Hồi 1
Đường đời gian hiểm dân chúng đồ than
Mặt trời sắp lặn, đàn quạ đang bay về tổ. Trên con đường cái quan nối liền Thiểm Tây với Tân Lĩnh có 1 thiếu niên thư sinh đang cưỡi 1 con ngựa trắng, vừa đi vừa ngắm phong cảnh vẻ mặt rất hớn hở. Thư sinh có tuổi chưa đầy hai mươi, tay cầm roi ngựa và lẩm bẩm ngâm nga : " Cảnh mặt trời lặn đẹp biết bao, tiếc thay không còn tồn tại được lâu ". Theo sau chàng có một tiểu đồng tuổi chừng mười ba mười bốn cỡi một con ngựa gầy còm. Trên con ngựa của y có cột một bọc sách lớn và một bó hành lý. Thằng nhỏ thấy trời sắp tối đến nơi mà công tử vẫn đi thủng thẳng, nó bèn lên tiếng thúc giục : -Thưa công tử, nghe nói đường này không được yên lắm, nếu tối hôm nay chúng ta không đi kịp tới thị trấn ngủ trọ, lỡ gặp phải đạo tặc thì nguy to lắm đấy. Thư sinh nọ nghe tiếng tiểu đồng nói xong tủm tỉm cười, giơ roi lên quất vào mông ngựa một cái. Con ngựa của chàng cất vó phi chạy ngay. Công tử họ Hầu tên là Triều Tôn biệt tự là Phương Vực, người huyện Thương Khán tỉnh Hà Nam. Năm đó là năm Sùng Tỉnh ngủ niên. Hầu công tử xin phép cha mẹ ra ngoài du học. Hồi bấy giờ quan thái giám Ngụy Trung Hiền đã bị xử trảm nhưng thiên hạ loạn lạc, đường đi không được bình yên đạo tặc nổi lên như kiến cỏ. Cha mẹ của chàng không cho phép chàng đi, nhưng chàng cứ khăng đòi đi và thưa rằng : đại trượng phu phải đọc sách muôn cuốn, đi vạn dặm đường, thì đầu óc mới học hỏi nhiều và hiểu nhiều được chứ. Thế là cha mẹ chàng đành phải cho chàng đi. Hầu công tử là người có tài và rất can đảm chàng liền đem theo Hầu Khang, một tiểu đồng vẫn hầu hạ mình. Chàng với tiểu đồng hai người cỡi hai con ngựa đi thẳng về phía tây. Ngày hôm nay chàng vừa đi tới chân núi Chung Nam, suốt dọc đường chàng chỉ gặp những nông dân mặt vàng khè người ốm yếu và thỉnh thoảng lại còn thấy những xác của những người chết đói nằm ngổn ngang bên dọc đường nữa. Chàng còn thấy có xác chết mồm ngậm đầy cỏ xanh và đất khô. Thoạt tiên chàng còn bố thí tiền bạc cho những người nghèo đó. Nhưng sau thấy nạn nhân nhiều như vậy nên thôi. Khi tới gần chân núi, thấy cảnh sắc tuyệt đẹp chàng quên thảm trạng của lũ dân nghèo rồi cứ thế phóng ngựa vừa đi vừa thưởng thức. Chàng thúc ngựa đi được một quảng đường, thấy sắc trí càng ngày càng tối đen trong lòng lo vô cùng chàng thúc ngựa chạy nhanh thêm. Chạy thêm được mười mấy dặm đường nữa chàng với tiểu đồng tới một thị trấn nhỏ, hai thầy trò mừng rỡ vô cùng, vội tìm khách sạn để trọ. Ngờ đâu phố xá vắng tanh. Hai thầy trò không thấy một bóng người nào hết. Đi tới trước một khách sạn thấy có tấm bảng đề:"Trung Nam Khạch Sạn ". Hầu Khang xuống ngựa lên tiếng hỏi : -Này, Phổ kỵ đâu ? Chưởng quầy đâu ? Y đứng chờ giây lát cũng không thấy bên trong có động tỉnh gì hết. Đang lúc ấy một luồng gió bắc thổi tới có tiếng kêu " rào rào ". Hai thầy trò Triệu tôn đều rùng mình rợn tóc gáy. Chàng vội rút thanh kiếm đeo ở trên vai xuống xông thẳng vào trong khách sạn đó liền thấy trong nhà có hai cái xác nằm ngổn ngang trên vũng máu bầm và có rất nhiều ruồi đang bay quanh hai cái xác đó mùi hôi thúi xông lên. Chàng đoán chắc hai cái xác này chết đã lâu rồi. Hầu Khanh thấy vậy la lớn một tiếng rồi chạy luôn ra ngoài cửa thềm. Triều Tôn đưa mắt nhìn bốn phía xung quanh, thấy đồ đạc bừa bãi trên mặt đất, cửa ngỏ cũng đổ nát, hình như đã bị giặc vào càn quét. Hầu Khanh thấy chủ nhân mãi không ra, y lai quay trở vào tìm kiếm. Triều Tôn thấy tiểu đồng vào liền nói : -Chúng ta đi nơi khác xem thử nào. Ngờ đâu hai người đi khắp thị trấn thấy nhà nào cũng đều như thế cả. Hai người còn thấy xác của những thiếu nữ loãng lồ, chứng tỏ nạn nhân đã bị cường bạo hãm hiếp xong rồi lại giết luôn. Cả thị trấn đồ sộ như thế mà đâu đâu cũng chỉ có gió lạnh thổi rùng mình, mùi hôi thối nức mũi cả hai chịu không nổi cứ buồn nôn oẹ luôn. Lúc này dù Triều Tôn có can đảm đến đâu cũng không dám ở lại đó nữa và vội lên ngựa chạy thẳng về phía tây ngay. Hai thầy trò không nói nữa lời chạy luôn một mạch mười mấy dặm đường vừa đói vừa sợ. Đang kinh hoàng và lo âu thì Hầu Khang bổng lên tiếng nói : -Công tử xem kìa ! Triều Tôn nhìn theo về phía tay chỉ của tiểu đồng thì từ đằng xa có ánh sáng lửa, cả mừng và nói ngay : -Chúng ta đến đó nghỉ ngơi đi. Hai liền rời khỏi ngỏ cái quan đi thẳng về phía có ánh lửa. Hai người càng đi càng thấy đường gồ ghề khó đi. Triều Tôn bổng nói : -Nếu nơi đó là ổ cướp thì thầy trò chúng ta lại dấn thân vào chổ chết mất. Hầu Khanh giật mình và nói : -Nếu vậy chúng ta đừng đến nữa. Triều Tôn thấy mây đen đã bao phủ đầy trời cơn mưa sắp tới nơi nên chàng nói tiếp : -Chúng ta cứ lẳng lặng tới đó xem sao. Thế rồi chàng xuống ngựa, cột ngựa vào gốc cây ở bên cạnh đường,rón rén đi tới phía có ánh sáng lửa. Khi chàng tới mới hay nơi đó là hai căn nhà lá, cả hai mới yên tâm được phần nào. Chàng đang định đi tới chổ cửa sổ để ngó vào bên trong xem sao, ngờ đâu chàng chưa tới gần đã có một con chó to nhảy sổ tới sủa vang. Chàng vội múa lộng thanh kiếm nên con chó ấy mới không dám tới gần cứ dừng ở đó sủa. Bổng cánh cửa mở toang bà cụ Ở bên trong bước ra, tay cầm một ngọn đèn ra, với giọng run run hỏi chàng là ai. Triều tôn liền đáp : -Chúng tôi là khách qua đường định vào quí phủ xin ngủ nhờ một đêm. Bà cụ lại tiếp : -Vậy mời quí khách hãy vào trong nhà. Triều Tôn đi vào trong nhà lá ấy thấy đồ đạc rất giản dị, ngoài mấy cái sập bằng đất ra thì không còn cái gì nữa. Trong nhà có một ông cụ đang ho luôn mồm, Triều Tôn bảo Hầu Khang đi dắt ngựa tới. Tiểu đồng nghỉ tới những tình cảnh thảm khốc hồi nãy sợ sệt không dám đi. Ông già liền xuống dẫn y ra bên ngoài để dắt con ngựa vào. Bà cụ lấy một cái bánh khô ra và pha một bình nước cho hai thầy trò uống. Triều Tôn ăn sao nổi những thứ đó chàng chỉ cắn một miếng đành phải bỏ giở lại hỏi : -Thị trấn ở đằng kia bị bọn giặc nào đến càn quét và giết chóc thảm thiết thế lão trượng ? Ông già thở dài một hồi rồi đáp : -Có phải là giặc cỏ gì đâu, vì giặc cướp làm gì có ác độc như thế ? đó là bọn quan binh tạo ra đấy. Triều tôn nghe nói giật mình kinh hãi hỏi tiếp : -Quan binh à ! sao quan binh lại lộng hành đến thế ? chúng đang tâm chém giết như vậy mà quan trên của chúng cứ để chúng làm càn như thế hay sao ? Ông già cười nhạt một tiếng rồi đáp : -Có lẽ Triều tướng công mới đi ra bên ngoài lần đầu chắc ? Cho nên tướng công mới không hiểu một tí gì như tướng quân tưởng. -Quan binh là người biết giữ luật pháp. Triều Tôn lại hỏi tiếp : -Sao dân chúng không lên quan trên mà kiện chúng? Ông già đáp : -Kiện chúng có ích lợi gì đâu ? không thì còn may ra thoát thân, bằng không cứ tự tiện nộp đơn đi kiện lại còn bị chúng cướp phá đánh đập tàn nhẫn hơn. -Sao lại có chuyện lạ lùng như thế ? -Không những thế, người nào kiện chúng chưa thấy quan phủ phạt chúng mà mình đã ăn một trận đòn, rồi còn bị giam vào trong nhà tù nữa. Nếu mình không có tiền hối lộ thì đừng có tưởng còn sống về với vợ con. Triều Tôn nghe ông già nói vậy lắc đầu hoài và lẩm bẩm tự nói. Chợt cánh cửa lớn đã bị người bên ngoài đẩy gãy đổ vào và có một người lớn tiếng quát mắng : -Sao gọi mãi không mở cửa thế ? Không đợi ông già trả lời người đó đã tát cho ông già một cái kêu đến bộp một tiếng, bà cụ liền lên tiếng : -Thưa quan lớn... vợ chồng.. chúng tôi... già nua lẩm cẩm nên... không nghe thấy các ngài gọi cửa... ngờ đâu bà già lại bị đánh. Bà cụ bị đánh một cái tát, người nọ lại quát mắng chưởi : -Không nghe thấy mới đáng bị đánh như vậy ? mau giết gà làm cơm cho bốn người ăn đi. Ông già vội đáp : -Chúng tôi sắp chết đói tới nơi làm gì có gà mà giết làm cơm cho quí vị. Hai thầy trò Triều Tôn lại nghe thấy tiếng kêu '"bùm " hình như ông già lại bị đẩy ngã vậy và tiếng bà cụ khóc lóc kêu ca. Sau lại nghe thấy một thên nữa quát bảo : -Thôi, Lão vương buông tha cho vợ chồng chúng, ngày hôm nay chúng ta xui thật đi cả ngày mới thâu được có hai mươi mấy lạng bạc ngân thuế. Ai nấy cũng đâm bực mình hết chừng còn đem ông bà già ấy ra đánh đập làm chi ? Tên nọ nói rằng : -Những hạng người này chúng ta không cứng rắn một chút chúng không kiêng nể đâu. Ngay như mấy mươi lượng bạc thu được đó nếu không phải đệ đánh gãy chân anh chàng nhà quê ấy thì khi nào y chịu ngoan ngoãn nộp tiền thuế cho chúng ta. Lại một người nói với giọng khàn khàn đỡ lời : -Nhưng người nhà quê nghèo nàn thực, con gái mươi mấy tuổi mà không có quần mặc. Như vậy họ lấy tiền đâu mà nộp thuế chứ. Nhưng chúng ta không thâu được lại bị quan mắng chửi bảo chúng ta vô dụng... Người đó đứng nói tới đây thì bổng nghe tiếng ngựa của Triều Tôn kêu mấy tên công sai giựt mình kinh hãi vội ra cửa điều tra xem, chúng thấy con ngựa liền bàn tán xôn xao, có tên nói : -Người cưỡi ngựa thế nào cũng ở trong nhà này như vậy chúng ta lại kiếm được một món hời rồi, nên tên nào tên nấy mừng rỡ và cùng tiếng vào trong nhà khám xét. Triều Tôn cả kinh liền kéo tay Hầu Khang lén ra cửa sau đi miết, hai thầy trò chân cao chân thấp cứ cắm đầu mà chạy mãi không thấy người đuổi theo hai thầy trò mới yên trí và cũng may tiền bạc đều cột cả ở trên lưng Hầu Khang. Hai người ở trong bụi cây ẩn nấp một đêm chờ trời sáng rỏ mới đi ra ngoài tới đường cái quan. Hai thầy trò cứ lần theo đường cái mà đi hơn mười dặm rồi quyết định tới thị trấn đằng trước hãy mua ngựa cưỡi sau, Hầu Khang vừa đi vừa mắng chửi bọn công sai hoài. Trong khi đang chửi đổng luôn mồm thì bổng có bốn tên công sai ở bên đương ngách bước ra tay cầm xích sắt và thước sắt, phía sau lại có hai người tay giắt một con ngựa. Hai thầy trò Triều Tôn đã nhận ra ngay đó chính là con ngựa của mình nên hai thầy trò cũng ngẫn người ra. Lúc ấy hai thầy trò muốn tránh cũng không kịp nữa, đành làm như không có việc gì xảy ra và cứ đi thẳng về phía trước. Bốn tên công sai cứ ngắm nghía hai người hoài rồi một tên mặt vàng khè liếc mắt nhìn Triều Tôn hỏi : -Nè, hai người kia làm nghề gì thế ? Triều Tôn nghe lời nói của người đó biết ngay người này chính là lão Vương mà tối hôm qua đánh ông bà già, Hầu Khang liền tiến lên một bước đáp : -Vị này là công tử của chúng tôi định lên núi Chung Nam du ngoạn. Lão Vương túm ngay lấy ngực Hầu Khang và nhanh tay cướp luôn bọc đồ cột trên vai rồi mở luôn ra xem ngay. Chúng thấy bên trong có rất nhiều vàng bạc liền động lòng tham và quát hỏi : -Cái gì công tử với công tôn chắc ngươi thế nào cũng là đồng bọn với lũ cường hào nên mới tới chốn này. Ngươi phải khai thật có đúng như vậy không ? Hầu Khang tái mặt nhưng cố lấy sự bình tỉnh : -Bẩm đại quan không phải thế. Lão Vương quát : -Chứ thế nào hãy khai mau ? Hầu Khang đáp : -Bẩm đại quan công tử của tôi là con nhà giàu sang quyền quí, nhân những ngày nghỉ học nhàn rổi đi du ngoạn đến đây chứ không phải đồng bọn với bọn cường san, xin đại quan xét lại. Lão Vương hầm hừ : -Như thế các ngươi lên núi tiếp tế cho bọn cường san phải không ? Hầu Khang sợ hãi :-Bẩm đại quan không phải vậy. Lão Vương giận dữ quát : -Thế tại sao các ngươi mang vàng bạc nhiều thế này không phải tiếp tế cho bọn cường san ? Hầu Khang càng thêm kinh hãi : -Bẩm đại quan mấy ngày trước Công tử tôi tới thị trấn trước kia thăm một người khi về người sư thúc tặng số vàng bạc này cho Công tử tôi làm lộ phí. -Ngươi nói láo. -Bẩm đại quan tôi nói thật, tôi nói dối Vương đại quan đất trời tru lục cả gia đình tôi. Lão Vương đưa cặp mắt cú vọ nhìn Triều Tôn rồi nhìn lại Hầu Khang như để dò xét sự thật. Sau đó lão gật đầu. -Bây giờ ta cũng tạm tin theo lời nói của ngươi, nhưng số vàng bạc này ta mang về sở tại xét lại coi có đúng như lời của ngươi vừa khai không, nếu đúng ta sẽ trả lại. Hầu Khang cũng là một tay có bản lĩnh hiểu rõ lão công sai họ Vương muốn chiếm đoạt số vàng bạc kiếm cớ nói ra như thế chứ có đời nào bọn công sai nầy buông bỏ miếng mồi béo bở. Nhưng gã vẫn cuối đầu : -Vâng ! Bọn tại hạ xin đa tạ đại quan. Lão Vương chỏ tay vào mặt Hầu Khang dọa : -Nếu sau này ta tìm ra manh mối hai ngươi có thông đồng với bọn cường san thì đừng trách ta sao độc ác. Nói rồi lão Vương cùng ba tên công sai đi qua một ngõ, Hầu Khang biết bọn chúng tìm chổ chia vàng bạc. Dù đã bị mất hết số vàng bạc mang theo nhưng vẫn còn sinh mạng, Hầu Khang nói mau : -Công tử chạy mau kẻo bọn chúng đổi ý thì khốn mất. Chưa dứt câu gã đã chạy đi, Triều Tôn cũng gấp rút chạy theo. Hai người rẻ sang một con đường mòn vào trong núi để tìm đường ra quan lộ trở về gia trang. Chỉ vì trong vùng này bọn công sai được bố trí khắp nơi không thể nào qua lọt được. Hầu Khang hướng dẫn Triều Tôn chạy được một lúc, thình lình nghe ở phía sau có tiếng vó ngựa đuổi theo. Tiếng vó ngựa mỗi lúc một gần chứng tỏ đang đuổi theo thầy trò Hầu Khang và Triều Tôn. Triều Tôn hốt hoảng : -Hầu Khang, bọn công sai đuổi theo chúng ta kìa. Hầu Khang giục : -Công tử chạy mau, bọn chúng sắp tới nơi rồi. Triều Tôn vì quá sợ hãi luống cuống, cả hai chân như không còn có thể chạy. Hầu Khang quay trở lại nắm lấy tay Triều Tôn chạy đi mau. Tới một chổ kia, gã hấp tấp bảo : -Công tử bọn chúng sắp tới nơi rồi không thể nào chạy kịp nữa. Triều Tôn run run : -Chúng ta làm sao bây giờ ? Hầu Khang trỏ tay về phía trái vách núi : -Chúng ta hãy trốn trong cái hốc đá đó. Gã kéo tay Triều Tôn vào nách, chạy nhanh hơn trước trong khi vó ngựa đã tới gần. Đến hốc đá khá rộng. Hầu Khang thúc hối : -Công tử vào nhanh đi. Gã lôi tuột Triều Tôn vào trong hốc đá. Hốc đá này chỉ vừa chừng người thôi, rong rêu lâu ngày nghe mùi ẩm mốc. Hầu Khang và Triều Tôn quay mắt ra nhìn nín thở đợi chờ. Người kỵ mã chạy tới phía sau có dắt một con ngựa dừng lại sau hang cốc. Hầu Khang và Triều Tôn nín thở nhìn ra ngoài thấy người cửi ngựa không phải là bọn công sai và hắn đi một mình. Nhưng người lạ này không biết hắn thuộc hạng người nào có phải là cường đạo hay không. Vừa thoát khỏi bọn công sai giờ nếu rơi vào tay cường đạo hoa. đâu phải là nhỏ. Người kỵ mã này trên tay cầm cây dao sáng ngời đưa mắt nhìn quanh một lượt. Hắn lẩm bẩm : -Ừ, hai người chạy đi ngã nào, ta định trả ngựa lại sao không thấy. Nhưng hắn đã reo lên : -Ồ, hai ông bạn hãy ra đây còn ở chi trong đó. Biết không thể nào trốn được Hầu Khang và Triều Tôn bước ra ngoài. Người đàn ông trỏ hai con ngựa : -Ngựa này có phải của hai vị không ? Hầu Khang gật đầu. Người này bảo : -Tốt hơn hết công tử nên mau trở về đi ! Rồi thương lượng với lệnh tôn liễu - kết vụ án này. Vì bọn công sai âm độc lắm. Nếu không nghĩ cách đối phó chúng trước đến khi bị chúng ngăn trở thì phiền hà lắm ! -Còn chúng không biết tên của tại hạ ra sao, rồi tất cả mọi công việc chúng sẽ đổ hết lỗi vào cho công tử đấy ! Triều Tôn nghĩ cũng phải và chàng cũng hết du hứng rồi, liền đáp : - Dương huynh chỉ giáo như vậy rất phải, vậy Dương huynh cho phép tiểu đệ đi cùng với Dương huynh về phía đông nhé ! Bằng Cử gật đầu nhận lời. Hai ngày liền Hầu Khang bị hoảng sợ đến mất hết hồn vía, bây giờ y được một tiêu khách đi cùng cho nên khoái chí và yên tâm khôn tả. Ba người đi được hơn ba mươi dặm, tìm không thấy chổ trọ Bàng Cử liền lấy lương khô ra cho thầy trò Triều Tôn ăn. Hầu Tôn đi kiếm một cái nồi vỡ, nhặt ít củi khô định đun ít nước uống, thì bổng nghe thấy phía sau lưng có tiếng quát tháo : -Cường đạo ở đây rồi ! Hầu Khang giật mình đến thót một cái, tay run lẩy bẩy nước trong nồi đổ hết cả vào đống củi. Bàng Cử quay đầu lại nhìn thấy một tên công sai hồi nảy phóng ngựa đi trước, y dẫn mười mấy quân binh đều cửi ngựa đuổi theo tới. Chàng liền bảo thầy trò Triều Tôn rằng : -Mau lên ngựa ! Thế rồi cả ba đều nhảy lên mình ngựa phóng đi luôn. Bàng Cử nhường cho thầy trò phóng đi trước, còn chàng thì rút thanh đơn đao ra, đi sau yểm hộ. Bọn quan binh liền la lớn : -Bắt lấy cường đạo ! Chúng vừa quát tháo vừa phóng ngựa đuổi theo. Bàng Cử thấy quan binh càng đuổi càng gần, và chúng lại còn bắn tên theo chàng vội múa đao gạt hết những mũi tên đó. Đang khi ấy chàng thấy ở phía trước bổng có một con đường nhỏ, liền bảo thầy trò Triều Tôn rằng : -Mau chạy sang đường nhỏ. Thầy trò Triều Tôn liền rẻ sang con đường nhỏ đó mà chạy, bọn quan vẫn đuổi theo riết, tên công sai nọ còn quát tháo tiếp : đuổi đi ! Bắt được chúng sẽ có tiền bạc chia nhau ngay ! Bàng Cử thấy bọn quan binh săn đuổi tới gần liền dừng ngựa quay đầu lại quát lớn một tiếng rồi múa đao chém luôn. Tên công sai họ Vương hoảng sọ vội lui về phía sau còn những quan binh khác thì múa thương xông lại đâm liều. Bàng cử không dại gì lại đối địch với nhiều người như thế, nên chàng vừa đánh vừa rút lui. Ngờ đâu trong lúc hổn chiến chân chàng bị một mũi thương đâm trúng. Tuy vết thương không nặng lắm, nhưng nhuệ khí đã mất nhiều, chàng liền kẹp chặt lấy bụng ngựa, giật cương một cái, con ngựa của chàng nhảy xổ về phía trước, thuận tay chàng chém một tên quân binh gãy luôn một cánh tay trái. Các tên quan binh khác thấy vậy hoảng sợ liền lui ngay về phía sau, nhờ vậy chàng mới có dịp may phi ngựa chạy luôn. Thấy chàng bỏ chạy bọn quan binh lại đuổi tiếp. Một lát sau chàng đã đuổi kịp thầy trò của Triều Tôn. Lúc ấy con đường càng ngày càng chật hẹp, các quan binh ai cũng sợ Bàng Cử dũng mãnh nên không ai dám đuổi tới gần. Ba người liền thúc ngựa chạy một hồi. Đường núi càng ngày càng khúc khuỷu khó đi, ba người chỉ còn văng vẳng nghe tiếng hò hét của bọn quan thôi, chứ không thấy hình bóng của chúng đâu cả. Đang lúc ấy, ba người thấy trước mặt hiện ra ba con đường nhỏ Bàng Cử liền khẻ bảo : -Mau xuống ngựa ! Ba người chui vào trong bụi ẩn núp. Vừa núp xong, ba người đã thấy bọn quan binh đuổi tới. Lão Vương đang phân vân thì tên quân binh dẫn đầu đã rẽ sang một con đường khác tìm kiếm. Bàng Cử vội nói : -Chúng đuổi một lúc thế nào cũng quay trở lại chúng ta hãy chạy mau lên ! Nói xong chàng xé một mảnh áo buột chổ vết thương ở đùi rồi cả ba đều chạy sang một con đường nhánh khác. Một lát sau, phía sau lại có tiếng quan binh đuổi theo tới. Bàng Cử lo âu vô cùng bổng thấy phía đằng trước có ba căn nhà ngói, ở phía trước cửa có một nông dân đang làm lụng, chàng vội xuống ngựa đi tới trước mặt người nông dân đó và nói : đại ca ! phía sau có quan binh định giết hại chúng tôi, xin đại ca kiếm một chổ kín đáo giúp chúng tôi ẩn núp. Nông dân đó cứ thủng thẳng cuốc đất, hình như không nghe chàng nói gì cả vậy. Triều Tôn cũng xuống ngựa van lơn. Nông dân ấy đột nhiên ngửng mặt lên nhìn, hai mắt tia ra hai luồng ánh sáng như hai tia điện, ngắm nhìn Bàng Cử với Triều Tôn một hồi, cùng lúc ấy ở trong bụi cây ở phiá đằng trước có tiếng sáo du dương vọng tới và có một mục đồng cửi trên lưng bò đang thẳng đi ra. Mục đồng ấy tuổi chừng tám, chín đầu cột một cái đuôi sam nhỏ, mặt mũi rất thanh tú khiến cho ai thấy cũng phải động lòng thương người nông dân liền nói với mục đồng rằng : -Thừa Chí ! dắt ba con ngựa này vào trong núi cho chúng ăn cỏ thật no, chờ trời tối hãy cho chúng trở về. Tiểu đồng đưa mắt nhìn Triều Tôn ba người một cái rồi đáp : -Vâng. Thằng nhỏ liền dắt ba con ngựa của ba người đi luôn. Bàng Cử không hiểu người nông dân làm như thế có ý nghĩa gì nhưng chàng chỉ thấy lời nói của người ấy rất có oai thế khiến ai cũng không dám chống cự và làm trái lại. Lúc ấy tiếng vó ngựa của quan binh đuổi theo càng ngày càng gần Triều Tôn thấy vậy lo âu vô cùng vội hỏi : -Biết làm thế nào đây ? Biết làm sao đây ? Người nông dân lên liền đáp : -Ba vị hãy đi theo tôi lại đây. Nói xong, y liền dẫn ba người vào trong nhà. Triều Tôn thấy trong nhà tuy có để rất nhiều nông cụ, nhưng quét dọn sạch sẽ lắm, đủ thấy nhà này không phải là một nhà nông tầm thường. Nông dân đó đi thẳng vào bên trong đến bên phòng ngủ ba người chỉ thấy nông dân vén màn lên để lộ bức vách, rồi thấy người ấy giơ tay lên ấn vào hai nơi trên tấm vách đó một cái, liền có tiếng kêu " kèn kẹt " vang lên, trên tường hiện ra một cái lổ hổng mọi người thấy vậy đều ngẩn người ra, nông dân liền nói : đi vào đi ! Ba người nghe lời theo vào bên trong, mới hay đó là một cái hang động rất lớn, căn nhà lá được xây dựng ngay trước hang động, nếu không dời căn nhà này ra thì không ai biết đằng sau nhà là một cái hang động to rộng như thế. Ba người vào trong đó ẩn núp xong thì người nông dân lại ấn tay lên vách tường một cái, cánh cửa kín đó tự động khít lại. Nông dân vội quay ra cuốc đất như thường. Một lát sau tên công sai đã dẫn một bọn quan binh đến, tên công sai họ Vương liền lớn tiếng quát hỏi người nông dân nọ rằng : -Này ! vừa rồi có ba người vừa cửi ngựa qua đây phải không ? Nông dân liền chỉ con đường nhỏ gần đó và đáp : -Có, họ vừa mới đi qua đây và đi vào con đường ấy đấy. Bọn quan binh liền theo con đường nhỏ ấy đuổi theo, nhưng chúng đi được bảy tam dặm, không thấy tung tích gì cả liền trở lại hỏi người nông dân, nhưng người nông dân giả bộ như câm như điếc, ăn nói ấm ớ không sao nghe rõ được. Một tên binh sĩ lớn tiếng mắng chửi : đ.m hỏi tên ngu xuẩn này chỉ tốn mất thì giờ, chúng ta đi thôi !!! Thế rồi bọn quan binh ấy đi sang con đường khác để đuổi theo tiếp, Triều Tôn, Hầu Khang, Bàng Cử ba người nấp trong hang động văng vẳng nghe tiếng vó ngựa chạy đã xa mới an lòng. Một lát sau, ba người không nghe thấy tiếng động gì nữa, thế mà mãi không thấy nông dân mở cửa cho ba người ra. Bàng Cử nóng lòng sốt ruột vô cùng vội giơ tay đấm vào cửa nhưng tấm cửa đó rất dầy, đấm hằng nữa ngày mà không thấy suy chuyển chút nào., ở trong hang động tối om, không biết giờ giấc gì cả, ba người đành phải ngồi xuống đất ngủ gật để nghỉ ngơi. Bàng Cử thấy vết thương đau nhức cứ luôn mồm chửi bọn công sai và bọn quan binh. Không biết trải qua bao nhiêu tiếng đồng hồ, cánh cửa đá bổng xịt mở và có ánh sáng vàng lé vào. Nông dân nọ tay cầm một ngọn nến vừa bước vào vừa nói : -Mời ba vị vào xơi cơm ! Bàng Cử đứng dậy đi ra ngoài, thầy trò Triều Tôn theo sau cùng đi ra ngoài khách sảng. Ba người thấy trên bàn gỗ để ở giữa nhà bày sẳn một bát canh rau, một đĩa đậu phụng nóng hổi, ngoài ra lại còn có ba con gà nóng hổi nữa. Ba người thấy ngoài nông dân và mục đồng ra lại còn có ba người nữa cũng ăn mặc theo lối nhà nông. Năm người đang đứng đợi chờ cả ở khách sảng, Triệu Tôn với Bàng Cử ba người vội chấp tay cảm tạ và tự nói tên họ của mình cho mấy người đó nghe. Nghe thấy cái tên Kim Xí Dương Bàng Cử hình như mấy người nông dân đó không có vẻ ngạc nhiên gì cả nhưng khi họ nghe Triều Tôn kể lại chuyện Bàng Cử cứu giúp thầy trò mình như thế nào và còn khen ngợi Bàng Cử một hồi. Bàng Cử có vẻ đắc chí vội đỡ lời : -Câu chuyện vừa rồi có nghĩa gì đâu thiết nghĩ năm xưa ở Sơn Tây một mình tôi bắn chết Tấn Bắc Tam Hung, lại còn khủng khiếp hơn chuyện vừa xảy ra hồi nãy nhiều. Thế rồi, y liền kể lại lúc ấy tình thế nguy cấp như thế nào, y anh dũng ra sao, sắp bị đánh bại đến nơi mà lại còn thắng được đối phương giết chết luôn ba tên đại tặc v.v.. càng kể y càng khoái chí và còn kể lại những chuyện của mình ở trên giang hồ trên mười năm nay lừng lẩy ra sao hết sức khoe khoang và tự cho mình là anh hùng cái thế. Y lại còn nói những cường đạo hể thấy mặt y là không dám tới, y đang nói thao thao bất tuyệt thì bổng thấy mục đồng ngồi cạnh đó cười khúc khích một tiếng... Bàng Cử liếc nhìn thằng nhỏ một cái, nhưng y không có vẻ tức giận gì hết. Y lại tiếp tục nói những sự tích trên giang hồ. Triều Tôn nghe y nói có vẻ thích thú lắm. Hầu Khang hãy còn ít tuổi tính trẻ con vừa nghe vừa khen ngợi và thỉnh thoảng lại hỏi một vài câu. Sau cùng Bàng Cử nói đến võ nghệ, giơ tay giơ chân vừa nói vừa thí dụ. Mấy người nông dân có vẻ không thích nghe nhất là người béo lùn họ La cứ ngập ngừng hoài và nói : -Khuya rồi, chúng ta đi ngủ thôi. Mục đồng nghe nói liền chạy ra đóng cửa luôn, người họ Chu xách một tảng đá lớn để ở xó tối ra chặn cửa. Bàng cử thấy tảng đá lớn như vậy bèn thở phào một cái và nghĩ thầm : -" Người này khỏe thật tảng đá ít nhất cũng nặng tới bốn năm trăm cân mà y xách đi một cách nhẹ nhàng như vậy … Họ Ung thấy y mặt biên sắc liền nói : -Nghiệt súc lại tới lại tới quấy rối đấy. Người họ Nghê bèn đứng dậy nấp ở phía sau cánh cửa lấy cây đinh ba ra rung động một cái có tiếng kêu cong cong vang lên rồi lên tiếng nói : -Hôm nay nhất định không để nó đào tẩu được nữa. Thừa Chí, cháu cùng đi theo chú đi. Mục đồng nhận lời ngay chạy luôn vào trong nhà lấy một cái thương sắt thu nhỏ ra. Người họ Chu liền xách tảng đá lớn sang bên, cánh cửa bị luồng gió thổi mở toang ra. Gió ở bên ngoài thổi vào đem cả mùi tanh hôi và những lá rụng, những ngọn nến ở trong phòng cũng bị tắt luôn. Hầu Khang kinh hoảng thất thanh la lớn, người họ Nghê với mục đồng đã nhanh nhẹn nhảy ra ngoài cửa. Bàng Cử cầm thanh đơn đao cũng lên tiếng nói : -Cho tôi đi với. Y vừa bước chân ra ngoài cửa thì cổ tay trái y bị người ta nắm chặt lấy, y định dùng sức giật ra nhưng y thấy năm ngón tay của người đó cứng như sắt đang nắm chặt lấy tay y, khiến y không sao cử động được. Trong bóng tối liền có giọng nói khàn khàn khẻ bảo y rằng : đừng đi ra, con hùm đó lợi hại lắm. Bàng Cử còn định giằng co nữa nhưng người nọ cứ nắm chặt lấy y không kéo vào mà cũng không cho y đi ra. Bàng Cử bất đắc dĩ đành phải ngồi xuống đất người nọ mới chịu buông tay y ra. Lúc ấy mọi người chỉ nghe thấy người họ Nghê quát tháo và tiếng hổ gầm. Tiếng công đồng ở trên cây đinh ba kêu loong cong cùng tiếng lá tiếng cành cây rơi xuống đất rào rào cùng nối lên ồn ào vô cùng thỉnh thoảng lại xen tiếng quát tháo của mục đồng. Mọi người đoán chắc hai người một hổ đang kich chiến ở bên ngoài, một lát sau tiếng ồn ào đó càng ngày càng xa có lẽ con hổ đó đã bị thương và đào tẩu và hai người đã đuổi theo rồi. Người họ La liền lấy đá lửa ra để châm nến chỉ thấy trong nhà đầy những lá và cành cây nhiều vô cùng. Mọi người đang im lặng bổng nghe thấy đằng xa có tiếng chân người đi tới, thoát cái mục đồng đã chạy vào trong nhà vẻ mặt hớn hở mồm thì la lớn : -Ăn thịt hổ. Ăn thịt hổ. Triều Tôn thấy cây đoản thương của y dính đầy máu tươi liền nghĩ thầm : -"Y bé nhỏ như thế mà dũng mãnh như vậy. Mình thì tay không không trói nổi một con gà thật là hổ thẹn quá ". Chàng đang suy nghĩ, đã thấy người họ Nghê bước vào, tay trái cầm đinh ba, tay phải xách con cọp rằn rất lớn. Vừa vào tới nơi y đã ném ngay con cọp rằn xuống đất. Triều Tôn giật mình đến thót một cái, vội chạy ngay vào bên trong. Sau chàng thấy con vật không cử động gì hết mới hay nó đã chết rồi. Người họ Nghê vênh mặt lên bảo mục đồng rằng : -Thừa Chí, lúc nãy cháu đã đánh lầm rồi cháu có biết không ? Mục đồng cúi đầu xuống đáp : - Dạ, cháu không nên đứng trước mặt mà ném phi tiêu. Người họ Nghê mới dịu nét mặt và nói tiếp : đứng phía trước ném phi tiêu không phải là không được, nhưng cháu hãy ném hai phi tiêu cùng một lúc. Đồng thời phải ném trúng hai mắt của nó và sau khi ném xong thì nhảy sang bên ngay. Bây giờ cháy ném có một phi tiêu, đả thương có một mắt nó thôi. Con cọp đã bị thương rồi, thế nào sức vồ của nó cũng mạnh hơn trước, nếu không dùng cây đinh ba chống đỡ thì cháu đã toi mạng rồi. Mục đồng không nói năng gì hết, cứ đứng yên mà nghe thôi. Người họ Nghê liền khen y vài câu : -Cháu ném phi tiêu khá lắm, nhưng sức ném còn hơi yếu một chút. Nhưng điều này không thể trách cháu được sau này cháu lớn lên sức lực ở cổ tay sẽ tự nhiên mạnh hơn bây giờ liền. Nói xong, y xách con cọp lớn lên. Chỉ thấy chổ hậu môn bị bắn trúng một mũi phi tiêu. Y lại nói tiếp : -Mũi tiêu đủ sức mạnh, nên đã xuyên vào tận trong bụng nó, vì vậy con súc sinh này mới chết ngay. Mục đồng đáp : -Ngay mai cháu sẽ dụng tâm luyện lại. Người nọ nghe gật đầu, liền lôi con hổ vào trong hậu đường. Bàng Cử thấy hai người giết một con cọp lớn một cách dễ dàng như vậy, trong lòng sợ hãi không yên. Thoạt tiên y tưởng những người này không phải là nông dân thường.Bây giờ y biết những người này có lẽ là giặc cướp giả dạng. Nếu họ mà ra tay đối phó mình thì mình địch sao lại họ. Nhưng Triều Tôn không có ý nghĩ ấy, chàng cứ hết sức khen ngợi mục đồng anh dũng, rồi chàng còn chạy lại vuốt tay thằng nhỏ hỏi tên họ là chi nữa nhưng mục đồng không chịu cho chàng hay. Đêm hôm đó, Triều Tôn, Bàng Cử và Hầu Khang ba người cùng ngủ một giường. Vừa nằm xuống, Hầu Khang đã ngủ say liền. Triều Tôn nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được. Một lát sau, chàng nghe có tiếng người đọc sách, liền lắng tai nghe, mới hay mục đồng đang đọc sách bằng tiếng Quảng Đông, chứ không phải là tiếng Trung Châu chàng lại càng ngạc nhiên thêm. Chàng nghe mãi không hiểu thằng nhỏ ấy đọc sách gì sau mãi mới nghe được một vài câu, mới hay mục đồng đang đọc viện binh trận, chiến đấu gì đấy. Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, chàng vội khoát áo ngoài vào, đi ra ngoài sảnh thấy trên bàn có thắp một ngọn nến cực lớn, mục đồng đang chăm chỉ đọc và người họ Ung ngồi bên cạnh dạy bảo. Trông thấy Triều Tôn ra chỉ khẻ gật đầu chào một cái thôi. Triều Tôn tới cạnh bàn, thấy trên mặt bàn còn có thêm một cuốn sách nữa, chàng bèn cầm một cuốn lên xem thấy ngoài bìa đề : " Kỳ Hiệu Tân Thư ", mới hay cuốn sách ấy là cuốn binh thư. Triều Tôn liền lên tiếng với họ Ung ấy rằng : -Xem cử chỉ và hành động tôi nhận thấy quí vị ắt không phải là người thường. Vậy không hiểu tại sao quí vị ẩn cư ở nơi đây ? Chẳng hay tiểu sinh có thể cho tại hạ nghe rõ nguyên nhân ấy không. Người họ Ung đáp : -Chúng tôi chỉ là những người dân rất thường thôi. Chúng tôi quanh năm sinh sống bằng nghề cày cấy săn bắn, còn học sách tập viết là việc rất thường thôi, chứ còn gì khác lạ đâu mà công tử lại hỏi như vậy ? chẳng lẽ chỉ có con cháu quan hay người giàu có mới được học hành hay sao ? Triều Tôn biết đối phương không chịu nói cho mình hay, có hỏi thêm chỉ vô ích mà thôi, nên chàng cáo lỗi, rồi trở về phòng ngay. Chàng đang mơ mơ màng màng thì thấy có người đẩy mình một cái liền thức giấc và tỉnh lại liền. Chàng nghe thấy Bàng Cử khẻ nói : -Nơi đây là ổ giặc đấy, chúng ta mau chạy đi thôi. Triều Tôn giật mình kinh hãi khẻ hỏi lại : -Sao Tổng tiêu đầu lại biết rõ như thế ? Bàng Cử liền lấy đá lửa ra đánh thắp một bó đuốc nhỏ, rồi tới cạnh một cái gương lớn rồi mở nắp ra và nói : -Công tử xem này. Triều Tôn thấy trong gương chứa toàn vàng bạc châu báu, giật mình kinh hãi đứng ngẩn người ra liền. Bàng Cử đưa bó đuốc cho Triều Tôn cầm, để khuân cái gương ấy xuống, bên dưới lại còn một cái nữa, y định bẻ khóa để mở ra xem Triều Tôn vội khuyên bảo : -Ta không nên xem những gì bí ẩn của người khác như thế, nhỡ gây tai hoa. thì sao ? Bàng Cử đáp : -Tôi nhận thấy trong rương có mùi khó ngửi xông ra. Triều Tôn vội hỏi lại: -Mùi gì thế ? -Mùi tanh của máu. Triều Tôn không nói gì nữa. Bàng Cử liền bẻ luôn cái khóa rồi lắng tai nghe, thấy bên ngoài không có tiếng gì cả, y liền khẽ mở nắp rương lên, và giơ bó đuốc lên soi. Không hiểu hai người trông thấy vật gì ở trong rương mà đều ngẩn người ra liền. Thì ra trong rương có hai cái thủ cấp một cái đã bị chém lâu rồi, nên máu đã khô và thâm cả rồi, cái thứ hai thì mới chém không lâu. Họ tẩm vôi bột và thuốc để cho khỏi hư, nên râu và lông mày của hai cái thủ cấp ấy vẫn còn toàn vẹn cả. Bàng Cử là người lão luyện giang hồ đến thế mà cũng biến sắc mặt, chân tay run lẩy bẩy liền. Triều Tôn cũng kinh hãi đến đứng đờ người ra. Bàng Cử khẽ đóng nắp rương lại và nói: -Chúng ta phải chạy cho thực mau mới được. Nói xong, y liền gọi Hầu Khang dậy rồi cả ba lần mò ra ngoài sảnh, nhưng khi tới nơi canh cửa, vừa rờ tới tảng đá lớn chặn cửa thì Bàng Cử kêu khổ thầm liền. Y dở hết sức bình sinh ra mà cũng không sao lay chuyển nổi tảng đá ấy. Bỗng có ánh sáng đèn chiếu ra, ba người vội quay lại nhìn, mới hay người họ Chu đã cầm nến bước ra. Bàng Cử vội cầm lấy thanh đơn đao để phòng bị, nếu có sao thì đành thí mạng với đối phương ngay. Nhưng người nọ không thém đếm xỉa tới y, chỉ hỏi: -Muốn đi phải không ? Nói xong, y liền đi tới cạnh cửa, khẽ đẩytảng đá sang bên, rồi mở luôn cánh cửa lớn ra. Không biết là hên hay xui, Bàng Cử với Triều Tôn cứ cúi đầu đi ra ngoài cửa, dắt ngựa tới, rồi lên ngựa phóng nhay về phía Đông tức thì. Ba người đi được mười mấy dặm, trong lòng đang yên trí thì bổng nghe thấy phía sau tiếng gió ngựa nhộn nhịp và có người kêu gọi : -Này, đứng lại, đứng lại. Ba người không dám ngừng lại cứ thúc ngựa phóng tiếp. Đột nhiên có cái bóng đen thấp thoáng, một người lướt qua cạnh ba người và phóng lên phía trước, giơ tay ra một cái. Ngựa của Bàng Cử kinh hãi hí lên một tiếng cực lớn rồi đứng chồm lên luôn. Bàng Cử vội giơ đao, nhắm đầu người ấy chém luôn một nhát. Người nọ giở thế võ tay không cướp khí giới ra đấu với Tổng tiêu đầu. Nhưng chỉ đấu được vài hiệp, người đó đã tung mình nhảy lên giơ tả quyền ra đấm luôn vào thái dương huyệt của Bàng Cử. Không chịu cho đối phương đấm trúng Bàng Cử múa đao lên nhắm cánh tay của người ấy chém luôn. Ngờ đâu thế công của người nọ chỉ là thế hư, tay đưa ra lưng chừng chàng đã biến quyền thành chưởng, người chàng ta chưa rơi xuống mặt đất đã dùng chưởng móc luôn vào cổ tay của Bàng Cử mồm thì quát lớn : -Xuống ngựa. Thế là người ấy đã lôi được Bàng Cử té xuống đất tức thì. Không hiểu y đã dùng thủ pháp gì mà chỉ giơ tay ra một cái đã cướp luôn được thanh đơn đao của đối phương ngay. Người ấy cướp được thanh đơn đao xong liền buông tay Bàng Cử ra ngay và hai tay cầm thanh đơn đao bẻ " cách "một tiếng thanh đao ấy đã gẫy làm hai, và vứt xuống đất luôn. Dưới ánh sáng mặt trời mới mọc ba người nhận ra người đó là người họ Chu. Người nông dân họ Chu nói : -Ba người hãy theo tôi trở về đã. Nói xong y liền nhảy lên mình ngựa dẫn đường đi trước, không lo ngại ba người Bàng Cử và Triều Tôn đào tẩu cả. Bàng Cử biết có chạy cũng không thể nào chạy thoát và phản kháng cũng không nổi, nên đành phải ngoan ngoan theo người nọ đi luôn. Ba người theo người họ Chu lại quay trở về căn nhà ngói ở trọ đêm hôm trước. Vừa vào đến cửa đã thấy bên trong đèn thắp sáng choang, mục đồng ngồi ngay chính giữa, còn ba người kia ngồi ở hai bên, ai nấy vẻ mặt đều nghiêm nghị vô cùng và không nói nữa lời. Bàng Cử yên trí phen này thế nào cũng chết chứ không sai, nên y đánh liều làm ra vẻ nghênh ngang kiêu ngạo nói : -Ngày nay Dương đại ca đã lọt vào tay các ngươi, muốn chém thì chém, muốn giết thì giết khỏi cần phải nói nhiều. Họ Chu liền nói : -Ung đại ca nên đối xử với y ra sao ? Người họ Ung ngẩm nghĩ một hồi chưa kịp lên tiếng thì người họ Nghê đã xen lời tiếp : -Buông tha cho thầy trò Hầu công tử. Ho Ung đáp : -Tên họ Dương này chuyên môn bảo tiêu làm chó săn cho người có tiền, tội của y đáng chết rồi, nhưng ngày hôm nay y có lòng nghĩa hiệp cứu thầy trò Hầu công tử thì hãy tha chết cho y một phen. Chú em họ La chú hãy phế đôi nhãn hiệu của y đi. Người họ La đứng dậy, Bàng Cử thấy vậy mặt biến sắc. Triều Tôn không hiểu tiếng lóng của giang hồ, nên không biết phế đôi nhãn hiệu là khoét đôi mắt đi. Nhưng chàng thấy thái độ của mọi người đoán chắc thế nào cũng giết hại Bàng Cử chứ không sai. Chàng đang định lên tiếng vang lơn họ thì bổng thấy mục đồng nói : -Ung thúc thúc, cháu thấy y cũng tội nghiệp lắm, thôi tha cho y đi. Người họ Ung đưa mắt nhìn nhau một cái, ngừng giây lát, y lớn tiếng nói với Bàng Cử rằng : -Bây giờ đã có người xin cho ngươi, vậy ngươi phải thề độc là không được tiết lô. một tí gì về những việc mà hôm nay ngươi đã trông thấy. Bàng Cử đáp : -Quả thật tôi không có ý định dòm ngó gì hết, nhưng tôi đã trót thấy rồi, có điều chỉ trách Dương mỗ là người mù quáng không biết quí vị là anh hùng hảo hán. Từ đây trở đi tôi xin thề không bước chân vào Thiểm Tây này nữa bước và việc của quí vị tôi xin giữ kín. Nếu tôi nuốt lời thì trời đất tiêu diệt tôi. Họ Ung lai nói : được, chúng ta tin ngươi là người hảo hán, thôi ngươi đi đi. Bàng Cử chấp tay chào định đi thì người họ Nghê đột nhiên đứng dậy quát tháo : -Ngươi đi ngay như thế này ư ? Bàng Cử ngẩn người ra một cái nhưng y liền hiểu ý ngay, gượng cười một tiếng và đáp : -Thôi được xin cho tôi mượn thanh đao. Bàng Cử giơ tay ra bắt và đi mấy bước để tay phải lên mặt bàn, rồi múa đao chém đến phập một cái, đứt luôn bốn ngón tay. Chém xong, y liền vừa cười vừa nói tiếp : -Con đồ này một thân một mình chịu không liên can gì đến bọn kia hết. Mọi người thấy tay y máu chảy ra như suối mà vẫn cố gắng chịu đựng được nên ai nấy đều cảm phục khí khái của y. Người họ Nghệ giơ ngón tay cái lên nói tiếp : được lắm, câu chuyện hôm nay coi như đã kết liễu rồi. Nói xong y liền đi vào bên trong, lấy thuốc cứu thương và vải trắng ra băng bó cho Bàng Cử. Không muốn ở lại đó chút nào Bàng Cử để người họ Nghê băng bó vết thương cho mình xong quay lại nói với người họ Nghệ rằng : -Chúng ta đi thôi. Triều Tôn thấy sắc mặt y nhợt nhạt như vậy chắc là y đau đớn lắm định mời y ở lại thêm một đôi ngày nữa nhưng chàng nghĩ lại không dám lên tiếng nói. Người họ Ung thấy vậy vội đỡ lời : -Hầu công tử nói ra thì chúng tôi với công tử cũng có đôi chút liên can với nhau. Người khác họ Dương này cũng hảo hán lắm. Thôi để tôi biếu cho hai người vật này. Nói xong, y móc túi lấy ra một vật đưa cho Triều Tôn, Triều Tôn thấy vật đó là một thẻ trúc, nho nhỏ, đầu có đục lỗ thành hai chữ " Sơn Tôn ". Phía sau lưng có vót một bông hoa gì đó, nhưng chàng không hiểu vật này dùng để làm gì ? Đang ngơ ngác nhìn thì người họ Ung lại tiếp : -Hiện thời thiên hạ đại loạn, công tử là một thư sinh yếu ớt, không nên đi lại bên ngoài như vậy. Tôi khuyên công tử nên trở về nhà ngay. Nếu đi đường có gặp sự gì nguy nan thì công tử cứ việc đưa cái thẻ trúc này ra là bình yên ngay. Triều Tôn lại xem cái thẻ trúc đó, thấy không có cái gì là lạ hết, nên chàng vẫn chưa tin nó có pháp lực thần bí gì chàng đoán chắc vật này chỉ là một vật để trong người thôi cho nên chàng liền cám ơn một tiếng rồi giao cho Hầu Khang bỏ vào trong bọc áo. Thế rồi ba người từ biệt mọi người ra đi, cửi ngựa thủng thẳng theo lối cũ quay trở về. Cả ba trong lòng đều rầu rĩ vô cùng. Đi đến khi trời sáng tỏ mới đến một thị trấn nhỏ. Triều Tôn liền kiếm một khách sạn để cho Bàng Cử nghỉ ngơi. Sáng ngày hôm sau ba người lại lên đường đi luôn. Không muốn trông lại thảm trạng thị trấn bị quan binh càn quét Triều Tôn đề nghị đi vòng đường chứ không chịu đi xuyên qua thị trấn đó. Ba người đi đến giờ ngọ mới có chổ nghỉ chân, nghỉ ngơi xong, lại lên đường, đi được hơn hai chục dặm nữa, bổng nghe thấy có tiếng vó ngựa nhộn nhịp, rồi thấy một người cữi ngựa ở đằng trước phi tới. Khi đi qua cạnh ba người, có đưa mắt ngắm nhìn Triều Tôn và Bàng Cử một cái rồi phóng ngựa đi luôn. Ba người đi được năm sáu dặm đường, lại nghe thấy phía sau có tiếng vó ngựa nhộn nhịp. Và thấy người cửi ngựa hồi nãy đuổi theo tới. Lần này y ngắm nhìn Bàng Cử và Triều Tôn kỹ lưỡng hơn, người ấy đầu bọc vải xanh mặt mũi có vẻ rất anh tuấn. Y đi qua cạnh ba người rồi phóng đi luôn. Triều tôn liền lên tiếng nói : -Hình dáng của người này kỳ lạ thật, sao y đi rồi lại quay trở lại thế ? Bàng Cử đáp : -Chờ lát nữa có việc gì xảy ra Hầu Công tử chỉ việc đào tẩu trước, cứ để mặc cho tôi đối phó. Triều Tôn kinh hãi hỏi lại : - Dương huynh nói gì thế ? Lại có cường đạo hay sao ? -Có lẽ chúng ta đi không đầy năm dặm nữa thế nào cũng có viêc xảy ra, nhưng bây giờ chúng ta muốn lui cũng không được nữa đành phải xông pha lên một phen vậy. Liền có ba người cỡi ngựa chạy ra cản đường. Bàng Cử... thúc ngựa chạy lên chắp tay chào nói : -Tại hạ là người họ Dương người của tiêu cục Võ Hội đi qua quí địa nhưng không phải là bảo tiêu gì cả, cho nên mới không gửi thiếp chào quí Vương gia, còn vị Hầu công tử đây là đi du lịch. Hầu công tử là học trò mong quí vị nể nang nhường lối đi cho. Bàng Cử ở trên giang hồ cũng có chút tên tuổi xưa nay, đơn đao của y cũng học được chân truyền, nhưng vừa rồi y bị chặt gãy mấy ngón tay và y lại nghĩ mấy người quanh đây chắc đa số có liên quan đến người họ Ung. Cho nên y mới dùng lời lẽ khiêm tốn như thế để thỉnh cầu. Người đi giữa ba người kia tay không cầm khí giới cười đáp : -Chúng ta thiếu tiền lộ phí định mượn các hạ một ít rồi y phi ngựa tới, giơ tay ra chộp luôn cái bọc áo sắp rơi xuống đất. Y vừa cầm bọc áo lên vừa thử xem nặng bao nhiêu rồi vừa cười vừa nói : -Cám ơn nhé. Giây phút sau ba người đó đã đi mất dạng liền. Bàng Cử liên tiếp bị thất bại chán nản vô cùng. Hầu Khang lo âu vội hỏi : -Tất cả tiền lộ phí của chúng ta ở trong cái bọc đó hết, bây giờ biết lấy gì mà đi về đây. Bàng Cử đáp : -Chú được sống sót như vậy cũng đã là mừng lắm rồi, thôi chúng ta cứ đi đến đâu lo đến đấy vậy. Ba người nản chí cúi đầu thủng thẳng đi luôn. Nửa giờ sau, bổng nghe thấy phía sau lại có tiếng vó ngựa nhộn nhịp ba người vội quay đầu nhìn lại mới hay ba người lúc nẩy lại quay ngựa đuổi theo. Bàng Cử và Triều Tôn đều hoảng sợ vô cùng, không biết họ đuổi theo như thế để làm chi. Ba người đó vừa phóng ngựa tới trước mặt bổng xuống ngựa liền, người đi trước chắp tay chào và nói : Ra là người nhà cả, chúng tôi thất lễ mà cũng không hay, xin hai vị đừng trách cứ nhé. Một người nữa hai tay bưng bọc áo trả lại cho Hầu Khang, lễ phép : -Xin giao hoàn món vật này lại cho huynh đài, vừa rồi chúng tôi đã hiểu lầm xin thứ lỗi cho. Hầu Khang trố mắt nhìn gã kia chưa biết phải phản ứng ra sao cho đúng vì trong lòng hắn rất nghi ngại bởi vì bọn người này vừa mới cướp cái bọc của thầy trò hắn chạy đi, bây giờ trở lại trao trả với ý định gì. Từ trước bọn cường can tính tình hung bạo tráo trở lạ thường làm sao có thể tin được. Chúng bảo chúng ta người nhà cả. Câu nói này có ý nghĩa gì. Hầu Khang đứng ngơ người ra chưa đáp. Tên kia tươi cười : -Huynh đài hoài nghi tôi nói đùa đấy à ? Hầu Khang gật đầu : -Vâng... tôi... tôi... tôi. Tên kia ngắt lời : -Chúng tôi trả lại thật, huynh đài nhận đi. Hắn ném cái bọc sang phía Hầu Khang, Hầu Khang chộp bắt cái bọc cầm nơi tay chưa biết phải nói lời gì. Trong trí óc Hầu Khang nghĩ ra một chuyện, hắn nghĩ thầm : -Ồ ! Ồ ! Hay bọn này là cường đạo, hắn hiểu lầm ta và công tử là đồng môn nên mới nói :" chúng ta là người nhà cả ". Hắn còn đang suy nghĩ thì chợt thấy tứ phía có một số đông người từ trong những kẹt đá chạy tới. Hình như bọn người kia ẩn nấp trong sơn cốc giờ trở ra ngoài. Bọn này đứng chào. Số người kia chạy tới ngưng lại. Họ đều là những người nông dân thôn dã thân hình to lớn khoẻ mạnh. Bọn người kia nhìn gặp mấy người này mừng vui như vừa trải qua một tai nạn rồi lại gặp nhau. Triều Tôn và Hầu Khang chú ý quan sát để xem đây là chuyện gì, tại sao hôm nay họ lại hội đông đảo như thế. Bọn người chào hỏi nhau đủ giọng của các tỉnh. Và cứ xem phục trang của họ cũng đủ biết đa số là ở xa tới. Hai người không hiểu những người đó lặn lội xa xôi đến đây làm chi nên trong lòng thắc mắc vô cùng. Tối hôm đó Triều Tôn và các người ở trọ trong khách điếm tại chân núi Lão nhai định sáng sớm mai là lên núi liền. Mọi người đang ăn cơm tối bổng có người chạy vào nói : -Tổ tướng công đã tới. Chín phần mươi ngươi trong khách điếm đều đứng cả dậy và chạy luôn ra khỏi khách điếm. Bàng Cử kéo tay Triều Tôn và nói : -Chúng ta cùng đi ra xem sao đi. Hai người đi ra ngoài cửa khách điếm thấy những người đó đều đứng sang cả hai bên đường buông xuôi tay xuống. Hình như đang đợi chờ một nhân vật quan trọng vậy. Một lát sau trên đường núi ở phía tây có tiếng vó ngựa nhộn nhịp vọng tới, mọi người đều quay mặt lại nhìn cả về phía đó giây phút sau liền thấy một thư sinh chạc độ hai bảy hai tám tuổi cỡi ngựa thủng thẳng đi tới. Người đó thấy mọi người đứng cả hai bên đường nghênh đón, người đó liền thúc ngựa lại gần rồi nhảy xuống dưới đất. Trong những người đi theo đã thấy một đại hán tiến lên đỡ lấy cương ngựa. Thư sinh ấy đi bước một tới cúi đầu vái chào và hỏi thăm từng người một. Thư sinh ấy đi tới trước mặt Triều Tôn thấy chàng ăn mặc theo lối thư sinh vội tiến tới gần chắp tay chào và hỏi : -Vị này là ai thế ? Triều Tôn đáp : -Tại hạ họ Hầu xin hỏi quí tính danh là gì ? Thư sinh nọ đáp : -Tại hạ họ Tổ tên là Trọng Thọ. Triều Tôn chắp tay chào và hỏi tiếp : -Tai hạ ngưỡng mộ đã lâu... Trọng Thọ mỉm cười và đi vào trong khách điếm luôn Bàng Cử lôi Triều Tôn sang bên và nói : -Hình như thư sinh họ Tổ này rất có quyền thế. Hầu công tử nên nói với y bảo y tha cho chúng ta đi. Công tử với y cùng là người học hành với nhau chắc dễ nói chuyện hơn. Triều Tôn nghĩ cũng phải liền đi tới trước cửa phòng của Trọng Thọ ho một tiếng đánh tiếng trước rồi mới giơ tay lên gõ cửa. Lúc ấy chàng nghe thấy trong phòng có tiếng đọc sách vọng ra. Chàng gõ được mấy cái tiếng đọc sách trong phòng liền ngưng ngay, cửa phòng vừa hé mở Trọng Thọ đã ra nghênh đón và nói : -Ở khách điếm tỉnh mịch này mời Hầu huynh vào đây trò chuyện với đệ một phen. Triều Tôn vái chàng nọ một cái rồi đi thẳng vào trong liền. Chàng thấy trên bàn có để một quyển sách bên trên có viết chữ : Binh Liêu, Minh Điêu Thần Hoàng Thượng. Chàng đoán chắc đó là một bản tấu chương nên chàng không dám ngó nữa vì sợ đối phương nghi kỵ, rồi mới ngồi xuống. Trọng Thọ hỏi gia thế của chàng ra sao ? Chàng theo đúng thứ tự mà trả lời. Thấy chàng là con trai Hộ bộ thượng thư liền kêu " ủa " một tiếng nói tiếp. -Lệnh tôn đại nhân là một người quần tư thanh lục, chúng tôi rất kính phục. Triều Tôn vội đáp lời. Tiếp theo đó chàng liền kể lại chuyện cho Trọng Thọ nghe mình vì trốn tránh quan sai rồi được Bàng Cử ra tay cứu giúp như thế nào sau lại được người họ Ung tặng cho cái thẻ bài trúc v.v.. riêng có chuyện thấy ở trong hòm thấy đầu lâu người thì chàng không dám nói ra cho đối phương nghe thôi. Trọng Thọ vừa cười vừa nói tiếp : -Chúng ta gặp gỡ ở nơi đây kể ra cũng có duyên phận đấy, ngày mai tiểu huynh hãy theo tiểu đệ lên núi để quen biết một ít anh hùng hào kiệt. Đây cũng là một việc rất khoái chí của một đời người, quí hồ Hầu huynh đừng tiết lộ những gì mắt thấy tai nghe của chuyến đi này thì tiểu đệ cam đoan Hầu huynh không bị hại gì cả. Triều Tôn thấy chàng ta ăn nói nhanh nhạy như vậy trong lòng mới yên tâm. Thế rồi hai người lại nói đến chuyện văn thơ. Mới hay Trọng Thọ học rất ít, nên khi chàng ta thấy Triều Tôn ăn nói trang nhã như vậy lại càng kính nể vô cùng. Hai người đàm đạo cho đến canh hai, Triều Tôn mới cáo từ về phòng. Bàng Cử đợi chờ hoài không thấy Triều Tôn quay trở về phòng nóng lòng sốt ruột vô cùng, không biết hên sui ra sao, đang đi đi lại lại thì bổng thấy Triều Tôn vẻ mặt hớn hở về tới. Y mới yên lòng.