Tôi làm cho một tuần báo. Mỗi tuần bắt buộc phải viết một truyện ngắn. Tuần này, chỉ còn lại hai hôm nữa phải nộp truyện mà nặn óc mãi chưa ra một câu nào... -Cái gì thế ?-Bẩm ông có thư.Thấy nét mặt tôi cau có, anh đầy tớ sợ để vội phong thư trên bàn, lủi mất. Tôi đặt phịch các bút xuống bàn, bóc thư xem."Anh T.Tôi sắp chết. Tôi chết đến nơi rồi. Anh về mau. Tôi có một truyện ngắn tặng anh, truyện về tôi, rất quan hệ, rất... Biềng"Lạ quá! Bức thư viết dở. Nét chữ ký và chữ đề phong bì cũng một thứ, nhưng khác hẳn chữ trong thư. tất cả việc chẳn lành xảy ra, xảy ra một cách đường đột, nhanh chóng... Ta hãy về xem.-Nhỏ!... Trông nhà. Tôi đi, không biết chừng thường mai mới về. Vậy đừng làm cơm chiều nay nhé.Tôi chụp cái mũ lên đầu, vác cặp ra đi. Vứa đến cửa nhà Biềng, tôi đã đoán biết hết.Giữa nhà, một bức rèm trắng. tên bàn một bộ thất sự, đỉnh trầm khói toa? nghi ngút. Mấy đứa trẻ áo sô, khăn trắng xổ mối.Tôi chưa kịp hỏi thì người vợ goá khốn nạn đã sụt sùi, khóc lóc, kể lể:-Thưa ông, nhà ôi mất rồi. Mất một cách đường đột quá, ông ạ. Nhà tôi vừa gọi tôi lấy giấy bút biên thư cho ông. Nửa chừng bỗng nhà tôi buông rơi cán bút kêu thất thanh: "trời ơ! Thần Liễu Đông đến kia rồi! Tôi chết mất!" Vừa nói xong câu:"Tôi chết mất", nhà tôi ngã vật xuống giường lịm đi, gọi mãi không tỉnh. Rồi cứ thế nhà tôi không tỉnh lại nữa."-Bác trai có dặn gì tôi không ?-Thưa không... À mà có, có để lại cho ông cuốn truyện.Nói đoạn, vợ Biềng đi lại ngăn kéo, lấy ra một cuốn giấy giấy ngoài bọc, dán cẩn thận và đề địa chỉ của tôi. Ý chừng anh định gửi lên cho tôi từ trước.Chiều hôm ấy cất đám. Tôi đưa anh Biềng ra đồng và sáng hôm sau, tôi trở về với tập truyện ngắn của anh. Lời văn tuy không được chải chuốt, lắm chỗ kể hãy còn lô thôi vụng về, song những việc đã xảy ra trong truyện toàn là sự thực. Người làng Bối Khê và Hạ Am, quê hương anh, nhất là anh ĐÀo Trọng Rậu hiện đương dạy học ở Hải Phòng, đã được mục kích từ đầu chí cuối tuy không nhập bọn. Tôi xin chép nguyên văn dưới đây:Một hôm cũng là ngẫu nhiên, nhân dịp ra chơi Hải Phòng, tôi tạt vào thăm cố Thi, người làng Bối Khê cách làng tôi ba cây số.Nhà tôi vốn có dòng đạo gốc nên thấy tôi quen biết cố từ ngày cố còn là thầy dòng. Cố năng đến chơi thày tôi để đàm luận về chúa và đạo chúa. Vì thế mà tôi được biết cố từ ngày tôi còn nhỏ. Cố yêu tôi lắm, thường vẫn cho tôi những lọ kẹo và ảnh các Thánh.Năm thầy tôi mất, ông thấy dòng trẻ tuổi đã lên chức cố và hầu việc Chúa, cai quản cả một xứ Đông Lôi.Mỗi lần tôi cùng mẹ tôi đến lễ nhà thờ, cố xoa đầu tôi và ban cho tôi bánh thánh.Bẵng đi một thời không thấy cố đâu, rồi đêm Noel năm ngoái, tôi gặp cố ở nhà thờ Đông Lôi. Thấy tôi chào, cố nhận ra ngay, vui mừng hỏi han và khuyên tôi giữ cho ngoan đạo như thầy tôi khi xưa.Lễ cầu nguyện xong. Lúc tôi sắp ra về, cố đi lại chỗ tôi ngồi, ân cần hỏi han lần nữa và dặn tôi khi nào ra Hải Phòng, đến phố nhà thờ vào chơi nhà cố, vì hiện giờ cố đổi ra đấy giúp Đức Cha, hầu việc Chúa. Hình như cố chú ý săn sóc đến tôi lắm. Hay cố thấy tôi sắp thành một con chiên ghẻ lở mà muốn cứu vớt linh hồn tôi ? hay cố cho tôi trung thành với Chúa và đem lòng yêu mến tôi ?Vì muốn đáp lại cảm tình ấy, nên nhân dịp ra Hải Phòng, tôi tạt vào thăm cố. Vừa trông thấy tôi, cố lộ hẳn vẻ sương sướng, hớn hở như cha gặp con sau một thời gian xa vắng khá dài. Cố đặt hai bàn tay mập mạp lên vai tôi và chúc:"Chúa ban phước tốt lành cho con". Rồi cầm tay kéo tôi ngồi xuống ghế đối diện với ghế cố. Đoạn cố gọi người nhà đem rượu lễ ra mời tôi uống.Cố vui vẻ nói luôn. Hết chuyện đạo đén chuyện làm ăn. Tôi chỉ việc uống rượu thánh ngồi nghe cố kể, ngaon ngoãn như một con chiên tốt lành.Nhưng chuyện kể mãi rồi cũng có lúc cạn. hình như không muốn có cái yên lặng nó có thể làm cho cuộc thù tiếp kém vẻ mặn mà, thân mật, cố kể đến những chuyện đâu đâu. Rồi chẳng liên lạc gì với chuyện trước, tự nhiên cố kể đến chuyện tìm vàng, chuyện khách để của, đến cách dã man của họ: bắt một người đàn ông hoắc đàn bà, con gái, gắn chặt mồm bằng cánh kiến, đem chôn sống dưới hầm để làm thần giữ của.Nhân câu chuyện ấy, cố kể sang chuyện nhà cố. Cố nói:"Trước cửa nhà tôi, cách cái ao, có thửa đất rộng ước chừng ba sào. thửa đất ấy khi xưa là của hai vợ chồng xã Đởm, không biết xã Đởm hay khán Đởm, lâu ngày tôi quên mất. Hình như khán Đởm thì phải. Hai người lấy nhau đã lâu lắm rồi mà chẳng có con cái gì cả.Thấy nói ba, bốn chủ trước cùng không con, hắn sợ tuyệt tự, bèn đem nhà đất bán lại cho cụ tôi. Cụ tôi phá đi, san phẳng làm vườn trồng chè.Lúc cụ tôi sắp mất, cho gọi tôi đến gần giường tối trăng. Vì thế mà tôi biết: hai mươi năm về trước. Là tính từ khi tôi còn nhỏ dại đến lúc ấy, chứ đến bây giờ thì gấp đôi, bốn mươi năm, hơn bốn mươi năm rồi.Vào khoảng giữa tháng sáu, trời làm mưa lụt tràn ngập cả vườn. Sợ ủng gốc chè, cụ cho tôi xẻ rãnh tháo nước ra cả cánh đồng.Một hôm người nhà vào trình cụ tôi có tấm bia nổi lên ở góc vườn. Cụ tôi ra xem thì thấy đầu bia nhô lên khỏi mặt đất, với mấy chữ triện "Mã Viên đệ tam thê" khắc nổi. Cụ định khi nào nước cạn, đất khô, sẽ cho đào lên xem. Nhưng mưa vẫn rả rích và cụ tôi mãi hầu việc Chúa, quên bẵng đi mất.Mãi năm sau, một đêm, đi đâu về, cụ tôi thấy đàn vịt vàng chạy về phái vườn rồi biến mất. Sực nhớ tới tấm bia, sáng hôm sau, cụ tôi cho tìm kiếm, đào mấy chỗ cũng không thấy.Từ đấy thỉnh thoảng cụ tôi lại gặp đàn vịt vàng. Cụ tôi để ý đến tấm bia, cho là khách để của và dăn tôi nên tìm kiếm cho lấy được, chắc chắn thế nào cũng có vàng ở nội trong cái vườn ấy."Tôi tò mò hỏi cố:-Thưa cha, thế cha đã cho tìm kiếm cái bia chưa?Cố tủm tỉm cười:-Cụ già tôi lẫn, nghĩ quẩn ra thế, chứ của với cải gì ở đấy... Vả lại biết đích cái bia ở chỗ nào mà đào. Chả lẽ đào khắp vườn à?-Cha thử cho đào xem. Biết đâu lại không có. Con thấy nhiều chỗ đẻ của cùng một dấu tích để lại làm đích cho con cháu nhà có của chôn để tìm.-Với lại cũng vô lý. Mã Viện sang ta từ đời tám hoánh nào. Khi ấy vùng ta ở còn là bể cả, lấy đâu ra đất mà để của.Đồng hồ quả lắc trên lò sưởi, điểm thong thả mười hai tiếng. Tôi vội đứng dậy cáo từ. Cố ân cần giữ tôi lại ăn cơm.-Thưa cha, con có việc cần phải về ngay. Cha cho phép để khi khác.Ra bến ô tô, ngồi trên xe, về tới nhà, lúc nào tôi cũng nghĩ đến tấm bia, đến mấy chữ "Mã Việ đệ tam thê", đến cái vườn để của. Rồi hàng thánh, lúc đi, lúc ngồi, lúc nằm chẳng lúc nào là nó không lởn vở trong óc tôi. Tôi đã đem lẽ ông của cố ra suy xét: "Ừ mà cố nói phải. Vùng ta toàn là đât phù sa, bể mới bồ được vài trăm năm nay. Mã Viện sang ta đã hàng nghìn năm, từ đời cổ sơ nào".Một ý nghĩ khác, ý nghĩ của tôi, phản lại:"Mấy chữ Mã Viên tam thê" có thể là một dòng chữ ghi trong gia phả làm dấu tích. Có thể lắm".Có thể lắm. Câu ấy tôi nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần. Cái bia không mấy lúc rời khỏi óc mơ tưởng của tôi.Một đêm tôi nằm mê. Tôi cùng vài người bạn hì hục đào, mỗi người đào một chỗ... Bỗng nhát mai của tôi vấp xuống đánh cạch một cái. Tôi đào sang hai cạnh. Đầu bia nhô lên. Tôi vui mừng hò reo:"Ha! Ha! Các anh ơi! bia đây rồi!" Mọi người chạy lại, xúm vào, cắm đầu cắm cổ đào... Cái bia đã hiên nguyên hình toàn thể. Chúng tôi khiêng lên vứt đánh huỵch xuống đất, lấy nước rửa sạch. Một bản chữ nho khắc rõ ràng trên mặt bia. Một anh biết chữ, đọc.Chúng tôi quên cả mệt, cứ lời trong bản khắc, đào theo kiểu chữ "chi". Chếch sang bên trái hai thước ta rồi trở về bên phải, cách xa bia năm thước... Cạch một cái nữa. Tôi sung sướng, kêu lên: "vàng đây rồi!" Tôi lật tảng đá vuông có chữ "Mã" khắc nổi.Một cái hầm sâu hoắm. Miệng hầm xây cẩn thận. Chúng tôi ra công tàn phá. Hết hòn gạch nọ đến hòn gạch kia ném ra hai bên. Năm cái chum gạch sành, miệng gắn "xi măng". Gắn "xi măng"! Thời ấy làm gì có "xi măng". Tất các anh bẻ lại. Nhưng các anh tính, mê thì còn có cái gì là vô lý. Chúng tôi đập miệng chum ra. Tôi thọc tay xuống xúc lên. Đầy hai bàn tay toàn vàng, vàng điệp, vàng cốm, vàng thoi, vàng xanh, vàng đỏ, loé cả mắt. Thật những người được số độc đắc vị tất đã sung sướng bằng tôi lúc ấy.Rồi thỉnh thoảng lại có đêm nằm mê. Và giấc mê nào cũng do tự cái bia, tuy mỗi lần một khác.Ban ngày, động lúc nào rỗi, ngồi một mình là tôi lại nghĩ đến tấm bia, đến của cải chôn dưới ấy. Óc mộng tưởng tôi xây dựng thành những lâu đài lộng lẫy trong khu vườn bao la rậm rạp như rừng. Các thứ cây lá, các thứ chim sơn ca, những hồ sen, nước trong vắt, in hình những thiếu nữ đẹp như mộng, đến ngoạn cảnh. Không một thứ gì quý, đẹp mà không có trong mộng tưởng xây đắp quanh tấm bia thần bí. Như thế kể cũng thú, nhưng mà tôi đã thơ thẩn, bỏ cả công cả việc vì nó, và nếu cứ thế mãi, tôi sẽ thành điên hay lẩn thẩn mất.Một hôm, trong mộng vàng, tôi chợt nhớ tới Kim, một người bạn làm ở Hà Nội, trong một xưởng máy. Kim khi trước đã cùng ông Vĩnh đi tìm vàng ở tận giáp Lào. Hình như anh có cả máy thử vàng.Không ngần ngại, tôi xếp hành lý đi ngay. Đến nơi vào khoảng mười hai giờ trưa. Hai vợ chồng và con cái đương ăn cơm, vội buông đũa bát xuống, chào.Kim mừng rỡ:-Ấy kìa! Anh Biềng! LÊn chơi hay có việc gì thế.Tôi chưa muốn nói rõ ý định, trả lời thoái thác:-Tôi lên mua vài thức cần dùng.-Cơm chưa? Ngồi đây ăn cơm với chúng tôi một thể. Chỗ anh em ấy cả mà.Vợ nhìn chồng tỏ ý không bằng lòng, lẩm bẩm trong mồm:-Cơm nước có gì, mà... Kim ngắt lời:-Có thể để mua thêm giò, chả, sà síu, nữa chứ.Rồi quay ra vui cười nói với tôi:-Sà síu đất hà Thành ngon lắm cơ, anh ạ.Tôi đặt vali xuống ghế và nói:-Cám ơn anh chị. Tôi ăn cơm rồi mới đi. Trên xe lại điểm tâm thêm chiếc bánh tây với "ba tê", vẫn còn no lắm. Để chiều nay sẽ quấy quả anh chị. Bây giờ thì hãy xin anh chị bảo người nhà cho thau nước rủa mặt. Đi đường bụi lắm.Chồng nhìn vợ, vợ nhìn chồng. hai người cùng nhìn nhau tủm tỉm cười. Chồng động đậy sắp đứng lên. Vợ đứng lên trước, đi ra sân và quay lại nói chữa thẹn:-Nhà có thằng nhỏ lại ốm, xin về... Chồng tiếp luôn:-Thành thử việc gì cũng phải sai năm ngón.Vợ vui cười:-Lấy nhau thì phải sai mười ngón chứ lỵ.Tôi vội vàng đi theo, vừa đi, vừa nói:-Ấy chế, chị để tôi.Chồng giơ tay ra hiệu cản lại:- Được! Anh cứ để mắc nhà tôi. Chúng tôi làm lấy đã quen.Tôi nói đùa:-Thế là anh chị làm hộ tôi chứ có phải làm lấy gì đâu.Ăn xong, Kim cầm thau ra bể rửa mặt rồi trở vào lấy thanh tre trong ngăn kéo, ghé răng tước lấy một ít làm tăm xỉa. Đoạn anh ngồi đối diện với tôi, vừa rót nước vào hai chén, vừa hỏi thăm:-Thế nào? Tiên sinh làm ăn độ này có khá không? Lúa vẫn mọc đều, trâu vẫn ăn cỏ đấy chứ?Tôi cười nhạt:-Nông gia thì lúc nào cũng vậy, cứ như thường, như thường. Còn anh?Kim trả lời, miệng vẫn ngậm tăm:-Tôi thì bận lắm, vất vả chứ chả được nhàn như anh.-Anh tính, nhàn cư vi bất thiện chứ hay hớm gì. Tôi chỉ mong được bận như anh.Những mẩu chuyện lặt vặt vô vị kéo dài. Một lần tôi đã định ngỏ lời rồi rụt rè lại thôi, nghĩ bụng: "Để đến chiều uống vài chén rượu nóng mặt rồi hãy nói cho dễ dàng". Sau cùng không thể nhịn được, tôi bèn đem chuyện cái bia ra kể vừa kể vừa đăm đăm nhìn Kim, chỉ sợ Kim chế giễu.Thấy Kim chăm chú nghe, thỉnh thoảng thêm một câu tỏ ra câu chuyện can hệ, tôi bạo dạn, kể một mạch lưu loát chứ không ngượng ngập như lúc đầu nữa. Tôi đem cả ý tưởng cố Thi lẫn ý tưởng của tôi ra bàn.Kim gật gù:-Anh nghĩ phải, có thể lắm.Tôi vui mừng:-Anh cũng nghĩ thế?-Vâng, chắc là thế. Có thể lắm. nay tôi vứa được nghỉ một tuần lễ vì nhà máy còn sửa chữa. Hôm nay bắt đầu là ngày nghỉ. vậy mai tôi sẽ cùng về với anh. Cúng ta sẽ thực hành công việc tìm vàng.Tôi hớn hở:-Chà! Được thế thì còn nói gì nữa. tôi cũng định lên rủ anh... Hình như ngày xưa anh có cái máy thử chỗ có vàng thì phải.-Chả cần. Tôi đã có cách thuốn rất công hiệu. Tôi lại có sẵn đạo bùa hộ thân xin được của một thầy phù thuỷ rất cao tay. Tôi đã mang nó theo khi tôi đi tìm vàng với ông Vĩnh vào những nơi ma thiêng có tiếng. Đạo bùa rất thần hiệu.Sáng sớm hôm sau, chúng tôi về... Đến nhà, tôi cho người mời lý Rũng, anh con bác tôi sang, cùng đi nhân thể. Vì lý Rũng với lý Uông làng Bói Khê thân nhau lắm, mà công việc phải có Uông vào nữa mới trôi chảy.Đi qua nhà cố Thi, một khu rộng rãi, cây cối um tùm như cái trại. Tôi để ý tìm thửa vườn ngay cạnh cái ao và ngạc nhiên hỏi lý Rũng:-Này bác, cái vườn chè đâu?Lý Rũng cũng ngạc nhiên trả lời:-Làm gì có vườn chè?-Vườn chè của cố Thi liền cạnh cái ao, chỗ có tấm bia ấy mà!-"À, thế thì đây", vừa nói Rũng vừa chỉ tay ra thửa ruộng khô mới gặt, hãy còn gốc ra... "Phải, trước nó là vườn chè. Từ ngày cố đi vắng xa, giao cho cháu là chánh hội trông nom. Hắn lấy cớ chè cỗi quá, bèn chặt đi, lập thành vườn trồng thuốc và cấy lúa nếp."Chúng tôi đi thẳng đến nhà lý Uông. Anh em bàn bạc hồi lâu, lý Uông bằng lòng giúp một tay. Lúc trở về nhà cố Thi... bỗng một người đàn ông ăn vận quần áo cộc nâu từ mạn đê xuống, đi trên con đường ngang qua con đường chúng tôi đang đi, rẽ về phía vườn rồi... biến mất. Chắc các anh không tin là ma. Tôi cũng vậy. Nhưng mà lạ lắm các anh ạ. Nếu một mình tôi trông thấy thì còn có thể cho là quáng mắt, trông lầm. Đằng này cả ba chúng tôi cùng trông thấy rõ ràng. Lúc ấy vào độ bốn, năm giờ chiều, còn sáng sủa hẳn hoi. Thửa vườn cách nhà cố bởi cái ao. Cổng nhà cố lại ở phía bên kia và luỹ tre bao bọc dầy khít không một con gà chui lọt. Một điều lạ nữa là ba hôm liền. Chúng tôi cùng thấy người đàn ông bí mật ấy ở mạn đê đi xuống và cùng rẽ vào thửa vườn biến mất.Đã một lần, tôi ngỏ lời với Kim:-Muốn ma thật anh ạ.-Thần giữ của đấy. Nhưng không sợ, chúng ta đã có đạo bùa hộ thân.Anh nói và nét mặt anh điềm tĩnh, khiến tôi và cả bọn cùng vững dạ.Người hay ma, hãy gác bỏ nó đấy mà kể đến cuộc hành động của chúng tôi đã.Tối hôm ấy chúng tôi bắt đầu khởi sự. mỗi người cầm một thanh sắt dài hơn thước tây và tròn như chiếc đũa, một đầu đánh nhọn như chiếc dùi.Trời tối đen kịt, lại điểm thêm mưa phùn. Gió bấc thổi từng cơn lạnh giá buốt thịt. Vì độ ấy vào khoảng đầu tháng chạp. Chúng tôi đã mặc nhiều áo và khoác áo tơi len ra ngoài, kéo cổ áo trùm kín mặt mà vẫn còn rét run cầm cập.Không biết có phải vì một mùi tanh tanh phảng phất theo luồng gió hắt vào mũi hay nghĩ đến người bí mật lúc ban chiều mà tôi cảm thấy ghê rợn như sắp tới một bãi chiến trường, sau một ngày hỗn chiến.Đương sẵn cái cảm giác ghê rợn ấy thì ngay trước mặt tôi, về phía vườn, bỗng loè một tia sáng rực, sáng xanh như ánh sáng ngọn đèn "măng xông". Không ai bảo ai, chúng tôi cùng dừng bước một loạt như một cái máy hãm. Xem chừng anh nào cũng muốn thoái, tuy không nói ra.-Nó chỉ doa. nạt để cánh mình bỏ dở công việc đấy thôi. Đã có đạo bùa tối linh, chẳng can chi mà sợ. Các anh cứ theo tôi. nói rồi, Kim mạnh bạo, dấn bước lên trước đi tiền phong.Không thể lùi, bất đắc dĩ tôi phải len vào giữa Rũng và Uông... Chúng tôi đã đến thửa đất chứa vàng và bắt đầu vào công việc.Theo cách của Kim thì bốn anh đứng bốn góc, cách xa nhau độ năm mươi phân. Chúng tôi cố hết sức thuốn. Nhưng thanh sắt hình như to bản quá, chúng tôi thuốn rất chậm. Hàng giờ mà xem chừng chẳng được mấy.Lúc chúng tôi nghỉ tay ra về, thì trời còn mờ mờ tối. Giữa đường chúng tôi gặp xá Sẹo vừa ngất ngưởng về phía chúng tôi vừa nói lè nhè giọng rượu:-Các ông đi đâu mà mỗi ông cầm một cái dùi tướng kếch thế kia!... À tôi biết các ông đi đâu rồi. Cho tôi nhập bọn với nhé.Xã Sẹo là một tên gan góc, liều mạng có tiếng trong làng. Rượu, một khi đã nốc hàng chai thì chẳng một việc nguy hiểm nào hắn từ.Năm kia, bệnh dịch tả lan khắp làng, dữ dội quá đến nỗi không ai dám đến chơi nhà ai, khiến người chết không có người khiêng. Thế mà chỉ một chai rượu với một đùi thịt chó, hắn cùng với một vài anh em táo tợn như hắn giúp sức dám đmả đang hết. Song ngoài những lúc ma men, hắn rất lì sì, ít nói, có thể cho là nhút nhát được.Chúng tôi nhìn nhau, hỏi thầm ý kiến. Kim quả quyết nói:- Được! Cứ cho hắn nhập bọn. Càng hay. ĐỂ những lúc khó khăn, đã có tay sai khiến. Rồi quay sang bảo xã Sẹo:-Vậy tối mai anh đến đằng ông Biềng nhé!-Vâng, việc nguy hiểm đến đâu tôi cũng làm được.Về tới nhà trời vẫn chưa sáng rõ. Chúng tôi chưa kịp cởi quần áo đi nằm thì nghe thấy bên hàng xóm, vợ lý Rũng gọi ba hồn chín vía cái đĩ Tẹo, đứa gái mười tuổi, con thứ ba lý Rũng. Chúng tôi hốt hoảng chạy sang. Con bé nằm thẳng cẳng trên giường, mắt trợn ngược, mép sùi bọt.Vợ lý Rũng chạy theo chúng tôi vào, vừa nói vừa thở:-Không biết làm sao... con bé... tự nhiên giẫy giụa... kêu u ú... rồi ra thế... các ông có... cách gì làm cho hồi lại không?Kim thọc hai tay trong túi, rồi tất tả chạy về. Tôi có sẵn lọ dầu "nhi thiên", xoa khắp mình mẩy, mặt mũi con bé khốn nạn. Kim đã chạy sang tay cầm đạo bùa nhét xuống dưới đầu con bé. Một lát sau con bé tỉnh.Kim đường hoàng như một đại tướng cầm quân, ngang nhiên nói:-Các anh thấy đạo bùa của tôi hiệu nghiệm là nhường nào chưa?Hôm sau tôi ngỏ ý muốn dùng những khúc dây thép to thay vào những thanh sắt nặng nề. Vì tôi đã từng thấy lính đoan cầm những khúc dây thép mài nhọn đầu, xiên một cách rất dễ dàng vào những bồ, những bị để ở trên các toa xe lửa. Nói và thực hành ngay. Tôi cầm khúc thép xiên thử. Thấy kiến hiệu, cả bọn đều hoan nghênh ý kiến của tôi.Đêm hôm sau, trời tạnh ráo, nhưng gió buốt hơn đêm trước nhiều. Thật là một đêm rét ngọt, rét thấu tận xương tuỷ. Trời đất cảnh vật biến trong màu đen đặc. Những đom đóm, ma trơi lập lòe, càng làm cho tối thêm. Chúng tôi nhớ đường lối, đi mò, không dám dùng đèn đuốc, sợ lô... thiên cơ. Nhưng đi được một thôi dài tôi mới hối hận. Vì đêm ấy đường xá vắng tanh vắng ngắt.Ba bốn lần Kim nhầm lối. Lý Uông và lý Rũng thuộc đường đi lên trước. Xã Sẹo say khướt đi sau cùng.Chúng tôi sắp đi qua nhà cố. Bỗng, trong yên lặng lạnh lẽo, một tiếng cú kêu. Tôi rùng rợn, tưởng như một linh hồn canh gác kho vàng báo động cho thần giữ của biết trước để phòng bị. Không biết chừng thường có hàng trăm linh hồn thuộc dưới quyền sai khiến của thần, đã xếp thành đội ngũ để đối phó với chúng tôi cũng nên. Nghĩ vậy, người tôi run lên cầm cập mà chân vẫn phải bước đều. Lùi chậm lại, tôi sợ trơ trọi như một tên lính lạc vào giữa quân thù, thà liều còn hơn.Trời ơi! Yên lạnh quá. Không một tiếng ếch nhái, không một tiếng côn trùng. Một thế giới chết. Một thế giới của một linh hồn, một âm ti trên dương gian.Mọi đêm, ngồi xem sách dưới ánh đèn "măng xông" trong căn phòng tịch mịch, nhưng ấm cúng và bình yên, tôi rất ghét tiếng chó sủa ngoài sân. Lúc này, tôi chỉ mong được tiếng chó sủa để có cái cảm giác rằng mình vẫn gần gũi với cuộc sống, chung quanh mình vẫn có những sinh vật... - Đến rồi! Bắt đầu làm việc đi, các anh.Đây là lời Kim phát ra. Nghe thấy tiếng người, tôi mừng như vừa thoát khỏi nơi địa ngục.Khôn ngoan, tôi đứng sát cạnh Kim, sát cạnh đạo bùa mà tôi cho là thần hiệu, đủ sức mạnh che chở.Khúc dây thép có phần tốt hơn thanh sắt nhiều. Chúng tôi thuốn rất dễ dàng nhanh chóng... -Anh Kim! Anh Kim!Tôi gọi thầm, hai tay run lập cập, không cầm vững khúc thép.-Cái gì?-Anh trông, trước mặt cánh mình... Phía trước chúng tôi, hai con mắt xanh lè nhìn thẳng vào chúng tôi. Một tiếng cú rùng rợn, lạnh lẽo như báo hiệu cho hai con mắt rằng: chúng nó đấy!-Anh Kim! Anh Kim ơi! Nó... nó lại gần.Kim không nói, cầm hòn đất ném. mọt tiếng huỵch. hai con mắt biến mất. Tôi lại hồn, hỏi khẽ:-Anh có biết là cái gì đấy không?-Một là ma, hai là mắt mèo. Dẫu sao thì mình cũng chẳng sợ. Đã có đạo bùa đây rồi.-Anh thử soát lại xem có trong người không?Kim nóng làm việc cho chóng, nói gắt:-Nó biến mất hay sao mà phải soát lại. Làm luôn đi.-Anh cứ soát lại xem.Tôi dai dẳng hỏi là muốn được nghe tiếng Kim nói và được biết chắc chắn có đạo bùa cho vững dạ.- Đây rồi. Ở trong túi đây rồi, làm luôn đi.Bỗng Kim nói khẽ:-Có lẽ đây rồi, các anh ạ. tôi thuốn thấy vấp hai ba chỗ liền.Chúng tôi xúm lại, ra sức thuốn chung quanh. Chỗ nào cũng tới già nửa khúc thép, ước hơn thước tây là kịch.-Muốn phải rồi. Phải rồi.Chúng tôi cùng nói một lúc.Kim nói:- Đánh dấu lấy chỗ, để mai cứ đấy mà đào. Gần sáng rồi, chúng ta về đi thôi. Anh Uông nhớ sắp đủ mai, thuổng, cuốc. Nhớ giữ kín chớ để lộ, lỡ chánh hội nó biết thì rày rà, hỏng bét đấy... Sáng hôm sau, Kim, Rũng và tôi đương bàn bạc công việc định liệu ban tối, thì xã Sẹo ở đâu hớt hải chạy vào. Chảng chào ai, hắn chỉ cúi xuống tìm vật gì dưới gầm bục. Ý chừng hắn tìm guốc, vì đêm hôm trước vội về, hắn bỏ quên đôi guốc ở nhà tôi. Nhưng không phải. Đôi guốc để ngay trước mặt mà không thấy hắn xỏ vào.Hắn đứng dậy, ngơ ngác nhìn, lúi mấy bước rồi đánh huỵch một cái, hắn nằm vật trên bục, hai tay thụi, hai chân đạp lên quãng không như đương chống cự với ai... Bỗng hai cánh tay hắn vặn đi vặn lại như bị người nắm chặt, cố giằng ra... Hai cánh tay yếu dần dần, đặt phịch xuống bục. hai bàn tay nắm chặt co lên, hai cẳng chân gập lại, mấy ngón chân bám chặt xuống bục, mình quằn quại như cố vật một sức mạnh, một vật vô hình đè trên. Được một lát, hắn kiệt sức. Đôi mắt trợn ngược, mồm kêu u ú như người bị bóp cổ.Kim chạy lại, nhấc đầu hắn lên, nhét đạo bùa xuống dưới chiếu. Tức thì hắn thở mạnh mấy cái, rồi nhắm mắt ngủ thiếp đi.Kim trở lại chỗ ngồi, tủm tỉm cười, nói:-Thằng chả bị ma làm. Các anh xem, đạo bùa có thần hiệu không?Vừa lúc ấy, vợ xã Sẹo tất tả chạy vào hỏi:-Các ông, thầy cháu có ở đây không?... Á, kia rồi. Trời ơi! Tôi sợ quá, các ông ạ.Rồi chị ta kể một mạch:-Sáng hôm nay, tôi thức dậy, không thấy nhà tôi đâu. tôi đã tưởng nhà tôi dậy trước. nhìn ra chiếc phản bên kia, tôi lấy làm lạ, thấy chai rượu vẫn còn nguyên. Mọi ngày, sáng nào dậy, nhà tôi cũng phải điểm tâm bằng hai chén lớn đầy rồi làm việc gì mới làm. tôi cúi xuống, thấy nhà tôi nằm sõng soài dưới chân giường, bọt sùi hai bên mép. lay mãi mới tỉnh. Tôi chưa kịp hỏi han thì nhà tôi đã nhớn nhác, chạy vụt ra cửa... Nhà tôi có làm sao không, các ông?Tôi sợ lộ chuyện, vội nói:- Được, chị cứ về. Chỉ vì hôm qua, chúng tôi ép uống nhiều rượu quá, mệt đấy thôi, chẳng làm sao cả.Vợ hắn về. Được một lát, chúng tôi đánh thức hắn dạy. Hắn ngồi xổm, ngơ ngác nhìn, nét mặt như còn nhiễm vẻ sợ hãi.Người nhà bưng cơm, đặt ngay cạnh hắn ngồi. Tôi cầm chai rượu lên tận mặt hắn:-Rượu cúc đấy. uống một chén bằng ba, bốn chén.Hắn chẳng nói chẳng rằng, chẳng để ý đến chén rượu tôi rót để cạnh mâm, ngay trước mặt hắn. Hắn gắp lia lịa những món ăn, và nghiến ngấu như một người nhịn đói hàng tuần lễ, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn trộm chúng tôi. Cặp mắt đỏ ngầu, lơ láo như mắt... ma vậy.Kim trợn mắt, ra oai hỏi dõng dạc:-Mày là ma phải không?Hắn lắc đầu.-Vậy là gì?-Thần.-Thần. thần giữ của, phải không?Hắn gậy, rồi cúi gắm xuống, và luôn ba bát. Đoạn hắn đặt đũa bát xuống mâm, ngồi chồm hỗm, mắt thao láo nhìn chúng tôi.Tôi gọi người nhà cất mâm. Kim hỏi tiếp:-Tên mày là gì?Hắn không trả lời. Kim nhắc lại:-Tên mày là gì? Nói mau, nếu không chúng ta sẽ trị.Kim quay sang bảo tôi:-Anh lấy cho tôi vài cái roi dâu.Hắn điềm nhiên nhìn chúng tôi và thong thả nói nhát gừng:-Mày... tao... Các ông khinh người quá. Chẳng gì... Tôi cũng là thần... trị... Tôi phạm tội gì mà các ông trị... Trị thế nào được tôi.Kim đấu dịu:-Vậy thì thần. Tên thần là gì?-Ừ, có thế chứ... Liễu Đông. Tên thần là Liễu Đông.-Liễu Đông?... Họ gì?-Liễu Đông.-Tên Liễu Đông, họ cũng Liễu Đông, vô lý! Thần nói dối.Hắn cười gằn:-Thế thì các ông còn xoàng lắm. Các ông hãy chắp chữ Liễu với chữ Đông, các ông sẽ thấy họ thần.Vừa nói hắn vừa lấy ngón tay viết xuống bục một chữ tàu.Chúng tôi đồng thanh nói:-Á, chữ trần.Kim hỏi:-Trần Liễu Đông?Hắn gật.-Ở xứ nào?-Xứ nào thì các ông đã biết, còn hỏi thần làm gì.-Thần giữ của cho ai?-Cho một người khách ở Quảng Đông.-Người ấy còn không?-Mất đã lâu rồi.-Con cháu?-Chết cả rồi.-Vậy của ấy hiện vô chủ?Hắn gật đầu và nhếch mép cười.-Của ước độ bao nhiêu?-Nhiều lắm. Bốn năm chum toàn vàng.Chúng tôi nhìn nhau. Cặp mắt Rũng sáng lên vì thèm. Kim hỏi tiếp:-Vậy bây giờ thần cho chúng tôi lấy kho của ấy nhé.Hắn lắc đầu, tủm tỉm cười.Rũng giỗ ngọt:-Cho chúng tôi rồi chúng tôi sẽ lập miếu thờ.-Thì ông hãy lập miếu thờ đi đã.Nghĩ một lát, hắn nói tiếp, giọng căm hờn:-Các ông không biết. Ngày xưa, chỗ tôi ở, có bốn, năm cái miếu. Tôi đã đánh bạt thần miếu ấy đi, chiếm lấy... Đến khi bọn giáo nhà các ông nổi lên, liền phá hết, khiến tôi trơ vơ, phải tha phương cầu thực trong các vùng lân cận. Tôi còn oán bọn các ông lắm... Thôi, chào các ông, tôi về đây.Nói đến đấy, xã Sẹo nằm vật xuống bục như người thăng đồng.Rũng tỏ vẻ thất vọng, Kim nói:- Nó chẳng cho cũng chẳng được. Chúng mình cứ tìm rồi cũng phải thấy.Tối đến, tôi bắt đầu sợ, tìm cớ thoái:-Này, anh Kim hay ta hỹa kêu thần lên, dụ cho thần bằng lòng đi đã.-Anh gàn dở lắm. thế ngộ thần không bằng lòng thì mình chịu bỏ à? Cứ đi là hơn. Bất đắc dĩ, tôi phải theo lệnh. Tối hôm ấy, không thấy xã Sẹo đến. Hắn sợ chuồn chăng? Nghĩ vậy, tôi càng sợ, phải đem theo chiếc đèn "chai", mặc dầu Kim tỏ ý không bằng lòng.Đến nơi đã thấy lý Uông cầm mai, sẻng, cuốc, đứng đợi.Uông muốn tắt đèn cho khỏi lộ. Tôi nhất định không nghe, lấy cớ soi cho dễ đào.Kim bực mình nói:-Vậy thì anh phải cầm đèn đứng gần lối đi. Thấy động, phải tắt vội để báo hiệu.Tôi đùn việc cầm đèn cho lý Uông để được đứng liền cạnh Kim và để làm việc luôn tay cho khỏi nghĩ đến sợ. Tuy vậy mà lúc nào tôi cũng cảm thấy như có vật gì ở sau, chỉ chực chồm lấy tôi bóp cổ. Chốc chốc tôi lại ngừng tay quay lại đằng sau, nhìn.Kim cáu tiết, gắt:-Làm uể oải như thế thì đến sáng vị tất đã xong... Thôi, anh ra cầm đèn để Uông lại đào thay. - Giọng anh nói quả quyết, rắn rỏi như một vị đại úy cầm quân, khiến tôi phải tuân lịnh ngay.Yên lặng. Trời ơi! Sao mà yên lặng thế!... Bỗng hai tiếng khách khách tiếp liền với tiếng vù vù của đôi cánh đập trên không. Tôi giật bắn người, suýt bỏ rơi cả đèn. Không biết chừng, có lẽ thần giữ của cười chế nhạo chúng tôi.Tôi thấy tôi trơ trọi quá. Ánh sáng lờ mờ của chiếc đèn "chai" càng làm chung quanh thêm vẻ lạnh lẽo, quạnh hiu huyền bí. trong chỗ tranh sáng, tranh tối, như có vật gì lù lù sắp tiến tới chỗ tôi. Tôi tưởng chừng bị vây bọc trong đám linh hồn dưới quyền sai khiến của thần.-Ồ hay! Việc anh canh gác ở gần lối đi cơ mà! Đến đay làm gì? - giọng Kim có vẻ ngạc nhiên và bất ưng ý.- Để soi cho các anh dễ làm việc. Vả lại, đêm khuya lắm rồi, còn ai đi lại nữa mà sợ lộ.Có lẽ Rũng thầm biết tôi sợ đỡ lời giúp tôi:-Phải đấy, các anh ạ. Có đèn sáng xem chừng dễ đào hơn.Kim yên lặng. Và tôi đứng sát mãi vào anh. Hình như tâhý đào mãi vẫn chưa tới đích. Kim nóng ruột thì phải. Anh bỏ mai lấy khúc thép, thuốn. Dưới ánh đèn lờ mờ nét mặt anh hiện ra vẻ băn khoăn, tức tối:-Còn dầy lắm, các anh ạ. Phải hết sức đào nhanh lên mới được. Anh Biềng cũng để đèn đấy, vào hộ một tay. Mau lên không sáng đến nơi rồi!Mọi người hì hục đào gấp. Tiếng cuốc bổ, tiếng những tảng đất bị mai, sẻng hất ra hai bên rơi xuống huỳnh huỵch. Chúng tôi mài miệt, quên cả rét... Cạch, cạch... Mấy tiếng cuốc rắn chắc như vấp phải vật gì.-Vừa vừa chứ! Lỡ va phải bia. - Đó là tiếng Kim nói. Cũng như Kim, chúng tôi cùng nghĩ đến cái bia thần bí.Chúng tôi đã đào tới đích.-Anh Biềng! Anh Biềng! Anh cầm đèn soi gần lại xem.Kim vừa nói vừa cúi rạp xuống. Mọi người cúi xuống theo. Kim ngạc nhiên nói tiếp "Quái! Muốn chừng không phải bia, các anh ạ. Bia gì lại dài và mặt hình mai luyện thế này."Tôi nghĩ tầm và chắc anh nào lúc ấy cũng nghĩ như tôi: "Hòm chứa vàng, hòm vàng". Mộng của tôi sắp thành sự thực.Yên lặng, chúng tôi chăm chú đào bốn chung quanh. Rũng thọc lưỡi mai cố bẩy nắp hòm lên. Lòng tôi hòi hộp như khi tôi đứng trước cuộc mở số. Lúc ấy, dẫu có thần giữ của đứng sau lưng, tôi cũng bất biết.Kim và Uông góp sức bẩy mãi, cai nắp mới chịu mở tung ra... Một dịp thở dài... Thất vọng. Đáy hòm tối mò và... rỗng tuếch.Trời sáng rõ dần. Ánh đèn "chai" mờ đi. Trên đường đã thấy lác đác một vài canh điền dắt trâu, vác cày ra đồng. Sợ lộ, chúng tôi hấp tấp khiêng nắp hòm đậy lại rồi vứt vội vàng những hòn đất lên, không kịp nện phẳng xuống như cũ. Đoạn chúng tôi thơ thẩn trở về. Mặt anh nào anh nấy thất vọng hẳn. Vì chưa phải vật chúng tôi định tìm. Vật chúng tôi tìm là cái bia. Cái bia, đối với chúng tôi, mới là quan hệ, mới là giường mối đưa chúng tôi đến kho vàng... Trưa hôm sau, công việc chúng tôi bị bịa llọ. Tiếng quan về khám xét khu vườn lan đến tai chúng tôi.Chắc hẳn có người báo. Quả thật. Người nhà tôi cho đi dò tin tức về nói rằng: Buổi sáng, chánh hội, mà tôi cho thần giữ của đã dun rủi, đi thăm đồng, thấy một góc vườn bị đào bới lộn. Hắn lại gần và thấy một khúc dây thép của người đào trộm bỏ quên. Lập tức hắn đi báo quan.Hôm sau nữa, lý Uông bị đòi hỏi. Vì con gái hắn đi khoe với lũ trẻ hàng xóm rằng: thầy nó bắt được hũ vàng.Quan huyện cho gọi cả con bé lên hỏi:-Thầy mày bắt được hũ vàng to bằng nào?-Bằng ngần này. - Vừa nói con bé vừa giơ hai tay lên khoanh lên trên không, rộng ước chừng bằng cái thúng.Quan huyện cười:-Mày làm thế thì còn ai biết to bằng bao nhiêu. Vẽ xuống đất xem nào.Con bé ngồi xuống vẽ một cái hình bé bằng cái lọ mực. Quan huyện hỏi vặn. Con bé trả lời loanh quanh, chẳng đâu vào đâu. Quan phát gắt, thị Oai:-À con này man trá, giấu quanh. Lính đâu! Đem mà... - Quan chưa nói hết câu, con bé đã oà lên khóc. Thế là cuộc chất vấn tan. Nhưng lý Uông, cha con bé bị giam trong trại.Tôi sợ luỵ đến Kim, đã giục anh trở về Hà Nội. Cách hôm sau nữa lại đến lượt lý Rũng bị đòi hỏi. Chắc chắn thế nào cũng đến lượt tôi, nên tôi đã liệu từ trước làm đơn gửi lên quan sứ ngay hôm Uông bị giam. Trong đơn, tôi thú thực định đào, tìm của chôn, nhưng thực chỉ thấy cái hòm không. Chưa nhìn rõ hình thể cái hòm, tôi cũng tả bịa cho nó lạ, cốt để gợi tính tò mò của quan sứ. Tôi đã đạt tới mục đích. Quan sứ vừa nhận được thư của tôi, liền về huyện. Rồi cùng quan huyện, Uông, Rũng và tôi đến tận thửa vườn xem xét.Mười tên phu hì hục đào và xúm vào khiêng cái hòm lên mặt đất.Không phải cái hòm. Nó là cái quan tài về đời cổ. Nắp đậy hình mai luyện, chạm trổ tinh vi. hai đàu khắc lối chữ triện khong ai đọc được. Cho mở nắp ra. Bên trong không một dấu vết nào có thể tang chứng rằng: có vàng chứa. Duy chỉ có vết in hình bảy đồng trinh cổ, đặt theo kiểu thất tinh, nét chữ nặn xuống hãy còn rõ rệt. Cùng một thứ chữ như những chữ ở hai đầu quan tài.Không thấy gì khả nghi, quan sứ cho rửa sạch quan tài rồi cho chở lên trường bác cổ khảo cứu.Lý Uông, lý Rũng đều được tha về. Và cuộc tìm vàng của chúng tôi bắt đầu hoãn từ đấy.Nửa tháng sau, trong khi tôi quên bẵng cái bia lẫn cuộc tìm vàng, thì một buổi sớm, tôi nghe thấy đồn: xã Sẹo chết đuối, nổi bềnh trong mặt giếng, cạnh chùa. Tôi giật mình kinh hoảng rùng rợ cả người.Dân làng cho là xã Sẹo say rượu quá, đêm đi loạng choạng, ngã xuống mà không ai biết. Chắc là thế. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Tôi cho là thần Liễu Đông đã dun rủi hắn đến cái giếng để dìm chết.Trí tôi bắt đầu rối loạn. Không mấy lúc là tôi không nghĩ đến thần Liễu Đông, đến nụ cười hung ác của hắn.Tôi chưa hết sợ về cái chết của xã Sẹo thì lại một tin dữ dội đư đến: lý Uông làng Bối Khê chết.Lý Uông chết. Lạ thật! Cùng một bọn. Thôi, chắc lại thần Liễu Đông. Thần Liễu Đông, cái tên tôi nghe sao mà nó ghê rợn thế! Nghĩ đến lúc nào, tôi rùng mình, tái mặt.Ba hôm liền tôi chỉ nuốt cháo. Mồm tôi nhạt nhẽo, đắng như bồ hòn. Tôi mệt lả, tinh thần bạc nhược, nhưng trí vẫn sáng suót để nghĩ đến thần Liễu Đông, đến sự trừng phạt ghê gớm của nó... -Cái... cái gì thế? Tiếng ai khóc thế?Vợ lý Rũng ở ngàoi bước vào vừa khóc vừa kể :-Chú ơi! Chú sang mà xem... Nhà tôi làm sao ấy... Tôi sợ quá. Ông lang bảo nhà tôi bị thương hàn, nóng quá, phát mê, nói sảng... nhưng mà tôi trông mắt nhà tôi trợn trừng, thao láo như mắt ma ấy, tôi sợ quá, chú ạ. Chú sang với tôi.Đầu óc tôi choáng váng. Tôi chẳng nghe thấy gì nữa. Người tôi như cái xác bị lôi kéo, nhưng mắt tôi còn trông thấy rõ ràng: lý Rũng ngồi chồm hỗm trên giường bệnh. Thấy tôi đến, Rũng lùi, lùi mãi vào tận sát vách, mồm kêu thất thanh:-Trời ơi! Tôi van ông. Tôi lạy ông, ông tha tôi. Tôi không phải là tay khởi xướng... Tôi khiếp sợ, lùi ra. Lý Rũng nằm bò trên giường, với tay ra, kêu thảm thiết:-Trời ơi! Có ông bà cứu tôi không? Nó... nó cướp mất ba vía của tôi rồi. Tôi chết mất! - Kêu đến đấy, Rũng nằm sõng soài, bất tỉnh.Hai hôm sau, Rũng tắt thở.Trời ơi! Còn tôi nữa, chẳng chóng thì chầy, rồi cũng đến vào tay thần Liễu Đông mất thôi!Chợt nhớ tới Kim, tới đạo bùa thần hiệu, tôi vội vàng xếp hành lý đi liền, mặc dầu người tôi đang ốm gần liệt giường.Đến nơi, tôi gõ cửa. Một người lạ mặt ra mở. Tôi ngạc nhiên, hỏi thăm Kim. Người kia cũng ngạc nhiên trả lời:-Ông không xem nhật trình à? Ông Kim vừa bị máy nghiến chết.Tôi tái mặt, hỏi thăm gia quyến người thiệt mạng. Người lạ lắc đầu không biết.Tôi đành đi lang thang trong các phố rồi thất vọng vác xác trở về đợi chết...