Ở đây vừa là cái cầu có mái che, vừa là cái chùa (cửa chùa một bên làm hông thành cầu), cũng như vừa là quán sách, vừa là chổ ngủ của ông lão chiếm lề cầu dành cho người đi bộ.

Cứ mổi buổi sáng, ông lão trải mỏng trên sàn gỗ chồng sách, mới có, củ có. Này là Kim Vân Kiều, này là Lục Vân Tiên, này là Thạch Sanh Lý Thông... Nhiều nhất cũng là tập cải lương nhỏ, bìa in hình nghệ sĩ đủ màu, đủ sắc. Trước chổ ông ngồi, nơi mà tầm mắt ông dề phóng tới nhất, bao giờ cũng là tập cải lương in hình bìa Thành Được - người có giọng ca ông mê nhất, kế nữa là nữ danh ca Út Bạch Lan - thần tượng của ông. Ông ngắm bên này ngía bên kia, sửa lại những tập chưa ngay hàng thẳng lối, khi đã có vẻ hài lòng với công trình của mình, ông phủi phủi đôi bàn tay to bè, nhăn nheo, đó là thói quen trước khi ông cầm bó nhang đếm. Đúng mười lăm cây, lúc nào cũng đúng mười lăm cây. Họ ngồi đấu mặt vào nhau suốt ngày im hơi lặng tiếng. Hai chàng "Tuất" phía bên kia cầu cũng lặng thinh. Bốn người ngồi bốn gốc, riêng rẽ và độc lập. Cứ mỗi chổ ông thắp ba cây. "Quán sách" của ông, dù ông trải xuống sàn, vẫn cao ngang mặt bệ thờ linh vật. Vì mặt cầu giống như hình thang không đáy nên đứng từ lề bên kia nhìn qua trông ông giống như cái trụ mà hai linh vật hai bên là hai đĩa có quả cân thăng bằng. Còn ba cây nhang sau cùng ông thắp chổ quán sách của ông trước cửa chùa. Ông lão lẩm bẩm điều gì đó trong miệng rồi hai tay chắp trước ngực rồi xáxá. Xong phần nghi lễ buổi sáng với các đấng thiêng liêng, ông tựa người vào cây cột gỗ chống cao đến tận những cây xà ngang chạm trổ đỏ ối. Ông vấn điếu thuốc rê được lôi ra từ cái bao nylon nhăn nhíu. Phì phà vài hơi, ông dụi lửa và "dét" vào cây cột gỗ, ngang tầm tay, để chặp nữa có buồn miệng gỡ xuống hút lại.

Ông xoa xoa đôi bàn tay, đó cũng là thói quen khi cầm lên cuốn cải lương có hình bìa nữ danh ca út Bạch Lan.

Ông ngắm nhìn hồi lâu, đôi bàn tay sần sùi gân guốc của ông sờ nhẹ nhàng lên mặt bìa rồi đặt thận trọng vào chổ cũ. Ông cầm cuốn in hình bìa Thành Được lên, giở ngay trang đầu để trước mặt. Không thèm nhìn vào đó cất giọng ca khàn khàn, đục đục, có những chử rè đi vòng tua của máy đĩa bị xước. Ông cố bắt chước cho thật giống với cái giọng mà mỗi lần Thành Được xuống câu vọng cổ tỏ tình cùng nàng Út. Có lẽ thấy chưa ưng ý, ông bắt giọng lại từ đầu, ca tới, ca lui rồi ca tới, ca cả buổi mà vẩn chưa hết trang giấy nhỏ xíu, bởi lẽ ông không biết đọc. Bù lại trí nhớ ông khá tốt nên ông ca từ đầu chí cuối mà lúc nào cũng mở trang nhất.

Một số người hâm mộ giọng ca của ông, đó là hai vợ chồng người hành khất mù, ngủ lề bên kia, họ lắng nghe say sưa và cố nhớ, để học lỏm lại những câu ca sử dụng trong lúc hành nghề và đám trẻ con tan trường ngang qua, hề thấy ông ca là tụm quanh, nhiều lúc đến nghẽn lối. Chỉ có một người ở đó không thích nghe giọng ca của ông, nên đôi lúc chửi đệm phụ họa trong tiếng cười vang của lũ trẻ nhỏ: bà Cai Dé.

Bà Cai Dé là một bà cô độc, không biết từ đâu, đến từ bao giờ, nhưng lại là người đầu tiên đến chiếm ngụ phía trong ngôi chùa và đóng cửa chặt lại. Chỉ mở vào những ngày lễ vía, hòng nhận xôi chè của khách thập phương. Bọn lão thì đừng hòng, mới đó hé đằng cửa, mụ đã hươ hươ cây gậy đuổi. Mụ sợ mất chuối. Những lần như vậy, ông ghét cay ghét đắng cái mụ già xấu xí, khó tính và tham ăn này, đến nỗi có lúc ông thầm rủa mụ mau chết đi; nhưng rồi cũng có những lúc đêm dài lạnh cóng, hay những lúc trời chưa kịp sáng, tiếng rao hến lanh lảnh và những chiếc xe kép bắp đi chợ xa cho kịp chuyến xe đò, ngang qua cầu rùng rình khiến thanh gỗ già lõng đinh khua lộc cộc làm ông bừng tỉng giấc. Tuổi già khó ngủ tiếp, ông nằm nghe tiếng thở như lời rên đầy than oán số phận của người chỉ nằm cách ông có tấm cửa chắn mà chạnh lòng. Ông ước ao, phải chi bà ta biến thành Út Bạch Lan để từ trong kia hát đáp ông những câu vọng cổ mà ông cố tình luyến láy cho thêm tình cảm.

Cũng có lúc, ông thấy thương mụ khi nửa đêm, lúc sin sỉn, mụ đi thắp nhang quanh chùa và không quên cho ông phần đế còn lại trong chai. Điều ông cho rằng hết sức lạ lẫm là những cây nhang mụ thắp bao giờ cũng rực sáng hơn những cây nhang của người khác. Ông ở đây lâu lắm rồi nên biết chắc không hề sai. Ông cho là bàn tay mụ thiêng hơn mọi người, hơn ông, nhưng có điều con người kỳ dị ấy, họa hoằn lắm mới chịu đem bàn tay linh thiêng của mình ra sử dụng. Với giác quan của người già, ông cho tất cả rất linh ứng sau cây nhang của mụ thắp. Ông cứ chờ đợi, và ông đành chịu thua hai mí mắt sụp xuống che khuất không cho ông thấy thế giới của thần thánh, nên ông trút cơn bực lên vợ chồng người hành khất, ngày cũng như đêm, nhưng lại có đôi nên đêm nào cũng say sưa ngủ đâu cần biết chuyện lúc tắt lửa tối trời.

Sau khi xuống câu vọng cổ, ông liền kể chuyện Thạch Sanh chém chằn cứu công chúa cho đám trẻ nghe, nhờ thế bán khá nhiều tập truyện. Cầm nắm tiền rẻ trên tay, ông nhìn đến chai đế đã hai ngày bỏ quên mà rệu nước miếng.

Ông trở về nhè nhẹ câu vọng cổ và ngủ từ lúc chập choạng tối. Nữa khuya, nghe tiếng sàn gỗ chuyển động, ông tỉnh giấc. Cái gậy trúc lốc cốc và tiếng kéo lê đôi guốc gỗ mòn, ông biết là ai. Vậy là mụ không ngủ được, Ông cảm thấy thương thương kiếp cô độc của bà và nghĩ đến chuyện đãi bà hớp rượu. Khốn nạn, cái chăn lăn lốc trống không. Ông tự trách mình khốn nạn, tại sao ông chưa bao giờ cho bà ly rượu. Rồi lại tự bênh vực mình, chắc là cùng có lần nhớ đến, nhưng già rồi lú lẫn, thêm say rồi quên, ngủ mê đá lăn đổ hết chứ gì. Và ông tự nhắc nhở chính mình "lần sau ắt phải nhớ"... Bao giờ rồi cũng "lần sau ắt phải nhớ"...

Tiếng kẹt cửa chuyển động. Bà bước ra khỏi ngưỡng cửa chậm rãi, dừng lại dựng cây gậy trúc tựa vào tường, đưa cho ông chai rượu còn phân nửa. Ông cầm mà cảm động đến run run, run cả cái nhìn để bà nhấp nhô như sóng. Nắm nhang lớn trên tay bà rực đỏ như rừng hoa, khói nghi ngút che khuấ gương mặt bà nên không thể nhìn thấy đôi mắt bà lạnh lùng hay dịu ngọt. Chiếc áo dài trắng sau rừng hoa nhang như vệt khói, vệt sương mỏng manh dễ làm gío đánh tan mất. Bà chậm rãi bước xuống độ xuôi của con dốc. Nghiêng nghiêng vệt khói vật vờ. Sợ ngã, ông muốn dìu bà nhưng giữ lại trong bụng không dám bước tới. Ông sợ giọng hét và cây gậy trên tay bà. Dừng lại trước bệ thờ linh vật, bà cắm vào đó nắm nhang rồi quay lưng lốc cốc. Lốc cốc. Hoa nhang tua tủa rực sáng bốn gốc chùa Cầu. Bà như vệ khói mờ bay mất sau cánh cửa chùa khép lại.

Tiếng động không còn mà đôi con mắt ông còn dán chặt vào cánh cửa. Con chuột bò qua chân, ông giật mình. Một nỗi sờ sợ vô cớ lan nhanh đến. Ông đưa chai lên miệng nốc hai, ba hơi và đặc chai không vào một góc. Rượu làm ông ấm lòng, khói nhang xông lên mùi thơm của trầm tạo thêm sự huyền bí. Ông nhìn xuống bệ thờ. Bó bông hoa thọ vàng tươi ông mua cắm canh chiều giờ như một vệt mờ, màu bị sẫm chìm trước hoa nhang được chính tay linh hiển của người đàn bà phía sau cánh cửa cắm lúc đêm khuya.

Không có tiếng động mà mặt sàn lung laỵ Ông nhìn ngước lên phía đằng đầu. Nàng "Thân" đã bước xuống khỏi bệ khi nào mà đủng đỉnh bước đi hai chân, hai tay vẫn nắm chặt trái lê trên ngực, đi ngang qua mặt ông, qua luôn hai chàng "Tuất", ra khỏi chùa Cầu và dừng lại ở ngã ba quay mặt ra hướng dòng sông chăm chú.

Chàng "Tuất" cũng rung rinh sửa lại điệu bộ rồi bước xuống đến bên nàng "Thân" ngập ngừng. Chàng quay lại vào bệ, ông lão nhiếc thầm: "Điên, đồ điên", rồi ủa, không phải, té ra chàng "Tuất" vào để lấy chùm hoa nhang, mang tặng nàng như tấm lòng chàng rực sáng. Nàng bẽn lẽn, dịu dàng mang dáng dấp nàng Út Bạch Lan khiến ông phải nhắm lại đôi mắt để suy tưởng và chìm vào cõi mộng cõi mợ Cho đến khi ánh nắng theo cành dừa ngoài khe nghiên ngã rọi vào, ông bừng tỉng, hơ hãi nhìn quanh và yên tâm khi trên bệ vẫn còn đủ nguyên bốn linh vật. Ông đặt tai xuống sàn gỗ như muốn nghe nhịp thở của người đang ở phía sau cánh cửa kia và có chút yên tâm. Bà không tan theo vệt khói.

Sau đêm hôm đó, mệnh lệnh của bà hét bảo ông im khi đang hứng xuống câu vọng cổ, ông im re liền, không cự nự, không bực tức, khiến đôi vợ chồng hàng xóm tức tối chửi đổng và đám trẻ hò reo trêu chọc. Bà đối với ông bây giờ là niềm thương mến và bái phục. Song cũng chưa bao giờ ông mời bã hớp rượu.

Một sáng rằm, không thấy chùa mở cửa. Người mang hương hoa đến gõ mãi vẩn không nghe động tĩnh. Ông hồi hộp tông cửa vào. Bà nằm sắp trên bệ thờ, nhang thắp nhở cháy tắt ngấm tua tủa quanh bà, cây gậy văng ra theo hướng tay với tới, tay còn lại gử chặt chai rượu đứng, bên trong còn nước.

Người bà chưa lạnh mà hơi thở và nhịp tim không còn nửa. Ông chạy ra cửa lấy chai rượu lần đầu tiên ông uống còn nhớ chừa phần bà, mang vào cạy miệng ra đổ. Kiểu mời rượu thô bạo nên nước trong theo khóe miệng trào ra xuống cổ, xuống sàn thấm ướt.

Sau đám tang bà, khách bộ hành không còn nhìn thấy quán sách bên lề chùa Cầu nửa và cả chủ nhân cũng biến đi đâu. Hai vợ chồng người hành khất cũng bỏ đ luông. Rồi những người hành khất khác đến trú ngụ, đến rồi đi bao người. Đám trẻ ngày xưa lớn lên, đám khác thế vào, mỗi lần ngang qua đều dừng lại thả xuống dòng khe những viên sỏi, nhưng cái không khí trong chùa Cầu cũng khác đi sau ngày ông lão bán sách biệt tăm.

Hết