Hoa nằm ngửa mặt nhìn lên trần nhà. Những bóng đèn nhỏ đủ màu – xanh, đỏ, vàng, hồng – trên cây thông Nô en chợt tắt chợt sáng, chiếu le lói, vừa âm u vừa linh động. Hoa mỉm cười nhìn cây thông, thầm mãn nguyện về sự may mắn của mình.
Cuộc sống đắt đỏ ở đây làm mọi người quanh năm chạy theo tiền. Họ cố làm cho thật nhiều tiền, để rồi mỗi người dùng một cách khác nhau, kẻ để dành cho tương lai tuổi già, người thích tiêu kỳ hết. Theo thống kê thì Hoa đang ở trong một thắng cảnh du lịch, và cũng là nơi nghỉ mát của tất cả những người cái gì cũng thừa, nhất là tiền. Các tài tử điện ảnh, phần nhiều có nhà nghỉ mát ở đây, nên vùng này đâm ra sang trọng và đắt đỏ. Thế mà tai hại thay, Hoa lại tìm được một việc làm ở đây.
Hoa còn nhớ rõ đêm Giáng Sinh đầu tiên, mới dọn nhà đến, nàng xuống xe buýt với một đống hành lý ngổn ngang. Năm ấy, nàng phải ăn lễ Giáng Sinh với gia đình một người bạn. Thế nhưng lễ Giáng Sinh năm sau, Hoa đã có một cây thông cho trẻ con hàng xóm sang chơi.
Trước ngày lễ vài tuần, người ta bắt đầu lên núi chặt cây chở về bày la liệt khắp nơi. Giá tiền tùy theo cây gầy gò hay mập mạp, dáng tròn đều sum sê hay ẻo lả yếu đuối, cành ra chung quanh có đều không, và bề cao của thân cây bao nhiêu. Năm ấy, sau khi đi xem nhiều nơi để học hỏi, cuối cùng Hoa đến vườn của một ông già cụt cả hai chân. Oâng ngồi bên cạnh một cái xe nhỏ, giống như xe của những người đánh “ gôn” thường hay lái trên sân để đi theo quả bóng, chỉ khác là xe cũ kỹ xấu xí và đặc biệt điều khiển bằng tay, vì ông què cả hai chân.
Hoa bước vào vườn, len lỏi qua những cành cây, với ý định tìm hiểu chơi mà thôi. Biết thêm cái gì hay cái ấy mà! Qua mấy ngày lục lọi nhiều nơi, Hoa đã biết đại khái loại cây gì, hình dáng thế nào, lá cây, thân cây và bề cao ra sao, chỉ thoáng nhìn Hoa có thể đoán cây ấy giá bao nhiêu tiền.
Ông già cụt chân chỉ ngồi một chỗ với cái búa trong tay, một mớ đinh và một đống ván trước mặt. Khách hàng đến mua phải tự chọn cây đem đến cho ông xem. Ông cho biết bao nhiêu tiền, nếu khách bằng lòng, ông sẽ đóng một cái giá chữ thập bằng gỗ dưới gốc cho thân cây đứng.
Nhiều khách hàng đã bắt đầu chán nản vì phải lôi cây trong những lùm cây to tướng, cao ngất, xách đi lại mãi. Khi chọn được cây đem đến cho ông già, thì giá tiền không vừa ý, lại phải xách cây trả về chỗ cũ.
Hoa đứng xem, thấy vậy bèn giúp khách hàng chọn. Khi đem cây đến hỏi ông già, thì giá tiền quả nhiên không sai bao nhiêu. Sau khi tất cả khách hàng đều hài lòng ra về, Hoa đến ngồi nghỉ bên cạnh ông và bắt đầu hỏi thăm việc buôn bán làm ăn.
Ông già cho Hoa biết những cây này phải chặt từ những đồi, núi,hay vùng ương cây cách xa thành phố hàng trăm dặm. Lắm khi cây cao hàng chục thước, người ta phải trèo lên tận ngọn cây để cắt, chở về bán sỉ từng xe. Người buôn lại sẽ lựa loại cây xấu tốt, cao thấp khác nhau để bán lẻ. Ông lại còn cho Hoa biết ông là người Mễ, thành dân Mỹ từ hồi bé, đã đi lính và cụt cả hai chân trong chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên. Hiện giờ, ông sống bằng nghề dạy Thánh Kinh lớp Chủ Nhật cho một nhà thờ. Mỗi năm ông thuê mảnh vườn trống này, ngồi bán cây vào dip lễ Giáng Sinh, để thêm vào quỹ giúp những người tàn tật. Mới đây, ông bị mất trộm một hộp tất cả tiền các nước, ông đã thu tập được trong hai mươi năm. Không biết ai đã vào nhà ông cạy tủ lấy mất, trong khi ông đi vắng.
Ông vừa kể vừa chùi hai dòng nước mắt chảy dài trên má.
• Cô xem, hai mươi năm trời sống độc thân, tôi đã bỏ ra tất cả số tiền làm việc dành dụm được để thu tập. Vừa là nguồn vui vừa đầu tự Ra khỏi quân đội thì què cả hai chân, và suốt bao nhiêu năm què quặt, góp công bán cây Nô-en, chia lời được bao nhiêu, tôi trút tất cả tiền vào đấy. Thế mà không biết đứa nào nỡ nhẫn tâm . ..
Ông nghẹn ngào nói không dứt lời. Sau đó, ông bán cho Hoa một cây khá đẹp với giá vừa phải. Ông lại còn dạy cho Hoa chắp mấy cành nhỏ vào chỗ thưa, nên trông cân đối không kém gì một cây đắt tiền.
Nô-en năm nay, Hoa lại đến khu vườn cũ, và nàng vui mừng thấy ông già cụt chân vẫn còn ở đấy. Trái hẳn với năm ngoái chỉ một mình, năm nay ông có một đám trẻ con tình nguyện giúp ông tiếp khách, chọn cây. Và cây cũng được chia loại đề giá sẵn nên kẻ mua người bán đều không vất vả . Chờ một lúc mọi người về hết, Hoa mới đến gần chào hỏi:
• Chào ông, may quá, ông vẫn còn dọn hàng ở đây!
Ông già chào lại có vẻ ngỡ ngàng:
• Chào cộ Cô muốn mua cây phải không?
• Vâng, ông còn nhớ không, năm ngoái, ông dạy cho tôi chắp cây đẹp lắm mà! Cảnh sát đã tìm ra ai ăn cắp hộp tiền các nước của ông chưa?
Ông già nhìn Hoa một lúc, rồi như chợt nhớ ra:
• À, cô đấy à? Cô vẫn còn nhớ đến chuyện ấy. Chưa cô ạ.
• Sao? Vẫn chưa tìm ra ? Một năm trời mà vẫn không tìm ra manh mối? Thế ông đành chịu mất à?
Ông già có vẻ cảm động:
• Thì biết làm sao được!
• Ông vẫn còn dạy lớp Thánh Kinh Chủ Nhật đấy chứ?
Ông già gật đầu:
• Đời tôi cô bảo còn có gì thay đổi được nữa!
Chuyện trò một lúc xong, Hoa chọn một cây khá cao hỏi:
• Cây này bao nhiêu tiền hở ông? Góc này hơi thiếu cành, nhưng tôi quay nó vào sát tường, như thế càng tiện, vì lợi chỗ.
• Cây này to quá, cô làm sao vác nổi lên xuống xe! Đáng lẽ cô phải để chồng cô đi mua cây mới phải.
Hoa đùa:
• Nếu thế, chắc tôi phải bỏ ý định mua cây.
Ông già ngạc nhiên:
• Người tử tế, dễ thương, lại có lòng tốt với người tàn tật như cô mà . . . Đời thật có lắm chuyện lạ!
Hoa chỉ cười:
• Ông cứ tiếp tục sống lâu, còn thấy nhiều chuyện lạ hơn nữa!
Ông già lắc đầu tỏ vẻ hoài nghi, nhưng cũng cười:
• Tôi tính rẻ cô cây này. Tôi chỉ ăn lời vào những cây thực hoàn toàn thôi.
Đem cây về nhà, Hoa đặt phía thưa cành áp vào tường để khỏi chiếm một khoảng to rộng, thực vừa với cái phòng khách bé nhỏ.
Trang hoàng cho cây xong, Hoa tắt hết đèn lớn, ánh đèn ngũ sắc le lói của cây Nô-en chiếu lên những giải giây kim ngân sáng lóng lánh, lại thêm những bụi tuyết giả trắng phơi phới, trông như một cảnh thần tiên.
Hoa nằm dài xuống sàn, ghếch chân lên cao, mắt nhìn trần nhà, lim dim mơ mộng. Lúc chiều, nàng đến thăm Châu, một cô bạn gái Hàn quốc đã đi hai phần ba đường đời. Châu thích thu tập búp bê, và nhân số đã lên đến mấy chục con. Nhà cô cũng chật, nên khi thấy tất cả những nơi nào có thể để đồ đạc đều được dùng cả rồi, Châu bèn nảy ra ý kiến lợi dụng cái trần nhà. Phải, cái trần nhà cũng là một khoảng trống, lại rộng mênh mông nữa, tại sao không dùng nó? Khi mà trên mặt đất nhà cửa nằm sát cạnh nhau, vẫn không đủ chỗ, đến nỗi phải dùng đến khoảng trống của không gian – xây nằm chồng chất lên nhau cao ngất ngưởng – thì Châu còn đợi gì mà không dùng cái trần nhà? Châu rất bằng lòng sáng kiến của mình. Nàng đóng một loạt đinh vít lên trần và treo cổ tất cả đám búp bê lên. Ban đầu, mỗi khi đèn lớn đã tắt, chỉ còn ngọn đèn đêm lờ mờ, bóng đàn búp bê bị treo cổ lỏng dỏng in trên vách tường trông thật kinh khủng. Dần dần, Châu nhìn quen mắt, không thấy sợ hãi nữa, trái lại, nàng đâm nghiện nhìn đám búp bê bị treo.
Lúc chiều, Hoa đã nằm nhìn búp bê với Châu suốt buổi. Câu chuyện đi lần đến chỗ thân mật, Hoa hỏi:
• Ngày xưa, chết mấy trăm hở chị?
Châu ngơ ngác:
• Chết mấy trăm gì cở Tôi có giết ai đâu!
• Chết đây là chết mê chết mệt ấy mà! Chị đẹp thế kia!
• Nếu thế thì nạn nhân chỉ bằng đám búp bê trên trần. Chưa đến mấy trăm. Mỗi con đại diện cho một chàng si tình, một kẻ không thuốc màsay, tự ý muốn chết chứ nào có ai bắt đâu.
Hoa nhìn lên trần: những con búp bê rung rinh, áo quần đầy màu sắc rắc rối lẫn lộn, không thể đếm được. Nàng giơ tay vẫy vẫy, nói:” Chào quí vị”.
Qua những mẩu chuyện Châu kể, Hoa thấy cuộc sống của Châu thực là sôi nổi, linh động. Nhưng dù sao, giờ đây, tất cả những nhân vật chính cũng như phụ, đều bị treo cổ hết.
Hoa mỉm cười nhìn lên trần nhà mình, rồi nghĩ đến đám búp bê ở nhà Châu, nhớ đến từng cái bóng xiêu xiêu chiếu lên tường. Giờ đây, ánh đèn ngũ sắc trên cây thông tắt đỏ chập chờn, cũng chiếu một vài hình ảnh lên trần: hình thiên thần có đôi cánh xòe sau lưng, đứng trên chóp cây, lung linh như muốn bay bổng.
Hoa bỗng giật mình, chớp mắt, định thần nhìn lại kỹ hơn. Trong chốc lát, cả cái trần nhà, mới cách đây mấy phút còn trống trải trắng tinh, bỗng dưng chập chờn đầy cả búp bệ Đàn ông, đàn bà, áo dài, áo ngắn, đủ các màu sắc, dáng điệu như thật. Hoa không còn bé thơ để tin vào ông già Nô-en, nhưng không phải là ông thì còn ai làm được phép lạ trên đời này?
Những màu áo, kiểu áo và dáng điệu của đám búp bê càng ngày càng gần. Nét mặt chúng từ lờ mờ mông lung, đã biến thành sâu đậm, quen quen. Dần dần tất cả hiện rõ rệt từng khoé mắt nụ cười của các bạn cùng sở.
Hoa lắc đầu tự bảo:
• Không có lẽ. Tại sao lại giống như thế nhỉ?
Đám búp bê lắc lư, đưa đẩy chập chờn, không nói gì nhưng cử chỉ và nét mặt càng nhìn lâu càng sống động.
Kìa trông ai giống hệt ông Nam. Ông là một người rất đặc biệt. Chưa ai trông thấy ông ấy buồn hay giận bao giờ. Ông lúc nào cũng khôi hài, tìm tất cả mọi dịp để nói đùa. Ngoài ra, ông còn một điểm đặc biệt nữa là ông có thể “ chợp mắt” bất cứ lúc nào, dù chỉ ø mười phút rỗi ở bàn giấy, hay vài phút trong buổi khai hội. Nếu ông không có việc gì cần phải làm, thì người ta sẽ thấy ông mang kính râm, ngồi chống tay vào cằm, rồi lâu lâu để rơi một cánh tay hay một chân, đánh thình một cái. Ông giật mình tỉnh dậy, ngơ ngác nhìn mọi người và vội vàng tuyên bố: “Tôi đồng ý. Tôi đồng ý”.
Ai cũng biết ông vừa ngủ gục, nên cười vang lên và nhìn ông với một đôi mắt bao dung. Ông đã trên ba mươi tuổi nhưng vẫn còn độc thân. Các bạn ông đều biết, con người trong mộng của ông phải là một cô trẻ đẹp và có bằng cấp cao, chỉ phiền một điều, các cô có cảm tình với ông và sẵn lòng sửa trắp nâng khăn cho ông thì phần nhiều có vấn đề. Ví dụ: không có bằng cấp cao thì ông không le với bạn được, tuổi bằng ông hay lớn hơn đôi chút, thì ông sợ sau này đẻ khó, cô không đẹp lắm, thì chả bõ công làm nô lệ . v. .v ..
Không ai nỡ cười ông, vì đó là thế gian thường tình : ai cũng mơ ước sự hoàn thiện. Điểm đặc biệt là không ai giận ông được, vì ông chưa bao giờ làm mất lòng ai cả. Nếu có phải cãi nhau, ông nhường lời và kiên nhẫn như một người tu hành.
Người bên cạnh ông là ông Lệ Ông có rất nhiều cảm tình với tiền, và cũng thạo cách buôn bán kinh doanh cho tiền bạc sinh sôi nẩy nở.
Ông mở miệng ra, bao giờ cũng nói đùa về tiền. Khi ông có một món gì lạ mới mua, có ai muốn xem, ông hỏi trả ông bao nhiêu tiền để được xem. Nếu ông đi đâu, tiện đường, ai nhờ ông làm một việc gì, ông cho biết ông mất bao nhiêu tiền xăng để đi từ đây đến đó. Tuy ai cũng biết là nói đùa, nhưng dù đùa, tiền bao giờ cũng đóng vai chính trong đầu óc của ông.
Một hôm, ông băn khoăn đến nói với Hoa:
• Chị Ơi, bây giờ tôi ao ước một chuyện này quá, chị ạ.
Tưởng có việc gì quan trọng, Hoa sốt sắng hỏi:
• Việc gì thế hở anh? Tôi có thể giúp anh được không?
• Tôi không biết, nhưng tôi ao ước có năm ngàn.
• Anh cần năm ngàn có chuyện gì gấp vậy? Có quan trọng lắm không?
• Tôi chỉ muốn có để thêm vào nhà băng thôi, cho chẵn.
Hoa phá lên cười:
• Tưởng chuyện gì quan trọng! Không phải cần để chữa bệnh, trả nợ, đóng thuế, cũng không phải để mua nhà, mua xe, cưới vợ, tậu ruộng. Hóa ra chỉ cần để thêm vào nhà băng, cho chẵn. Sao anh không ao ước có chín trăm ngàn có hơn không? Cho nó bõ công ao ước một thể!
Quay lưng lại với Lê là cô Ngạ Cô có nụ cười khá xinh. Khi mọi người chưa có dịp hiểu cô thì quí mến cô, nhưng sau khi nói chuyện, hay có ý kiến bất đồng cần phải bàn cãi, thì lòng họ vẫn quí cô, nhưng “ kính nhi viễn chi” kính mà xa ra, càng xa càng tốt. Lý do là khi cô bắt chuyện với một người nào rồi, thì người ấy chỉ đành chết đứng chết ngồi đấy mà nghe. Dù là câu chuyện xã giao rất thuận hòa, hay là có vấn đề cần phải tranh luận, người nói bao giờ cũng chỉ là cộ Khi cô đã nói, thì không ai có thể chen vào nửa chữ, dù chỉ để chấm câu.
Ngoài cái tài nói thao thao bất tuyệt, cô còn có tài nhớ lâu. Vì trí nhớ đáng phục này không có chỗ dùng xứng đáng, nên cô chỉ xài vặt. Thỉnh thoảng cô nhắc lại một chuyện cũ, một câu nói của người khác từ mấy năm trước, một buổi hội họp trong ấy có những ai, người nào ngồi ở đâu, cạnh ai, đã nói những câu gì, đã có những cử chỉ như thế nào. Cô hay nhắc lại một việc làm sơ ý của người khác, mà bụi thời gian đã phủ mờ, đã được xếp vào lịch sử.
Một lý do nữa khiến mọi người không dám chuyện trò với cô, là sợ lỡ sơ ý nói một chữ gì không suy nghĩ kỹ, cô bắt lỗi thì chết. Cô có tài đặc biệt bẻ một chữ ra làm chín làm mười, phê bình, phân tích chữ ấy, rồi mắng cho người kia một trận. Ví dụ, một hôm có ông bạn đang lên cơn vui đùa với người khác, ông nói rằng: “ Tôi nói thế, nghĩa là . . .” . Mặc dầu ông không nói với cô, nhưng vì có cô ở đấy, nên cô thấy lòng tự ái bị xúc phạm. Cô chụp chữ “ nghĩa là “ để mắng ông kia một hồi:
• Ở đây chẳng có ai ngu cả! Anh tưởng người ta không hiểu hay sao mà phải cắt nghĩa. Nghĩa là thế này, nghĩa là thế nọ, thế là nghĩa lý gì?
Cứ thế ,cô giận dữ nhắc đi nhắc lại không ngừng.
Một hôm, Hoa đã dại dột nói với cô:
• Đây là bản thảo bài thi cuối tuần của lớp chị, nếu chị muốn sửa đổi lại chỗ nào, tôi sẽ viết lại.
Chỉ có thế, mà cô đùng đùng nổi giận, mắng ngay:
• Tôi không “ muốn” gì cả! Đúng việc thế nào thì tôi làm thế ấy. “ Muốn” là nghĩa lý gì? Sao lại “ muốn” thế này, “ muốn “ thế nọ? Tôi chỉ làm việc đàng hoàng thôi, “ muốn” thế nào được! . ..
Hoa sợ hết hồn hết vía, chạy sang phòng khác lánh nạn, để mình cô ngồi đay nghiến chữ “ muốn” suốt buổi, rồi nghe lấy một mình.
Từ đấy, Hoa tìm ra chân lý: lắm khi mình giúp bạn hay chiều bạn, lại rước lấy họa vào thân. Lần sau, bố sống dậy bảo, cũng không dám hở môi.
Trong những buổi họp có nhiều vấn đề phải bàn cãi, cô không bao giờ đứng lên phát biểu ý mình. Nếu cô muốn nói gì, cô chỉ thì thầm với người bên cạnh, rồi thúc giục họ nói lên, và cô chỉ ngồi chờ xem hiệu quả. Nếu cô thấy mọi người không đồng y ù, cô lại cũng có thể thì thầm đưa ra những đề nghị trái với những gì ø chính cô vừa “ quân sư” cho người khác lúc nãy.
Bên tay phải cô là một cô rất lạ, phần xinh xắn không kém, phần học vấn cũng tương đương, nhưng trái hẳn với cô Nga, cô Tường không bao giờ mở miệng nói với ai một câu gì cả.
Trong văn phòng, mọi người để bàn quay mặt vào nhau, thì cô dọn ngược bàn lại, nhìn vào tường, quay lưng ra mọi người. Sách vở, ngăn kéo của cô bày biện rất thứ tự, cẩn thận, và tất cả đều khóa kỹ. Sau nhiều năm làm việc cùng nhau, chưa ai được cô mời về nhà, cô cũng không bao giờ thăm viếng ai, trừ một người bạn trai độc nhất của cô.
Tính cô rất cẩn thận: không những cô giữ tất cả các giấy tờ, báo cáo, sổ sách riêng về công việc của cô, mà còn giữ cả những giấy tờ về công việc của người khác nữa. Lúc rảnh, cô tỉ mỉ điều tra bảng giờ của mọi người: mỗi tuần người nào dạy bao nhiêu giờ ø, làm bao nhiêu bài thi và dạy bao nhiêu giờ phụ ïtrội .. . để xem Xếp chia việc có công bình không. Trong những buổi hội họp, cô biên chép liên miên từng câu, từng chữ của bất cứ người nào đã nói ra, cũng để nghiên cứu xem có ai nói gì sơ suất không.
Vì tính cô không thích làm phiền ai và cũng không thích ai làm phiền cô, nên đối với mọi người, cô chỉ là một cái bóng. Cái bóng trông có vẻ hờ hững, lặng lẽ, nhưng vẫn luôn luôn theo sát từng bước chân, từng cử động của mọi người. Nếu tính cô dễ dãi hơn, chắc các bạn chung quanh có thể đùa cợt một chút về đám cưới tương lai của anh Tài, nhưng cô không cho phép ai thân đến độ nói đùa với cô được cả.
Anh Tài đứng ngay cạnh cô như lúc nào cũng sẵn sàng để che chở, bảo hộ, bầu bạn. Tính anh Tài cũng cẩn thận không kém gì cộ Anh chỉ khác hẳn cô một điểm: hay chào hỏi mọi người và đối đãi với ai cũng rất lịch sự, nhã nhặn. Nhưng coi chừng, nếu ai gặp anh mà tâm hồn còn ở trên mây, không trông thấy anh để chào trả thì chết với anh ngaỵ Anh sẽ nhắc lại mãi, anh đay nghiến nhẹ nhàng mà rất đau. Người bị trách xin lỗi đi xin lỗi lại hàng chục lần, nhưng hình như góp cả hai dòng sông Hồng Hà và Cửu Long lại cũng không đủ nước để rửa sạch cái lỗi ấy.
Có người đánh bạo hỏi đùa anh Tài bao giờ cưới vợ, anh đáp bằng một bài học về cách xử thế ở đời và hạnh phúc hôn nhân. Bài học có thể dài vài tiếng đồng hồ, mà tóm tắt đại ý là: muốn hạnh phúc hôn nhân, hai người phải có đủ thời gian để tìm hiểu nhau về tất cả mọi phương diện.
Hết năm này sang năm khác, những cặp tình nhân tìm hiểu nhau chóng hơn đều làm lễ cưới và trẻ con lần lượt ra đời, người ta vẫn thấy anh Tài sáng đón tối đưa cô Tường đi làm, vẫn kiên nhẫn, vui vẻ dịu dàng, nhưng không ai cảm thấy một ngày vui mừng sắp đến.
Anh chàng Ba gầy bé trong góc phòng. Anh thích cãi, mê cãi: bất cứ một việc nhỏ đến thế nào, anh cũng xoay ra cãi nhau cho bằng được. Anh bướng vô cùng, nên ai đã cãi nhau với anh một lần là phát khùng luôn và cũng tránh không dám khơi dậy cái “nguồn cãi” của anh nữa.
Anh đã học xong nhưng không muốn về nước vì đến tuổi đi lính, sợ phải chết bất đắc kỳ tử. Anh ở lại Mỹ, mà vào quốc tịch Mỹ thì có thể lại bị gởi sang chiến trường Việt Nam, không chắc được chết già, vì thế anh đành giữ giấy thông hành ngoại quốc, mỗi sáu tháng phải xin chiếu khán mới, và mỗi lần như thế, người quen lại nghe anh chửi ầm lên vì phải trả vài đô la thuế lưu trú một kỳ. Vì ghét bổn phận nên anh tránh không chịu làm công dân. Không ai biết làm thế nào để chiều lòng anh được.
Bên cạnh anh Ba là Tân. Anh này cũng đã học xong và cũng không về nước vì cùng một lý dọ Thân hình cao gầy, nước da trắng xanh như chưa bao giờ được ra nắng gió. Không biết anh tự đặt giá trị của mình như thế nào, mà mỗi lúc nghe ai nhắc đến một bà hay cô nào là anh lắc đầu lia lịa và xua tay như xua ruồi bảo:
• Tôi không quen bà ấy. Tôi cũng không biết cô ấy bao giờ cả!
Một hôm, anh có bà bạn lớn tuổi, từ xa mới dọn đến, chưa có xe đi làm. Bà vì ở cùng đường với anh, định quá giang xe anh đi làm vài buổi đầu . Anh hoảng hốt từ chối, dẫy nẫy lên:
• Chết chưa! Sao lại nhờ tôi? Tôi chỉ quen với bà chứ có thân đâu! Tôi sắp cưới vợ rồi cơ mà!
Kể ra, bà bạn vốn là bạn của mẹ anh , nhưng không hiểu anh có bệnh gì mà luôn luôn lo sợ, suốt ngày đêm chỉ tưởng tượng là tất cả các bà các cô đều đổ xô vào tán anh, mê anh hay sao không biết. Thực ra, nếu anh có cơ hội nghe lời các cô tả anh, thì anh sẽ khỏi bệnh ngay tức khắc:
• Hừ, thằng cha ấy thì quí hóa gì? Người gầy còm, mỏng le mỏng lét, như đồng hồ Omega, mặt xanh lè như đồ đói cơm. Học hành cũng chả hơn ai. Kẹo một cây mà cứ làm như ta đây là ông thánh ông tướng, hay là hào hoa phong nhã lắm!
Sau lưng anh là bà Phàn Nàn. Bà có tên rất đẹp, nhưng vì tính bà hay phàn nàn quá, nên mới có biệt hiệu ấy. Mỗi lần mở miệng ra, bà chỉ phàn nàn chứ không hề khen ngợi ai, hay nói tốt về một người nào,một việc gì bao giờ cả. Có thể là nếu trời đẹp, bà cũng phàn nàn là tại sao trời đẹp mà không được đi chơi. Cố nhiên, nếu trời xấu thì bà có quyền phàn nàn rồi.
Ngày thường, bà không hay chuyện trò gì với Hoa, nhưng một hôm bà bỗng dưng mời Hoa lại nhà chơi. Vốn quí hóa tình bạn lúc nào cũng xa vời như sao trên trời, Hoa cảm động vô cùng. Hoa còn đang bận chưa đến thăm bà, thì ngay thứ hai sau, Hoa đang đi ngoài hành lang, bà gọi giựt lại:
• Chị Hoa! Tại sao tôi chờ mãi không thấy chị đến? Chị có muốn cắt tóc không?
Hoa ngạc nhiên trả lời:
• Xin lỗi chị, cuối tuần vừa rồi tôi bận. Nhưng tại sao chị lại hỏi tôi có muốn cắt tóc không? Chị định cắt và uốn hộ tôi đấy à?
Bà dững dưng trả lời:
• Không. Tôi hỏi vì thấy mớ tóc dài của chị Óng mướt, đen và đẹp quá. Tôi muốn lấy nó làm tóc độn!
Bây giờ Hoa mới hiểu tại sao bà mời Hoa đến chơi. Sau khi thấy Hoa không chịu vác tóc đến cho bà cắt làm tóc độn, bà giận và không thèm chào hỏi Hoa nữa!
Cô nàng đứng chính giữa đám đông là cô Sâm. Cô không đẹp lắm, nhưng cô rất có duyên. Tính cô bặt thiệp vui vẻ, hiểu rộng và chịu khó nói tất cả những gì cô biết hay chưa biết nhưng cô đoán và suy luận ra.
Cô rất thích làm trọng tâm của cuộc đàm thoại, nên nếu có hai người thì cô là người nói, ba người, cô là người nói, mà dù có năm bảy người hay cả đám đông, cô cũng là người độc nhất nói. Bất cứ lúc nào cô cũng có thể thao thao bất tuyệt, nói một cách say sưa, làm cho không ai nỡ cắt lời cộ Thực ra, dù có ai muốn cũng không chen vào được nửa lời.
Nhưng vấn đề quan trọng không phải ở chỗ cô nói nhiều với bạn cô, mà cô còn giành nói với bạn của người khác nữa, kể cả những người cô mới gặp lần đầu.
Nhiều người không thích tính độc chiếm của cô Sâm nên ít ai đi chung với cộ Họ sợ gặp phải bạn hay bồ của mình, vì có cô ở đấy, phải giới thiệu cô theo phép lịch sự, sau phút chào hỏi, họ sẽ biến thành hình nộm ngồi im lặng nghe cô Sâm nói chuyện suốt buổi với bạn của ho...
Kìa ông “ dĩ hòa vi quí”: việc gì ông cũng xử hòa, và mặc dầu địa vị của ông cao hơn, ông chiều và nhịn tất cả mọi người, kể cả những người vô lễ với ông, để cho công việc được trôi chảy êm đẹp.
Kìa ông giáo chủ của chủ nghĩa “ Ba Không”. Nghĩa là không nói, không nghe, không cần. Ông xướng ra chủ trương này và triệt để thực hành theo đúng tôn chỉ. Ai làm gì đúng hay sai cũng mặc. Châm ngôn của ông là: “ Cố gắng làm gì! Làm việc giỏi cũng ngần ấy lương!”
Kìa ông . ..
Kìa bà . . kìa cô . ..
Những con búp bê này, có đám quây quần xúm xít lại với nhau, có đám quay lưng sấp mặt, có đám như chào hỏi mà tâm hồn để đâu đâu, có khi đụng nhau, ánh mắt hững hờ như nhìn cái cột đèn.
Aùnh sáng chập chờn, bóng người di động sao mà nhiều thế! Tất cả những nét quen thuộc đều gom đủ. Mỗi người mỗi vẻ, ai cũng có điểm đặc sắc nổi bật hẳn lên.
Và trong đám búp bê đồng hương ấy, con búp bê Hoa thấy bơ vơ lạc lõng, thấy xa lạ hơn cả những khi sống giữa nơi chỉ có toàn người ngoại quốc. Giá có một người bạn thân nào tâm sự được, chắc Hoa sẽ đem niềm thắc mắc của mình ra hỏi:” Có bao nhiêu người Việt tha hương thấy cô đơn ở giữa những người đồng hương của mình?” Nhưng trong đám búp bê kia, Hoa cũng chỉ là con búp bê nhỏ, chìm lẫn vào giữa đám lưng người, Hoa còn biết hỏi ai ?
Nhớ lại hôm tiễn Trâm, em gái Hoa, lên máy bay về nước, cảnh tiễn đưa còn rõ như mới xảy ra hôm qua.
Khi nghe tin Trâm sẽ đến thăm và ở lại độ mười ngày, Hoa định thuê căn nhà khác và đổi chiếc xe khác khá hơn để đón tiếp em. Suốt tháng, ngoài giờ làm việc, Hoa đi khắp nơi trong thành phố tìm nhà và đọc báo tìm xe, xem xe. Có người cho rằng nhà và xe cũng như vợ chồng, phải có duyên số mới gặp. Ngày Trâm đến gần thêm mà cái xe và cái nhà duyên nợ vẫn còn chưa tìm thấy ở đâu cả. Hoa nhất định ít ra nàng phải có một cái gì đặc biệt, phải có một sự đổi mới nào để đón tiếp em.
Sau khi suy nghĩ và chọn lựa mãi, Hoa mua một bộ thảm để trong phòng tắm. Bộ thảm mầu vàng đậm hơi ngả sang đỏ, màu đang thịnh hành nhất. Tấm thảm trải ngay dưới chân, trước bồn tắm, như thế, lúc Trâm đi chân không vào phòng tắm, sẽ thấy êm dịu dưới bàn chân. bộ thảm dày và đắt tiền, từ lâu Hoa vẫn chú ý nhưng không nghĩ đến mua, bây giờ nhân dịp có Trâm, Hoa nhắm mắt trả tiền không ngần ngại.
Ngày Trâm đến, hai chị em như quên tất cả mọi người ở trên đời. Ngoài những cuộc đi chơi quanh quẩn Hoa cố gắng tổ chức, Trâm không ao ước, kèo nài hay vòi vĩnh đi những nơi quá xa, quá khó khăn cho Hoa. Hình như sự sung sướng được gặp nhau tràn ngập trong lòng, nên hai chị em coi thường tất cả. Đến cả tấm thảm dày, đắt tiền và êm như mơ, Hoa đặc biệt mua cho em dùng, Trâm cũng không hề để ý đến. Trâm đi chân không khắp nơi trong nhà, Trâm tưới cây, tưới hoa trong vườn, Trâm dạo đàn và ca hát. Ngoài ra, hai chị em đêm nào cũng nói chuyện mãi đến khuya, chẳng ai muốn ngủ.
Mỗi sáng, khi Trâm từ trong bồn nước bước ra, chân nàng có thấy êm dịu khi đặt lên thảm không, Hoa không biết, chỉ thấy Trâm tự nhiên, hớn hở, mãn nguyện, cất tiếng cười vang, hát vang lên một cách vô tự Trâm không phê bình, phàn nàn hay giận dỗi. Trâm chỉ hồn nhiên, vui mừng hưởng thụ hiện tại, chị em gặp nhau sau nhiều năm xa cách.
Bỗng dưng Hoa chợt hiểu. Trong chốc lát, nàng tìm ra sự thiếu hòa hợp, sự vắng lạnh cô đơn của đám búp bê trên trần. Thì ra chúng nó chỉ là những con búp bê, chúng nó không có tình, không có lòng, không có trái tim. Tâm hồn trống rỗng như thế thì còn thân thương với nhau thế nào được!
Người có lòng, biến sa mạc thành một cảnh thần tiên, và trái lại, kẻ vô tình, dù ở chốn thần tiên như đi một mình trên sa mạc. Bây giờ Hoa hiểu tại sao Trâm không để ý đến tấm thảm mới của nàng. Trâm đến thăm chị vì chị, chứ có phải vì vật gì khác đâu! Dù Hoa có tấm thảm đẹp hay không cũng thế thôi, sự sung sướng được gặp nhau của hai chị em không hề tăng hay giảm. Dù Hoa ở nhà tranh vách đất, hay phòng tắm chỉ có cái lu nước và gáo dừa với nền gạch thô lạnh, như cảnh nghèo khổ ở quê nhà. Dù chiếc xe cũ kỹ chạy lên dốc ì ạch không muốn nổi, Hoa tin rằng Trâm cũng không bớt vui mừng sung sướng khi chị em gặp nhau.
Những ý nghĩ vui về em làm Hoa liên tưởng đến những người bạn hòa nhã, lịch thiệp, cao thượng, phóng khoáng, nàng từng gặp trong đời, những sự giúp đỡ nhau nho nhỏ nhưng chứa đầy tình cảm.
Lúc Hoa ốm mấy ngày liền không thể đứng lớp, một buổi sáng đi bác sĩ về, thấy có một giỏ đồ ăn của Phượng để trước cửa: nào sữa tươi, rau quả . . Phượng đoán là Hoa không đi chợ được nên đã mua hộ nàng.
Những hôm cô bạn đi Cựu Kim Sơn về, xách hộ một chai nước mắm hay một gói bánh phở, dù người mua giùm không tốn của, nhưng cũng mất công, lại còn tấm lòng đã nghĩ đến, thực là vô giá.
Bà Hảo có người biếu một ít rau muống chở từ Hạ Uy Di đến, sợ rau héo mất, nửa đêm gọi cửa đem đến cho Hoa một nửa, bắt phải ăn ngay để nhớ mùi vị quê hương.
Lúc Hoa có việc về giấy tờ, cần người giúp, có những bạn đã bỏ nửa ngày để đi làm cái việc vác ngà voi, không ngần ngại chút nào.
Nếu mỗi kỷ niệm ấy được xem như một bông hoa, thì bây giờ trong tay Hoa có cả một bó hoa quí, hương thơm ngào ngạt.
Bỗng dưng Hoa không còn thấy bơ vơ nữa. Nàng lặng người lắng nghe niềm vui tràn ngập trong thương yêu. Các vì sao vàng bạc vẫn lấp lánh trong ánh đèn ấm áp trên cây Nô-en. Nhìn lại đám người mông lung trên trần, Hoa tin rằng một số lớn cũng còn có tình cảm. Chỉ phải tình cảm ấy bị chôn cất sâu kín lâu năm quá không hề được khai thác, nên người ta chỉ thấy những nét lạnh lùng bao phủ bên ngoài. Mà tình cảm thì cũng như vườn cây, muốn cho xanh tốt, phải săn sóc chăm tưới, nó mới khai hoa kết quả.
Hoa tưởng tượng năm sau, nếu cuộc sống không có gì thay đổi xê dịch đi đâu, nàng còn trở lại vườn cũ, chắc không phải là chỉ để mua một cây thông rẻ tiền, nhưng còn để thăm ông già cụt chân, xem ông còn mạnh khỏe không.