Chương 1
Giới Thiệu: Jean Leiba tên thật là Lê Văn Bái, ông thuộc lớp nhà văn, nhà thơ tiền chiến. Bút danh của ông tuy mang tên Tây nhưng phong vị thơ, văn của ông lại rất Việt nam. Thực ra chữ Leiba là biến âm của chữ Lê Bái - một kiểu chơi chữ khá phổ biến trong làng văn, làng báo thời trước. Ngoài viết truyện, ông còn có những bài thơ với những câu thơ khá hay:Em nhớ năm em lên mười haiMột mình em trộm lấy gương soiĐường ngôi đương kẻ thì anh đếnAnh đến bên em mỉm miệng cườiEm thẹn, quăng gương chạy xuống nhàNín hơi, anh gọi cũng không thưaSau mành lấp ló em nhìn trộmEm đợi anh về mới dám ra... Ngọ mở mắt dậy thì trời đã sáng lắm. Nắng xuân lùa vào trong căn phòng nhỏ, ấm áp, tưng bừng. Ngọ duỗi chân tay, còn nằm lười chưa muốn dậy. Vì chăn bông ấm quá đệm lò xo êm quá, Ngọ thấy một cảm giác khoái cảm nó lướt trên da thịt.Hôm nay đã là mồng bảy tháng giêng, cái Tết thế là qua rồi. Tết năm nay sao chóng thế, hay là bởi đối với Ngọ, nó vui vẻ quá chăng ? Ngọ lẩm nhẩm mấy câu trong bài " valse" mà Ngọ rất quen và rất thích:Les beaux jours Sont si courts... Những ngày vui rất ngắn, Ngọ buồn rầu nhận thấy như thế. Ngọ nhớ lại mới hôm ba mươi Tết, chủ nhật trước Ngọ còn đi lang thang suốt buổi sáng ở chợ Đông-xuân. Cũng như mọi năm, buổi chợ hoa tất niên này vui vẻ, tấp nập. Các thiếu nữ rộn ràng đi lại, tươi như bông cẩm chướng, cặp má hây hây như cánh hoa đào. Trời lất phất mấy hạt mưa nhưng quang đãng và ấm áp. Mấy công tử và mấy ông thợ săn hình, tay luôn luôn xoay ống ảnh, lăng xăng chạy theo những đóa hoa ngon... Nhưng Ngọ đến đây có phải để mua hoa đâu. Ngọ đâu có được cái diễm phúc của các cô thiếu nữ kia, có một gia đình êm đềm để Tết đến mua hoa về trang điểm căn nhà thân mật. Từ khi bỏ nhà đi làm nghề vũ nữ, Ngọ đã coi như đoạn tuyệt với gia đình rồi. Không bao giờ Ngọ có cái ý tưởng trở lại cái nhà hàng nhỏ ở một phố hẻo lánh tỉnh Đông, nơi mà cha mẹ Ngọ đang ở. Khi nàng tự mình không ngần ngại bước chân vào con đường phóng đãng mà nàng mơ tưởng, nàng thừa biết hai cụ già lương thiện kia không còn nhìn nhận có nàng. Ngọ không thấy buồn và hối hận chút nào: nàng tưởng mình sắp bước chân vào một quãng đời sáng lạng tưng bừng mà những phút vui hiện hình thành những màu đèn đỏ xanh mơ mộng... Mấy tháng đầu, Ngọ tưởng mình đã tìm được nguồn hạnh phúc. Nhũng đêm vui đùa cười cợt, những bài "tango" khiêu động hay những điệu "valse" quay cuồng trong cánh tay những thiếu niên công tử Hà thành lịch sự, những phút thần tiên này, nếu Ngọ chỉ yên phận ở nhà với cha mẹ thì có đâu nàng được hưởng ? Ngọ muốn khuyên nhủ tất cả những thiếu nữ nào không may sinh vào những cảnh gia đình nghèo khó, không được ăn học, hay liệu không thể lấy được một người chồng tử tế để gây lên hạnh phúc gia đình, thì nên theo nàng đi rẽ vào con đường này, để tìm những thú vui điên dại.Đời Ngọ chọn nhân tình với một công tử đẹp trai và trong mấy năm, nàng thay nhân tình mấy lượt. Đối với một người vũ nữ, Ngọ coi như thế là một sự rất bình thường.Ngọ nhớ khi đang nhân tình với một công tử kia, cái tối hôm ấy, sau buổi nhảy, nàng theo một người đội Tây đánh xe hơi mời nàng đi ăn và đi... ngủ. Rồi sau đêm hôm ấy, ngoài số tiền nàng nhận được, nàng còn được lợi cả một... đứa con. Đứa con mắt biếc tóc mây này, khi cất tiếng eo eo ở nhà thương Bảo-hộ, đã có chàng nhân tình bất hạnh(hay có cái hân hạnh đặc biệt kia) đứng khai sanh và nhận làm con chính thức. Lẽ tất nhiên, Ngọ lại coi là một sự tự nhiên lắm, không hối hận chút nào.Nhưng ba bốn năm rồi, Ngọ bắt đầu thấy mình theo cuộc đời mà tàn tạ. Phải, một bông hoa dù đẹp đến đâu, sống cuộc đời mưa gió chỉ trong vòng ba bốn năm, là tới thời kỳ héo úa rã rời. Khi Ngọ nhìn gương thấy má hóp, vẻ mặt già đi nhiều, vẻ mặt già đi nhiều, nàng mới có thì giờ nghĩ tới sự nhục nhằn bên cái vinh quang phù du của đời vũ nữ. Dạo ấy, nàng làm cho một tiệm nhảy phố Hàng Buồm. Những đêm hè oi ả, các vũ nữ nhọc mệt đều cởi áo, chỉ mặc chiếc quần đùi mỏng, ả nào còn e thẹn thì giữ thêm chiếc coóc-xệ Nhưng vũ nữ đã lão luyện trong nghề có người chỉ mặc bộ quần áo... bằng thịt bằng da để ngủ. Buổi sáng chín mười giờ còn nằm lăn như đàn lợn trên gác hẹp, những xác thịt bộn bừa như thế chỉ khiến người ta ghê tởm mà không đủ gợt tình. Thế rồi từ dưới thang gác, tiếng giày tây cồm cộp đi lên, với những tiếng xì xồ cao hứng của một người lính Tây đi tìm gái. Đó chỉ là một viên đội cảnh sát đi "giữ trật tự" ngoài phố, nhưng ưa làm cái bổn phận khám trật tự trên gác tiệm nhảy này hơn. Rồi trước cái cảnh toàn ngực và đùi, cái bàn tay "chức trách" đưa đi khắp lượt. Có người thức dậy kêu tru tréo, nhưng phần đông nhọc mệt cứ ngủ li bì... Đấy là những cảnh ở Hà-thành mà Ngọ đã trải quạ Nàng còn đi các tỉnh nhỏ, mà sự giữ gìn trật tự Ở đây thuộc quyền tối cao của viên Cẩm. Ở đây, nàng đã thấy, mới chập tối viên Cẩm đã vào tiệm nhảy kéo một vũ nữ lên gác, và đã giằng co nàng vũ nữ đến rách quần, rách áo. Ngọ tủi thân muốn khóc. Nhũng phút được các bạn trai chiều chuộng, không đủ bù lại những phút nhục nhã kia. Ngọ biết mình đã đi lầm đường, nhưng mà muộn quá !Đến hôm ba mươi tết vừa qua, Ngọ vừa thôi không làm cho một tiệm nhảy được mấy ngày, chơ vơ không biết tạm gửi cái đời mưa gió ở đâu trong ngày xuân mới. Nếu phải những ngày thường, thì khi chưa tìm được việc, Ngọ có thể đến ở cùng với một người bạn nhảy ít lâu. Nhưng, năm cùng tháng hết, ai cũng phải lo thân phận mình. Ngọ biết là không thể đến ở cùng bạn được. Hay năm nay nàng sẽ phải ăn Tết trong xăm, như một năm trước kia, làm mồi cho một tụi bồi, chung cảnh với những gái giang hồ xấu số ?Ngọ thơ thẩn ngắm cảnh chợ hoa quạnh quẽ về chiều. Các thiếu nữ con nhà tử tế, giờ này đã quây quần trong cuộc hội họp của gia đình, vui vẻ mong đợi cái hạnh phúc sẽ đến với màu xuân rực rỡ. Còn Ngọ, một bông hoa lìa cành tàn tạ, thấy mình bị hắt hủi với sự cô độc trên một vỉa hè.