Chúc mẹ đi chơi vui vẻ. Qua Mỹ, rồi qua Canada, mẹ cho vợ chồng con và bé Tintine gởi lời thăm hỏi đến các chú, các bác, các cô, dì và các anh chị nữa nghe mẹ. Mẹ có gặp bác Tuân ở Montréal cũng nhớ chuyển lời thăm hỏi của con nữa.

Ngọc ôm con cháu ngoại, hôn đánh chụt trên má, rồi quay qua ôm cả hai mẹ con đứa con gái vào người. Rồi nàng buông hai mẹ con nó ra, cúi xuống xách chiếc xách tay, theo đoàn người tiến ra phiá cửa dẫn vào phi đạo.

-Tintine vẫy tay tiễn bà đi nào. Good bye bà đi nào.

Ngọc vừa đi vừa ngoái lại nhìn con và cháu. Nàng nói với lại:

-Thôi, hai mẹ con ở nhà vui vẻ à nhe. Nhớ nhắc bố nó lái xe cho cẩn thận. Bà đi về sẽ có thật nhiều quà cho Tintine.

* * * * *

Ngọc ngồi ngay bên cạnh cửa sổ của phi cơ. Phi cơ đang bay trên những tầng mây. Mây đùn lên những nõn bông trắng xoá, chập chùng. Qua khỏi tầng mây, nhìn chếch xuống phiá dưới chỉ thấy một màu xanh ngăn ngắt. Biển và trời xanh lẫn vào nhau. Màu xanh xẫm của biển làm lòng nàng dịu hẳn lại. Nàng nghĩ đến hơn hai chục năm qua. Những cuộc tình gập ghềnh, trên cuộc đời chòng chành của nàng. Và một chuỗi những gian lao, kinh hoàng. Đến lúc này, nghĩ lại, nàng vẫn còn thảng thốt. Nàng đến Úc trong chuyến vượt biên vào khoảng đầu năm 1982 cùng với ba con. Khi Trọng, chồng nàng còn kẹt trong tù , Ngọc đã phải lăn lộn, vẫy vùng ngoài chợ trời. Chợ trời, sau 75, là một trường học ác liệt. Cái đói đã có lúc dày vò, hành hạ nàng và lũ con, nhưng nó cũng dạy nàng nhiều điều. Kiếm được tí cơm, tí cháo nuôi thân, nuôi con, và thỉnh thoảng thăm nuôi chồng trong tù thật chẳng phải dễ dàng. Cái giá phải trả nhiều khi là cả nhân phẩm của một người đàn bà. Chồng nàng là dân Võ Bị Đà Lạt. Nàng nhận lời cầu hôn của Trọng đúng vào lúc tinh thần sa sút nặng nề. Đã một dạo nàng yêu muốn phát cuồng một người bạn của người anh họ nàng, hơn nàng gần mười tuổi. Tuân dạy học. Tuân yêu nàng bằng thứ tình yêu kỳ dị: có lúc chàng đắm đuối khi gặp nàng, có khi chàng hững hờ, xa lạ. Hình như cái đầu của chàng luôn bị những triết gia đông, tây ám ảnh. Khi Platon nằm trong đầu chàng thì chàng là một vị thánh, mà khi Sartre ngự Ở đó thì chàng là một gã đàn ông buồn bã, chán chường. Nhưng hai bàn tay táy máy của chàng thì nàng không sao quên được. Và kỳ lạ là chàng không hề có lấy một lời hứa hẹn. Chàng không có một chủ định dứt khoát nào trong đời. Nàng thì muốn mọi chuyện rõ ràng. Vậy mà có lúc nàng đã muốn chết vì chàng. Đến khi Tuân đổi ra Đà Nẵng thì nàng bặt hẳn tin Tuân. Có lúc nàng rũ xuống. Nàng không sao tiếp tục học được nữa. Nàng cùng một vài con bạn tình nguyện vào nữ trợ tá quân đội. Đời sống quân đội khiến nàng nguây ngoa phần nào. Lấy Trọng, nhưng cho đến khi có đứa con thứ hai, thỉnh thoảng nàng vẫn còn bần thần nghĩ đến người tình đầu. Sau này, trước 75 một chút, nàng có dịp gặp lại Tuân. Nàng thấy một chút nôn nao khi nghe chàng còn độc thân. Tuân bảo nàng : ỏo? Thấy chiến tranh mà sợ quá, chẳng dám lấy ai cảõõ. Nàng bảo : ỏo? Em vào lính, lấy chồng lính, chẳng có gì phải sợ cả; cứ sống cái đãõõ. Tuân không nói năng gì, chỉ xiết nhẹ tay nàng trước khi chia tay.

Những ngày ngoài chợ trời, Ngọc gặp một hạ sĩ quan có lúc dưới quyền Trọng. Lúc này, hắn sống dễ chịu. Hắn cho giá thuốc cho Ngọc và cuối ngày hắn nhận thuốc, tiền bạc sòng phẳng, có khi còn hậu hĩnh làm quà cho mấy đứa con của Ngọc. Thỉnh thoảng hắn rủ Ngọc đi ăn. Hắn bảo: ỏo? sĩ quan cấp tá chắc đi cải tạo không có ngày vềõõ. Ngọc nghe mà thấy xót xa trong lòng. Ngọc ngồi sau xe của hắn, một chút tình cảm nhen lên. Những đứa con của Ngọc cũng thấy quen thuộc với chú Lộc hơn. Hai người thành tình nhân lúc nào không hay. Có lúc Ngọc cảm thấy bứt rứt khi nghĩ đến Trọng còn đang trong tù. Nhưng rồi, nàng chép miệng tự an ủi: ỏo? Mỗi người mỗi số phận, biết làm sao được; phải sống cái đã... Õõ.

Cuối cùng thì nàng cũng đưa được những đứa con vượt biển đến Mã Lai. Nàng nhớ lại lời một con bạn vẫn gặp nhau ngoài chợ trời: ỏo? Những người đàn ông đến với mình rút cuộc cũng chỉ là những kẻ đồng hành, dựa vào nhau mà sống. Còn dựa được thì còn ở, hết dựa được thì chia xa. Tao chẳng coi mối quan hệ với đàn ông là cái gì ghê gớm, thần thánh cả. Họa chăng chỉ có những đứa con mới là của mìnhõõ. Nó bỏ chồng, cặp với một gã cán bộ từ ngoài Bắc vào. Với nó, phải cứu lấy thân mình trước. Vả lại thằng chồng nó ngày trước đã là một tay chơi bời. Những ngày trên đảo, nàng cặp với một người bạn của Trọng. Đó cũng là cách dựa vào nhau mà sống. Những hôm giông gió ầm ầm trên mái lán trên đảo, nằm cạnh các con nhìn hé ra ngoài trời cây cối vật vã, Ngọc thấy đời mình cũng tan tác, bọt bèo. Rồi nàng được chánh phủ Úc nhận cho vào Úc. Khi được tin Trọng đã ra khỏi tù, nàng liên lạc với cô em gái còn kẹt ở lại, nhờ mối lái đưa Trọng vượt biên, nhưng trong chuyến vượt biên vào cuối năm sau, Trọng đã mất tích. Ngọc không biết nên cười hay nên khóc. Dẫu sao, nàng chỉ cần biết là từ nay trở đi, nàng sống với người đàn ông nào cũng được, miễn là người ấy chia đều với nàng những nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. Những ngày đầu ở Úc, nàng cắm đầu làm đủ mọi thứ, từ thợ may, thợ giặt, đến cả nghề pha rượu ở vài quán rượu. Có những ngày cuối tuần, nàng sống như một con điên, say khướt. Mẹ cha ơi! ai đưa con đến đoạn trường này. Nhưng, còn những đứa con, nàng còn phải sống, miễn là chúng không từ chối nàng!

Bây giờ ngồi trên chuyến bay này, tự nhiên nàng thấy thanh thản vô cùng. Ba đứa con đã lớn. Hai có gia đình. Một đứa có lúc tưởng chừng hư hỏng, nay cũng đã chí thú làm ăn. Một con bạn lần lượt mất chồng, mất con trên biển, mất cả người tình khi vừa đặt chân đến đất tự do, đã bảo nàng: ỏo? mày còn hạnh phúc hơn tao nhiềuõõ. Nhớ lại lời nó, nàng nói thầm: ỏo? cám ơn mày, té ra tao là đứa còn có hạnh phúcõõ. Hạnh phúc có những đứa con còn gắn bó với mình, và hạnh phúc có đứa cháu ngoại kháu khỉnh, bụ bẫm, mà cặp mắt của nó ánh lên nỗi ngây thơ an bình. Nàng cũng thấy ấm lòng hẳn lại khi mới đây nàng nhận được thư của Tuân từ Montréal gởi qua cho nàng. Tuân vượt biên vào năm 87, hiện ở Montréal. Qua một người quen có lúc ở chung trại với Ngọc ở Pulau Bidong, được nhận vào Canada, và hiện ở gần chỗ Tuân, Tuân có được tin tức và địa chỉ của Ngọc. Nay thì Tuân nhìn cuộc đời thật rõ ràng: cuộc đời của một gã đàn ông ở vào lứa tuổi xấp xỉ 60, đến Bắc Mỹ khá chậm, không vợ, không con, và sửa soạn những năm tháng cuối cùng của cuộc đời sao cho những năm tháng này không là những nuối tiếc, hoài niệm dằn vặt cuộc đời. Vậy mà trong thư gởi cho Ngọc, Tuân đã viết: ỏo?... Anh sống ở đây như một người bị bỏ quên!... Õõ. Đọc đến đoạn này, nàng đã cười nho nhỏ trong họng. Đáng lẽ Tuân nên viết ỏo?... Anh sống ở đây như một người tình bị bỏ quên!... Õõ. Nếu ngày xưa anh đừng bỏ quên em. Và bất giác, nàng thấy muốn gặp Tuân trở lại, chỉ một lần, để xem xem chàng sống như thế nào? Bề nào, ông ấy cũng đã là người tình của nàng. Ông ta không phải là người của cái thế giới chiến tranh, đàn áp, ngược ngạo. Đó là một người của trí tưởng và những xúc động, bất trắc như những cái nắm tay và những nụ hôn lúc hờ hững, khi dồn dập, và cặp mắt lúc nào cũng như đang ngái ngủ. Nàng muốn dành cho ông một bất ngờ trong chuyến đi này. Qua Cali. chơi xong, nàng sẽ bay lên New York thăm gia đình người chị, rồi tiện đường nàng sẽ ghé Montréal vừa thăm gia đình một đứa em, vừa thăm ông luôn thể.

Qua khung cửa nhỏ, bầu trời vẫn xanh ngút mắt.

* * * * *

Hai người ngồi đối diện trên một chiếc bàn vuông nằm ngay cạnh cửa sổ lớn của nhà hàng trông ra con đường Sainte-Catherine còn vắng bóng người vào buổi sáng chủ nhật.

Ông Tuân nói như đùa:

- Anh không ngờ em bay đến nửa vòng địa cầu qua thăm anh đấy. Em làm anh xúc động quá. Còn anh, anh chôn chân nơi này rồi. Có muốn đi chơi xa một chút cũng chẳng dễ dàng gì. Đất trời thênh thang, nhưng chẳng phải muốn đi là đi được đâu.

Nàng hiểu câu nói của ông. Nàng hiểu rõ tình thế của ông. Những người lớn tuổi, sức lực đã cạn, lại một thân một mình, còn làm nổi trò trống gì trên vùng đất này nữa. Những người lừng khừng như ông thì tình thế còn trầm trọng hơn nhiều. Nhưng nhìn ông, nàng không thấy dấu vết của sầu tư. Nàng dọ dẫm:

- Mấy năm trước, khi có tin em, sao anh không liên lạc ngay với em?

- Anh cũng muốn liên lạc lại với em, nhưng để làm gì nhỉ? Em mới vào Úc, một nách mấy đứa con, và anh nghe nói em còn có bạn mới nữa. Đời sống như vậy là ổn rồi, làm phiền nhau làm chi?

Nàng nhìn ông dịu dàng. Ông ấy vẫn là người quen được che chở hơn là phải vật lộn, dành dật. Đời sống của ông trôi theo cái đà trôi của số đông người trong cái dòng sống vĩ đại mà trời đất đã an bài. Lòng nàng không còn gì sôi nổi nữa, nhưng nhìn ông, nàng vẫn thấy tội nghiệp, hệt như nàng đã tội nghiệp cho chính cuộc đời bão bùng của mình. Người đàn ông trước mặt nàng lúc này đã là một người đàn ông đứng tuổi, với những vết chân chim trên khoé mắt, và mái đầu nhuốm bạc, chỉ còn lại giọng nói và ánh nhìn trầm lắng của một người an phận.

Nàng dọ dẫm:

- Nếu anh muốn, em sẽ bảo lãnh anh qua Úc.

- Cám ơn em. Em nói đùa đấy, phải không? Chờ cho tới khi Úc nhận anh vào với em thì không chừng, anh đã mồ yên mả đẹp rồi. Nếu em có trong trương mục nửa triệu đô thì anh cũng dám qua với em; nhưng chẳng phải dễ dàng đâu. Còn các con em, còn cháu em. Và còn biết bao nhiêu phiền toái khác.

Ông nắm lấy bàn tay của nàng:

- Đa tạ em. Anh là một thằng đàn ông đã chẳng đem đến cho người yêu mình một bảo đảm nào. Anh không thể và cũng chẳng có quyền làm xáo trộn đời sống của bất cứ ai nữa. Gặp được em thế này anh thấy hạnh phúc lắm rồi. Tất cả chúng ta không ai thay đổi được cuộc đời mình nữa em ạ. Tạ Ơn em.

Ông nói mà nước mắt muốn ứa ra. Còn nàng, nàng lặng người. Có lẽ ông đã nói đúng. Không ai trong cái xã hội nhiễu nhương nơi quê nhà thoát được cái cộng nghiệp tàn nhẫn những năm qua. Và khi cơn mộng dữ qua rồi, thì không còn thứ nào có thể ráp lại với nhau cho khớp nữa.

Nàng xoa nhẹ bàn tay trên bắp tay ông, vỗ về an ủi ông, nhưng nghe như tiếng nước mắt rớt trong con tim bồi hồi của mình. Nàng cắn nhẹ bờ môi, lắc đầu:

- Chiều nay em rời Montréal, anh đừng ra phi trường tiễn em. Chút nữa, vợ chồng con em em nó mời em đi ăn trưa với tụi nó. Xong rồi thì về lại kháchsạn sửa soạn để chiều ra phi trường.

Ông hỏi một câu không ăn nhập gì vào chuyện giữa hai người:

- Em còn đi làm không? Năm nay em mới 48 mà. Có đi làm đều thì mới có phương tiện đi đây đi đó được.

- Em phụ thằng cháu lớn lo cái tiệm ăn nhỏ, cũng đủ chi dùng. Được cái may là hai đứa con gái đều học hành xuông sẻ, có việc đàng hoàng và thương em thật nhiều. Đi chơi chuyến này là tiền các cháu bỏ ra đó anh.

- Em thật may mắn và hạnh phúc. Chúc em và các cháu từ nay mọi chuyện đều hanh thông.

- Em cũng chúc anh cuộc sống bình an.

Ông buông tay nàng, kêu người bồi lại bàn. Nàng dành trả tiền, nhưng lần này thì ông không lừng khừng:

- Em cho anh không trả nổi bữa ăn sáng này sao?

Ông đứng dậy trước, vòng qua phiá nàng, đỡ nàng đứng dậy. Ông đi sau nàng ra khỏi nhà hàng.

Nắng buổi sáng thật trong. Những du khách từ nhiều xứ đổ về Montréal bắt đầu đi dọc hai bên đường Sainte-Catherine mỗi lúc mỗi đông. Ông và nàng đi lẫn vào dòng người, ngược về phiá trường UQAM, quay lại nơi khách sạn nàng ở.

Hai người dừng lại trước khách sạn. Ông không nói lời chia tay nữa, nhưng vội vàng ôm lấy nàng thật nhanh, hôn thật vội trên môi nàng, buông nàng ra, và đi như chạy trốn về hướng bờ sông.

Nàng đứng lặng trông theo dáng đi vội vã và lầm lũi của ông, nghe như lòng mình là một bờ đá ven biển Đông sóng gió năm nào.

* * * * *

Ông ra khỏi nhà lúc 5 giờ sáng. Nửa tiếng sau ông đã đến Lachine. Ông lái xe thật chậm dọc theo con đường quanh hồ. Xe vượt qua hội quán trượt nước trong vùng, chạy từ từ vào khu nhà nằm ven đường. Bên phải của con đường, hồ Saint Louis mênh mông tan trongsương mù vào buổi sớm chớm thu. Những hàng cây érable lá vàng hai bên đường, những mái nhà nâu xám và những bãi cỏ lớn trước những căn nhà nhoà trong màn sương. Chỉ còn thấy những mảng màu nhạt, nhờ nhờ vàng, nâu, xanh lẫn vào nhau. Trời, nước, tàng cây, nhà, và những chiếc du thuyền ẩn trong một màn khói loãng. Chung quanh, chỉ còn là cái im vắng mênh mông của không gian thấm lạnh. Ông cho xe chạy xuống một bờ cát có một vài tảng đá lấn ra mép hồ. Tắt máy, ông cài lại nút áo phiá trong, cài lại cái zipper của áo khoác chống lạnh và kéo cao cổ áo, rồi ông hạ cửa kiếng xuống. Không khí lạnh xoa trên da mặt làm ông tỉnh hẳn. Thần trí trong suốt. Từ ngày đặt chân đến xứ lạnh này, lần đầu tiên ông được hưởng một buổi sáng thật sự thanh bình. Chung quanh không một tiếng động. Ông rót trà ra chiếc ly bằng inox và nhắp một ngụm. Hương trà và hương sen như ngấm vào người rồi toát ra từ từ qua hơi thở rất chậm của ông. Đã nhiều năm nay, bây giờ ông mới có được cái buổi sáng thật lạnh, thật vắng, thật im ả mà hạnh phúc này, hệt như nhiều năm trước đã có lần ông ngồi trong nhà thủy tạ bên hồ Tịnh Tâm ở Huế nhắp một chung trà và nhìn xuống hồ sen bát ngát, thấy lòng mình như một khối thủy tinh tinh ròng, không gợn chút bụi của nợ trần. Bên kia bờ hồ là khu kỹ nghệ Lachine. Giờ này, ông không nhìn thấy nó, và kể từ ngày hôm nay, ông sẽ không còn phải thấy nó hàng ngày nữa. Ông bỗng thấy nhẹ nhõm trong người. Phải thế này mới là bình yên chứ. Từ nhiều năm nay, ông đã quen sống một mình. Muốn vướng bận thêm cũng chẳng được.

Ông vừa nhắp xong ngụm trà thứ nhì thì bỗng ông nhìn thấy ở khoảng giữa hồ một bụm khói đen nhạt như một đọn mây đang trôi vào phiá bờ. Nhìn kỹ là một cánh hạc. Ông sững người. Cánh hạc cao trên mặt nước khoảng vài thước, lờ lững như một con diều trong sương khói mênh mông. Thân mình, cái mỏ và cặp cẳng duỗi dài sau một làn sương lụa mơ hồ. Ông bất giác nhớ tới bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hộ, một thi bá nổi tiếng đời Đường. Hạc vàng có lẽ chỉ có trong trí tưởng của nhà thơ, nhưng trước mặt ông, cánh hạc như sương, như khói đã nhẹ nhàng đậu trên mỏm đá cách ông vài sải. Hương sen còn đọng trong bầu không khí quanh ông, và hạc trắng ngay trước mắt ông, co một chân như ông vẫn thấy trên những chân nến bằng đồng trên bàn thờ gia tiên, trong dáng đứng của một hiền triết trầm ngâm trước cái mênh mông của trời, nước nhu hoà.

Ông nhìn ra khoảng trống mông lung và mênh mông trước mặt, rồi tiếng một chiếc lá tách nhẹ khỏi thân cây mờ mờ đáp xuống mặt hồ. Ông thấy trước mặt cánh hạc trắng vươn thân mình tới trước nhẹ nhàng bốc lên trong sương khói mờ ảo. Trong khoảng khắc ông nhớ tới buổi chia tay vội vàng hồi sớm hôm qua với người tình cũ. Cuộc gặp gỡ gây nên trong ông những xao động như những dợn sóng nhẹ, đang loãng dần ra xa khi cánh lá chạm đến mặt hồ. Ông biết rõ ràng là nàng hiện đã có được cái hạnh phúc bình an bên con, bên cháu trong cái xứ sở chan hoà nắng ấm. Còn ông, như một cánh hạc lẻ loi, đậu lại trên một mỏm đá mù sương.

Hết