Dựa theo một câu chuyện thương tâm có thật.

Ông Tư Sàigòn - người ta gọi ông như vậy vì ông làm chủ một garage lớn ở Sàigòn. Thật ra ông không phải hàng thứ tư mà là thứ hai, các cháu ruột của ông thường gọi ông là bác Hai. Có người hỏi ông tại sao không là Hai Sàigòn mà lại Tư Sàigòn, ông chỉ cười mà không trả lời trực tiếp:

"Hai với Tư có khác gì đâu. Âu cũng là cái tên vậy!"

Dù là chủ đấy, nhưng ông lăn lộn làm việc chung với đám thợ của ông suốt ngày. Đối với xe của khách quen, ông đích thân sửa chứ không giao cho thợ. Mà vì garage đã có mặt từ thời cha ông thì khách nào mà chả là khách quen, cho nên ông bận bịu từ sáng cho đến chiều tối. Bạn bè thân thiết của ông bảo ông:

"Anh Tử à, anh sắp sửa có cháu nội ngoại rồi, giao việc nặng nhọc cho sấp nhỏ đi, tội gì mà cứ hành cái thân mình."

"Anh không nghe người ta nói " nhàn cư thì vi bất thiện" sao? Vả lại tui không làm thì sinh ra bệnh tật, hơn thế nữa đây cũng là cách mình trả ơn cho thân chủ và bạn bè."

Năm 75 giòng đời trôi theo vận nước, ông được bạn bè thương mến cho ông quá giang chạy loạn nhưng ông nhất quyết ở lại vì thằng Lớn đang còn kẹt ở mặt trận Miền Trung. Ông cho thằng Ba đang đi học theo bạn của ông chạy loạn. Ở lại, ông cũng bị đếm hết mấy cuốn lịch trong cái chỗ hắc ám của chế độ mới được gọi là trại học tập cải tạo chỉ vì ông giao thiệp rộng với người ngoại quốc. Khi ra khỏi tù ông mất tất cả. Vợ Ông vì thương nhớ chồng con, chịu không nổi cảnh côi cút và sự dằn vặt một xã hội mới, nơi mà mọi hành vi của con người dân Miền Nam đều bị coi là sai trái. Bà đã chết tức tưởi ở thềm nhà thờ Huyện sĩ sau hai tháng bị tống xuất ra khỏi nhà của bà. Thằng con lớn thì vẫn còn ở tù vì là sĩ quan an ninh tiểu đoàn.

Từ trại nhà tù ở ngoài Miền Trung về Sàigòn , ông Tư chẳng còn nơi nào nương tựa. Nhà của ông bị tịch thụ Ông lang thang trên đường phố như người mất hồn. Nghĩ rằng sống tại Sàigòn chắc không được, ông định ra bến xe Lục Tỉnh để xin quá giang xe hàng trốn về dưới sống nhờ bà con. Trong lúc đang năn nỉ người ta giúp cho quá giang thì anh lơ của một xe hàng bên cạnh nhìn trật qua thấy.

"Ồ Bác Tư , cháu là Toán đây. Tại sao bác ra nông nỗi nầy."

"Ờ thì đời mà cháu. Có nước của giòng sông nào dừng lại đâu."

"Bác định đi Lục Tỉnh à, mai cháu đi, bác về nhà cháu ở, mai haỵ Chắc bác Tử cũng đói rồi, cháu mời bác đi uống càphệ"

"Thôi cháu à thời buổi gạo châu củi quế đi vô tiệm làm gì cho tốn kém."

"Không sao, cháu dạo nầy nhờ công ơn đào tạo của bác Tư, cháu cũng có cuộc sống khá thoải mái. Ngoài những lúc đi lơ, về nhà cháu sửa xe cho đám cán bộ cũng kiếm được chút cháo."

Không chờ cho ông Tử chấp thuận hay không, Toán kéo ông Tử qua tiệm nước ở góc đường gần đó kêu mì và cà phê.

"Bác mấy lâu nay ở đâu?"

"Thì như cháu biết bác bị nhà nước bắt hôm đó cho đến nay mới được thả. Bác được thả 5 hôm rồi nhưng phải lội bộ từ Nhatrang hôm nay mới về được tới đây."

"Thế bác gái đâu? Về miệt dưới rồi hay sao?"

"Bà già chết khoảng nửa năm sau ngày tháng tư 75!"

Nói tới đây, bác Tử cúi đầu che dấu giọt nước mắt đang sửa soạn thoát ra khỏi tròng mắt. Bác nghẹn ngào, im lặng một lúc lâu.

Anh Toán trước đây học việc và làm cho garage của ông. Ông thương Toán như cháu ruột của ông. Nay Toán thấy hoàn cảnh bi thương của ông cho nên muốn trả ơn. Toán nói:

"Bác Tử à, thôi ở lại đây với cháu. Cháu cũng chẳng có bà con. Cha mẹ thì chết sớm. Bác ở lại đây với cháu."

"Thời buổi gạo châu củi quế, bác đâu có thể phiền cháu được!"

"Bác cũng như cha, chú của cháu, không có gì phải ngại. Hai bác cháu mình hợp nhau chắc cũng sống được."

Hôm sau, Toán chạy chọt để ông được ở trong nhà của anh ta với danh nghĩa là chú họ, dù không được nhập hổhẩu. Hai thầy trò nhờ có nghề sẵn trong tay, thường hay sửa xe cho cán bộ, lấy chút tiền công độ nhật. Ông Tư đã giỏi tay nghề hơn nữa lại khéo độ cho nên bất cứ xe nào qua tay ông và Toán đều thoải mái lăn bánh ra đi. Người ta đồn xa đồn gần nhờ đó mà cuộc sống cũng tạm ổn.

Khoảng năm 1985, qua địa chỉ bạn bè ở bên Tây, ông đã bắt được liên lạc với con đang tỵ nạn ở bên Mỹ. Năm sau thằng Lớn được thả, đúng ngay lúc đó thằng Ba làm giấy bảo lãnh cho ông. Khi giấy tờ bảo lĩnh xong xuôi thì thằng Lớn lăn đùng ra chết trước ngày lên đường chừng một tháng vì nhiều bệnh tật do thời gian ở tù quá lâu. Bác Tư thui thủi một mình lên lên máy bay đoàn tụ với thằng Ba.

Toán rất buồn vì người thân nhất của nó phải ra đi. Ngày Bác Tử rời Việt Nam chẳng có ai tiễn chân ngoài Toán.

"Bác đi mạnh giỏi, cháu luôn luôn nhớ tới bác. Mai mốt nhớ về thăm cháu. Cháu mong là ngày cháu cưới vợ, bác sẽ về được để làm chủ hôn cho cháu."

Từ ngày thằng Lớn chết, Toán đã trở thành người thân nhất của bác Tự Ông nói trong nghẹn ngào :

" Bác hứa với cháu, nếu hoàn cảnh cho phép, chắc chắn bác sẽ về với cháu."

Ngày bác Tư tới phi trường ỎHare, Thằng Ba và gia đình của nó ra đón. Ông mừng gặp lại con, và rất đỗi ngạc nhiên vì ông đã có con dâu và hai đứa cháu nội. Cháu nội đích tôn của ông, đứa cháu trai lớn vừa vào lớp 2, đứa cháu gái nhỏ mới ra trường mẫu giáo, Ông nói :

"Tại sao mấy lâu nay con không hề cho cha biết là con đã lập gia đình! "

"... ! "

Thùy, vợ của thằng Ba nói :

"Con có nhắc ảnh, nhưng ảnh nói rằng ảnh muốn dành cho cha một ngạc nhiên lớn "

"Cha chỉ nói vậy thôi chứ cha biết tính thằng Định, cũng như thằng Huân anh nó, chúng nó ngay từ hồi nhỏ, luôn giữ bí mật cho tới giờ phút chót." Nói tới đây bỗng nhiên ông khóc òa.

Những người xung quanh quay qua nhìn ông với nhiều cảm thông trước cảnh cha con gặp nhau sau nhiều năm xa cách. Thùy, lấy giấy lau trong ví đưa cho Định, Định lau nước mắt cho ông, ông giật lấy tờ giấy tự lau cho mình. Lau xong, ông nhìn lên trần nhà, chớp mắt lia lịa, hai đứa nhỏ lấm lét nhìn ông.

"Thằng Huân cũng vì thích bí mật mới đi lính an ninh quân đội, để rồi chết vì đau ốm mà thiếu thuốc men."

Định đưa bác Tư về sống chung với gia đình nó tại khu Chợ Việt Nam. Định rất có hiếu, từ ngày bác Tử đoàn tụ với Định, nó bỏ đi chơi với bạn bè. Đi làm về luôn luôn tự tay mình đi chọn món ăn mà bác Tư thích, rồi hai cha con ngồi nhậu.

Thời gian trôi qua, mọi thủ tục giấy tờ đều xong xuôi, ổn thỏa, bác Tử sống rất hạnh phúc với con cháu. Mấy đứa nhỏ cũng thương ông nội vô cùng. Chúng đùa dỡn với ông như một người bạn đồng trang lứa. Ông và cháu chạy rượt bắt rầm rầm, Thùy lắm khi phải dịu giọng nói :

" Cha cứ đùa dỡn với chúng như thế nầy chúng sẽ lờn mặt đó cha à!"

Ông Tư chỉ cười đưa mấy cái răng trổ màu khó coi vì bọc vàng trước đây đã bị gỡ ra đem bán hồi đói cơm trong những ngày học tập cải tạo, không nói gì. Được thể, chúng nhẩy lên người ông la:

" A, đã bắt dược ông nội rồi, ông phải làm ngựa cho chúng con cỡ?! "

Thùy phải làm mặt đanh lại la chúng :

" Chắc tụi bây phải ăn roi mới chịu để cho ông nội nghỉ phải không?"

Hai đứa bé tiu nghỉu chạy vào phòng bố mẹ lấy sách ra ngồi đọc. Ông Tư cũng lặng lẽ đi về phòng nằm.

Thùy ít nói nhưng luôn chăm sóc cho ông từ nơi ăn chốn ở rất là chu đáo. Ông thường cám ơn các đấng bề trên đã cho ông một gia đình con cháu hiếu thảo hơn người. Tuy vậy nỗi đớn đau về cái chết của Huân vẫn mãi đeo đuổi ông. Ngày Tết năm Thìn, sau khi ngồi cho con cháu chúc Tết xong, ông cho tay vào túi để lấy bao lì xì cho chúng thì ông cảm thấy chóng mặt gục người xuống ghế. Suýt chút nữa là té lăn cù ra đất. Biết đó là dấu chỉ chẳng lành, Định đỡ ông nằm xuống xa lông, rồi thoa dầu cho ông. Thấy ông thở có vẻ khó khăn bèn gọi xe cấp cứu. Tới nhà thương, bác sĩ cho biết ông bị nghẽn động mạch. Nhưng không phải là trường hợp trầm trọng.

Nằm nhà thương mấy hôm thì ông xuất viện. Vì ông đau, cho nên hai đứa cháu của ông bị đuổi ra phòng khách ngủ, để cho ông được yên tĩnh nghỉ ngơi. Vài tháng sau, ông đi đứng bình thường. Thấy con và gia đình của nó, đang sống chui rúc ở một appartment 2 phòng ngủ, bác Tử gợi ý với vợ chồng thằng Ba:

"Cha thấy các cháu của cha sống nơi nầy cũng chật chội quá, hơn nữa hai vợ chồng con cũng đi làm xa quá, cha còn ít tiền dành dụm trước đây khi buôn bán đồ phụ tùng với hãng Renault, vẫn còn ở một "công"[1] bên Tây, muốn cho các con. Các con coi một ngôi nhà gần chỗ làm mua đi, để đỡ phải tốn nhiều thời giờ đi về."

Thằng Ba nghe cha nói vậy chưa kịp có ý kiến gì thì Thùy vợ nó nói ngay:

"Cám ơn cha, để mai khi đi làm ra chúng con sẽ đi kiếm nhà chung quanh vùng sở làm."

"Đâu được cha, tiền tuổi già của cha, chúng con đâu dám. Cha để dành để thỉnh thoảng đi đây đi đó thăm bạn già của chạ Chúng con còn sức còn lo được mà!" Định? nói.

"Anh nầy kỳ quá, cha cho mình mua nhà, thì cũng cha ở chứ có phải một mình chúng mình ở đâu!"

"Ừa đúng vậy, cha cũng ở mà. Đừng có lôi thôi gì ráo. Mai đi lo đi, nội trong tuần nầy cha sẽ chuyển hết tiền từ chương mục bên Tây qua chương mục của các con."

Định cúi đầu lặng thinh, tỏ dấu khó chịu.

Định biết hàng ngày khi hai vợ chồng đi làm, các cháu đi học, ông Tư thường cuốc bộ lên Hội Người Việt gặp mấy ông già ngồi nói chuyện hay đánh cờ chơi. Dù sao cũng an ủi tuổi già và đỡ cô độc. Nếu bây giờ đi mua nhà gần sở làm tiện lợi cho mình thì đâu tiện cho tuổi già của chạ Hơn thế nữa mười mấy năm nay hai vợ chồng cũng tằn tiện chút đỉnh cũng đủ tiền trả tiền down mua một ngôi nhà nhỏ cỡ ba phòng ngủ gần khu chợ Việt.

Kể từ hôm ông Tư đưa ý kiến mua nhà, Thùy sốt sắng đi kiếm nhà, ngày nào cũng về trễ. Định bảo:

"Bạn anh cho biết gần đây có mấy ngôi nhà đang treo bảng For Sale dễ thương lắm, anh nghĩ chắc cũng có thể mua được"

"Đã mua nhà thì mua ở ngoại ô chứ mua ở đây cho phí tiền. Vả lại có tiền của cha, chắc cũng được trên đôi mươi ngàn, mua nhà ngoại ô có giá hơn." Thùy nói.

Định ôn tồn:

"Thôi em à, tiền dành dụm của mình cũng đủ rồi, lấy của cha làm chi! "

"Bộ anh sợ em nuốt mất tiền của cha sao mà cứ thoái thác không lấy tiền của cha chọ" Thùy ra mặt gắt gỏng.

"Anh nào ý đó, chẳng qua muốn để cho cha có chút đỉnh để ổng đi đây đi đó một cách tự nhiên chứ không có tiền đời nào ông chịu ngửa tay nhận của chúng mình để đi thăm bạn bè đây đó!"

Tuy nói vậy nhưng Định cũng không muốn vợ chồng có lời qua tiếng lại. Ông Tư nằm trong phòng nghe vợ chồng con mình thủ thỉ như vậy cho nên để tâm. Một hôm ông kêu hai vợ chồng lại nói:

"Ngày mai Chúa Nhật các con có rỗi không đưa cha lên nhà bác Bảy cha của Anh Hai Tân Glenview chơi. Nhà nó có hồ bơi, cho mấy đứa nhỏ đi tắm một bữa."

Định quay qua vợ hỏi:

"Em có plan gì không chứ anh thì free chắc chắn."

Thùy mau mắn trả lời:

"Phải đó, lâu quá không gặp anh Hai, mình lên chơi với ảnh để cha hàn huyên với bác Bảy. Luôn tiện xem mấy căn nhà do bạn em giới thiệu. Ở đó trường học tốt lắm."

Quay qua ông Tư, Thùy nói:

"Để con ra chợ mua ít đồ ăn mai lên trển sớm, nướng thịt cho cha nhậu với bác Bảy."

Nói xong Thùy lấy ví đi vội ra cửa. Định gọi điện thoại cho Thông báo Định không thể đến giúp Thông làm basement được vì phải đi công việc với ông già.

Hôm sau ông Tư dậy sớm, ăn mặc chỉnh tề chờ con và dâu dậy, đi lên nhà ông Bảy. Nhưng mãi tới 9 giờ hai đứa mới ngủ dậy. Thấy cha mình đã sửa soạn xong ngồi chờ, Định đánh thức con dậy, hối vợ thu xếp nhanh để lên đường. Khoảng 10 giờ mọi người ra xe đi Glenview.

Từ Uptown lên Glenview tuy không xa lắm nhưng cũng mất hết 45 phút xe.

Vừa ngừng xe trước cửa thì ông Bảy chạy ra nói:

"Hay quá anh lên đúng lúc. Thằng Hai nhà tôi đã đến đàng ngôi nhà mà tôi giới thiệu cho anh và các cháu để thương lượng với nhân viên địa ốc. Tôi tin chắc là anh sẽ thích. Họ cần bán gấp, vì chủ nhà đi nhận việc ở tiểu bang khác. Thôi các cháu đưa bác và cha cháu đến đó đị"

Ông Bảy lên xe, mọi người đến chỗ nhà bán. Ngôi nhà thuộc loại Ranch, đất rộng, có garage cho hai xe, lại ở sát trường tiểu học và cũng không xa nhà bác Bảy gì mấy. Có thể đi bộ được.

Vì đã đến trước từ lâu, anh Hai con bác Bảy và đại diện hãng địa ốc đã bàn mọi góc cạnh mua bán cho nên những con số cần biết đã sẵn sàng cho ông Tư xem.

"Thôi con biết chữ biết nghĩa con xem đi!"

Định rất đỗi ngạc nhiên về những gì xảy ra trước mắt. Định không ngờ ông Tư lại kín đáo còn hơn cả Định. Vì chưa chuẩn bị trước cho nên những con số trong tờ giấy về giá cả toàn diện, tiền trả hàng tháng cũng như phụ phí linh tinh làm cho Định lưỡng lự vì với số tiền nầy thì lương hai vợ chồng khó có thể kham nổi. Ông Tư Thấy con trai mặt mày lo âu, ông hỏi:

"Nếu mình trả trước một nửa thì tiền hàng tháng là bao nhiêu?"

Anh Hai con bác Bảy ngồi tính toán với chuyên viên địa ốc xong nói:

"Khoảng bảy trăm mười lăm đô một tháng."

"Nhưng mà cha, con làm gì có một trăm ngàn." Định lo lắng.

"Như cha đã nói, cha hiện có hơn bốn trăm ngàn quan ở bên Pháp. Mai cha sẽ đi rút ra cho các con." Ông Tư vui vẻ nói.

Định hình như không nghe ông Tư nói gì vẫn cúi đầu yên lặng.

"Kìa anh không nghe cha nói gì hay sao?" Thùy nhắc chồng.

"Nghe chứ, vì nghe rõ cho nên anh mới nghẹn ngào nói không nên lời." Định trả lời Thùy với dằn vặt trong lòng.

Biết ý con, ông Tư nói:

"Cha đã quyết định rồi, dù sao cha cũng cần một chỗ ở yên tịnh lại gần bác Bảy của con. Con không cần nghĩ ngợi gì nữa. Một tháng bảy trăm mười lăm đô thì cũng xít xoát với tiền thuê nhà của con bây giờ."

"Nhưng mà còn phải trả thêm bao nhiêu thứ nữa, như tiền nước, tiền rác nhất là tiền sưởi ấm mùa đông nặng lắm cha à!" Định phân bua.

Thấy con tính toán kỹ quá hóa đần. Ông Tư dù sao cũng là tay thương gia có hạng ở Sàigòn cho nên cách tính toán của ông cũng rất nhạy bén trong môi trường kinh tế mới. Ông thấy ngay trong đầu, nếu từ Chicago đi làm hàng ngày tiền xăng xe của hai vợ chồng ít nhất cũng 200 đô một tháng. Bây giờ khỏi trả khoản đó, nhưng thay vào thì phải trả tiền rác và tiền nước giỏi lắm cũng chỉ đến 100 đô là cùng, tiền sưởi ấm khoảng 1200 đô chia đều cho 12 tháng cũng chỉ 100 đô cho nên ông nói :

"Cha thấy chuyện con lo lắng không phải là không đúng. Nhưng biết nắm lấy cơ hội mới có tiến bộ chứ. Thôi tùy con đó!"

Anh Hai nói :

"Chú mà không quyết định gấp thì họ bán mất đó."

Thấy cha thích, Định đành nhắm mắt trả lời :

"Ý anh Hai nói là chúng tôi nên mua phải không?"

"Anh chỉ có ý kiến vậy thôi, chú nên liệu cơm mà gắp mắm." Anh Hai dè dặt.

"Thôi thì cũng được."

Người mừng nhất là Thùy. Từ nãy giờ Thùy không dám ý kiến gì vì sợ Ông Tự Đến khi thấy Định đồng ý nàng reo mừng với hai đứa nhỏ.

"Ba mua nhà nầy cho các con rồi đó, từ nay các con sẽ có sân chơi? và lại gần trường học nữa. Hai đứa lại cám ơn ông nội và ba đi"

Hai đứa nhỏ nghe vậy hí hửng nói :

"Mai mốt mùa đông chúng con có thể làm snowman nữa há má!" Vừa nói vừa chạy đến ôm ông nội hôn rồi ôm Định hôn.

Cuộc sống sau khi mua nhà cũng có vài thay đổi về không khí gia đình. Thùy bây giờ có nhiều thì giờ với con hơn. Ông Tư thường hay cùng ông Bảy đi câu cá. Định vì muốn có đủ tiền chi dụng trong gia đình đã xin làm thêm một job sửa xe bán thời gian ở một cây xăng gần nhà. Từ đấy Định ít khi gặp mặt được con cái. Thùy lúc đầu rất sung sướng. Nàng mua sắm đủ thứ làm cho ngôi nhà đẹp hơn nhiều. Mỗi lần mua sắm như vậy thì thẻ tín dụng của Định lại nặ?g thêm. Dù đi làm thêm job nữa vẫn thấy túng hụt. Hai vợ chồng Định thỉnh thoảng đóng cửa rầm rì, thường khi có chuyện đó thì Thùy trở nên trầm lặng ít nhất cũng một tuần. Ông Tư cảm thấy ái ngại và hối hận vì đã gián tiếp đưa gia đình con mình vào trong hoàn cảnh kém hạnh phúc.

Năm năm sau, sau khi tiễn bạn bè ra về sau bữa tiệc mừng ngôi nhà được năm tuổi. Định than mệt đi nằm. Thùy cằn nhằn vì Định uống rượu hơi nhiều. Định không nói gì đi vào phòng nằm vật xuống giường. Độ một tiếng đồng hồ sau, Thùy đi vào phòng lấy đồ đi tắm thì thấy Định nằm dưới đất.

"Uống cho cố đến nỗi không leo lên giường được!" Thùy cằn nhằn lớn tiếng.

Nói vậy nhưng nàng cũng cúi xuống đánh thức Định. Khi cầm tay của chồng mới thấy tay của Định lạnh ngắt. Thùy run run đưa tay vào mũi cũa Định. Định không còn thở nữa. Thùy vẫn chưa tin mình, lại cầm tay bắt mạch. Mạch của Định cũng đã ngừng nhảy. Thùy chỉ kịp gọi:

"Cha ơi, cha! chạ . . " Với giọng líu lưỡi. Vừa dứt lời, nàng chụp điện thoại gọi 911.

Sau khi ma chay cho Định xong. Ông Tư ngả bệnh nặng. Ông Bảy thấy bạn già quá khổ tâm về cái chết của con mới qua đón ông Tư qua bên nhà của ông ở để an ủi và bầu bạn. Bệnh vừa nguôi, chưa kịp về nhà thì có giấy tờ từ luật sư báo ông không thể trở về nhà được nữa theo lời yêu cầu của chủ nhà tức bà quả phụ Thùy Huỳnh. Ông Tư không tin rằng mình nghe đúng. Nhờ anh Hai thông dịch. Anh cũng bảo như thế. Ngoài ra anh còn cho biết trong trát tòa còn cho biết thêm chiếc xe Cavalier đời 76 mà ông đang lái cũng phải trả lại cho Thùy. Áo quần và tài sản trong phòng ngủ của ông đã được chuyển đến văn phòng luậ? sư, người ta sẽ mang lại cho ông Tư ngày mai. Thật còn hơn trời giáng. Ông Tư đứng lặng người. Tất cả tài sản của ông đã mất hầu hết năm 1975. Từ người bạn đường của ông cũng đã bỏ ông đi không một lần nhìn sau chót. Hai thằng con hiếu thảo của ông đã lần lượt bỏ ông đi chỉ trong 6 năm trời. Ngoài kia trời vừa cuối hạ nhưng đã lạnh nhiều. Cây lá đua nhau đổi mầu, nhưng chưa rụng. Ông Tư thấy mình chính là những chiếc lá vàng kia và Định là chiếc lá xanh đang nằm tênh hênh dưới đất. Một cơn gió thổi qua, chiếc lá xanh bay xa dần cây me...

Sau khi nhận lại áo quần và tài sản của ông không có gì ngoài hình của bà Tư và Huân ở trên bàn thờ. Ông Tư như người mất hồn. Ông ít nói và thường cố lánh mặt ông Bảy. Ông lánh mặt vì hổ thẹn hay gợi nhớ thì khó ai mà biết được.?

Ông Bảy và gia đình anh Hai cố tìm cách an ủi ông Tự Anh Hai rất thương quý ông Tự Anh nói:

"Thật là một chuyện khó tin! Nhưng mà không sao, chú Tư cứ ở đây với ba cháu và gia đình cháu. Chú cứ coi những gì đã xảy ra như một giấc mợ"

"Ừ chú phải coi đây như là một giấc mơ!" Ông Tư cay đắng lập lại.

Từ hôm Định chết ông đôi ba lần về nhà của ông mà bây giờ đã không còn là của ông nữa để thăm hai đứa cháu nội, nhưng ông không bao giờ được gặp chúng. Ông không biết vì lý do gì mà Thùy đối xử với ông như vậy. Ông cũng không biết Thùy đã dựa vào điểm luật nào để đuổi ông ra khỏi nhà. Khi mua nhà, ông không có lợi tức cho nên hai vợ chồng con ông đứng tên. Ông nhớ các cháu của ông như điên như khùng. Hôm Tết Nhi đồng, ông Tư đi chợ Việt mua hai cái lồng đèn để tặng hai cháu nội của ông, nhưng khi ông đem đến nhà thì không có ai ở nhà. Ông Tư treo hai lồng đèn ở cửa rồi đi về. Trên con đường về nhà ông Bảy, ông thấy từ xa xa vợ Ông, Huân và Định đứng ở trạm xe buýt. Ông vui mừng đi về hướng đó. Ông băng qua đường. Trạm xe buýt ở trong tầm mắt có thể nhận diện người thân, vậy mà ông băng qua một con đường, rồi đế? một con đường khác mà vẫn chưa tới nơi, ông đi vừa gọi to tiếng rồi ông chạy nhanh thêm. Những kẻ qua đường không biết ông đang nói gì. Họ nhìn theo ông. Các xe chạy trên đường, chỉ biết nhường cho bước chân vội vã của ông. Có xe phải thắng gấp.

Tối hôm đó không ai thấy ông về. Cả nhà đổ xô đi kiếm, kiếm khắp mọi nhà bạn hữu mà ông Tư biết từ trước hay mới biết sau nầy, chẳng có ai thấy ông. Anh Hai gọi điện thoại cho cảnh sát. Họ hứa họ sẽ để ý đến tên ông Tư, nếu có dấu vết gì họ sẽ thông báo ngaỵ Đến khoảng 11 giờ đêm, ông Bảy nói:

"Sao mình không ra nghĩa địa kiếm, có lẽ chú Tư nhớ con nên ra đó thăm rồi lạc lối về!"

Anh Hai cho rằng:

"Chắc không có đâu Ba, nghĩa địa xa quá chừng làm sao Chú Tư biết đường mà đi!"

"Con giúp ba một chút đi. Đưa ba đến đó một chút cho chắc ăn." Ông Bảy ôn tồn nói.

Hai biết cha mình thường rất cương quyết. Mỗi một lời của ông là một mệnh lệnh khó có ai trong nhà ông dám cãi lại, nhưng hôm nay ông tỏ ra nhẹ nhàng thì phải biết ông quan trọng đến chuyện ra nghĩa địa rất là nhường nào! Hai dạ nho nhỏ rồi đi ra garage nổ máy xe chờ ông Bảy.

Nghĩa Địa Glenview cũng không xa nhà ông mấy. Xe chạy khoảng vài phút thì tới nơi. Giờ nầy đã hơn 11 giờ khuya rồ?. Đường xá vắng tanh. Không khí trong nghĩa địa càng lạnh ghê người. Hôm nay trời không lạnh lắm trăng Trung Thu đã trở về già song cũng còn đủ ánh sáng cho hai người bước đi dễ dàng. Họ tìm thấy mộ của Định. Không có ông Tư ở tại mộ. Ông Bảy và anh Hai quay người đi về thì thấy có xe chạy vào. Đó là xe của cảnh sát. Nhờ đèn của xe cảnh sát rọi, hai người thấy, ông Tư đang nằm gối đầu lên một bia mộ cách đó chừng mười thước. Cảnh sát tới nơi. Ông giựt mình thức dậy. chạy lại ôm chầm anh Hai và nói:

"Định! Cha chạy theo con mãi bây giờ mới bắt gặp được con. Con chờ cha với. Đừng bỏ cha một mình ở đây lạnh lắm ! "

Sau khi cảnh sát hỏi qua loa vài ba chuyện, biết sự thể, khuyên ông Bảy đưa ông Tư về nhà và hôm sau nên cho ông ấy đi gặp bác sĩ phân tâm...

Hà Phương Hoài, Trung Thu 2000

Hết