Đầu đề nguyên tác:
ie Btechtrommet của Günter Grass Copyright© Copyright steidl Verlag, Gottingen 1993
Người dịch chân thành cảm ơn Inter Nationales e.v và Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã góp phần tài trợ cho bản dịch này.
Lubeck, den 10.05.2002
Liebe Duong Tuong,
Es hat mich sehr gefreut, als ich erfuhr, dap man nicht nur den Plan hat, meinen ersten weit uber deutsehe Grenzen hinaus bekannten Roman, die “Blechtrommel”, auch in Vietnam in libersetzter Fassung aufzulegen, sondern dap dieses Projekt nun schon fast abgeschlossen ist.
Ich bin neugierig, wie mein Buch Ihren Mitburgern gefallen wird - in europaischer Nachbarschaft, nicht nur im deutschsprachigen Raum, findet es inzwischen in dritter Generation junge Leser und es ist auch fur mich als Autor faszinierend, wie ahnlich und wie verschieden diese Lekture verstanden wird. Vielleicht mogen Sle mir bei Gelegenheit schreiben, welches Echo unsere gemeinsame Arbeit in Vietnam findet? Sie kennen sicher “Katz und Maus”, die “Hundejahre” und nun auch “Im Krebsgang”, die der “Blechtrommel” inhaltllch verwandt Sind - wer weip, wann ich Ihnen zum Erscheinen einer neuen Ubersetzung alles Gute wunschen darf?
Freundliche Griipe
Günter Grass Ihr
Günter Grass
GlockengieBerstraBe 21
23552 Lübeck
Telefon: 0451-794800
Lübeck, 10.05.2002
Dương Tường thân mến,
Tôi rất mừng khi nghe tin “Cái trống thiếc.”, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi mà nhiều nơi ngoài nước Đức đã biết đến, nằm trong kế hoạch dịch và xuất bản tại Việt Nam, và không những thế dự định ấy hiện đã sắp hoàn thành.
Tôi tò mò muốn biết sách của mình được đồng bào nước ông đón nhận ra sao - tới nay, sau ba thế hệ, nó vẫn đến được với những độc giả trẻ tại các nước láng giềng châu Âu, không chỉ giới hạn trong khu vực Đức ngữ, và cách đọc mọi nơi giống nhau hay khác nhau ra sao cũng làm tác giả, là tôi, hết sức thích thú. Khi nào có dịp mong ông viết thư cho tôi biết, công sức của cả hai chúng ta có hồi âm gì không. Chắc ông đã đọc “Mèo và chuột”, “Những nắm chó” và mới đây là “Đi như cua”, nội dung đều gần với “Cái trống thiếc” - bao giờ có thêm một bản dịch nữa cho tôi được chúc ông vạn sự may mắn nhỉ?
Thân chào
Günter Grass
Cái trống thiếc trong nền văn học hiện đại Đức
“Ngày nay, chúng ta thường hay nghe nói rằng tầm quan trọng của văn học đã giảm sút, rằng nó chỉ còn là trò mua vui hoặc một thú tiêu khiển của một tầng lớp elite (tinh hoa) hạn hẹp. Nhưng, tựa như một triết gia thời cổ Hy Lạp, khi muốn báo bỏ lý thuyết của trường phải Elea[1] cho rằng chuyển động là bất khả, chỉ cần đi đi lại lại trước nơi hội họp của các triết gia trường phái Elea, riêng sự hiện diện của Günter Grass cũng đủ khiến chúng ta hiểu ra rằng không dễ gì đẩy văn học ra ngoài rìa,” Tiến sĩ Horace Engdahl, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển, Thư ký Uy ban Nobel, mở đầu diễn văn khai mạc lễ trao giải Nobel văn học 1999 như vậy.
Việc tặng giải Nobel văn học cho Günter Grass tuy hơi muộn - chí ít là theo tôi - nhưng lại mang một ý nghĩa đặc biệt bởi nó rơi vào năm bắc cầu giữa hai thế kỷ 20 và 21, đúng bốn thập kỷ sau khi Cái trống thiếc ra đời, làm chao đảo văn đàn châu Âu và thế giới.
Đến nay, 43 năm đã trôi qua kể từ khi tiếng trống ngỗ ngược của Oskar Matzerath đánh thức nền văn học Đức khỏi cơn mụ mị hậu chiến. Nhiều nhà phê bình đã có lý khi đánh giá sự xuất hiện của Cái trống thiếc như một lần khai sinh thứ hai cho nền tiểu thuyết Đức của thế kỷ 20. Thât vậy, kể từ Gia đình Buddenbrook (1901) của Thomas Mann, chưa có cuốn tiểu thuyết đầu tay của tác giả nào gây chấn động đến thế. Và chấn động này - bao gồm cả cơn sốc làm dấy lên những la ó phẩn nộ của các vị đạo đức nghiêm cẩn - càng mang nặng ý nghĩa khai mở trong cơn khủng hoảng tinh thần và hoàn cảnh rệu rã, suy sụp nhiều bề ở một nước Đức thất trận chưa thực sự hoà giải với các nước láng giềng. Vào những năm 1950, văn học hậu chiến Đức, bại liệt vì chủ nghĩa quốc xã, đã bế tắc do mặc cảm tội lỗi lại càng bị ức chế bởi lời cảnh báo của nhà triết học hàng đầu Theodor Adorno, người luôn tự vấn mình: Phải tư duy thế nào sau Auschwitz? ‘‘Viết một bài thơ sau Auschwitz là hành động man rợ và vì vậy, ngày nay, làm thơ đã trở nên bất khả,” Adorno tuyên bố. Có nghĩa là không thể viết, nói chung. Nhưng thế hệ của Heinrich Böll, của Günter Grass vẫn viết. Và khi viết, họ nhớ “đinh ninh trong đầu, như Adorno trong cuốn
Minima Moralia:
Suy nghĩ từ cuộc sống bị huỷ hoại (1951) của ông, rằng Auschwitz đã gây ra một kẽ nứt, một quãng trống không gì bù lấp nổi trong lịch sử của văn minh [2]. ” Chỉ có như vậy, Günter Grass và thế hệ của ông mới vượt nổi ức chế. Và riêng phần mình, ông đã tìm ra một bí quyết: cách duy nhất để có thể viết sau Auschwitz, dù là viết thơ hay văn xuôi, là trở thành ký ức và không để cho quả khứ chấm dứt.
Chính trên tinh thần đó, lời tuyên dương của hội đồng Nobel đã khẳng định: “Nhưng ngụ ngôn đen giỡn cợt của ông (Günter Grass) thể hiện gương mặt bị lãng quên của lịch sử. ”
Ngụ ngôn? Phải, vì hầu hết các tiểu thuyết của Günter Grass đều là những ngụ ngôn hiện đại. Và
đen, hiểu theo nghĩa u-mua đen (humour noir) cười ra nước mắt. Vâng,
như tôi thấy, Günter Grass là một nhà ngụ ngôn quái kiệt của thế kỷ 20. Trước khi bàn tiếp, xin lược qua vài nét ‘‘lý lịch trích ngang” của ông. Günter Grass sinh năm 1927 ở Danzig, nay là Gdansk thuộc Ba Lan. Trước khi chuyển sang viết văn, ông học hội hoạ - điêu khắc ở trường đại học mỹ thuật. Là thành viên của Nhóm 47 (Grüppe 47) do Hans Werner Richter và A. Andersch sáng lập ở Munich năm 1947 và giải tán năm 1977, với khuynh hướng dân chủ, đấu tranh khắc phục những hậu quả do chiến tranh phát - xít để lại, ông phát ngôn cho một thế hệ bị bầm giập ê chề đến mất phẩm giá bởi chủ nghĩa quốc xã.
G.Grass sanh 16/10/1927 mất ngày 13/04/1915
Günter Grass biết rất rõ những chấn thương tinh thần cùng những di hại bệnh ly - xã hội, không tiệt nọc với sự cáo chung của chủ nghĩa quốc xã. Ta có thể thấy những hội chứng đó (mà ông bắt mạch được ở những người cùng thời) hiện lên qua từng chương đoạn
của cái trống thiếc, qua những cuộc phiêu lưu của gã lùn dị dạng Oskar Matzerath, kẻ ngay từ buổi sinh nhật lần thứ ba đã dứt khoát khước từ thế giới người lớn bằng cánh quyết định; ‘‘ thôi không lớn’’ về thể hình nữa. Như một nhân chứng ngỗ ngược của những sự kiện diễn ra ở Danzig từ 1924 đến 1960, nhìn thế sự từ tầm cao chín mươi tư xăng-ti-mét, nghĩa là từ gần sát mặt đất, lia con -mắt- dao -mỗ dọc theo triền lịch sử như một tấm gương làm méo hình, Oskar, dưới bề ngoài của một đứa bé mãi mãi lên ba, nhưng với sự già dặn trí tuệ của người trưởng thành, làm nẩy ra từ cái trống đồ chơi con nít một thế giới nhố nhăng, kệch cỡm và bí hiểm, một - nhân loại bất túc với thân phận ê chề vùi lấp dưới những đổ nát của lịch sử.
Trong tác phẩm, có nhiều phát triển lưỡng phân. Ngay ở Günter Grass, cũng có một vùng Đức và một vùng Ba Lan, một ngày hôm qua và một ngày hôm nay. Người kể chuyện, cũng là nhân vật chinh Oskar, đan xen hai tầng nhân cách, lúc thì ‘‘tôi” (nhân xưng ngôi thứ nhất), khi lại “nó”, “gã”, “hắn” (nhân xưng ngôi thứ ba). Oskar - nhân vật phản – nhân - vật, nếu có thể nói vậy. Oskar với giọng hát diệt-thuỷ-tinh đối khi được dùng làm phương tiện cám dỗ thiên hạ vào vòng tội lỗi, với tiếng trống quậy phá nhiều phen làm xáo đảo những cuộc mít-tinh, biểu tình quốc xã, Oskar như một Sinbad hiện đại với nghìn lẻ một cuộc phiêu lưu kỳ dị (Oskar ngày đầu tiên và duy nhất đến trường, Oskar dưới khán đài, Oskar Kẻ Cám Dỗ, Oskar thủ lĩnh băng cướp, Oskar nhạc công jazz, Oskar thợ khắc chữ bia mộ, Oskar đánh cắp một chuyến xe điện, Oskar thờ cúng một ngón tay đàn bà...), Oskar, nhân vật phản nhân vật đó, là một gã hung thần. Ngay từ đầu, Oskar đã chọn phe Xa-tăng, níu giữ Xa-tăng lại trong mình như một bản ngã thứ hai: với tất cả các nghi thức trọng thể của nhà thờ, cha Wienke luôn mồm niệm chú (Vade retro Satanas) vẫn không đuổi được Xa-tăng khỏi đứa bé được mang đến bàn thờ Chúa chịu lễ rửa tội. Gia đình, tình yêu, cái chết, tôn giáo...tất thảy đều là đối tương báng bổ, vòi nọc châm chích giễu cợt của gã quỷ lùn không từ cái gì, không tha ai, kể cả người mẹ ‘‘tội nghiệp” mà gã chí yêu vì bà thường xuyên mua trống cho gã, hai người cha “giả định” - Alfred Matzerath và Jan Bronski - mà gã đều phản đối đưa đến cái chết. Phản bội, lật lọng là ứng xử thường thấy ở Oskar khi đến bước đường cùng cần phải tháo thân: với Roswitha trong cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh, với các “chiến hữu” trong Băng Quét Bụi khi bị bắt và khi ra toà. Chỉ có một vài gương mặt hiếm hoi được gã nhắc đến với ít nhiều tình cảm trìu mến: ông ngoại gã, kẻ tội đồ phóng hoả bị truy nã Joseph Ko]jaiczek (đã chết dưới gầm bè hay hiện là nhà triệu phú Joe Colchie ở tiểu bang Buffalo, Mỹ?); người Do Thái.Sigismund Markus, chủ hiệu đồ chơi, nguồn cung cấp trống cho gã; anh chàng Herbert Truczinski với cái lưng đầy sẹo; và nhất là người đàn bà trên cánh đồng khoai tây Kashubes, bà ngoại Anna Koljaiczek của gã. Oskar, trong những khoảnh khắc suy sụp, thường tìm an ủi nguôi ngoai ở ba nơi: dưới gầm bàn, trong tủ áo và đặc biệt là túp lều bốn tầng váy khăn khẳn mùi bơ của bà ngoại Anna, chốn nương náu thân thương mà suốt đời, gã không ngơi khao khát.
Bên cạnh Oskar, tác phẩm còn có một nhân vật trung tâm thứ hai, có lẽ nên đặt từ
tố nhân trong ngoặc kép vì đây không phải là một con người cụ thể, mà là một thành phố: Danzig. Một bên là Oskar, một bản thể bày đặt, bên kia là Danzig, một thành phố đã mất, một thành phố bao lần bị giành đi giật lại giữa các nước láng giềng hùng cường trong suốt lịch sử của nó. Danzig, đến cái tên cũng không còn ! Nếu Dostoievski vẽ cả bản đồ Saint Petersbourg cổ, thì về phần mình, Grass dành nhiều trang mô tả thành phố chôn nhau cắt rốn của mình, gợi lại hình ảnh những thành phố, công viên, trường học, triền sông, bãi biển, nghĩa trang, những công trình kiến trúc cổ, đền đài, dinh thự, nhưng Langfuhr, Labesweg, Tháp Công Lý, Nhà Thờ Thánh Tâm, kể cả những chuyến tầu điện đi ra ngoại ô và từ ngoại ô vào thành phố. Để rồi, cuối cùng, hoả táng nó như thể dựng một đài tưởng niệm tượng trưng: “...
Phố Câu Liêm, phố Dài, Phố Rộng, Phố Thợ Dệt Lớn, Phố Thợ Dệt Nhỏ bốc lửa. Phố Tobias, Phố Chó Ngao, Hào Phố Cỏ, Hào Ngoại Ô, Luỹ và Cầu Dài chảy tất. Cửa sếu làm bằng gỗ cháy mới ngon làm sao. Ở Phố Quần Cộc. lửa đã đặt may cho mình một loạt quần óng ảnh. Nhà Thờ Nữ Thánh Mary cháy cả trong lấn ngoài, nhìn qua những cửa sổ như ánh sáng ngày hội. (...) Ở Cối Xay Lớn, người ta xay bột đỏ rực. Phố Hàng Thịt sực mùi thịt quay cháy. Nhà Hát Thành Phố công diễn vở kịch một hồi nhưng hai nghĩa nhan đề ‘’Giấc mơ của kẻ phóng hoả”. (...) Tu viện dòng thánh Francisco hoan hỉ bùng lên nhân danh thánh Francisco, người vốn yêu lửa và hát ngợi lửa. Phố Đức Bà cháy vì cả Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con cùng một lúc. Khỏi phải nói Chợ Gỗ, Chợ Than vả Chợ Cỏ Khô đã tan thành khói. Phố Bánh Mì, lò và bánh chia lửa với nhau. Phố Bình Sữa, sữa tràn ra ngoài. Chỉ riêng toà nhà của hãng bảo hiểm cháy, thuần tuý vì lý do tượng trưng, là không chịu bốc cháy... ” Những dòng không mảy may bị lụy, nhưng qua đó ta vẫn thấy rõ Danzig là nỗi đau của Günter Grass. Như vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội dần dà chỉ còn lưu lại trong tranh của Bùi Xuân Phái, Danzig giờ chỉ còn sống trong tác phẩm của Grass. Ước nguyện ‘‘trở thành ký ức và không để cho quá khứ chấm dứt” đã thôi thúc ông viết cả một Saga ba bộ về Danzig mà
Cái Trống Thiếc là phần đầu - hai phần sau là
Mèo và Chuột (1961) và
Những Năm Chó (1963). Và có lẽ nỗi đau mất quê hương ấy cũng là nguyên do khiến Grass luôn bị ám ảnh bởi mô típ trốn chạy và truy đuổi: mở đầu và kết thúc
Cái Trống Thiếc đều là một cuộc đào tẩu và lùng bắt. Nét chủ đề ấy còn trở lại cả trong cuốn sách mới nhất của ông nhan đề
Im Krebssgang (Đi Như Cua).
Cái Trống Thiếc, vào thời điểm nó ra đời, còn là một cú sốc thi pháp. Tác giả chở “những ngụ ngôn đen” của mình trên một bút pháp vừa hoạt bát phóng túng vừa đắp ắp liên tưởng, cuồn cuộn những sóng chữ nghịch nhỉ, chói màu, xứng đáng với Rabelais. Một cách táo bạo đầy hiệu quả, nhà giả kim Grass đã hoà trộn các cấp độ ngôn ngữ - từ phong cách Kinh Thành đến các ăn nói bình dân đầy biệt ngữ tục tĩu, các yếu tố ba - rốc, huyền hoặc, xuất biểu, siêu thực, xoay quanh những hình ảnh “cao áp” (nếu có thể nói vậy) với dung lượng kịch tính và tượng trưng cực đại (đám lươn lúc nhúc trong đầu một con ngựa chết, những tầng váy của bà ngoại Anna...). Và đằng sau cái giỡn cợt, bao giờ cũng là một chân lý cay dắng, về phương diện này chương
Hầm Hành là một mẫu mực đầy liên tưởng xã hội - triết học. Khách đến cái tiệm đặc biệt này là những người có những tâm sự đau buồn nhưng lại mất khả năng khóc, nên phải nhờ cậy hơi cay của hành để trút vội nỗl lòng qua nước mắt. ”
Không,
không phải hễ tim đầy tràn thì tất yếu mắt phải lã chã giọt châu, một số người không bao gờ nhỏ được một giọt nước mắt, nhất là ở thế kỷ của chúng ta, cái thế kỷ mà bất luận mọi đau buồn và thống khổ, chắc chắn sẽ bị hậu thế coi là thế kỷ ít nước mắt nhất [3]’’. "Đó hình như cũng là một trong những suy tư chủ đạo được ông phát triển trong cuốn
Thế Kỷ Của Tôi xuất bản cách đây vài năm.
Mùa thu này, Günter Grass kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của mình. Bài diễn từ nhận giải thưởng văn học Nobel 1999 của ông có đầu đề là:
Còn Tiếp. Cuốn sách mới của ông đang một lần nữa làm xôn xao dư luận, chứng tỏ ông vẫn đang rất sung sức. Xin chúc nhà văn dồi dào sức khoẻ và nhiệt hứng sáng tạo để giữ trọn lời hứa “
Còn Tiếp ” của mình.
Dương Tường
Chú thích:
[1 Trường phái triết học cổ Hy Lạp do Parmenides sáng lập. Nghiên cứu về thế giới hiện tượng, có thể coi là tiền thân của hiện tượng học
[2] Diễntừ nhận giải Nobel của Günter Grass.
[3] Do tôi gạch dưới [D.T)