Chương 1
Giảng đường đại học.Nơi ấy là một thiên đường mà ngay cả trong mơ Cẩm Chi cũng thầm ao ước.Tử nhỏ Cẩm Chi đã sống giữa cảnh trời nước bao la ở cửa biển Mỹ Thạnh. ở đây người dân bản xứ phải đem sức lực ra vật lộn với biển cả để tìm sức sống bằng nghề chài lưới mà cha ông đã truyền lại từ bao đời.Biết mẹ cực khổ để nuôi mình ăn học, mặc dù năm nay là năm cuối cấp, Cẩm Chi quyết phải thi đỗ vào đại học. Nhưng cô vẫn dành thời gian phụ mẹ lựa cá ngoài bãi biển để có thêm thu nhập.Đang ngồi lựa cá với mẹ, Thu Vân - người bạn cùng lớp và cùng hoàn cảnh đến rỉ tai Cẩm Chi:– Tối nay mình đi coi cải lương nghé!– ở đâu?– ở ngoài "Nhà mát".– Gánh hát về hả?– Ừ!– Đoàn nào vậy?– Cao Văn Lầu!– Vậy hả?– Ừ.– Nghe nói đoàn này có nhiều nghệ sĩ tài danh, chắc là hay lắm!Bà Cúc nghe hai đứa nói chuyện cũng ngẩng đầu lên góp ý:– Đoàn nào chớ đoàn Cao Văn Lầu thì không thể chê được.– Mẹ biết đoàn hát đó hả mẹ?Cẩm Chi nhích lại gần bà. Bà Cúc cười cười nói trong mơ màng:– Nghệ sĩ trong đoàn thì mẹ không quen nhưng cái tên Cao Văn Lầu thì người dân nào ở cái xứ Bạc Liêu này đều quen biết.– Nghe nói nhạc sư Cao Văn Lầu là người viết ra bài "Dạ cổ hoài lang" và là người đầu tiên sáng tác ra bản vọng cổ hả mẹ?– Ừ!Rồi bà hướng mắt về xa xăm như hoài niệm một dĩ vãng:– Ngày xưa, ba con cũng rất là mê vọng cổ.– Con thấy cây nguyệt cầm treo ở bàn thờ ba, con biết ba phải là người rất đam mê nghệ thuật cải lương rồi.– Phải. Và bài “Dạ cổ hoài lang” của nhạc sư Cao Văn Lầu thật là ảo não khi diễn tả tâm trạngcủa người thiếu phụ xưa vò võ trông chồng. Nhưng người ta còn có niềm tin mà chờ đợi. Còn mẹ con mình ...Hiểu được tâm sự của mẹ, Cẩm Chi vô cùng thương cảm:– Mẹ! Mẹ đừng buồn nữa. Dù sao ba con đã mất lâu lắm rồi. Người đi thì cũng đã đi rồi, chỉ còn chúng ta mà thôi, mẹ ạ!– Người đi thì đã đi rồi. Chỉ còn mẹ con mình ở lại cái làng biển này chịu đựng bao cơn giông tố.– Người dân biển chúng ta thật là khổ, phải gánh chịu bao thảm họa của thiên tai, mất mát, đau thương luôn đổ trên đầu người dân biển.– Vì vậy mà con phải cố học Cẩm Chi à!– Vâng! Thưa mẹ, mẹ hãy yên lòng tin ở con. Rồi con sẽ là một cô giáo, con sẽ trở về cái làng biển này đem kiến thức của mình để dạy dỗ các em.– Con nghĩ vậy là rất tốt. Vả lại, quê mình tuy là một vùng biển nhưng cũng đâu thua kém gì các nơi khác đâu.– Dạ, con biết. Bãi biển nơi mình ở được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều. Dọc theo những giồng cát ta đã lập được vườn, được rẫy, trồng đủ các loại hoa màu và trái cây Nam Bộ.– Đó là do điều kiện thiên nhiên luôn thuận lợi.– Bãi biển chúng ta ẩn chứa nhiều tiềm năng du lịch nữa. Mẹ có thấy khách đến bãi biển ta càng ngày càng đông không?– Ừ! Nhờ vậy mà hải sản ở đây tiêu thụ rất tốt. Các du khách thích nhất là hàu, sò huyết, tôm cua ... của vùng biển quê mình.– Chúng ta còn phải nói đến quang cảnh thiên nhiên nữa. Những cơn gió thoảng lai rai, mơn man, vuốt ve lòng du khách. Dọc theo bãi, sóng biển nhấp nhỏ, khi gợn lăng tăng khi ào ạt khỏa đùa cát trắng ... Thật là một phong cảnh hữu tình.Bà Cúc nhìn con gái nói yêu:– Mẹ thấy con nên chọn ngành Du lịch hơn là ngành Sư phạm.Cẩm Chi nũng nịu:– Mẹ! Mẹ lại ghẹo con nữa rồi. Con đi Sư phạm nhưng lại nhọn ngành Văn thì việc mô tả cảnh vật của quê hương đất nước thì có khó khăn gì?– Mẹ biết con gái mẹ giỏi lắm!– Con giỏi đâu có bằng mẹ, mẹ biết ca vọng cổ lại đàn được cây nguyệt cầm của ba nữa.– Mẹ chỉ theo ba con lâu ngày rồi "bị nhiễm", chớ mẹ đâu có tài năng gì!– Mẹ khiêm tốn hoài.Thu Vân ngồi kế bên lựa cá mà tai vẫn lắng nghe mẹ con Cẩm Chi trò chuyện. Cô bỗng nghe khao khát được sống như Cẩm Chi có được người mẹ hiền, nhân hậu. Chớ không như mẹ cô, suốt ngày chỉ chửi chồng, mắng con. Và bà nhất định không cho cô thi vào đại học mà bắt cô phải tìm việc làm.Thu Vân chán nản với ý nghĩ của mình:– Làm gì đây? Mình chỉ là một học sinh vừa tốt nghiệp, biết phải làm gì đây?Giá như mình cũng được đi thi đại học như Cẩm Chi.– Làm gì mà buồn quá vậy Thu Vân?Thu Vân vừa dọn dẹp bãi cá vừa trả lời Cẩm Chi:– Có gì đâu. Chỉ nghĩ đến ngày các bạn đi thi đại học, còn mình thì không, nên buồn vậy mà.– Tại sao Vân không đi thi đại học hả?– Mẹ mình không cho.– Tại sao lại không cho?– Mẹ mình bảo không đủ khả năng cho mình học tiếp. Bà còn phải lo cho các em của mình nữa.Cẩm Chi thở dài khi nghĩ đến đàn em của Thu Vân.– Rồi Thu Vân định làm gì?– Tìm một việc làm!Cẩm Chi đề nghị:– Vân à! Hay là Vân đi học một khóa du lịch cấp tốc đi.– Để làm gì?Hướng dẫn viên du lịch trên quê hương mình!– Như vậy có được không hả Cẩm Chi?Cẩm Chi hào hứng:– Được chứ. Bãi biển quê mình rất đẹp! Mình sẽ hướng dẫn du khách đến ngoạn cảnh và thưởng thức hương vị hải sản. Mình sẽ giới thiệu được với du khách trong và ngoài nước mình một bãi biển Mỹ Thạnh nói riêng, và một Bạc Liêu nói thật là ''xuôi chèo mát mái" – Mình không làm thì đâu có biết là không được.– Chuyện đó tính sau đi. Bây giờ mình về nhanh để còn đi coi cải lương. Nếu đến trể, không có chỗ ngồi không thấy rõ được mặt đào kép thì uổng lắm.– Ừ, chúng ta về nhanh đi.Đôi bạn như quên hết buồn phiền lo lắng. Họ vừa chạy trên bãi biển chiều lộng gió.“Nhà mát” ở bãi biển Mỹ Thạnh là do các công trình thời xưa của các cậu ấm được mệnh danh là "công tử Bạc Liêú' đã xây dựng để đến đầy nghỉ mát. Bây giờ người ta dùng làm nơi hội họp, sinh hoạt của dân cư làng biển.Thỉnh thoảng có các đoàn hát về phục vụ, mọi người kéo nhau đến xem.Đêm nay trời trong trăng thanh gió mát, hứa hẹn với mọi người đêm hát sẽ rất vui. Cẩm Chi và Thu Vân cũng chen chúc trong dòng người để mong thấy rõ mặt các nghệ sĩ. Thu Vân nôn nóng:– Giờ trình diễn đã đến chưa hả Cẩm Chi?– Sắp đến rồi. Chúng ta chờ một chút đi.– Sao lâu quá vậy hả Cẩm Chi?– Thì người ta còn phải lo sắm tuồng nữa chứ.– Không biết đoàn này hát có hay không mà sắm tuồng lâu quá?Cẩm Chi lắc đầu nhìn Thu Vân:– Đừng nôn nao quá. Từ từ người ta sẽ hát mà.Đáp lại sựchờ đợi nôn nao của mọi người, sân khấu chuyển màn. Giọng của người giới thiệu nồng ấm vang lên:– Kính thưa quý bà con cô bác. Đêm nay đoàn "Cao Văn Lầu" của chúng tôi xin được hân hạnh phục vụ quý bà con vở cải lương ''San Hậu". Thành phần các diễn viên ...Thu Vân reo lên:– Hay quá! Chúng ta lại được gặp vị anh hùng Triệu Tử Long rồi.Cẩm Chi thấy Thu Vân quá kích động nên khều tay nó nhỏ:– Đầy là cải lương. Còn anh hùng Triệu Tử Long thật của nhà ngươi chưa có xuất hiện đâu.Biết Cẩm Chi trêu chọc mình, Thu Vân nguýt dài. Giọng cô mát mẻ:– Xí! Tui chỉ thích anh hùng Triệu Tử Long ngày xưa tài trí đưa Lưu Bị an toàn về tới Kinh Châu. Và còn một mình tả đột hữu xung cứu nguy cho ấu chúa.Còn Triệu Tử Long thời nay hả ...Cô trề môi dài ra:– Làm gì có mà chờ!– Đó! Triệu Tử Long kìa!Không có thời gian để tranh cãi với Thu Vân, Cẩm Chi kéo tay bạn chỉ lên sân khấu.Triệu Tử Long thật là một trang nam tử với bộ giáp trắng oai vệ. Đặc biệt là giọng ca của anh lúc đằm thấm, dịu êm lúc vút cao bay bổng, lúc cuồn cuộn như sóng trào. Thật là một giọng ca truyền cảm dễ ru hồn người.Trong tính đặc sắc, dàn cảnh linh động làm tăng nét mỹ thuật của sân khấu.Các nghệ sĩ đã đưa khán giầ về giai thoại xa xưa, yêu chính nghĩa, ghét gian tà ...Sân khấu đã khép màn mà mọi người vẫn còn ngẩn ngơ, tiếc nuối với những tràng pháo tay vang dội.Thu Vân không chịu về mà cứ nằng nặc:– Mình phải giao lưu với Triệu Từ Long mới được.Cấm Chi nhăn mặt:– Thu Vân! Hôm nay bạn làm sao vậy hả?– Chỉ là giao lưu với nghệ sĩ. Có gì lớn đâu. Chuyện bình thường thôi mà.Cẩm Chi giận dỗi:– Vậy thì bạn cứ ở đây mà giao lưu. Mình về trước.Thu Vân nghiêm sắc mặt:– Nè! Có phải là bạn bè không hả?Cẩm Chi hơi chùn chân:– Nhưng ...Thu Vân dứt khoát:– Không có nhưng nhị gì hết. Bạn phải ở đầy với mình. Bạn cứ im lặng, mọi chuyện để mình lo.Không biết làm sao Cấm Chi đành phải ở lại. Cả hai ngược dòng người trở lại sân khấu trong "Nhà mát".Trong lúc cả hai còn bối rối chưa biết phải làm sao để gặp Triệu Tử Long thì một giọng nói vang lên:– Hai cô bé! Làm gì ở đây?Cả hai giặt thót tim khi nghe giọng nói ấy cùng sự xuất hiện của một thanh niên. Thu Vân ngập ngừng:– Tụi em.. tụi em ...– Tụi em ... sao?– Tụi em ...– Sao? Cứ nói đi!Cẩm Chi thấy Thu Vân run run mà bực tức. Bình thường thì hào khí lắm mà.Sao bây giờ đụng chuyện thì cứ đứng run mà không dám nói.Không đợi anh ta hỏi thêm lần nữa, Cẩm Chi trả lời ngay:– Tụi em muốn gặp Triệu Tử Long.– Triệu Tử Long nào? Đoàn của chúng tôi không có ai tên Triệu Tử Long cả.– Không phải là Triệu Tử Long thật mà là người đóng vai Triệu Tử Long?– Vậy à! Các cô cần gặp anh ấy để làm gì?– Không làm gì cả!– Vậy tại sao các cô xin gặp?– Ngưỡng mộ thôi!Người thanh niên cười xòa:– Các cô ngưỡng mộ Triệu Tử Long ở điểm nào?– Toàn diện!Anh thanh niên cười to trước sự ngây thơ của các cô, Cẩm Chi bực bội:– Anh cười gì vậy hả?– Tôi cười các cô vì tôn vinh thần tượng mà ...– Chúng tôi làm gì mà anh cười hả?– Không có một con người nào, một vai diễn nào có thể đạt đến mức toàn diện mà không có khuyết điểm cả. Chỉ tại các cô không nhận ra thôi.– Chúng tôi không phải là giới chuyên môn nên cũng không biết gì để tranh luận với anh. Bây giờ anh có giúp chúng tôi gặp Triệu Tử Long không?Người thanh niên vẫn bình thản:– Thì các cô đã gặp rồi!– Ở đâu?– Trước mắt!Cẩm Chi trố mắt:– Là anh hả?– Vâng, là tôi đây!Cẩm Chi và Thu Vân đồng la lên:– Không giống!Người thanh niên nhíu mày:– Ở điểm nào?Cẩm Chi nhìn như xoáy vào người anh rồi ung dung nói:– Triệu Tử Long là một anh hùng oai phong lẫm liệt, văn võ song toàn. Còn anh dáng dấp như là một thư sinh trói gà không chặt làm sao mà đóng vai hổ tướng được.Thu Vân không ngờ bình thường Cẩm Chi thật hiền hòa, nhỏ nhẹ. Đến lúc tranh luận cô lại nói thật hùng hồn. Chả bù cho mình khi nói không thua ai, đến lúc đụng chuyện thì cứ lặng thinh không nói được cầu nào.Nhìn anh thanh niên cứ khẽ gật gật đầu, Cẩm Chi nói tiếp:– Còn một điều nữa!– Điều gì vậy hả?– Nhìn anh có dáng dấp của một "minh tinh màn bạc" hơn là một nghệ sĩ cải lương.– Anh thanh niên cười to hơn:– Không ngờ cô có nghệ thuật đoán mò thật hay, thật đúng.– Anh thừa nhận rồi hả?– Thừa nhận cái gì?– Anh không phải là nghệ sĩ cái lương à?– Đúng! Cô đoán không sai. Tôi không phải là nghệ sĩ cải lương.– Tôi nói đầu có sai.– Nhưng vở diễn vừa qua tôi đúng là người thủ vai Triệu Tử Long.Đến lượt Thu Vân và Cấm Chi ngạc nhiên:– Anh nói sao?– Triệu Tử Long thật hiện đang gặp tai nạn giao thông và đang cáp cứu ở bệnh viện Cần Thơ. Tôi chính thật là Triệu Tử Long thật của đêm nay.– Anh nói thật hả?– Dối các cô để làm gì?– Thế anh làm sao mà đóng vai Triệu Tử Long quá thành công khi không phải là nghệ sĩ cải lương hả.– Đối với nghệ thuật cải lương, cô có nghe nhắc đến "nghệ thuật hóa thân" không?Cẩm Chi gật đầu:– Có! Nhưng anh làm sao mà thuộc hết lời ca của vai mà diễn được. Có người hát giùm anh phải không?– Không! Chính tôi hát đó chứ! Bởi vì chúng tôi không dám đánh lừa công chúng. Từ nhỏ tôi cũng đã mê cái vai Triệu Tử Long nên đã có thử tập tành qua.– Anh làm sao mà tập được?– Chú tôi là trưởng đoàn, tôi chuyên mượn kịch bản để tự tập là chuyện có thể được.– Anh đi theo đoàn cải lương để làm gì?– Lần này tôi theo đoàn vế Bạc Liêu để khảo cổ!– Khảo cổ hả?– Phải! Tôi là một nhà khảo cổ văn hóa học. Tôi muốn được đến Bạc Liêu để tìm hiểu về văn hóa và thi ca của Bạc Liêu. Trong lúc đoàn đang thiếu vai Triệu Tử Long vì anh Hoàng Thanh bị nạn nên chú tôi mới giới thiệu Hoàng Quân lên đóng thế.– Hoàng Thanh là gì của anh?– Là anh em chú bác với tôi!– Thế ra gia đình anh cũng là "nhà nòi".– Phải. Ba má tôi và chú tôi là những nghệ sĩ cải lương thực thụ. Riêng tôi thì tôi lại đi theo một chiều hướng khác. Tôi muốn nghiên cứu nghệ thuật hơn là làm nghệ thuật.– Anh không phải là nghệ sĩ mà diễn thật tài.– Cám ơn cô đã quá khen.– Không! Tôi nói thật tình mà.Hoàng Quần lịch sự:– Tôi đến Bạc Liêu như một người lạ. Xin được hân hạnh làm quen với hai cô. Hai người bạn đầu tiên của tôi.– Cám ơn anh. Chúng tôi cũng rất hân hạnh được làm quen với anh Triệu Tử Long.– Cứ gọi tôi là Hoàng Quân.– Vâng ... Anh Hoàng Quân.– Còn hai cô bé? Tên gì nào?– Em là Cẩm Chi!– Còn em là Thu Vân!– Cẩm Chi, Thu Vân, hai cái tên rất đẹp.Thu Vân đột nhiên hỏi:– Anh Hoàng Quân! Đêm mai anh còn diễn nữa không?Hoàng Quân tư lự:– Có lẽ là không.– Tại sao vậy hả?Anh Hoàng Thanh sẽ đến vào ngày mai. Anh mới là kép chánh của đoàn, thử mọi loại vai. Còn tôi, tôi chỉ đóng được một vai Triệu Tử Long mà thôi. Tôi chỉ là một nghệ sĩ không chuyên, khi giao vai cho tôi, chú tôi hồi hộp đến nín thở luôn đó.Thu Vân bâng khuâng:– Vậy anh còn ở lại đây lâu không hả?Hoàng Quân cười tươi:– Có khi đoàn đã đi rồi mà tôi vẫn còn ở nữa đó.– Vì sao vậy hả anh?– Tôi đến Bạc Liêu không phải để ca hát mà là vì tôi có nhiệm vụ riêng.– Anh có thể cho tụi em biết được không hả?Hoàng Quân hồ hởi:– Ồ! Được chứ. Không chừng còn phải nhờ đến sự giúp đỡ của các cô nữa đó.– Tụi em cô thể làm gì để giúp anh?– Các em có thể hướng dẫn tôi đi xem các thắng cảnh ở Bạc Liêu và tìm hiểu các hoạt động văn hóa của bạc Liêu này.Cẩm Chi reo lên:– Điều đó thì tốt thôi. Tụi em sẽ hết lòng với anh.– Người mộ điệu bốn phương đều ái mộ. Nhạc sư Cao Văn lầu với bài "Dạ cổ hoài lang" và sáu câu vọng cổ đầu tiên do ông sáng tạo để lại cho đời đến ngày nay.– Về nhạc sư Cao Văn Lầu thì mẹ em rất thấu đáo. Anh có thể hỏi mẹ em cũng biết được nhiều điều.– Cám ơn em. Anh sẽ đến nhà em thăm bác và tìm hiểu những thông tin do bác cung cấp.– Mẹ em sẽ hết mình với anh thôi.Thấy trời đã khuya, Hoàng Quân thúc giục:– Đêm đã khuya rồi, các em về đi. Đêm mai chúng ta sẽ gặp lại nhau nữa nhé.Cẩm Chi gật đầu mà lòng thầm bắt bẻ:– Chưa chi mà đã gom lại thành từ "chúng tá' rồi. Người gì mà dễ thân thiện quá. Chắc gặp ai cũng vậy thôi chứ không riêng mình đâu. Người ta là "nghệ sĩ" mà. Tình cảm dành cho công chúng bao giờ cũng quá bao la ...Từ giã Hoàng Quân, cô nắm tay Thu Vân đi trên bãi cát mà lòng dấy lên bao nỗi buồn. Cô thầm nghĩ:– Có gì đâu mà phải buồn. Anh ta cũng như bao nghệ sĩ khác đến cái làng biển này biểu diễn rồi đi. Chỉ có công chúng nhớ anh, chớ anh đâu có nhớ nổi công chúng ... Mình bận bịu về anh mà làm gì ...Thu Vân cũng lặng lẽ bước đi trong cảm xúc của mình. Cả hai đều không hiểu tại sao mình lại phải suy tư về một người như thế.Sóng biển vẫn nhè nhẹ vỗ vể bãi cát ...Buổi chiều, Hoàng Quân, Cẩm Chi và Thu Vân ngồi nghe bà Cúc say mê nói và các nhạc sư và những ca kịch lừng danh một thời của Bạc Liêu.Ngoài nhạc sư Cao Vãn Lầu sáng tác bản vọng cổ mà tên tuổi trở, thành bất hủ hãy còn nhiều nhạc sĩ lừng danh với các bản sáng tác độc đáo. Còn có các nhạc sĩ và các soạn giả nổi tiếng như Mộng Vân là một cây bút lỗi lạc, có căn bản vững vàng về nghệ thuật ca cầm.Hoàng Quân tìm hiểu thêm:– Mộng Vân là ai hả bác?– Mộng Vân là một soạn giả soạn tuồng có danh tiếng ở Bạc Liêu. Sân khấu cải lương mấy mươi năm trước từng đã hấp dẫn lôi cuốn được đông đảo khách mộ điệu bài tuồng tích đặc sắc, dàn cảnh linh động với các bài bản cổ nhạc cách tân.– Nhờ có bác con mới hiểu thêm về các nhạc sĩ và soạn giả ờ Bạc Liêu, chiếc nôi thần kỳ của cải lương xứ này.Bà Cúc vừa gật gù vừa nói:– Ừ! Ngoài MộngVân còn có Trinh Thiên Tư, ông đã cho xuất bản quyền ''Ca nhạc cổ điển điệu Bạc Liêu" – Con cũng đã nghiên cứu nhiều về giai điệu này.– Ngoài các nhạc sư trên còn có ông Năm là người sáng lập ra đoàn Thanh Minh, Thanh Nga một thời lừng danh với tiếng hát ngọt ngào của nữ nghệ sĩ Thanh Nga.Bà Cúc nói xong lại thở dài:– Tiếc thay cho các nghệ sĩ tài danh xuất thân tại Bạc Liêu đã đem tài hoa nghệ thuật của mình lưu diễn khắp nơi trên đất nước. Nhưng tất cả đều bạc mệnh.Hoàng Quân tò mò:– Hồi nhỏ chắc bác thích cải lương lắm hả?Bà Cúc tươi cười gật đầu:– Ừ! Hồi đó bác rất mê cải lương. Và nhờ vậy mà mới kết duyên với ba con Cẩm Chi đây.Hoàng Quân nhìn cây nguyệt cầm treo trên bàn thờ, ngưỡng mộ:– Chắc bác trai cũng là một nghệ nhân của đờn ca tài tử xứ này hả bác?– Ừ! Ổng cũng mê lắm. Tội nghiệp cứ đi biển thì thôi, khi trở về cứ ôm cây nguyệt cầm mà gảy miết tới quên ăn quên ngủ luôn.– Niềm đam mê luôn luôn là thế. Cũng như cháu, cháu vừa mê cải lương vừa đam mê nghiên cứu nghệ thuật của nó nữa.– Sao cháu lại chọn mô hình này mà nghiên cứu? Bây giờ thanh niên thời đạI thường có xu hướng cải cách. Họ thích các ngành như công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học để tìm hiểu các vì sao trên trời.Chớ ai lại đi nghiên cứu cái nghệ thuật cái lương cũ rích này.Hoàng Quân cười hiền:– Ai cũng có một sở thích và một niềm đam mê riêng bác à.Bà Cúc thổ lộ tâm sự:– Cũng như con Cẩm Chi nhà bác vậy. Ngành nghề nào cũng không chịu, cứ nằng nặc đòi thi vào ngành cô giáo Bạc Liêu thôi.Cẩm Chi mắc cỡ:– Mẹ! Chưa chi mà mẹ đã khoe như thể. Nếu con không đỗ được thì còn mặt mũi nào mà nhìn mặt anh nữa.– Đâu có gì đâu Cẩm Chi. Anh tin rằng em sẽ đậu mà.– Nếu em không đậu thì sao?Hoàng Quân cười giả là:– Không đậu thì năm sau sẽ đậu:– Còn nếu năm sau không đậu?Hoàng Quân bông đùa:– Thì năm sau nữa!– Cho đến khi nào em trở thành gái già thì thôi phải không?Hoàng Quân động viên:– Cẩm Chi yên tâm đi. Chỉ cần cố gắng học hành thì sẽ có kết quả tốt thôi.Có niềm tin là sẽ có tất cả. Em biết không?Cẩm Chi cố kéo dài giọng:– Dạ biết!Hoàng Quân nhìn Thu Vân cứ ngồi lặng thinh ở góc ván:– Còn Thu Vân, thế nào? Sao mà em buồn quá vậy hả Vân?Thu Vân mắt như rướm lệ:– Em không được thi vào đại học. Sau khi tốt nghiệp em sẽ tìm một việc làm phù hợp để giúp đỡ gia đình.Hoàng Quân như chia sẽ nỗi buồn của Thu Vân.– Cũng tốt thôi Thu Vân. Chúng ta phải sống tùy vào hoàn cảnh của mình.Chủ yếu là phải sống cho tốt là được rồi. Em đừng có buồn làm gì. Hãy phấn đấu cho những điều mình đi tới.– Em cám ơn anh đã an ủi và động viên em.Bà Cúc xen vào:– Muốn thế các con phải cố học để mà vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, chớ không phải cứ đi coi cải lương mãi rồi không đậu nghe.Cẩm Chi nghiêng mình:– Dạ! Con xin nghe theo lời dạy của "mẫu hậú' ạ.Bà Cúc mắng yêu con gái:– Con này! Gái lớn rồi mà cứ như trẻ con, cứ ăn nói đùa giỡn không nghiêm túc gì hết.Cẩm Chi đứng nghiêm trang:– Dạ thưa mẹ, con đang nghiêm túc đó chứ.Nhìn cảnh đầm ấm của hai mẹ con, mọi người như vui lây trước cái không khí vui nhộn của gia đình. Bầu trời Bạc Liêu như cao hơn xanh hơn và mát lạnh hơn để ôm trọn những con người luôn sống trọn cho tình thương.Cẩm Chi rời quê hương xa vòng tay mẹ đi Cần Thơ với giấy báo trúng tuyển vào Đại học Sư phạm. Trong hành trang của cô có một lá thư của mẹ và địa chỉ cần đến. Theo lời bà nói:Đây là nhà của một người bạn thân của mẹ. Con hãy đến đó ở nhờ trong thời gian đi học. Bác ấy sẽ lo lắng cho con. Con hãy cố gắng ở đấy, hãy vì tương lai của con chớ đừng tự ái mà lỡ dở nghe con.– Con có thể ở ký túc xá, không cần phải nhờ vả người ta đâu mẹ.– Không phải là mẹ muốn nhờ vả người ta, nhưng ở đời không phải mình muốn là được đầu con. Con cứ làm theo ý mẹ đi.– Dạ!Cẩm Chi đành nghe theo lời mẹ. Và cô đã đến với Tây Đô hoa lệ với địa chỉ trên tay. Trước mắt cô là cánh cổng rộng lớn với ngôi biệt thự khang trang nằm bên trong.– Mình có lầm không?Cô tự vỗ trán mình rồi nhìn lại địa chỉ trên tay:– Đúng rồi. Nhưng sao mẹ mình lại quen với những người giàu sang bề thế như vậy? Xưa nay mình đâu có nghe mẹ nhắc đến người này.Nguyễn Phú Tân! Đó là người mà mình cần gặp. Mẹ bảo phải gặp được ông mới trao thư này và không được trao cho bất cứ một ai.– Có gì bí mật bên trong lá thư này mà mẹ lại không muốn mình xem? Hay là mình cứ giở ra xem rồi tùy cơ ứng biến.Trong đầu cô lại vang vang lên lời của mẹ:“Không được tò mò xem lén những bí mật riêng tư của người khác, sẽ là người bất lịch sự đó”.Nhìn nắng chiều đã gần tắt sau dãy phố, Cẩm Chi đành bạo dạn bấm chuông bởi vì cô không vào đây thì không còn nơi nào để đến.Mở cửa cho cô là một người đàn bà trung niên. Cẩm Chi độ chừng người này là quản gia của gia đình. Cẩm Chi lễ phép gật đầu chào:– Chào bà!– Cô tìm ai?– Dạ thưa bà! Có phải đây là nhà của ông Nguyễn Phú Tân không bà?Người đàn bà khẽ chau mày:– Cô hỏi để làm gì?– Thưa bà, cháu cần gặp ông ấy.– Để làm gì?Cẩm Chi ngập ngừng:– Dạ, cháu có chút việc riêng.Người đàn bà lạnh lùng:– Ông ấy không có ở nhà.– Ông ấy đi đâu hả bà?– Không biết.Cẩm Chi bối rối:– Thưa bà, cháu có thể vào nhà để chờ ông ấy về được không bà?Người đàn bà lắc đầu:– Không được! Tôi đâu có biết cô là ai mà cho vào. Lỡ như cô là kẻ gian thì tôi làm sao mà trả lời với chủ.– Nhưng cháu đâu còn chỗ nào để đến. Bà giúp cháu đi bà.– Tôi không thể giúp cô được. Nhưng cô có thể đứng ngoài chờ ông ấy.– Nhưng cháu không biết mặt ông ấy.Người đàn bà hoài nghi:– Vậy cô đâu phải là người quen?– Dạ, cháu chỉ có một lá thư của mẹ gởi cho ông Tân mà thôi.Người đàn bà lắc đầu:– Thôi, phức tạp quá, tôi không hiểu được! Cô cứ đứng đây chờ khi nào xe về đến cổng cô cứ chạy ra mà trao thư. Ông ấy từ phòng mạch cũng sắp về rồi.Tôi còn bận công việc trong nhà, không thể ở đây lâu nữa.Không đợi Cẩm Chi nói lời cảm ơn, người đàn bà vội vàng đóng cổng lại.Cẩm Chi đứng tựa hàng rào lơ đãng nhìn ra đường phố.Thành phố đã lên đèn. Đêm thành phố sáng rực những hoa đên lung linh như muôn vì sao tỏa sáng. Cẩm Chi mơ màng nhìn phố phường nhộn nhịp mà nhớ về làng quê biển với bãi cát vàng trong những đêm trăng. Những chú cá bạc lóng lánh quẫy mình trong mê lưới những con sao biển như tung mình lên cố bắt lấy một vì sao ... Ơi, quê biển của cô thật tuyệt vời làm sao ...Rét ...Mài mơ mộng, cô không hay chiếc du lịch đã đậu trước cổng nhà. Và tiếng kêu rít ấy là tiếng của cánh cổng đã được mở ra. Chiếc xe du lịch chuẩn bị lăn bánh vào cổng. Cẩm Chi vội vã chạy ùa đến trước đầu xe.– Bác ơi! Bác!Ông Phú Tân đẩy kiếng xe nhô đầu ra để lộ gương mặt hiền từ đầy phúc hậu.Đúng là gương mặt của một vị lương y.– Có việc gì vậy cháu? Gia đình có người bệnh à?Cẩm Chi lắc đầu:– Dạ, không phải.– Vậy thì có việc gì? Cần bác giúp đỡ điều gì cứ nói. Nếu trong khả năng bác sẽ hết lòng.– Dạ không.Ông Phú Tân cười hiền từ:– Vậy nếu không có việc gì, cháu đón đầu xe bác để làm gì?Cẩm Chi vội mang lá thư đến trao cho ông Phú Tân. Không biết trong thư viết gì mà sau khi xem xong, ông Phú Tân đổi sắc mặt. Ông vội bước xuống xe nhìn chăm chăm vào Cẩm Chi.– Con là ... Cẩm Chi, con của Cúc hả?– Dạ, con là con của bà Cúc.Thấy ông Phú Tân cứ nhìn trân trân mình từ đầu đến gót, Cẩm Chi chột dạ:– Dạ, con không giống mẹ.Ông Phú Tân gật đầu:– Bác biết.– Bác biết mẹ cháu hả?– Đương nhiên là bác biết.Cẩm Chi thầm trách mình hời hợt, nếu ông Phú Tân không biết mẹ thì làm sao mẹ có thể gởi gắm cô cho ông, một người hoàn toàn xa lạ cho được.Bối rối một chút, ông Phú Tân đã lấy lại bình tĩnh:– Chúng ta vào nhà đi.– Dạ.