làm việc. Con có hiểu không?

– Dạ, con đang lắng nghe lời bà nói ạ.

Mái tóc bạc phơ của bà cho Xinh Ta một sự kính trọng đạc biệt.

Mái tóc, đôi mắt và tấm lòng nhân ái đủ cho người ta không phải dông dài về một kiếp người. Bà thuộc hàng quý tộc lịch lãm và cả tòa biệt thự "Mùa đông'' này đều toát lên điều đó.

Bà Nguyệt Cầm nghe xong, ngồi ngẫm nghĩ một lát rồi ngẩng đầu lên hỏi:

– Con Xinh Tây đâu?

– Dạ, chỉ ra bên ngoài vì hôm nay có buổi diễn.

– Thế hai đứa có tập dượt, gì chưa?

Xinh Ta lấy chai dầu trên kệ tự xoa bóp bàn chân mình:

– Tối hôm qua, tụi con tập suốt.

– Thế còn con nhỏ Khanh đã lên chưa?

– Mất tăm rồi bà ơi. Nhưng con tin rằng Phương Khanh bận việc nên đến trể mà thôi.

– Tụi con hát hay nhất là giọng sô lô của Xinh Tây.

– Con cám ơn bà vì lời khen đó.

Xinh Ta là em gái của Xinh Tây được bà Cầm đeml về trong một lần đến bệnh viện của người nghèo. Bà âm thầm chu cấp cho mẹ hai đứa bé gái xinh xắn đó. Và khi gia đình họ không có cái ăn qua mùa đông rét buốt, bà đã đem hai đứa trẻ về nuôi dưỡng, dạy dỗ, cho ăn học nên người, Ngay từ khi đến đây, hai đứa đã làm cho bà thích thú qua giọng ca bốn mùa trẻ trung được hát với giọng đồng ca của nhà thờ. Nhất là những khi chị em nó phối bè với nhau. Và đó cũng là nguồn vui duy nhất của bà nơi tòa biệt thự ''Mùa đông'' này.

Xinh Ta có vóc dáng thanh tao. Mái tóc đen huyền thả ơ hờ trên bờ vai ngoan. Hai hàng mi rợp cong soi cho sống mũi dọc dừa duyên dáng.

Xinh Ta đẹp hơn cô em rất nhiều. Nét đẹp lai, nhưng tính Xinh Tây rất phóng khoáng, đảm đương và thích hòa mình với trào lưu của xã hội mới. Xinh Tây làm cho tòa nhà sống động hẳn lên Nhưng hôm nay, bà Cầm rất buồn. Bà cứ nhìn lên bức ảnh của hai người con trai yêu quý.

Tin Thế giới đang nói về một trận đại hồng thủy đã cuốn trôi bao nhiêu sinh mạng của các ngư dân và khách du lịch trên biển.

Hai thằng con trai bà cũng suýt soát tuổi nhau và cùng ra nước ngoài làm việc.

Thoạt đầu, bà rất tự hào về thành tích học tập của hai đứa.

Nhưng rồi ngày qua ngày cứ trông ngóng tin con khiến lòng bà như có lữa. Thế giới bên ngoài rộng lớn đang cuốn lấy nó khiến nó quên đi người mẹ già này mất rồi.

Tin tức cứ như quả bom nổ chậm, hết chuyện này đến chuyện khác. Nào là những hội nghị đàm phán, những phát minh khoa học và cuối cùng là tin khủng bố, rớt máy bay ... Bà Cầm cứ xem rồi y như thề bà sống nơi đây mà trái tim gới trọn nơl khác, lo âu đến cùng cực.

Những chuyện như thế chỉ mỗi mình Xinh Ta được biết, nhưng cô cũng không còn cách nào khác, bởi cô có số điện thoại và địa chỉ của hai người, nhưng không dám gửi, vì nhà này còn có một chị gái đã có chồng cùng sống chung, và là trung tâm “sao xẹt” của mọi người. Xinh Tây đã gọi như vậy khi thấy chị Hướng Dương lên giọng mỗi ngày.

Xinh Ta đang bóp nhẹ đôi vai cho bà Nguyệt Cầm bỗng nghe tiếng gõ cửa.

– Vào đi!

Chị Hướng Dương bước vào, một mùi hương thật lạ theo bước chị đang đi.

– Mẹ vẫn chưa ngủ ư?

Bà Cầm nhắm mắt, nhưng lỗ tai vân nghe:

– Có chuyện gì?

– Con muốn mời một gia sư đến kèm cho bé Thanh Thúy.

– Chuyện đó, con tự quyết đĩnh được mà.

– Nhưng ... học phí sẽ tăng lên mẹ ạ.

– Chuyện đó con nên nói cho chồng con nghe hơn là nói với mẹ.

– Nhưng anh ấy chẳng bân tâm về việc học của con bé.

– Con phải làm cho nó biết lo. Chính vì con dựa đẫm vào mẹ nên nó mới ỷ lại.

Gương mặt của Hướng Dương đỏ bừng lên:

– Nhưng anh ấy đang làm ăn thất bại.

Bà Cầm ngồi lên:

– Mẹ nhắc lại cho con biết một điều là gia sân này thuộc về Thái Sơn và Long Hải. Phần của con, mẹ đã chia vào ngày con xuất giá rồi.

Con biết. Nhưng mẹ câu nệ với con làm gì. Cái gia tài này to lắm, hai cậu nhà này không xài hết được. Hơn nữa, mẹ còn nuôi hai chị em này được mà.

Hai đứa nó không phải là người ngoài. Hướng Dương nhìn mẹ căm ghét:

– Thế còn con?

Bà Nguyệt Cầm bấm rờ-mốt tắt tivi:

– Ngay từ đầu, mẹ đã nói với con là Kha Nam không được. Nó chỉ nhìn vào hầu bao của con thôi. Và sau nhiều lần gian dối, nó cứ thúc bám theo con. Mẹ không muốn nhìn thấy con nhu nhược.

Không muốn một chút nào. Và hai đứa đây, chưa bao giờ xem đây là nhà cả.

– Con đã lớn lên từ đây mà, mẹ nói lạ quá!

– Như thế thì con không nên vào đây giờ này để phá giấc ngủ của ta.

Hướng Dương đứng lên:

– Vậy thì con về đây.

– Ngủ ngon nhé con!

Bà Cầm năm yên trên ghế. Xinh Ta thiếu điều nín thở khi thấy một giọt lệ trong suốt rơi trên khóe mất bà. Cô biết lòng người mẹ rất đau khi thấy đứa con tiểu thư của mình không có tương lai. Và bây giờ thì bà không thể nhân nhượng nữa. Tại sao nó lại động chạm đến tự do của bà? Nó không biết rằng mẹ nó có toàn quyên quyết định mọi việc sau khi nuôi nấng nó nên người, gả cho nó một tấm chồng. Bà thót ruột khi thấy con gái không nghe lời, sẵn lòng lao xuống vực thẳm. Nó đã dùng tình máu mủ để đe dọa bà tìm cái chết, nếu như như bà không gả nó cho Kha Nam.

Bây giờ có hối hận thì đã muộn rồi.

Xinh Ta dìu bà lên giường rồi đắp chăn ngang người bà trước khi buông mùng. Chiều nay, bà Cầm đã không nuốt nổi một hột cơm nào, cứ như thế người bà nhẹ tênh như chiếc lá vàng úa, sẵn sàng lìa cành bất kỳ lúc nào. Sau vài phút suy nghi, cô ngồi vào bàn viết:

“Ngày ... tháng ... năm ...

Anh Long Hải thân mến!

Mẹ anh bệnh rất nặng vì mong tin anh.

Hãy mau về nhà thăm mẹ một chút, như thế còn hơn cho bà uống mười thang thuốc bổ.

Gia Xinh Ta”.

Rồi cô lập tức đến phòng Xinh Tây trao cho chị nội dung bức thư, bảo chị viết như thế cho Thái Sơn. Nhưng Xinh Tây từ chối ngay:

– Chúng ta là những đứa con lai, không cha mẹ, không thân thế, làm sao cho người khác tin mình. Nếu hai anh bỏ hết công việc quan trọng trở về mà không có chuyện gì, thì trách nhiệm này, chị không gánh nổi đâu.

Xinh Ta giải thích ngay nguyên nhân dẫn đến việc cô hành động táo bạo này:

– Em vì quá thương bà cụ nên nghĩ như thế. Chị thử nghĩ mà xem, nếu không có bà che chở, chúng ta làm gì có được như ngày hôm nay. Không được học hành và sống tiện nghi trong khuôn phép nơi tòa biệt thự sang trọng như thế này.

Xinh Tây hất mái tóc xoăn lòa xòa trước trán:

– Chị nghĩ rằng, với nỗ lực làm việc của chúng ta, ban nhạc ''Mắt naí' đã có tiếng vang khá tốt. Chúng ta cứ phát. triển theo chiều hướng như thế này có thể tự sinh sống được. Em đừng thả hồn mơ mộng theo câu chuyện nàng công chúa ngủ trong rừng nữa.

Dù đây là nơi chúng ta từng sinh trưởng và lớn lên, nhưng không phải là mái nhà thực sự của mình. Trước sau gì cũng không phải, thì tốt hơn hết là cứ sống thoải mái, không gò bó. Chị hiểu ý em, em cứ sợ bà cụ mất rồi họ sẽ đuổi chúng ta đi chứ gì. Theo chị thì một người có tâm hồn cao thượng như bà cụ đây, từng sống đúng theo khoa học như tập thể dục mỗi ngày, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, có bác sĩ tới chăm sóc thì có thể sống lâu đến trăm tuổi. Còn vấn đề lo âu của bà cụ thì cứ đề tự nhiên như thế.

Chị thấy bậc làm cha mẹ nào cũng hết sức lo lắng cho con, mong con mau quay trở về nhà đoàn tụ. Thế nhưng khi có nó bên cạnh thì lại áy náy vì mình làm hỏng công việc của con cháu. Chị nói như thế, em nghĩ có phải không?

Chị nghĩ thoáng hơn em. Không hiểu sao em đã quen nơi này và không chịu nổi sự thay đổi.

Xinh Tây nhìn em gái mong manh trong chiếc áo sát nách cổ lọ, phô bờ vai thon thả giữa mùa đông lạnh giá.

– Em đẹp lắm Xinh Ta! Đừng chôn chặt đời mình ở tòa lâu đài này, uổng phí quá!

Xinh Ta nhìn cảnh vật chung quanh với tâm trạng rất buồn. Cô yêu chốn này vô cùng và không bao giờ muốn rời xa nó. Dù cho Xinh Tây có gọi tòa biệt thự này là tòa lâu đài hay cái pháo đài với lối kiến trúc độc đáo của nó thì cô cũng không màng. Nó đọng lại trong lòng cô hình ảnh đẹp mổi khi chiều tàn phai mà thôi.

Xinh Ta quay về phòng, cô loay hoay viết lại bức thư nhưng tên người gửi là Trần Thụy Phương Khanh - cô bạn khá thân của cô từ quê lên thành phố sinh sống. Cô sẽ chủ động nói chuyện này với nó. Nhất định con bé sẽ không từ chối. Và Xinh Tây nói Phương Khanh cũng là người có họ bà con xa với gia đình này và là một đứa con có nguồn gốc hẳn hoi.

Phương Khanh có đủ tư cách nói chuyện với anh chàng hoàng tử kia mà không sợ ai bắt bẻ. Chỉ một lá thư cho Long Hải, thế nào anh ta cũng báo cho anh mình hay ngay. Và lập tức Xinh Ta hí hoáy vlết địa chỉ thật trên bia thư với một sự phấn chấn lạ lùng mà cô không hiểu vì sao.

Bức thư đã rời thành phố trong sớm mai, chấp cánh theo con chim ưng khổng lồ bằng sát lao qua đại dương đến miền đất hứa mà Long Hải đang làm việc. Cô hình dung ra con người thật của Long Hải mỗi khi có dịp ngắm ảnh của anh trong phòng bà Nguyệt Cầm. Một chàng thư sinh cao ráo với nụ cười hiền trong sáng.

Còn Thái Sơn vẫn mải mê theo đuổi sự nghiệp bằng cách lao vào học. Anh được đánh giá cao qua các cuộc thi và được mời chính thức sang bên đó làm việc. Như thế, Thái Sơn bận nhiều hơn Long Hải và có lẽ người con trai trưởng này muốn định cư lại bên ấy.

Hai tuần trôi qua thật nhanh. Cánh thư không có một lời hồi âm và Phương Khanh cũng chưa lên thành phố như đã hứa. Ban nhạc ''Mắt naí' đang chờ tin của Phương Khanh trong sự lo lắng của Xinh Tây, vì theo cô, không ai có thực tài cho bằng Phương Khanh. Nó có chất giọng cao và phong cách biểu diễn tuy còn phải luyện thêm nhưng như thế là quá đạt rồi. Tìm cho mình một người phù hợp không phải dễ dàng.

Và Xinh Tây rất lo lắng, trong khi đó Xinh Ta lại ung dung chăm sóc chu đáo cho bà cụ mỗi ngày.

Một hôm, hai người đi dự hội hóa trang về, cách ăn mặc thật là kỳ dị. Trên vầng tóc xoăn của Xinh Tây là chiếc mũ thiên thần đội lệch và tay cô đang cầm một cái kèn vàng. Trong khi đó, Xinh Ta đang giả làm một hiệp khách trong phim võ hiệp với thanh kiếm vất ngang đai lưng.

Cánh cống chợt mở ra và chị Hướng Dương xuất hiện. Trong mấy giây trấn tĩnh mình HướngDương bực dọc ngồi xuống chiếc ghế bành rộng với nét mặt khó chịu:

– Các người đi đâu về như trong bệnh viện tâm thần mới ra vậy?

Cách ăn mặc như thế mà ở trong nhà ta thật là mất mặt.

Lỡ có khách đường đột, ta phải nói với họ thế nào về hai cô, để đảm bảo sự an toàn cho họ trong thời gian lưu lại nơi này?

Ném cái nhìn ác cảm về phía chị em Gia Xinh, Hướng Dương nói tiếp:

– Hai người có những hành vi đáng ngờ lắm!

Xinh Tây trả lời nhẹ nhàng:

– Chị Hướng Dương quý phái của em ơi! Chính vì chị là một đương kim tiểu thơ nên chị rất ít đi ra bên ngoài. Tụi em tham dự trò chơi ở trường về, định mặc như vậy cho bà cụ có nhận ra không? Bà rất vui vì những chuyện nho nhỏ như thế này, nên tụi em mới không thay đồ mà đi về thẳng đây, chẳng ngờ bị chị mắng cho.

Hướng Dương nghiêm mặt:

– Mẹ của tôi lại quá dung dưỡng nên hai cô được đằng chân lên đằng đầu, rồi không xem ai ra gì cả. Hãy nhớ đến thân phận mình đi. Không có mẹ tôi thì giờ đây các người đã phải lang thang ở một xó chợ rồi.

Xmh Ta không muốn cho chị trả lời, vì ở nơi này chỉ có mội Hướng Dương là khó chịu với hai cô. Nếu dằn lòng nghe chị ta nói một chút thì cho qua, không có chuyện gì, nên Xinh Ta lễ phép:

– Vâng, em nghe lời chị dặn dò.

Hai người lên lầu, đi thăng vào phòng bà Nguyệt Cầm. Cô kêu lên:

– Bà xem ai đây này!

Bà Cầm buông cuốn sách rồi nhìn kỹ hai người. Bà vừa nhận ra là bụm miệng cười như trẻ con.

Hai đứa đi chơi Noel về phải không?

– Dạ. Có quà cho bà đây ạ. Một túi bánh, một túi kẹo.

Xinh Tây ngồi bệt xuống đất gỡ chiếc mũ thiên sứ xuống:

– Cháu đã làm ông già Noel đi xe ôm tới mười nhà của các em bé. Tụi nó cảm ơn rốI rít nhưng chúng đâu có biết ông già Noel này từ dịch vụ đưa đến.

Bà Nguyệt Cầm cười vui vẻ rồi mở gói bánh kẹo ra:

– Phải chi có một ông già Noel thực sự như truyền thuyết mà không phải do cha mẹ chúng đem quà bánh đến dịch vụ gởi thì các em có phúc biết bao nhiêu.

Xinh Ta góp ý:

– Như thế thì những đứa trẻ ngoan như cháu đây luôn được nhận quà, còn hay cự cãi như chị Xinh Tây thì chỉ có roi mây, phải không bà?

Bà Cầm ngoắc tay hai chị em:

Nào, lại đây! Hai đứa làm ơn đem hai gói quà này xuống phòng Hướng Dương cho hai mẹ con nó. Ta biết Giáng sinh này nó buồn hiu, vì thằng Kha Nam đi đâu biệt dạng mà không thấy về.

– Tụi con sẽ lựa lúc, cho niềm vui đến với bé Thanh Thủy bất ngờ.

Bà Cầm có vẻ cảm động:

– Ta cám ơn hai con nhé!

– Dạ.

Buổi sáng hôm sau. Xinh Tây dạy Anh văn cho bé Thanh Thủy.

Dường như thân thể ốm yếu của nó không chịu nổi cái giá lạnh của mùa đông nên còn co ro trong chăn.

Nhưng nhiệm vụ của Xinh Tây là phải chăm lo cho bé Thanh Thủy học và cô tội nghiệp cho tuổi thơ của con bé phải sống với bà mẹ lạnh lùng và một người cha vô trách nhiệm.

Hình như chưa bao giờ Kha Nam xem vợ con là bổn phận của mình cả. Anh ta cử đùn đẩy cho mẹ vợ và đặt tài sản riêng của mình bằng những cuộc vui thâu đêm suốt sáng nơi khách sạn.

– Thanh Thủy này! Dậy học bài đi!

– Nhưng em còn muốn ngủ. Em nghe nóng ran cổ họng.

Thế mẹ có biết không?

– Mẹ cho uống những loại thuốc có sẵn trong nhà. Mẹ đang đợi ba về, đưa em đi bác sĩ. Thế nhưng ba chưa về.

Xinh Tây biết con bé bị suyễn và những lúc nó khó thở, cô chỉ biết vắt chanh vào miệng của nó, chỉ như thế thôi. Còn chuyện đi bác sĩ đối với cô mà nói, cũng là chuyện thường tình, nhưng cô không dám xen vào.

Sinh mạng con người rất quý, và đối với một đứa trẻ con nhà giàu thì sức khỏe quý hơn gấp bao nhiêu lần, dù nó bị gò bó, bị quản giáo nghiêm ngặt.

Chị Hướng Dương muốn đào tạo con bé thành một tiểu thư đài các giống như chị.

Con bé chỉ được đọc sách, chơi dương cầm và tỏ ra lịch sự trong cách đứng, cách ngồi.

Nhưng nó lại mất tự do mà tuổi thơ thần tiên của những đứa trẻ luôn xứng đáng được hưởng.

Bé Thanh Thủy lùa trong chãn ra một gói quà nhỏ:

một con búp bê biết kêu “mẹ ơi” mỗi khi nó rơi xuống đất.

Xinh Tây lảng tránh cái nhìn của nó:

– Món quà dễ thương quá, nhưng ở đâu mà em có vậy?

– Em nhìn thấy trong giường của mình.

– Em hỏi mẹ nhưng mẹ nói không biết.

– Thế là của ông già Noel rồi.

– Nhưng sao chị biết?

– Bất kỳ đứa trẻ nào ngoan đều được ông già Noel tặng quà trong đêm Giáng sinh.

– Thế nhưng ông ấy đến đây bằng cách nào?

– Ông ấy chui ra từ ống khói nhà và sau khi tặng quà cho em trong giất ngủ, ông âm thầm hôn em và đi đến những nhà khác.

Thanh Thủy mân mê món quà, niềm vui ập đến làm em rưng rưng nước mắt:

– Em chỉ có một điều ước trong đêm Giáng sinh, nhưng cầu nguyện mãi mà các thiên thần không cho. Em muốn có ba trong những dịp lễ như thế này.

– Ba sẽ mau về với em thôi.

Thanh Thủy ngước nhìn Xinh Tây bằng đôi mắt đẹp nhưng mọng nước:

– Nhưng ba đi đâu hả chị?

– Chị không biết. Nhưng này, ngày mai em xin phép mẹ, chị sẽ dẫn em đi chơi.

Ngay lúc đó, Hướng Dương xuất hiện ở ngương cửa phòng:

Xinh Tây! Cô dạy học hay là nói chuyện với nó?

– Em đang tìm hiểu tâm tư tình cảm của bé Thủy. Năm phút trò chuyện có là bao nhiêu. Em sẽ bù trừ lại mà.

Thanh Thủy vội ngồi vào bàn học, nhưng thân thể của nó chợt rung lên vì cơn ho muốn vỡ tung lồng ngực. Xinh Tây vuốt ngực con bé, cô lấy dầu thoa cho nó rồi quấn khăn khắp người nó. Một lát sau, nó dường như đã đỡ hơn nên ngồi dậy, nói một cách dứt khoát:

– Chúng ta học thôi chị!

Xinh Tây chợt thấy thương con bé quá. Cô chợt thèm ôm nó vào lòng để sưởi ấm cơ thề bé nhỏ của nó. Vì cô biết, sau hai giờ học trôi qua, cô sẽ tất bật với công việc của mình. Chuyện dạy học bé Thủy chỉ là cơ hội để cô có công việc, có nơi ăn, chấn ở trong tòa biệt thự nguy nga này. Thanh Thủy chỉ còn lại một mình thui thủi với những con búp bê nơi căn phòng tiện nghi, giá lạnh này.

Hai chị em Xinh Tây và Xinh Ta rất nhiệt tình với công việc, nhưng không phải nơi đây luôn chào đón họ với niềm vui, có khi chỉ là những giọt nước mắt cay đắng, nhưng hai người nhất định không bỏ cuộc.

Họ vừa làm việc vừa trông ngóng một tin vui với cô chị thì thầm mong cho Phương Khanh lên thành phố để tập luyện với ban nhạc, kịp ra mắt vào dịp tết. Còn cô em thì mong cậu chủ mau quay về, bởi vì mùa Đông đang vắt cạn sức khỏe của bà Cầm. Bà cứ yếu dần đi.