Ngân Hà mở rộng cánh cửa sổ nhìn ra cánh đồng, mùi cỏ mới cắt sộc vô mũi nàng mùi ngai ngái tanh nồng. Đám học trò đang yên lặng làm bài bỗng la lên "Cô ơi hôi quá! Hôi quá!" Ngân Hà mĩm cười quay lại nhìn đám học trò nhỏ đang giương những đôi mắt nai tơ nhìn chờ đợi nàng trả lời. Nàng khẻ bảo "Các em chịu khó một chút rồi nó sẽ hết ngay mà. Chắc cỏ nầy là cỏ dại." Một cô học trò nhỏ ngồi trong góc đưa tay xin nói. Ngân Hà gật đầu ra dấu cho phép. "Thưa cô, cỏ nhà em thơm lắm. " Cả lớp cùng cười, Ngân Hà cười theo: "Ừa em. Cỏ nhà nào cũng thơm... " Nàng chưa dứt lời có tiếng nói của một em bé trai "Thế sao cỏ trường học nầy không thơm hà cộ" Ngân Hà bỏ dở câu nói quay lại nhìn người học trò vừa nói. Thằng bé tròn to bụ bẩm, hai má ú na ú nần, bạn bè đạt tên "Ông Địa" Nàng lựa lời "Ờ, ờ…cỏ nơi đây không được chăm sóc, có cỏ dại mọc chen vào cho nên mùi cỏ không được tinh khiết đó em." Câu giải thích mang đầy cảm tính của nàng chưa chắc thỏa mãn được thắc mắc tò mò của đám học trò, nhưng chúng im lặng trở lại và cặm cụi làm bài. Tuổi trẻ chóng quên và dễ tin.

Hôm nay vẫn lớp học bình thường. Chúa nhật có nắng xuân rực rỡ, chim líu lo trong vòm cây ven chân đồi, xe cộ Ồn ào trên xa lộ không át nổi tiếng gió vi vu trong lùm cây hòa cùng tiếng chim trên cánh đồng bên cạnh ngôi trường. Từ căn phòng học nhìn qua cửa sổ, Ngân Hà có thể cho đôi mắt nàng tự do bay lượn trên khắp cành đồng thay đồi màu sác mỗi mùa. Cánh đồng áp sát hàng rào ngôi trường được trồng bắp, trồng lúa theo mùa, và đôi khi nàng còn nhìn thấy cả cánh đồng vàng hực khi vào vụ. Lần đầu tiên tham dự vào ban giảng huấn của trường, nàng đã choáng váng khi mở cánh cửa sổ; một thảm vàng lung linh reo vui, mùi lúa chín ngào ngạt trong không gian, và nàng đã căng lồng ngực hít lấy hít để. It lâu sau nàng còn thich thú khám phá thêm rằng mỗi sáng chúa nhật trước khi lớp học bắt đầu nếu đến sớm chừng nửa giờ nàng sẽ được chứng kiến sự hùng vĩ cảnh măït trời mọc đỏ ău từ phía chân trới. "Ôi! Sao mà thơ mộng thế." Nàng nhắm mắt kêu lên sung sướng khi căn phòng tràn ngập ánh náng sáng ấm áp, tươi mát, trong lành. Tạo hóa thật chí công, cái đẹp không chia riêng cho một ai nếu họ biết tìm đến và mở cửa đón nhận lấy nó. Ánh nắng rực rở, hàng cây xao động, cánh đồng lúa xanh rì lấp lánh dưới làn nước phun từ các ống dẫn nước tưới, tất cả tạo nên sức quyến rũ như một bức tranh tuyệt với. Nàng bỗng nhớ đến Vangoh và bức tranh Hoa Hướng Dương. "Ước chi ta là họa sĩ" Nàng chợt cười thầm với ý nghĩ vu vơ đó. Những người nghệ sĩ đã tạo nên cho đời biết bao bức tranh đẹp, những vần thơ hay, những mẩu chuyện để đời. Ử nhỉ, làm văn nghệ thật tuyệt vời. Mọi sự có thể sẽ qua đi nhưng tác phẩm sẽ còn đó. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, cảnh vật có thể thay đổi nhưng ánh nắng mặt trời vẫn không chút đổi thay. Ánh sáng đối nghịch bóng tối. Thái Dương -Thái Âm.

Ngân Hà chìm trong những suy nghĩ đầy cảm tính mông lung. Nàng muốn viết, vẽ "Khả năng không bằng ước muốn" Nàng tự nhủ. Có một lần cô bạn gái nói với nàng "Bồ muốn trở thành nhà văn à? Hay muốn làm họa sĩ?" Ngân Hà cười thay cho câu trả lời, cô bạn tiếp "Dễ ẹt mà. Có thì giờ cứ viết bừa xuống, nghĩ gì viết nấy rồi đem ra cậy đăng có trả tiền…" Cô bạn cười ngặt ngẹo sau câu nói chế diễu ước mơ thầm kín của nàng. Ngân Hà không có mộng ước trở thành văn sĩ hay họa sĩ. Nàng chỉ muốn được ghi nhận những cảm xúc của nàng ngay lúc đó. Đôi khi nàng tự hỏi "Tai sao cũng mực đó, màu đó, chữ nghĩa có sẵn đó mà nàng cắn mãi vẫn không rả" Đám bạn cứ mỗi lần nhìn nàng mơ màng tư lự là chúng xúm vào chọc. Ngân Hà không trách đám bạn tinh nghịch.

Văn chương hội hoa. không phải là những tảng màu, những mầu mã văn tự chữ nghĩa lắp ghép. Làm văn nghệ không phải là có thời gian rảnh, hoặc sự đảo lộn vần điệu, pha trộn ngôn từ. Văn nghệ là làm đẹp cuộc đời, làm mới cuộc sống, tìm tòi khai quật để nẩy sinh những cái mới. Những suy nghĩ cạn cợt, những cố gắng thoát khỏi đường mòn bằng cách đào hang động, bẻ cong, che đậy, tối nghĩa những câu văn chỉ làm cho văn nghệ ngày càng đi xuống. Nếu không có căn bản nền móng vững thì sự làm văn nghệ đúng như bạn nàng thường chọc "Cứ viết bừa đi rối cậy đang có trả tiền." Ấy là một văn bản cáo phó, một quảng cáo "mì ăn liền".

Đám học trò vẫn cặm cụi trên bài tập. Ngân Hà rời khỏi khung cửa, lìa bỏ cánh đồng mơ ước phía xa xa để trở về với đám học trò nhỏ. "Thưa cô, chữ huỳnh với chữ hoàng có khác nhau không?" "Thưa cô tại sao chó mực, mèo mun, ngựa ổ" Những cái đầu bé tí xíu, những mái tóc (có khi) pha trộn màu nâu sáng, màu bánh mật không đen nhánh như những mái đầu Việt Nam của đám bạn bè như chị Ngân Hà nói "Học trò của mầy là tô tả phín lù.". Ngân Hà không dám chắc nàng đã hiểu hết những câu hỏi của đám học trò nhỏ-chúng nói tiếng Anh nhanh hơn gió-tuổi ô mai đã biết xài thuốc ngừa thai.

Nàng chới với trong cảnh đời đảo lộn. Chọn ngành sư phạm không phải Ngân Hà muốn làm "cô" thiên hạ, nhưng là những chia xẻ những đam mê, những nồng cháy. Bố trước khi mất có dặn "Làm bác sĩ lầm có thể giết một người, làm chánh trị lầm có thể giết một quốc gia…nhưng con ơi, làm văn hóa mà lầm là giết chết bao nhiêu thế hệ đó con ạ." Lời bố dạy có bao giờ Ngân Hà dám quên. Bố là một ông giáo làng từ ngày quân Pháp còn chiếm đóng. Ngôi trưòng làng nhỏ nằm trên mõm đồi nào đó ngoài miền Trung xa xôi, học trò của bố sau nầy hay đến thăm bố đã có ông một thời là m tướng, làm bộ trưởng, giám đốc trong chánh quyền Việt Nam. Bố nói "Làm nghề giáo như một người đi gieo giống con ạ. Hạt giống rơi xuống có thể sẽ bị chim, chuột ăn mất, hạt rơi vào đá, hạt rơi ngoài đồng…và có hạt sẽ nẩy mầm và sanh trái. Có thể có trái ngọt, trái đáng. Nhưng con ơi, hãy làm vói cái tâm chân chánh, tấm lòng vị tha cây sẽ nẩy mầm xanh." Và Ngân Hà theo bước chân của bố làm cô giáo tiểu học, và ngày nghỉ cuối tuần làm cô giáo Việt Ngữ. Dây học trò nhỏ nhiều sắc tộc bằng Anh Ngữ dễ hơn dạy đám học trò cùng chủng tộc vào ngày cuối tuần. Nàng không hơn gì đám nhóc đang ngồi kia. Nàng ngơ ngác và bối rối khi đọc chuyện Van Lang dựng nước, chuyện Bà Trưng, Bà Triệu đánh đuổi quân xâm lăng. Chuyện Son Tinh, chuyen Phù Đổng…v.v. càng làm cho nàng lạc mất lối về. Sách vỡ Việt Ngữ ít, tài liệu không có, các tác phẩm giá trị của Việt Nam nằm trong thư viện đại học Hoa Kỳ, thư khố Pháp.

Càng suy nghĩ, càng tìm về, Ngân Hà càng ý thức được trách nhiệm của những công việc làm văn hóa văn nghệ. Phải chuẩn hành trang trước khi bưóc vào đời.

Ngôi trường đứng trên sườn đông ngọn đồi, hướng mặt trời mọc, những căn phòng nhiều cửa chớp bằng kiếng, có tấm bảng đen chạy dọc ngang tầm nhìn trên bốn bức tường màu xanh dương. Học trò ngồi hướng nào cũng nhìn thấy tấm bảng. Học cụ chứa đầy trên các ngăn tủ; bản đồ, hình vẽ được cuộn tròn trong những chiếc trục treo ở phần trên của những tấm bảng, chỉ cần bấm một chiếc nút nhỏ thì học cụ cần dùng sẽ mở ra. Lớp học Việt Ngữ dành cho ngân Hà được thuê mướn vào ngày chúa nhật. Những "học cu"ï cần thiết cho lớp Việt Ngữ không nằm ở nơi đây, nơi căn phòng này mà nằm ngay trong đầu nàng-một "bô nhớ" chưa hoàn chỉnh. Ngân Hà chưa đủ bề dày để làm cô giáo Việt Ngữ. Nàng đứng đây chỉ được trang bị băng một tấm lòng,một con tim thương nhớ quê hương.

Ngân Hà theo gia đình rời Việt Nam (theo lời mẹ kể) "Khi đó đạn nổ ầm ì trên phi trường Tân Sơn Nhứt., ba mầy vừa mới ra về lấy thêm đồ…thấy người ta chạy xuống bến tàu thì tao ẵm mầy chạy theo mà thôi." "Còn ba con và mấy anh chị khác như thế nào?" Mẹ Ngân Hà thở dài "Mẹ con mình đang nằm trong bệnh viện mà…mẹ thấy người ta nhốn nháo nên không kịp đợi ba trở lại…cuối cùng cả nhà gặp nhau tại trại tị nạn trên đảo Guam. Hú vía. Tạ Ơn Phật Trời." Như một phép lạ, gia đình Ngân Hà toàn vẹn không mất mát một chút gì. Cứ mỗi lần có chuyện buồn, mẹ thường an ủi: "May lắm rồi con ơi. Nếu như mình ở lại bây giờ không biết thế nào? Gia đình mình may mắn lám đó con."

Ngân Hà lớn lên trong tình thương bao la của mẹ, trong sự đùm bọc mến yêu của anh chị. Nàng thật hạnh phúc. Cuộc sống của nàng thiếu một điều: Quê hương, mỗi khi nghe bạn bè cùng lớp nói về quê hương của chúng nó, Ngân Hà về hỏi mẹ. Tất cả tình yêu quê hương xuất phát từ những câu chuyện của mẹ, từ những buổi học Việt Ngữ với ba và các anh các chị. Dù có bận rộn đến đâu thì cuối tuần ba mẹ và các anh chị vẫn quây quần trong căn phòng đọc sách mấy giờ để cùng nhau học và đọc sách. Các anh chị rời Việt Nam đã có vốn liếng riêng, phần Ngân Hà việc tập đọc tập viết là một việc "Cố gắng đáng thưởng" như lời chị Hai và anh Ba trêu nàng.

Ba mất, mẹ quá tuổi làm việc, Ngân Hà và các anh chị cùng nhau phụng dưởng mẹ. Mẹ là nguồn tài liệu vô tận bằng các chuyện cổ tích. Các anh chị là gương sáng cho Ngân Hà. Đối với bố, Ngân Hà đã dành riêng một khoảng trời cho người cha kính yêu. Như căn nhà mở cửa ra hướng mặït trời mọc để hứng trọn nắng sớm của bình minh. Ngân Hà đứa con gái út của ông giáo già trường Lê Khiết vẫn mãi mãi mở rộng lòng nàng đi tiếp tục con đường của bố. Căn nhà hướng mặt trời mọc đang chông chênh nghiêng ngã mất hướng, trong khi đó Ngân Hà và đám bạn trẻ đang cố gắng tìm đướng leo lên đỉnh đồi cao.

Lớp học vẫn im lặng, đám học trò nhỏ cắm cúi làm bài. Ngân Hà đắm mình trong nắng và thả hồn ngao du chợt giật mình khi "Oâng Địa" cất tiếng hỏi: "Thưa cô bạn em nó nói người Việt là con cháu của người Tàu phải không thưa cổ"

Hết