Chương 1

Chị bếp đặt tô bún lên bàn, ân cần:

– Uyên ăn đi cho nóng!

Đang chăm chú vào cuốn tạp chí, Nhã Uyên không ngẩng lên:

– Món gì đó chị Sáu?

– Bún bò Huế của bà Tư mập.

Nghe vậy, Nhã Uyên đặt cuốn tạp chí xuống bàn, nhăn nhó:

– Lại là bún bò Huế, chị quên là sáng qua đã mua cho em rồi sao?

Chị Sáu gật đầu, thật tình.

– Tôi nhớ chứ.

– Nhớ? Nhớ mà hôm nay chị lại mua nữa.

Chị Sáu ngạc nhiên:

– Tôi tưởng là Uyên thích ăn món này. Hôm qua tôi thấy Uyên khen là ngon, ăn thêm tô nữa cũng hết.

Nhã Uyên giậm chân, lắc đầu:

– Ngon thì em khen ngon, nhưng không có nghĩa là hôm nay ăn nữa, chị biết không? Chị phải thay đổi món ăn cho em đỡ ngán chứ.

Nhã Uyên nói một hơi dài rồi nhìn chị bếp.

Không biết chị sáu có nghe kịp không, nhưng chị vẫn gật đầu, chỉ tay vào tô bún:

– Tôi hiểu rồi, nhưng đã lỡ mua rồi, làm sao bây giờ?

Nhã Uyên dấm dẳng:

– Chị mang ra trả lại cho bà Tư đi.

– Bả cho hả Uyên? Nếu vậy để tôi mang ra.

Nói rối chị Sáu nhanh nhẹn bưng tô bún lên.

Dù đang bực mình, nhưng trước vẻ thật thà cả tin của chị bếp, Nhã Uyên không kềm nổi, cô cười lên khanh khách làm chị Sáu ngạc nhiên, ngơ ngác:

– Uyên cười gì vậy?

– Em cười chị đó. Chị tưởng em nói thật đấy à? Chị mà mang ra trả là bà Tư chửi chị tắt bếp đấy.

Nghe Nhã Uyên nói vậy, chị Sáu bỗng lúng túng không biết giải quyết thế nào. Nhìn chị bếp cứ bưng tô bún trên tay mà nhìn mình, Nhã Uyên thở dài, ngao ngán:

– Chị để xuống bàn đi, lỡ rồi thì phải ăn chớ không lẽ mang đi đổ.

Chị Sáu mừng rỡ, đặt ngay lên bàn, cám ơn Nhã Uyên rối rít:

– Ngày mai, chị nhớ hỏi em ăn gì rồi hẵng mua nha.

– Tôi nhớ rồi! Uyên ăn sáng nha, tôi ra sau nấu cơm.

Chị Sáu đi rồi, Nhã Uyên nhìn tô bún bò mà ngán ngẩm. Tính cô rất kén ăn, món gì cũng chỉ ăn một lần là chán, còn nếu có ngon thì cũng phải vài ba ngày sau, có khi là một tuần mới ăn lại.

Cố gắng lắm, Nhã Uyên cũng ăn được vài gắp đũa là bỏ ngang.

Cầm cuốn tạp chí đang đọc dỡ, Nhã Uyên đứng dậy, nhìn ra sau kêu to.

– Chị Sáu ơi! Lên em bảo cái này.

Chị Sáu từ dưới nhà chạy lên, hai tay chùi lia lịa vào áo.

– Gì đó Uyên?

– Chị pha giôm em ly ca cao sữa đá, mang lên phòng cho em nha.

Chị Sáu gật đầu mau mắn:

– Uyên lên đi, tôi pha rồi mang lên ngay.

Nhã Uyên chậm rãi bước từng bậc cầu thang về phòng.

Lúc nào Nhã Uyên cũng cảm thấy ngôi biệt thự này quá rộng lớn đối với cô.

Nhà chị có hai mẹ con, nếu tính cả chị Sáu và chú Bảy tài xế nữa là bốn người, mà căn biệt thự này rộng thênh thang với ba tầng lầu, cả một vườn hoa bao bọc xung quanh, làm cho căn biệt thự như tách biệt với bên ngoài.

Đã vắng lại còn yên tĩnh làm cho Nhã Uyên nhiều lúc thấy nhàm chán khi ở nhà.

Vào đến phòng, Nhã Uyên quăng cuốn tạp chí lên giường, rồi mở nhạc lên nghe và say sưa lắc người nhún nhảy theo điệu nhạc, đến nỗi chị Sáu vào phòng để ly ca cao sữa lên bàn từ khi nào, Nhã Uyên cũng chẳng hay biết.

Chị Sáu lại quay lên, lấp ló ngoài cửa, gọi vào:

– Uyên! Uyên có khách.

Tiếng gọi của chị Sáu như chìm trong tiếng nhạc ồn ào, chát chúa phát ra từ cặp loa. Phải đến lần thứ ba, Nhã Uyên mới nghe thấy. Cô nói như gào lên.

– Chị Sáu nói gì?

Chị Sáu cũng gào to:

– Uyến có khách.

Đưa tay vặn nhỏ volulne, Nhã Uyên hỏi lại.

– Ai đó chị Sáu? Nếu là nhỏ Khánh thì chị bảo lên đây.

– Không phải, mà là cậu Hoan.

– Chị bảo với anh ta là em không có nhà.

– Không được. Chị lỡ nói là Uyên có nhà rồi.

– Thì chị nói lại, có sao đâu?

Chị Sáu ấp úng:

– Nhưng chị đã lỡ mời anh ta vào nhà rồi, đang ngồi dưới phòng khách chờ Uyên đấy.

Nhã Uyên bất chợt bực dọc, cô cau mày gắt lên:

– Sao chị cứ tự tiện mà không hỏi coi em có đồng ý tiếp khách không?

Chị Sáu ngơ ngác:

– Cậu Hoan là bạn của Uyên mà.

Nhã Uyên vùng vằng:

– Em không thích nói chuyện với anh ta.

– Sao Uyên không dặn trước, làm sao tôi biết được.

Dường như đã nhận ra sự vô lý của mình, nên Nhã Uyên nhẹ giọng:

– Chị xuống đi, bảo anh ta chờ em một chút.

Chải sơ lại mái tóc, sửa sang lại quần áo, Nhã Uyên hậm hực bỏ xuống nhà, miệng không ngớt lầm bầm:

“Người đâu mà dai như đĩa, lì lợm đến thế là cùng!”:

Công Hoan đang ngồi hút thuốc, thấy Nhã Uyên, anh vội vàng dập tắt điếu thuốc và vồn vã.

– Chào Uyên! Uyên khỏe không?

Nhã Uyên thờ ơ ngồi vào ghế, cô đốp chát:

– Nhìn Uyên, anh thấy Uyên thế nào? Khỏe hay ốm?

Công Hoan vẫn tươi cười:

– Lâu ngày gặp lại, Uyên vẫn không thay đổi gì.

– Không thay đổi? Anh nói vậy là ám chỉ điều gì?

Ngồi xuống ghế đối điện, Công Hoan nheo mắt:

– Vẫn như xưa, gai góc như một đóa hồng, vẫn kiêu sa lộng lẫy.

Nhã Uyên nhún vai, cô đã quen nghe những lời nói kiểu này từ miệng anh ta nên quá nhàm chán.

Nhã Uyên thản nhiên?

– Vậy sao? - Rồi cô nhướng mày - Mà anh nói đã lâu là bao nhiêu ngày rồi nhỉ?

– Năm ngày rồi đó Uyên.

– Thế à! Nghe anh nói khi nãy, Uyên có cảm tưởng là mấy năm đó chứ.

– Với anh, xa Uyên năm ngày, anh cứ nghĩ như năm thế kỷ.

Nhã Uyên cười thầm trong bụng, tự bảo đúng là cải lương:

Nhìn Công Hoan, cô dài giọng:

– Liệu anh có sống hết một thế kỷ không mà bảo là như năm thế kỷ?

– Khi người ta yêu nhau, cuộc sống sẽ dài hơn.

– Người ta chứ không phải là Uyên, anh nói với Uyên làm gì.

Cách nói đốp chát của Nhã Uyên không làm cho Công Hoan giận, mà ngược lại nó càng kích thích thêm tính hiếu thắng trong lòng Công Hoan. Anh nhất quyết phải chinh phục cho được con ngưa chứng này.

Do vậy, Công Hoan vẫn tươi cười, mềm mỏng:

– Đến một ngày đó, Uyên sẽ yêu. Khi đó, Uyên sẽ thấy anh nói đúng:

Nhã Uyên nhếch mép:

– Anh có vẻ từng trải quá nhỉ.

Công Hoan vẫn bình thản trước câu nói mỉa của Nhã Uyên. Anh gật đầu, hỏi lại:

– Nếu một thanh niên đã ba mươi như anh mà nói là chưa yêu bao giờ, liệu Uyên có tin là anh ta nói thật không?

– Vậy thì Uyên là người thứ mấy chục hả anh? - Cô cong môi khiêu khích.

Hai tay đan vào nhau, Công Hoan nhìn Nhã Uyên, rành rọt:

– Sao Uyên lại hỏi anh câu đó?

– Để biết anh như thế nào.

– Và Uyên sẽ đánh giá anh là một thằng lăng nhăng, ba hoa và lừa gạt chứ gì?

Cách nói chuyện của Công Hoan cũng không kém phần gai góc. Nhã Uyên hơi giật mình khi nghe anh nói đúng như những gì cô định nói.

Không chờ Nhã Uyên kịp nói, Công Hoan lại tiếp:

– Yêu nhiều đâu phải là cái tội. Yêu là để tìm hiểu, nếu không thích hơp thì chia tay, có gì là xấu đâu.

– Vậy là anh đang Um hiểu Uyên đấy à?

– Với Uyên thì khác. Anh yêu Uyên, vì anh thấy chúng mình rất hợp nhau.

Nhã Uyên tròn mắt:

– Anh thấy vậy sao? Còn Uyên thì thấy ngược lại.

– Uyên có biết là Uyên rất thu hút và lôi cuốn không?

Nhã Uyên lắc đầu, thản nhiên:

– Uyên chưa nghe ai khen Uyên như vậy cả, họ chỉ bảo Uyên là một đứa con gái ngang bướng và gai góc mà thôi.

Biết Nhã Uyên đang dùng những lời nói anh vẫn hay nói để xỏ xiên mình nhưng Công Hoan vẫn tươi cười:

– Đó chính là điểm thu hút của Uyên đấy, một cô gái có cá tính rất mạnh mẽ.

Thái độ lì lợm của Công Hoan làm Nhã Uyên khó chịu. Cô đang loay hoay nghĩ cách đối phó với anh ta thì Công Hoan buột miệng:

– Những lúc trò chuyện với Uyên thế này là hạnh phúc nhất với anh. Được đấu khẩu cùng người mình yêu thì còn gì bằng.

Thể anh có biết không gì khó chịu cho bằng khi phải ngồi tiếp chuyện với một người mà mình không ưa như thế nào không? Nhã Uyên đốp chát.

Bị cú “gậy ông đập lưng ông” đau điếng, Công Hoan hơi tái mặt, rồi lại cười ngay:

– Uyên ghét anh đến vậy sao?

– Anh là ngườì thông minh, đâu cần phải hỏi Uyên.

– Uyên nặng lời với anh thế à?

So đôi vai, Nhã Uyên bình thản:

– Tính Uyên nghĩ sao nói vậy.

Nhưng những câu nói thẳng thừng của Nhã Uyên hình như không có tác dụng gì, Công Hoan vẫn ngồi yên tại chỗ.

Đôi mắt anh như nhìn xoáy vào Nhã Uyên, một cái nhìn đầy vẻ si mê và đắm đuối.

Chuông điện thoại reo vang, Nhã Uyên nhấc máy. Nhận ra giọng Kim Khánh trong máy, cô mừng rỡ và nói thật to, cốt để Công Hoan nghe thấy:

– Uyên đây, có gì không Khánh?

– Rảnh, rất rảnh. Mi ghé nhà ta đi rồi đi luôn.

– OK. Ta chờ nha!

Nhã Uyên không biết là lúc đó, Công Hoan đang chăm chú nhìn cô và thầm khen cô đẹp thật.

Một gương mặt trái xoan với nước da trắng hồng, đôi hàng mi cong vút, chiếc mũi thanh tú, một mái tóc dài tha thướt, đôi bờ môi đầy đặn ...tất cả tạo nên một Nhã Uyên đài các, kiêu sa lộng lẫy như một đóa hồng.

Trong bộ đồ mặc nhà được may rất khéo bằng lụa màu mỡ gà, càng làm nổi bật lên một sức sống của một cô gái đang độ xuân xanh.

Càng ngắm, Công Hoan càng thấy trong lòng rạo rực, khát khao. Anh tự nhũ lòng bằng mọi cách phải chinh pbục cho được cô.

Công Hoan nhất quyết phải khiến Nhã Uyên yêu mình, khi đó anh sẽ làm cô phải đau khổ và quỵ lụy anh.

Gác ống nghe, Nhã Uyên hất mặt:

– Xin lỗi, Uyên sắp có khách, anh thông cảm về giùm.

Lời đuổi khách thẳng thắn của cô làm Công Honn giận cứng cả người. Anh bẽ mặt không sao tả nổi. Phải vài giây sau, Công Hoan mới lên tiếng:

– Uyên đuổi anh à?

– Anh cũng nghe rồi đó, Uyên còn phải lên phòng sửa soạn nữa. Con gái mà anh.

Nhã Uyên tinh nghịch, cô nheo mắt nhìn Công Hoan không giấu vẻ tự đắc trên gương mặt.

Công Hoan không còn lý do gì để ở lại, anh đành đứng dậy ra về mà trong lòng đầy căm tức.

Nhìn vào đôi mắt Nhã Uyên, Công Hoan nói thật nhẹ:

– Anh về.

– Chị Sáu ơi! Đóng cổng giùm em?

Vẫn ngồi yên trên ghế, Nhã Uyên nhìn theo dáng Công Hoan rồi thở khoan khoái như vừa thoát khỏi một tai nạn nguy hiểm nào đó.

Chưa bước vào nhà, Kim Khánh đã oang oang:

– Làm gì mà mi thừ người ta vậy? Vừa có khách à?

– Sao mi biết?

– Nhà mi không có đàn ông, sao lại có tàn thuốc ở đây?

– Mi đoán xem là ai?

Kim Khánh nhíu mày như nghĩ ngợi rồi reo lên:

– Đừng nói là anh Hoan đấy nha!

Nhã Uyên bực bội:

– Còn ai vào đây nữa.

– Ảnh nói gì với mi mà mi cau có vậy?

– Tự dưng bảo là yêu ta, mi thấy có lảng không?

Kim Khánh lắc đầu:

– Chẳng có gì lảng cả. Ảnh yêu thì nói yêu, có gì đâu.

Nhã Uyên ngạc nhiên, cô nhìn Kim Khánh một lúc rồi bảo:

– Mi có ấm đầu không vậy? Gặp nhau vài lần là nói yêu ngay được sao?

– Thì sao nào? Quan trọng là mi có yêu ảnh không kia.

– Không, nhìn thấy mặt hắn là ta đã thấy ghét rồi.

– Ta thấy anh Hoan cũng đẹp trai, cao ráo phong độ như thế, mi còn chê ở điểm nào?

– Kệ hắn chứ! Ta không yêu thì đâu thèm quan tâm đến hắn ra sao, chỉ mong sao hắn đừng đến ám ta nữa.

– Lý do gì mà mi ghét ảnh đến nhữ vậy?

– Ghét là ghét, chẳng có lý do gì cả. Mà cũng tại mi cả đấy.

Kim Khánh ngơ ngác:

– Sao lại tại ta ở đây?

– Không phải à? Nếu hôm đó mi chạy xe đàng hoàng thì đâu có đụng vào xe hắn.

– Đụng xe là chuyện rủi ro chứ tại ta muốn đâu mà đổ lỗi cho ta.

– Thì có đụng xe hắn, nên hắn mới có cớ mà mò đến đây tìm ta hoài.

Nhìn vẻ mặt quạu quọ của bạn, Kim Khánh vỗ tay cười giòn:

– Biết đâu là do ông Tơ bà Nguyệt sắp đặt thì sao. Cái này kêu là duyên tiền định, hiếm lắm đây.

– Hiếm cái cốc khô. Ta không ham chút nào, chỉ thấy bực mình mỗi khi gặp mặt hắn.

– Thôi, không tranh cãi nữa, mi có đi không thì chuẩn bị đi.

Đến lúc này, Nhã Uyên mới để ý thấy Kim Khánh thướt tha trong bộ áo dài màu trắng, ra dáng thục nữ lắm.

Nhã Uyên cười nhẹ:

– Mi định đi đâu mà đóng vai con nhà lành vậy?

Kim Khánh háy mắt, giận dỗi:

– Mi nói thế,vậy thường ngày chắc ta không đàng hoàng hay sao?

– Lại giận nữa rồi! Ta muốn hỏi đi đâu mà mi mặc áo dài vậy?

– Đi chùa. Mi đi không?

Nhã Uyên há tròn miệng:

– Đi chùa?

– Ờ. Hôm nay ngày Vu Lan, là ngày báo hiếu, mi quên à?

Nhã Uyên giật mình la hoảng:

– Mi không nhắc, ta quên mất. Đợi ta một chút!

Nói xong, Nhã Uyên vội vàng đứng dậy và chạy lên lầu.

Kim Khánh ngồi vào ghế, mở nắp khay bánh kẹo đặt sẵn trên bàn, cô nhón vài hột đậu phộng bỏ vào miệng nhai nhóp nhép.

Nhã Uyên bước xuống, cô xoay một vòng trước mặt Kim Khánh:

– Đẹp không mi?

– Đẹp lắm! Mi mua đâu khúc vải đẹp vậy Uyên?

– Hàng của Pháp đấy, của dì ta gởi về.

Trong chiếc áo dài bằng vải tơ tằm,Nhã Uyên thật đằm thắm, dịu dàng khác hẳn với khi nãy.

– Đi chưa mi? Đi sớm còn ăn cơm chùa nữa.

Nhìn bạn, Nhã Uyên lắc đầu:

– Mi đúng là tham ăn:

– Ăn để mà sống, mi quên đó là phương ngôn của ta à:

Nhã Uyên dắt chiếc xe SH ra cổng cô nhìn vào nhà gọi to:

– Chị Sáu ơi, đóng cổng giùm em!

Từ nhà sau, chị Sáu chạy lên thì cô và Kim Khánh đã chạy mất:

Nhìn cánh cửa mở toang, chị Sáu ngán ngẩm lắc đầu trước tính vô tâm của Nhã Uyên.

Hải Duy thắng xe lại, bảo bạn:

– Đến nơi rồi! Mày xuống đi để tao gởi xe.

Đăng Hoàng nhìn bạn ngạc nhiên:

– Sao mày kêu là đi chơi?

– Ừ đi chùa cũng là đi chơi vậy? Hôm nay ngày lễ, đông vui lắm.

– Lễ gì vậy mày?

– Đại lễ Vu Lan, mày không biết sao?

Đăng Hoàng làu bàu:

– Biết thì tao hỏi mày làm gì?

– Vậy ngoài quê mày không tổ chức lễ Vu Lan sao?

– Tao cũng không rõ nữa. Khi đó còn nhỏ chi lo học thôi. Đậu Đại học là tao vào đây học rồi ở lại đi làm luôn. Mà lễ Vu Lan là sao?

– Chờ tao gởi xe đã rồi giải thích sau.

– Mày đi đi, tao chờ đây.

Trong khi chờ Hải Duy, Đăng Hoàng đưa mắt nhìn xung quanh.

Tấm băng rôn màu đỏ với dòng chữ “Kính mừng đại lễ Vu Lan” màu vàng thật to đập vào mắt anh.

Thiên hạ đi chùa thật đông. Khoảng sân vốn rất rộng lớn của chùa Vinh Nghiêm nay đã chật cứng những người.

Chiếc lư đồng đặt giữa sân nghi ngút khói, mịt mùng đến cay xè cả mắt, vậy mâ người ta vẫn chen chúc vào để cắm, lại có người trên tay cầm một cây hương thật to.

Nhưng điểm làm cho Đăng Hoàng chú ý và thắc mắc nhất đó là trên ngực áo của mỗi người đều cài một bông hồng làm bằng giấy, màu sắc không giống nhau. Có người thì hoa hồng đỏ, người thì cài hoa hồng trắng, lại có người cài hoa hồng màu vàng.

Hải Duy trở ra, anh vỗ vai bạn, thân mật:

– Ngắm gì mà ngây ngươi ra thế, bộ lạ lắm sao?

Đăng Hoàng gật đâu, thừa nhận:

– Gần mười năm sống ở đất Sài Gòn, vậy mà hôm nay, tao mới thấy cảnh này.

Chỉ tay vào dòng chữ trên tấm băng-rôn, Đăng Hoàng hỏi bạn.

– Đại lễ Vu Lan là gì hả mày?

– Nói nôm na là mùa báo hiếu cha mẹ, mày hiểu chưa?

– Tao chưa rõ lắm, có nghe nói nhưng không rành rẽ.

Hải Duy cao giọng giảng giải:

– Theo nhà phật thì mùa này là mùa báo hiếu, các cô hồn được lên trần gian dựa theo tích Mục Liên cứu mẹ đó. Về đến nhà trọ tao đưa cho mày đọc, chứ nói ra, dông dài lắm.

Đăng Hoàng theo bạn vào trong chánh điện. Hải Duy có vẻ sành sỏi và thông thạo lắm, anh bày cho Đăng Hoàng làm theo mình, từ cách cắm nhang, đến lạy Phật thế nào cho đúng.

Đăng Hoàng nhất nhất làm theo lời của bạn.

Tất cả đều lạ lẫm với anh quá, có thể coi đây là lần đầu tiên anh đến cửa phật.

Đăng Hoàng chỉ tay vào mọi người, thắc mắc:

– Họ cài bông lên áo làm gì vậy?

– Đó là cách tỏ lòng kính trọng đối với mẹ mình.

– Nhưng sao không đồng nhất, mỗi người cài mỗi màu khác nhau?

– Hoa hồng đỏ dành cho những ai còn mẹ hoa hồng trắng dành cho những ai kém may mắn hơn, không còn mẹ nữa.

– Còn màu vàng?

Hải Duy lúng túng:

– Màu vàng hả? Tao ... tao cũng không rõ lắm.

– Hoa hồng vàng dành cho những ai không còn cha trên đời. Tiếng một cô gái vang lên bên cạnh.

Cả Hải Duy và Đăng Hoàng đều giật mình quay lại. Trước mặt họ là hai cô gái thật xinh đẹp, trên ngực áo cài hai bông hồng đỏ thắm.

Hải Duy tươi cười:

– Cảm ơn cô đã giải thích cho bạn tôi.

Cô gái mặc áo dàì trắng tươi cười:

– Có gì mà anh khách sáo vậy. Em biết thì nói vậy thôi.

Hải Duy mau mắn:

– Tôi là Hải Duy, còn bạn tôi là Đăng Hoàng.

Đăng Hoàng cũng mĩm cười chào hai người.

– Em là Kim Khánh, còn đây là Nhã Uyên.

Hải Duy xuýt xoa tán tỉnh:

– Tên cả hai rất đẹp, đẹp như người vậy.

Kim Khánh chớp mắt thẹn thùng:

– Hai anh vào trong kia mà cài hoa.

– Khánh và Uyên biết chỗ, đưa chúng tôi vào được chứ.

– Dạ được. Hai anh theo em! - Kim Khánh gật đầu.

Nhưng Nhã Uyên đã nắm tay bạn giữ lại, cô chỉ vào trong:

– Các anh cứ đi thẳng vào đó, có người hướng dẫn cho hai anh.

– Mình đi thôi Khánh!

Nhã Uyên nắm tay bạn lôi đi, bỏ mặc cho hai người ngẩn ngơ nhìn theo.

Hải Duy đưa tay đẩy gọng kính lên hỏi bạn:

– Mày thấy hai cô bé xinh không?

– Đẹp đáo để!

– Tao chọn cô bé tên Kim Khánh, còn Nhã Uyên thì nhường cho mày. -Hải Duy lanh chanh.

– Mày thích thì chạy theo đi, tao thấy có vẻ khó quen lắm đây. Cô bé Nhã Uyên có vẻ khó khăn hơn.

– Hồng càng đẹp càng nhiều gai, mày quên sao?

– Nhớ cũng chẳng được gì, có chắc gì gặp lại hai cô bé.

Hải Duy như nhớ ra:

– Ơ nhỉ! Tiếc thật! Tao chưa kịp hỏi địa chỉ, hay số điện thoại nữa.

Tần ngần một lúc như vừa đánh mất vật gì quý lắm, Hải Duy mới bảo:

– Tao và mày vào trong cài hoa rồi về.

– Mày vào đi, tao không vào đâu.

– Sao lại không vào?

Đăng Hoàng trầm giọng:

– Tao không thích cài hoa trên áo.

– Mày lạ thật! Hôm nay đến chùa chỉ chủ đích là cài hoa mà không cài, coi sao được.

Nắm tay bạn, Hải Duy lôi vào trong. Đăng Hoàng dùng dằng rồi miễn cưỡng đi theo Hải Duy.

Cài lên ngực một bông hồng đỏ thắm mà phải mất khá lâu Hải Duy mới lựa được ưng ý, anh quay sang, thấy Đăng Hoàng vẫn đứng yên, vẻ mặt trầm tư và lạ lẫm.

Đập lên vai bạn, Hải Duy cười:

– Đang nhớ về hai cô bé à?

– Không!

– Thế sao còn đứng đó? Mày cài hoa hồng nào?

Hải Duy láu táu đưa hoa hồng đỏ lên ngực áo bạn. Đăng Hoàng cáu kỉnh gạt ra, gắt nhẹ.

– Tao không có mẹ.

– Ai lại không có mẹ mà thành người. Vậy mẹ mày đâu? - Hải Duy cười hỏi lại anh vốn vô tâm nên không để ý đến nét mặt của Đăng Hoàng.

Đăng Hoàng sầm mặt xuống, buông thỏng:

– Chết rồi.

– Nếu đã chết thì cài hoa hồng trắng. Đưa tao cài cho.

Ngắm nhìn bông hồng trắng trên áo bạn, Hải Duy bắt gặp vẻ tư lự của bạn, liền an ủi:

– Mày đừng buồn nữa. Sinh lão bệnh tử là quy luật của tạo hóa, mẹ mày cũng chỉ theo quy luật thôi mà.

Không trả lời bạn, Đăng Hoàng lầm lì bước ra ngoài.

Hải Duy nhanh nhẹn vào lấy xe. Ngoài này Đăng Hoàng mím môi, đưa tay giật phẳng bông hồng trên áo ném xuống đất và bước ra ngoài.

Hải Duy chạy xe ra bên bạn:

– Ủa! Hoa của mày đâu?

Đăng Hoàng lúng túng rồi nói:

– Tao gỡ ra rồi, đeo vào tao thấy kỳ kỳ.

Gật gù ra chiều hiểu chuyện, Hải Duy nói luôn:

– Tao hiểu. Mày buồn vì không được cài hoa hồng đỏ như tao chứ gì.

Đăng Hoàng leo lên sau xe, giục bạn.

– Về nhà đi, tao thấy hơi mệt.

Hải Duy phóng xe thật nhanh, anh lạng lách trong dòng xe cộ thật khéo léo.

Ngang một tiệm thuốc, Hải Duy thắng xe lại, ân cần:

– Mày bị đau thế nào, vào đó mua thuốc mà uống đi.

– Tao chỉ mệt thôi, mày cứ chạy đi, đừng lo cho tao.

Về đến nhà, Đăng Hoàng bước nhanh vào, anh leo lên giường, nằm úp mặt vào gối.

Hải Duy dựng xe vào sát nhà, hồ hởi:

– Tao có đĩa nhạc “Hát về mẹ” hay lắm. Để tao mở bài “Bông hồng cài áo”.

cho mày nghe nha. Hết ý luôn!

Vừa lục tìm đĩa nhạc, Hải Duy vẫn huyên thuyên:

– Tao phải phục ông nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ này luôn, Ông việt về mẹ hay quá, ổng ví mẹ với mọi thứ trên đời này, là dòng sông, con suối cho đến mẹ là nải chuối, hương cau, rồi mẹ là tiếng dế đêm thâu ... mày thấy xúc động không?

Ông này chắc yêu mẹ của ổng lắm mới viết được bài hát hay đến thế.

Đăng Hoàng bỗng gắt lên:

– Mày làm ơn im cái miệng cho tao nhờ, cứ lải nhải hoài.

Khi không bị mắng, Hải Duy chưng hửng, nhưng vẫn vô tâm, Duy vẫn không thấy thái độ bẳn gắt của bạn. Bỏ đĩa nhạc vào máy, Hải Duy ấn nút. Bài hát “Bông hồng cài áo” vang lên qua giọng ca đầy truyền cảm của một nữ ca sĩ.

Lời bài hát thật hay, mênh mang và trải rộng một tình mẹ bao la ...

Hải Duy say sưa nhịp chân và hát theo, giọng anh trầm cảm, sâu lắng như hòa quyện với tiếng hát của cô ca sĩ. Hình như anh đang hát bằng tất cả cảm xúc và tình cảm của mình:

Cạch! Một tiếng vang lên khô khốc, tiếng hát im bặt. Hải Duy cụt hứng, mở mắt nhìn bạn.

Đăng Hoàng cau có như bực bội lắm:

– Tao nhức đầu lắm, mày để tao yên được không?

– Bài hát đang hay, mày để tao nghe hết đã.

Hải Duy đứa tay định mở máy, nhưng Đăng Hoàng đã chặn tay lại, khô khan:

Muốn nghe thì đeo phone vào mà nghe.

Tuy bất mãn nhưng Hải Duy vẫn chiều theo ý bạn,dù trong lòng rất hậm hực và ấm ức.

Đưa muỗng kem lên miệng, Kim Khánh nhìn Nhã Uyẽn, tủm tỉm:

– Mi lạ thật đó! Hình như cái tên “Nữ hoàng băng giá” rất thích hơp với mi.

– Định xỏ xiên ta cái gì đó?

– Không. Hai anh chàng mà mình gặp ở chùa Vĩnh Nghiêm, ta thấy cũng đàng hoàng, sáng sủa lắm, vậy mà ...

Kim Khánh bỏ lửng câu nói, nhìn bạn.

Nhã Uyên thủng thỉnh bảo:

– Mi thừa biết ta ghét lối nói chuyện bỏ ngang giữa chừng, sao mi không nói cho trọn câu?

– Ta thấy nói chuyện vài ba câu và giúp đỡ họ có gì đâu mà mi khó khăn vậy Uyên?

– Mi có tính thương người từ khi nào mà ta không biết vậy nè?

Kim Khánh cười tít mắt:

– Phật dạy phải từ bi, hỉ xả, giúp đỡ chúng sanh, mi không nhớ sao?

Nhã uyên bật cười khanh khách:

– Ta coi bộ mi đắc đạo rồi đó.

Rồi cô nghiêm mặt:

– Mi cũng biết ta không thích kiểu quen biết ngoai miệng rồi mà. Lần sau đừng lôi kéo ta vào nữa.

– Ta đồng ý với mi một phần, nhưng cũng tùy người chứ, đừng nên vơ đũa cả nắm như vậy.

– Đã bao lần ta phải tiếp những vị khách không mời mà đến rồi. Như cha Hoan chẳng hạn lì lợm và dai nhách.

– Vì mi đẹp nên không tên con trai nào mà chẳng chết mê chết mệt vì mi. Ai biểu mi đẹp làm chi rồi than vãn.

Nghe bạn nói ngang như cua, Nhã Uyên đành lắc đầu chịu thua. Cô dò hỏi:

– Có vẻ mi thích kiểu làm quen như vậy lắm thì phải?

Kim Khánh thản nhiên gật đầu:

– Đúng! Nhưng ta biết chọn mặt mà gởi vàng, cũng tùy người mà trò chuyện, đâu phải bạ ai ta cũng quen.

– Ta chỉ sợ là giao trứng cho ác thôi, lúc đó có hối cũng không kịp.

Kim Khánh cao giọng ra vẻ bản lĩnh:

– Ăn thua là do mình, mù quáng trong khi yêu thì ráng chịu, chứ ta thì không có đâu, mi an tâm.

Nhã Uyên chậm rãi:

– Ta chỉ nhắc chừng mi thôi, còn sở thích của mỗi người, ta không can thiệp.

Kim Khánh không trả lời bạn mà mắt cô như sáng lên. Cô nhìn chăm chăm ra cửa rồi bảo bạn giọng hồ hởi lắm:

– Ê Uyên! Hai anh chàng bữa nọ kìa!

Ngỡ bạn đùa để chọc mình, Nhã Uyên mỉm cười:

– Mi gọi lại đây trò chuyện cho vừa mi đi.

– Mi không đùa đấy chứ?

Múc muỗng kem còn lái đưa lên miệng, Nhã Uyên chun mũi:

– Ta không đùa nếu như mi nói thật.

Vừa dứt cau, Nhã Uyên bỗng thấy hối hận khi thấy Kim Khánh giơ cao tay vẫy vẫy và rối rít:

– Anh Duy, Anh Hoàng!

Quay ra sau, Nhã Uyên thấy hai người đang xăm xăm về phía mình. Cô gắt bạn:

– Con khỉ! Ai bảo mi gọi vậy?

Kim Khánh ngạc nhiên, chỉ tay vào người Nhã Uyên.

– Chẳng phải mi vừa bảo ta gọi sao?

Nhã Uyên chưa biết nói gì thì Hải Duy đã đến bên, tươi cười:

– Thật hân hạnh khi gặp lại hai người. Tụi anh ngồi chung, không phiền chứ?

Kim KHánh nhanh nhảu:

Mới nhắc đến hai anh là hai anh xuất hiện. Thật là linh như miễu.

Hải Duy không bỏ lỡ dịp may lần thứ hai, anh mau mắn kéo tay Đăng Hoàng ngồi vào ghế.

Thật tình cờ khi Hải Duy ngồi đối diện với Kim Khánh, còn Đăng Hoàng lại ngôi đối diện với Nhã Uyên.

Đăng Hoàng chỉ gật đầu chào cô, trên môi nỡ một nụ cười thật tươi thay cho lời chào hỏi.

Nhã Uyên không chút bối rối trước ánh măt của Đăng Hoàng và lịch sự cười đáp lại.

Hải Duy vẫn là người mau miệng:

– Khánh yà uyên dùng thêm ly nữa với tụi anh cho vui nha?

Nhã Uyên chưa kịp từ chối, thì Kim Khánh đã gật đầu:

– Anh Duy cho em ly kem dừa, còn Uyên thì kem ca cao, món ruột của hai đứa đấy:

Hải Duy vỗ tay, thích thú.

– Thật trùng hợp! Anh rất thích kem dừa, còn bạn anh thì lại rất thích ăn kem ca cao.

– Kim Khánh cũng tròn mắt như thích thú. Cô nhìn Đăng Hoàng.

– Anh Duy nói vậy, đúng không anh?

Đăng Hoàng nhìn Hải Duy thật nhanh rồi gật đầu như đồng ý.

Hải Duy lại tán thêm vào:

– Khánh biết không? Món gì mà có ca cao là nó mê lắm. Kem ca cào, kẹo ca cao, bánh ca cao, vân vân:

Kim Khánh chỉ tay vào Nhã Uyên, buột miệng:

– Thế thì anh và Uyên là một cặp bài trùng rồi. Nhỏ Uyên mê ca cao và sôcô- la nhất trên đời.

Bỗng dưng bị Kim Khánh đem những món ăn ưa thích của mình ra nói, Nhã Uyên giận bạn vô cùng. Vừa giận, vừa bực lại thêm thẹn thùng nên gò má cô đỏ bổng lên, trông thật dễ thương.

Hải Duy tỉnh bơ bảo Kim Khánh:

– Nếu vậy, anh và Khánh là một cặp ăn ý nữa rồi.

Kim Khánh nhận ra sự hớ hênh của cô và thâm ý xâu xa của Hải Duy, lần này đến lượt cô đỏ mặt và thẹn thùng.

Ngồi bên này, Nhã Uyên thích thú cười thầm:

“Cho chừa cái tật lanh chanh, mau hóng hớt”.

Hải Duy xơa tay vào nhau, chờ cho người phụ vụ đặt bốn ly kem lên bàn xong, cao giọng:

– Để mừng ngày gặp lại nhau, chầu kem này, anh và Hoàng xin đãi Khánh và Uyên, đồng ý chứ?

– Đúng là quả đất tròn, anh Duy nhỉ! Hải Duy lắc đầu:

– Anh thì cho đây là duyên số thì mới đúng. Nhã Uyên chợt phán ngay:

– Không biết là duyên phận hay là oan gia đâyGương mặt Đăng Hoàng bỗng sầm lại, anh cau mày có vẻ không vui lắm.

Nhã Uyên vẫn thản nhiên làm như không quan tâm.

Kim Khánh vội vàng lên tiêng:

– Uyên nói đùa đấy, anh Hoàng đừng giận. Không khí đang vui vê bỗng chùng xuống.

Kim Khánh áy náy nhìn hai chàng trai, rồi lên tiếng phá tan bầu không khí ngột ngạt:

– Anh Hoàng ít nói nhỉ! Nãy giờ vào đây, em chưà nghe anh Hoàng nói gì cả.

– Bạn anh là thế đó ai hỏi thì trả lời, không thì thôi- Hải Duy láu táu.

– Anh Hoàng quê ở đâu vậy?

Vẻ hồn nhiên và vui vẻ của Kim Khánh đã gây thiện cảm nơi Đăng Hoàng, nên anh tư tốn:

– Quê anh ngoài Bắc lận.

Giọng Đăng Hoagng thật trầm ấm và nhẹ.

Kim Khánh lại hỏi:

– Ngoài Bắc, nhưng ở tỉnh nào?

– Anh ở ngay Hà Nội, phố Huế.

Kim Khánh gật gù:

– Hèn gì, giọng anh hay lắm. Em nghe nói con trai Hà Nội nói chuyện có duyến lắm.

Đăng Hoàng tươi cười:

– Vậy Khánh thấy anh nói chuyện thế nào, vô duyên lắm không?

Không, anh nói rất có duyên và thu hút lắm đấy.

Ngồi bên này. Nhã Uyên ướcgì tay cô dài ra, để bịt miệng Kim Khánh lại, và ngắt nó mấy cái cho bõ tức.

Đăng Hoàng nhẹ nhàng:

– Vậy mà có người không thích đấy. Anh sợ làm phiền đến họ.

– Ai vầy anh. - Kim Khanh vô tình buột miệng.

Nói xong,.cô mới nhận ra sự lúng túng của bạn nên cười xòa, hỏi lảng:

– Ở Hà Nội chắc đẹp lắm, anh Hoàng nhỉ?

– Hà Nội rất đẹp vào mùa thu và khi lập đông Nếu Khánh có dịp ra Hà Nội vào những ngày đó thì sẽ thấy.

So với Sài Gòn, thì Hà Nội đẹp hay Sài Gòn đẹp hơn?

– Nếu nói vẻ đẹp thì Hà Nội đẹp hơn.

Nhã Uyên đấm ngang:

– Sao anh không ở Hà Nội mà vào đây?

Không để ý câu nai của Nhã Uyên, Đăng Hoàng vẫn chậm rãi:

– Hà Nội đẹp một cách cổ kính, trầm lắng nhưng không thể đẹp bằng Sài Gòn, nếu so vễ hiện đại và sôi động. Về mặt này thì Sài Gòn hơn hẳn Hà Nội rất nhiếu.

Kim Khanh nghiêng đầu, tinh nghịch:

– Con gái Hà Nội có đẹp không anh.

– Ở đâu cũng có người đẹp, người xấu. Nhưng theo anh thì không có cô gái nào xấu, mà chỉ có những cô gái không biết làm mình đẹp thôi.

Kim Khánh vỗ tay:

– Cạu trả lời thông minh? 'Em hỏi anh câu nữa nha.

Nhã Uyên nhìn bạn nhăn nhó, nhưng Kim Khánh vẫn thản nhiên:

– Anh Hoàng có định ở Sài Gòn hay về Hà Nội?

– Câu này, anh chưa thể trả lời cho Khánh được.

– Tại sao? Có gì khó đâu mà không nói được hả anh?

Đăng Hoàng đưa mắt về Nhã Uyên, anh từ tốn:

– Nếu Sài Gòn có gì lưu luyến thì anh sẽ ở lại còn không thì về Hà Nội.

Kim Khánh định hỏi nữa, nhưng Nhã Uyên đã lừ mắt:

– Mi nói xong chưa? Ăn kem đi, ly kem của mi chảy thành nước rồi kìa.

Nhìn ly kem rồi nhìn Hải Duy, Kim Khanh cười khì:

– Chảy ly này, anh Duy mưa ly khác cho em nha.

– OK. Để anh kêu ly khác. - Hải Dúy sốt sắng.

Đăng Hoàng bỗng nhìn sững vào tấm gương trước mặt rồi bật dậy, thẳng thốt:

– Xin lỗi mọi người, Khánh và Uyên ngồi chơi.

Nhìn Hải Duy. Đăng Hoàng gấp gáp:

– Tao đi đây. Mày về sau nha Duy.

– Cả ba người cùng ngơ ngác, chưa kịp nói gì thì Đăng Hoàng đã xô ghế bỏ đi thật nhanh ra cửa, vội vã như có gì gấp lắm.

Hải Duy bừng tỉnh:

– Hoàng, Hoàng! Có gì vậy?

Đăng Hoàng vẫn bước ra cửa, anh đi như chạy thì đứng hơn.

Một người thiếu phụ từ sau hớt hải chạy theo, kêu giật giọng:

– Hoàng, Hoàng! Đợi mẹ đã con.

Nhưng Đăng Hoàng đi nhanh hơn và lẩn vào dòng người bên ngoài.

Hải Duy sửng sốt buột miệng la lớn:

– Mẹ thằng Hoàng? Là sao?

– Có gì vậy anh Duy?

Hải Duy vô tâm nên nói ra mà không suy nghĩ:

– Hôm bữa đi chùa, nó bảo với anh là mẹ chết rồi mà.

– Hả! Sao anh Hoàng nói vậy?Thế bà ta là ai? - Cã Nhã Uỷên. và Kim Khánh cùng sững sốt.

Hải Duy nhăn nhó:

– Anh cũng đang thắc mắc đây.

– Anh có nghe lầm không?

Hải Duy lắc đầu:

Lầm sao được:

Chính tay anh cài lên áo nó hoa hồng trắng mà.

Lời khẳng định của anh làm cho Kim Khánh hoang mang. Cô quay sang Nhã Uyên.

Nhã Uyên so vai không nói.

Người tlùếu phụ khi nãy quay trờ lại bên bàn. Bà nhìn mọi người bằng ánh mắt đau khổ, ngập ngừng:

– Bác xin lỗi ... Khi nãy Hoàng ngồi đây cùng các cháu phải không?

Hải Duy gật đầu:

– Dạ phải. Cháu mời bác ngồi, rồi bác cháu mình nói chuyện.

Người thiếu phụ gật đầu ngồi xuống. Bà ta còn khá trẻ, chỉ độ khoảng năm mươi, tóc búi cao, gương mặt bà có một vẻ đẹp sang trọng nhưng vẫn phảng phất một nét u buồn.

Cháu tên Hải Duy là bạn với Hoàng thời đại học, và hiện nay, cả hai cùng làm chung với nhau. Còn bác? – Hải Duy tự giới thiệu.

Người thiếu phụ nhìn Nhã Uyen và Kim Khánh như dò hỏi.

Kim Khánh nhanh nhảu:

– Cháu là Khánh, bạn cháu là Uyên, chủng cháu ...chỉ mới biết anh Hoàng thôi ạ.

Người thiếu phụ buồn rầu.

– Các cháu cứ gọi bác là bác Ly. Bác là mẹ ruột của Hoàng.

Hải Duy sửng sốt:

– Bác là mẹ ruột của Hoàng à?

– Phải. Chứ Hoàng không nói gì về chuyện gia đình nó,à? - Bà Ly hỏi lại, giọng bà cũng thật nhẹ như Đăng Hoàng.

Hải Duy gãi đầu, lúng túng:

– Bác ...cũng biết đấy ... con trại tụi cháu vô tâm lắm.

– Bác hiểu. Mà nếu cháu có hỏi, chắc gì nó đã chịu nói.

– Sao cháu nghe Hoàng bảo ...

Nói đến đây, Hải Duy nhận được một cái đạp lên chân đau điếng. Anh nghĩ ra và im bặt, bối lối nhìn bà Ly.

Bà Ly thốt lên cay đắng:

– Nó bảo với cháu là mẹ nó chết rồi phải không?

Hải Duy cúi đầu tránh nhìn vào cặp mắt sâu thẳm của bà Ly và trách mình quá hồ đồ.

Nhã Uyên và Kim Khánh cũng lặng lẽ đưa mắt nhìn nhau:

Giọng bà Ly vẫn cay đắng, nghẹn ngào:

– Chính nó cũng đã nói với bác như vậy.

– Sao Hoàng lại nói thế với bác?

– Chuyện này, các cháu chưa thể hiểu được.

Nhã Uyên lắc đầu:

Anh Hoàng làm thật bất hiếu quá.

– Cháu đừng trách nó, vì nó không có lỗi, người có lỗi là bác.

Rồi bà hạ giọng, giọng nói thật xa xăm:

– Gần hai mươi năm con, để rồi khi gặp con, nghe con nói thế, lòng bác đau như ai cắt. Bác không giận mà chỉ thương nó nhiều hơn.

– Biết nó vào Sài Gòn, mườỉ năm nay bác tìm nó khắp nơi nhưng không gặp.

Hôm nay vừa thấy bác, nó sẽ chạy như chạy trốn một kẻ thù.

– Bác tìm anh Hoàng làm gì khi anh đã hỗn hào và không nhìn bác?- Kim Khánh lên tiếng:

– Bác muốn giải thích cho nó hiểu và quan trọng nhất là bác cần ở nó một lời tha thứ cho bác. Bác muốn xin lỗi nó.

Những lời bà Ly như thốt ra từ đáy lòng, làm ba người ngơ ngác nhìn nhau.

Bà Ly chợt nắm lấy bàn tay Hải Duy, Khẩn khoản:

– Cháu là bạn của Hoàng chắc cháu biết chỗ ở của Hoàng, Hay chỗ làm việc của Hoàng chứ?

– Dạ, cháu và Hoàng ở cùng nhà trọ ạ.

Bà Ly mừng rỡ, nói ngay:

– Cháu làm ơn cho bác xin địa chỉ của nó, bác muốn gặp nó.

Hải Duy lưỡng lự:

– Cháu không thể làm vậy được. Hoàng mà biết, nó sẽ giận cháu.

Bà Ly nài nỉ, mắt rưng rưng:

– Coi như bác xin cháu. Bác van cháu đó. Hãy làm ơn giúp bác một lần này thôi.

Hải Duy nhẹ nhàng từ chối:

– Bác thông cảm,cháu và Hoàng là bạn thân. Chuyện bác và Hoàng, cháu rất thông cảm với bác, nhưng cháu phải hỏi qua nó đã.

– Cháu hãy thương bác. Bao nhiêu năm qua bác sống trong giày vò và hối hận lắm. Nếu không được nó tha thứ, bác có chết không nhắm mắt.

Những lời của bà Ly nghe thật thảm thiết và bi ai, Kim Khánh và Nhã Uyên đều đỏ hoe mắt vì xúc động.

Hải Duy thật sự bối rối, anh không lạ gì tính Đăng Hoàng. Nếu nó biết thì chắc chắn tình bạn gần mười năm của hai người sẽ chấm dứt.

Nhìn bà Ly cứ van xin, năn nĩ mãi, Kim Khánh động lòng, cô khẽ bảo:

– Anh cứ cho bác đi, chẳng lẽ anh cứ để bác nài nĩ mãi sao?

– Nhưng còn Hoàng, nó sẽ giận anh.

Bà Ly nắm tay Hải Duy:

– Bác xin hứa danh dự là không để cho Hoàng biết là cháu cho bác. Bác sẽ không để tình bạn của cháu và nó bị tổn thương.

– Bác đã nói vậy, anh còn ngại gì nữa?

Hải Duy lưỡng lự giây lát rồi gật đầu. Anh đọc địa chi cho bà Ly và căn dặn:

– Bác hãy thư thả mà đến tìm nó. Nếu bác đến ngay, nó sẽ biết là cháu chỉ cho bác.

Bà Ly cẩn thận cất mảnh giấy vào bóp, hứa với Hải Duy:

– Bác hứa là nửa tháng sau, bác mới tìm nó. Bác cám ớn cháu nhiều lắm.

Bà Ly đứng dậy, từ biệt:

– Bác đang ngồi với bạn, tạm biệt các cháu.

Bà Ly vừa đi khỏi, Nhã Uyên mới nói:

– Chuyện này thật khó hiểu. Bác ấy có lỗi gì mà phải hạ mình đến vậy?

Kim Khánh cũng gật đầu:

– Anh Hoàng làm vậy cũng thật quá đáng, dù gì cũng là mẹ của mình.

– Bất hiếu thì đúng hơn. Thiên lôi đâu sao không cho hắn một búa? - Nhã Uyên hằn học.

Hải Duy đưa ra nhận xét:

– Không thể kết luận vội được. Theo lời bác Ly thì còn có uẩn khúc, mà lỗi là do bác ấy gây nên.

– Anh còn bênh vực cho bạn à?Nên nhớ mẹ anh ta còn không nhận thì anh nên coi chừng.

Hải Duy nhìn Nhã Uyên:

– Uyên nói vậy là sao?

– Kết bạn với những hạng người như thế, cần phải đề phòng.

Hải Duy biết nhã Uyên đã không thích Đăng Hoàng, thêm chuyện vừa rồi càng làm cô có ác cảm thêm, nên anh không tranh luận với cô.

Anh phải về coi nó thế nào? Khánh và Uyên về chưa hay ngồi đây?

– Tụi em cũng phải về nhà đây.

Hải Duy rút trong bóp ra một tờ danh thiếp. Anh không muốn đưa cho Nhã Uyên nhưng nghĩ làm vậy bất lịch sự quá, nên trao cho cả hai.

– Đây là số điện thoại của anh và Hoàng, có gì thì gọi cho anh.

Nhã Uyên đưa tay cầm lấy và thờ ơ liếc qua. Thái độ hờ hững, lạnh nhạt của cô không qua được mắt Hải Duy.

Kim Khánh vui vẻ đón lấy và trao cho Hải Duy một mảnh giấy:

– Còn đây là số điện thoại của em.

Hải Duy nhận lấy tờ giấy, anh thấy có cả số điện thoại của Nhã Uyên nên ngước lên. Bắt gặp nụ cười tủm tim của Kim Khánh, anh gật đầu và cất vào bóp.

Hải Duy gọi tính tiền.

Người phục vụ đến bên, nhã nhặn:

– Dạ, phần của anh chị đã có người trả rồi ạ. Bà ta có gởi cho anh tờ giấy.

Biết là của bà Ly gởi nên Hải Duy không ngần ngại cầm lấy. Bên trong là những lời cảm ơn và số điện thoại của bà Ly.

Chia tay với hai cô gái, Hải Duy chạy về nhà.

Anh ngạc nhiên khi thấy cửa vẫn đóng im ỉm.

Tra chìa khóa vào ổ, Hải Duy thấy không khóa, anh biết là Đăng Hoàng đã về.

Đẩy cửa vào, căn nhà tối om. Hải Duy mò mẫm bật công tắc đèn.

Chiếc Dream của Đăng Hoàng dựng ở góc nhà, nhưng không thấy bạn.

Hải Duy bước thật nhẹ lên gác, trên gác cũng tối om.

Nhờ ánh đèn đường, Hải Duy nhận ra Đăng Hoàng đang ngồi ngoài ban công.

Điếu thuốc trên môi anh cứ lập lòe, lập lòe lỉên tục.

Hải Duy bước lại bên bạn, thấy dưới chân bạn vương vãi đầy mẩu thuốc, anh ân cần:

Mày hút thuốc nhiều quá đấy Hoàng, không tốt đâu.

– Hút thuốc không giải quyết được vấn đề, không làm mày hết buồn đâu. Có gì nói ra đi đã ta chia sẽ với mày.

Đăng Hoàng vẫn ngồi bất Động. Hải Duy nhìn vào mặt bạn, anh sững sờ khi biết Đăng Hoàng đang lặng lẽ khóc, những giọt nước mắt lăn dài trên má anh.

Biết bạn mình đang có nỗi khổ tâm không thể nói được, Hải Duy tôn trọng phút giây riêng tư của bạn. Anh đập nhẹ lên vai bạn mấy cái như vỗ về rồi quay người xuống nhà.

Đã ba ngày trôi qua, Đăng Hoàng không nói gì với Hải Duy, nhưng anh bỗng trở nên lầm lì ít nói.

Về đến nhà là Đăng Hoàng như con ốc co mình vào vỏ, mặc cho Hải Duy nói thế nào cũng không chịu thố lộ.

Chiều nay, Đăng Hoàng hẹn Hải Duy ra quán cà phê, nơi hai người vẫn hay lui tới.

Hải Duy vào quán đã thấy Đăng Hoàng ngồi đó tự bao giờ, ly cà phê đã vơi hơn nửa.

Kéo ghếngồi bên bạn, Hải Duy cằn nhằn:

– Mày không chờ tao đi cùng mà ra đây ngồi vậy.

– Mày ngồi đi, táo có chuyện muốn nói.

– Cũng phải cho tao gọi nước đã chứ. Mày Kêu nước xong, Hải Duy nhìn bạn:

– Rồi, mày muốn gì nói đi.

Rít một hơi thuốc dài, Đăng Hoàng quăng mẩu thuốc xuống đất, trầm giọng:

– Mày có cho bà ta địa chỉ mình ở không?

Nhìn nét mặt hình sự của bạn, Hải Duy khẽ lo lắng, nhưng anh tin bà Ly sẽ giữ lời nên làm mặt tỉnh.

– Không. Mà sao mày hỏi tao như vậy?

– Tao chỉ hỏi cho biết thôi.

– Mày nghi ngờ tao à?

Đăng Hoàng gật đầu:

– Tao sợ tính mày vô tâm, thấy bà năn nỉ Hải Duy cau mày không bằng lòng:

– Dù gì bác cũng là mẹ của mày, mày đừng gọi như thế.

Đăng Hoàng không đếm xỉa đến lời bạn, thản nhiên:

– Ngày mai tao dọn nhà, mày có đi cùng tao không?

Hải Duy giật mình:

– Sao lại dọn nhà Đang ở chỗ này quen rồi. - Hải Duy ra vẽ giận dỗi - Mày vẫn không tin tao chứ gì?

– Tao tin mày như bao năm nay vậy.

– Tin sao lại đòi dọn đi?

– Tao cô linh cảm, bà ta sẽ tìm đến, dọn đi trước là hơn.

– Mày định đi đâu? Có chỗ nào chưa?

Đăng Hoàng gật đầu:

– Rồi. Tao vừa tìm được một căn nhà cho thuê, có điều hơi xa công ty. Mà mày có đi không?

Hải Duy cầm điếu thuốc đưa lên môi, hỏi lại:

– Vậy ra ba ngày nay mày về trễ là vì việc này?

– Đúng thế. Nhưng mày chưa trả lời câu hỏi của tao.

– Dĩ nhiên là theo mày rồi. Ở mỗi thằng một nơi, buồn lắm, chưa kể là phải gồng một mình tiền nhà.

– Tốt lắm! Cảm ơn mày.

Hải Duy nhún vai, anh châm thuốc xong, chậm rãi:

– Hoàng này!

– Gì?

Hải Duy thận trọng và cân nhắc thật kỹ rồi ngập ngừng:

– Mày có coi tao là bạn thân không?

– Sao mày hỏi vậy? Có cần tao phải nói ra không?

– Cần, nếu không tao sẽ không hỏi.

Đăng Hoàng trầm ngâm rồi nhìn bạn.

– Tao vẫn nhớ ngày tao từ giã gia đình, xa Hà Nội vào Sài Gòn, chần ước chân ráo, mày đã giúp đỡ tao rất nhiều. Có thể nói tao chẳng có ai thân thích ngoài mày.

Hải Duy gật đầu nhưng vẫn dè dặt:

– Tao muốn hỏi mày chuyện này ...

Đăng Hoàng khẽ cựa mình, anh hơi quay người về phía bạn, hỏi lại:

– Có phải chuyện tao và bà ta?

– Mày không được gọi mẹ mày bằng hai tiếng đó - Hải Duy không vui - Mày có thể kể cho tao nghe rõ ràng được chứ?

Đăng Hoàng trầm tư rất lâu. Anh mồi điếu thuốc cho mình, nét mặt đăm chiêu lắm, có vẻ như đang phân vân có nên kể hay không?

Đặt tay lên vai bạn, Hải Duy cất tiếng chân tình:

– Tao chỉ muốn biết để chia sẽ với mày thôi. Mày không nói có nghĩa là mày không dám nhìn nhận sự thật, mày đang muốn chạy trốn nó.

– Sự thật gì chứ?

– Đó là bác Ly, mẹ của mày chưa chết như mày đã nói, mẹ mày vẫn còn sống.

Đăng Hoàng lạnh tanh:

– Với tao, bà ta đã chết rồi, chết lâu lắm rồi.

– Chu choà! Rủa mẹ là tội đại bất hiếu đó. Cho dù bác có làm gì đi nữa cũng là người sinh ra mày, mày vẫn phải gọi là mẹ.

Đăng Hoàng cười nhạt:

– Tao không có người mẹ như vậy.

– Mày cứng đầu và bướng bỉnh quá đấy. Không có mẹ thì mày từ đất chui ra à?

Rồi Hải Duy hạ giọng:

– Hãy cho tao biết, giữa hai mẹ con mày đã có chuyện gì đi, tao sẽ coi có cách nào hàn gắn cho mày và bác không?

Đăng Hoàng cau có:

– Sao mày quan tâm đến bà ta vậy?

– Vì tao là bạn của mày. Nhìn cảnh bác đau khổ khóc lóc khi mày bỏ chạy, tao không chịu nỗi.

– Mày tội nghiệp cho bà ta à?

Hải Duy gật đầu:

Đúng! Nhìn bác, tao nhớ đến mẹ tao dưới quê lắm - Rồi anh tha thiết - Tụi mình đều là dân xa nhà, xa cha mẹ. Tao biết mày đối xử như vậy với mẹ mày là có nỗi khổ tâm riêng.

– Đúng mày đã biết như vậy sao còn gạn hỏi?

– Nhưng tao không chấp nhận cách cư xử của mày. Tàn nhẫn và đáng lên án.

Búng mẫu thuốc xuống đất, Đăng Hoàng trầm giọng:

– Được, tao sẽ kể cho mày nghe để mày thấy giữa tao và bà ta, ai tội nghiệp hơn ai.

Giọng Đăng Hoàng như chùng xuống, trầm ấm và đau khổ, dần dần đưa Hải Duy ngược về quá khứ của anh ...

Đăng Hoàng sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả ngay tại phố Huế, Hà Nội.

Anh lớn lên trong vòng tay yêu thương đùm bọc của bà nội và bên một người cha lúc nào cũng say sưa rượu Chè.

Tuổi thơ của Đăng Hoàng không hạnh phúc như bao đứa trẻ khác, chỉ vì anh không có mẹ. Khi còn bé, Đăng Hoàng vẫn nghĩ rằng mẹ anh đã qua đời khi anh mới chào đời.

Nhưng khi lớn lên, Đăng Hoàng vẫn có một cảm giác là mẹ mình vẫn còn sống. Trong ký ức của anh vẫn ghi nhớ về những kỷ niệm, những năm tháng anh được mẹ ẵm bồng chăm sóc, dù đã bao lần anh gạn hỏi cha mình về mẹ, nhưng anh chỉ nhận được cái lắc đầu buồn bã từ cha, còn bà nội anh thì khẳng định là mẹ anh đã chết.

Đăng Hoàng ngừng nói, anh châm điếu thuốc khác cho mình. Hải Duy nhận thấy tay bạn hơi run run. Anh cầm quẹt lên và bật ga cho Đăng Hoàng và hỏi:

– Sao bà nội mày lại nói vậy với mày?

– Tao cũng không biết. Lúc đó tao còn quá nhỏ để nhận thức, mà chỉ mơ hồ thôi.

– Rồi sao nữa hả Hoàng?

– Năm tháng cứ dần trôi, tao đi học như bao đứa trẻ khác, hồn nhiên, vô tư vui đùa trong lứa tuổi học trò. Cho đến năm tao vào lớp mười, tao có yêu một cô bạn cùng lớp.

Hải Duy sửng sốt:

– Mày yêu khi mới mười lăm tuổi?

– Nói là yêu thì chưa phải, chỉ là sự rung động đầu đời mà thôi. Cô gái đó tên Bảo Hà.

– Nhưng chuyện mày và Hà thì có liên quan gì đến mẹ mày?

– Mày cứ bình tĩnh, liên quan thì tao mới kể chứ.

– Thôi được, rồi sao nữa?

– Nhà tao cách nhà Hà một dãy phố, nên tao thường đến nhà Hà để cùng học.

Lúc đầu, bố mẹ Hà rất quý mến tao và có ý cho hai đứa tao quen nhau:

Nghe bạn nói dông dài, Hải Duy sốt ruột lắm nên cắt ngang:

– Mày vào vấn đề chính đi.

– Tao sắp kể đây - Đăng Hoàng nhìn bạn – Một bữa nọ, nhà Hà hỏi tao về gia cảnh, tao vô tình nên thật thà kể hết cho mẹ Hà nghe. Mày có biết chuyện gì xảy ra không?

Hải Dyy lắc đầu, nhìn bạn.

Đăng Hoàng rít liền mấy hơi thuốc,mặt căng thẳng lắm, giọng anh khàn hẳn đi vì khích động.

– Ngày hôm sau khi tao đến nhà Hà, thì mẹ Hà đã ngồi sẵn trong phòng khách. Tao vừa bước chân vào chưa kịp chào hỏi thì mẹ Hà đã chỉ thẳng vào mặt tao, cấm không cho tao quen với Hà, và không muốn thấy tao bước chân vào căn nhà này nữa.

Hải Duy ngạc nhiên:

– Tại sao lại cấm mày?

Đăng Hoàng nhếch mép cười cay đắng xen chút chua chát:

– Tạo có hỏi nguyên nhân, mẹ Hà bảo vì mẹ tao bỏ chồng, bỏ con để theo trai. Bác ấy không muốn con gái mình lấy con của một người đàn bà trắc nết, lăng loàn đó làm chồng. Tình yêu đầu đời của tao chết theo những lời mạt sát nặng nề của mẹ Hà.

Hải Duy sững sờ, lắp bắp:

– Có đúng vậy không ... Hoàng?

Đăng Hoàng gật đầu, mắt hơi ươn ướt:

– Tao về nhà hỏi bà nội. Lúc đầu, bà tao cố giấu, nhưng thấy tao khóc lóc mãi, bà tao đành nói thật và kể cho tao nghe mọi chuyện. Mẹ tao đã bỏ tao, bỏ ba tao bỏ lại tất cả để chạy theo người tình cũ.

Sự thật quá bất ngờ ngoài suy đoán của Hải Duy. Anh nhìn bạn thật lâu như muốn cảm thông cùng bạn, rồi nói:

– Như thế thì mẹ mày thật có lỗi. Nhưng mày làm vậy có thấy quá đáng không?

Đăng Hoàng lạnh lùng:

– Quá đáng à? Có bằng những gì bà gây ra mà tao phải gánh chịu không?

– Mày nói vậy là sao. Việc gì mày phải gánh chịu chữ?

– Sau đó bạn bè trong lớp biết tao có người mẹ như vậy, chúng nó dần dần lánh tao, và tao trở nên cô lập.

Đăng Hoàng lại cười nhạt, cao giọng:

– Không có bạn bè, tao chúi đầu vào sách vở và thế là trở thành học sinh giỏi nhất khối.

– Vì sao mày vào Sài Gòn học đại học? Có phải mày muốn quên đi hiện tại đó hay muốn tìm kiếm mẹ?

– Cả hai thì đúng hơn. Khi tao đang học lớp mườí hai thì có một người quen cho hay có gặp mẹ tao trong Sài Gòn. Thế là tạo quyết định vào Sài Gòn để học và để tìm mẹ tao.

– Tao hỏi thật mày, lúc đó mày nghĩ về mẹ mình thế nào?

– Lúc đó tao cũng đủ lớn để nhận thức, trong tao vẫn luôn yêu thương mẹ, tao muốn tìm gặp mẹ để nghe một lời giải thích tại sao mẹ tao nỡ bỏ tao và ba tao.

– Nếu đã nghĩ vậy, thì sao khi gặp mẹ mày, mày lại oán hận bác đến thế?

Đưa tay gặt nước mắt, Đăng Hoàng bùi ngùi:

– Những ngày vào Sài Gòn, tao phải nai lưng ra lăn lộn với đời để kiếm tiền mà sống và học, và để tìm mẹ.

Hải Duy gật đầu:

– Tao cũng như mày, có khác gì đâu?

– Khác chứ. Mày chỉ lo kiếm sống để học, mày còn cả một gia đình hạnh phúc dưới quê lúc nào cũng rộng mở chào đón mày. Còn tao có ai?

Chi có mỗi tấm hình của mẹ tao được cắt ra từ một tờ báo, bà chụp trong một buổi làm từ thiện ở trại trẽ mồ côi.

Giọng Đăng Hoàng chùng xuống nghe thật bi ai, não nề. Anh nhìn bạn:

– Cho đến một ngày, tao tình cờ bắt gặp mẹ mình sánh vai với một người đàn ông bước vào nhà hàng nơi tao đang làm bồi bàn.

Hải Duy xót nhìn bạn, anh hiểu tâm trạng của Đăng Hoàng khi gặp mẹ mình trong hoàn cảnh đó.

Đăng Hoàng nghiến răng:

– Tao không bao giờ quên được cảnh tượng đó nhìn mẹ mình lả lơi, tươi cười với mọi người đàn ông, kêu toàn những món ăn mắc tiền, giàu sang sung sướng trên nhung lụa.

– ...

– Bà thừa mứa tiền bạc làm từ thiện để được lên báo, và trong khi bà hào phóng phân phát tiền bạc cho trẻ mồ côi, thì tao đây, con trai của bà phải lăn lộn ngoài đời, bị thiên hạ sai bảo, chửi mắng để nhận những đồng tiền còm cõi. Mày thấy có chua xót không?

– Vì vậy mày oán hận bác?

Đăng Hoàng.gật đầu.

Hải Duy cũng lặng thinh bên bạn.

Còn một điều mà Đăng Hoàng không kể cho Hải Duy nghe. Đó là chuyện anh không kiềm chế được nổi tức giận đã bước tới trước mặt mẹ mình và nặng lời mạt sát bà.

Sau khi tuôn ra những ấm ức, tủi nhục mà anh chất chứa trong lòng, Đăng Hoàng bỏ đi ngay mà không nghe một lời nào từ mẹ mình.

– Mày còn cho tao là quá đáng hay không?

Hải Duy không đáp lời bạn, mặc dù anh không đồng ý với thái độ của Đăng Hoàng nhưng anh thông cảm nỗi oán giận của bạn vì lỗi này do mẹ Đăng Hoàng gây ra.

Hải Duy cũng biết không thể khuyên nhủ hay nói gì với Đăng Hoàng ngay bây giờ. Vươn vai, Hải Duy lẳng chuyện:

– Về chưa? Mày định mai dọn đi thật à?

– Ờ, tao đã đặt cọc tiền nhà rồi, còn chị Hiền chủ nhà, tao cũng nói luôn rồi.

Đăng Hoàng kêu tính tiền, xong xuôi anh đứng đậy:

– Còn chưa về à?

Hải Duy chợt buột miệng:

– Mày về trước đi, tao ngồi lại rồi về sau.

Đăng Hoàng ngạc nhiên:

– Sao khi nãy mày đòi về? Đúng là hâm! Tao về đầy.

Đăng Hoàng đi rồi, Hải Duy móc điện thoại ra định gọi cho bà Ly để báo tin Đăng Hoàng dọn nhà, nhưng rồi anh lại lưỡng lự.

Hải Duy không biết nên nhìn bà Ly đáng thương hay đáng trách khi chính bà đã đẩy Đăng Hoàng vào hoàn cảnh này.

Hải Duy cất điện thoại vào túi, anh quyết định không dây ào chuyện này.

Đêm đã khuya rồi, Công Hoan uống vẫn còn ngồi uống rượu một mình trên sân thượng. Chai Whisky đã vơi quá nửa, dưới đất đầy những mẩu thuốc.

Lấy điện thoại cầm tay, Công Hoan đang coi lại những hình ảnh của Nhã Uyên mà anh quay được.

Nhìn Nhã Uyên tươi cười trong điện thoại, Công Hoan tưởng tượng cô đang cười với mình.

Men rượu ngấm vào cơ thể, làm cho Công Hoan nhớ Uyên da diết. Anh cương quyết phải chinh phục Nhã Uyên bằng mọi cách. Phải làm sao cho cô thuộc về mình cho dù có phải giỡ thủ đoạn anh cũng sẵn sàng.

Đưa chiếc điện thoại lên môi, Công Hoan nghiến răng lẩm bẩm:

“Rồi em sẽ thuộc về anh. Hãy chờ đấy, con ngưa chứng của anh!”.

Công Hoan cũng thấy mình thật lạ. Bao nhiêu cô gái đẹp vây quanh anh, sẵn sàng dâng hiến cho anh tất cả, vậy mà anh chẳng chút mảy may rung động. Để rồi lại bị một cô bé miệng còn búng ra sữa hớp hồn đến si dại.

Tình yêu quả là một điều khó lý giải.