Chương 1
Chỉ mười phút sau khi chuông reo kết thúc ca sáng mà nhà ăn đã gần như kín chỗ! Gần một ngàn công nhân. Một số ăn cơm do nhà ăn cung cấp, một số thì đem cơm từ nhà tới. Nhóm này ít tốn thời gian chờ đợi, chỉ cần tìm một chỗ ngồi rồi thì múc cơm và thức ăn từ những lon gô, cà mèn ... ăn một cách thoải mái.Lụa kéo tay Cát An đến một chiếc bàn còn trống, đặt hai khay cơm xuống.Bưa trưa hôm nay có cá biển chiên, một ít rau luộc và canh chua đại dương đám nữ công nhân vẫn gọi vậy với món canh mà chỉ có mùi vị và nước chứ hầu như chẳng có cái.Những chiếc quạt thông gió chạy đều đều trên mái nhưng không khí trong nhà ăn vẫn ngột ngạt. Tuy nhiên có vé hầu như chẳng ai quan tâm tới nóng hay lạnh. Tất cả đều tranh thủ ăn cho xong bữa trưa, tận dụng mấy phút ngắn ngủi còn lại để nghỉ ngơi trước khi vào ca chiều.Dĩ nhiên, những nhóm công nhân là bạn thân với nhau thì vẫn rù rì nói chuyện không dứt.Ngồi chung bàn với Cát An là Lụa, Kiều, Na và Thùy, Lụa nói:– Chúng ta thỏa thuận với nhau há?Chiều nay tan ca là đi qua chỗ đó rồi hắn về nhà.Na hơi lưỡng lự:– Có nên không đây? Tao sợ nữa chừng mình đuối sức bỏ cuộc thì rắc rối:Lụa trấn an:– Mày yên tâm đi? Tụi mình sẽ có từ ba tới nàm buối làm thử. Nếu được thì tiếp tục, không được thì nghĩ cũng chả ai rầy.Kiều góp lời:– Tụi mình toàn là tay nghề cao mà mày lo gì Na?Trong nhóm chỉ có Cát An là trội hơn cả về tuổi tác lẫn tuổi nghề, tất cả đều gọi Cát An là chị.Thùy hỏi Cát An:– Ý chị Cát An thế nào?– Ừ thì tụi mình cứ theo lời của Lụa đi. Cũng có thể chúng ta sẽ được thỏa thuận cho nhận hàng về làm vào nhưng ngày nghỉ ca tối và cuối tuần. Như vậy vẫn thu xếp được.Na và Kiều thè lưỡi. Tuy Cát An vào công ty này làm sau các cô nhưng rất nhiều người biết về năng suất và hiệu suất làm việc đáng nể của Cát án. Không chỉ giỏi tay nghề mà Cát An còn chan hòa, hay giúp đỡ chị em nên ai cũng mến.Một bên lưng Cát An bị ai đó khều nhẹ nhồn nhột, cô day lại. Nụ cười hồn nhiên khoe chiếc răng khếnh trên khuôn mặt dễ thương của cô bé Ngọc Tiên và cô bé giơ tay ra, có hai chiếc kẹo đậu phộng:– Đặc sản Tây Ninh đó, em mời chị!– Cảm ơn em, cô bé! - Cát An nhận lấy hai chiếc kẹo.Thùy, Lụa, Na, Kiều cũng có phần. Bũa ăn trưa kết thúc, mọi người lần lượt đứng lên.Ra khỏi nhà ăn, bọn Cát An chạm phải Lệ Hằng ''bà chằn'' quản đốc.Lụa mau miệng cất tiếng chào:– Chào chị quản đốc ạ.Lệ Hằng đáp lại bằng cái gật đầu hờ hững. Quạt tia nhìn kênh kiệu qua Cát An, cô ta cao giọng:– Này! Cô vô kiểm tra lại những sản phẩm của buổi chiều hôm qua đi!– Cát An và các bạn ngạc nhiên nhìn Lệ Hằng, lẽ nào sản phẩm có vấn đề?– Dạ, sao ạ? - Cát An hỏi.– Còn sao nửa? Quá nhiều đầu mối chỉ không được cắt sạch sẽ. Cô coi lại cho kỹ đó.Cả nhóm nhìn nhau:Cát An thở nhẹ:Có lẽ bây giờ chúng ta phải tranh thủ xem lại luôn mới được.Tất cả đồng ý kéo nhau vào phân xưởng ngay.Lệ Hằng đứng nhìn theo, hậm hực ra mặt. ''Lúc nào cô ả cũng được cả đám xung quanh bâu lấy mà giúp đỡ''. Hình như đã hơn mươi lần Lệ Hằng kiếm cớ bắt chẹt Cát An nhưng chẳng "xi nhế' gì.– Lệ Hằng! Em làm gì mà xuống đây rồi đứng thần người ra vậy?– A, Ngọc Vũ! - Nét nhăn nhó trên mặt Lệ Hằng giãn ra:Anh tìm em à?– Nào, về văn phòng rồi hãy nói.Ngọc Vũ hảo Lệ Hằng nhưng cô ta lại chủ động khoác tay anh ta, chí ít cũng hàng trăm cặp mắt nhìn theo đầy ác cảm. Khi đi vào khu văn phòng, Ngọc Vũ hỏi:– Đang giờ nghỉ trưa, em xuống nhà ăn làm gì?– Lúc sáng bên KCS báo với em một số lỗi sản phẩm do nhóm cúa Cát An hoàn thành nên em bắt cô ta phải xem lại.Đúng theo nguyên tắc thì nhân viên phụ trách KCS sẽ trực tiếp trao đối với Cát An.Ngọc Vũ mỉm cười. Câu nói nửa nhận xét, nửa khen ngợi:– Em thật quá nhiệt tình.Lệ Hằng so vai:– Cũng là trách nhiệm chớ bộ. Em sợ lỡ có trục trặc thì mình bị liên đới này nọ.Như vậy phiền lắm.Ngọc Vũ mở cửa phòng làm việc của mình. Lệ Hằng vào theo anh.Ngồi xuống chiếc sa lon rộng êm ải, Lệ Hằng hỏi Ngọc Vũ:– Anh tìm em có chuyện gì gấp à?– Không gấp lắm. Em chuẩn bị bảy giờ tối nay đi dự tiệc chiêu đãi với anh.Lệ Hằng trong bụng khấp khởi mừng nhưng ngoài mặt làm bộ cong cớn:– Anh đó dự tiệc chiêu đãi với anh phải là thư ký riêng chứ sao lại là quản đốc?Ngọc Vũ đến ngồi bên Lệ Hằng, một tay choàng qua vai cô ta, tay kia búng lên chóp mũi cô ta một cái:– Sao? Em muốn lên làm thư ký hay trợ lý cho anh hả?Lệ Hằng thản nhiên:– Không phải sao? Chỉ có trợ lý hay thư ký riêng mới đúng tư cách đi với anh.– Ừ thì anh có phủ nhận đâu nào. Nhưng em mà qua làm thư ký cho anh thì giao cái chức quản đốc phân xưởng cho ai?– Mà ... - Ngọc Vũ nói thêm:– ... Em đòi hỏi vừa thôi. Thực tế có lẽ chẳng có máy vị quản đốc được nhiều quyền hạn như em đâu.Lệ Hằng hất mặt, đỏng đảnh:– Đó là nhờ năng lực thực sợ của em chứ bộ. Nếu em mà bất tài, chắc anh đã hất em ra đường từ lâu rồi. Đúng không?Ngọc Vũ phì cười:– Làm gì có chuyện đó. Mà này, vừa nãy em nói nhóm công nhân nào may ẩu vậy hả? Hình như ... Cát An?Lệ Hằng liếc Ngọc Vũ:– Tên một công nhân tầm thường mà anh cũng nhớ kỹ dữ à nha.Ngọc Vũ cười cười. Quan hệ giữa Vũ và Lệ Hằng gọi là gì nhỉ? Ông chủ và người, làm công ăn lương. Đúng! Nhân tình? Cũng có thể gọi là như vậy. Giữa người tình và người yêu có một trời khác nhau. Nhưng khi nghe hơi hướm ghen tuông từ Lệ Hằng cũng vui vui, thú vị. Tuy nhìên làm cho Lệ Hằng bực mình ngủng nguẩy lên cũng không hay lắm.Ngọc Vũ xoa xoa bờ vai trần tròn lẳng, trắng mịn của Lệ Hằng ngọt ngào:– Em ghen vô lý vậy sao? Cô ta chỉ là một, công nhân trong hàng đống công nhân của anh, có gì mà phải quan tâm.Lệ Hằng muốn nói với Ngọc Vũ là mình linh cảm từ Cát An sẽ có rất nhiều chuyện xảy ra, dù không biết đó là chuyện gì. Nhìn Cát An là Lệ Hằng lại cảm thấy lo lo.Nhưng Lệ Hằng im lặng. Nói lên cảm nghĩ này với Ngọc Vũ có khác gì vẽ đường cho hươu chạy. Không chừng vì tò mò, anh ta sẽ chú ý đến Cát An. Lúc ấy có trời mới hiết sẽ xảy ra chuyện gì?Lệ Hằng đủng đỉnh nói:– Vô lý hay có lý bây giờ khó nói lắm. Nhưng mà ... ở địa vị của anh nếu vướng vô hạng đó thì còn thể thống gì nữa. Cho nên, em tin anh.Lệ Hằng dợm đứng lên nhưng cánh tay Ngọc Vũ choàng qua vai trì giữ cô lại:– Em nhớ chưa?Cô ta nhướng mày ngơ ngác hỏi lại:– Nhớ gì?– Hừm! Anh đánh đòn em bây giờ. Bảy giờ tối nay, nhưng sáu giờ rưỡi anh sẽ đến đón em. Nhớ mặc đẹp một chút đó.Lệ Hằng nhoẻn cười:– Em biết rồi:– Còn nữa ...– Gì?Thay cho lời đáp, Ngọc Vũ ôm ghì Lệ Hằng vào lòng, môi áp môi, hôn ngấu nghiến.Sau nụ hôn dài đê mê, Lệ Hằng nũng nịu:– Anh hư lắm, đang ở văn phòng mà ...Ngọc Vũ tỉnh bơ:– Đang ở văn phòng nhưng giờ nghỉ trưa. Ai mà dám lên đây phá rối chúng ta?Vừa nói, Ngọc Vũ vừa lòn tay vào áo Lệ Hằng sờ soạng.Lệ Hằng vùng vằng:– Anh kỳ quá hà.Mở cửa văn phòng đi ra ngoài, Lệ Hằng không khỏi giật mình. Người đàn ông đứng tuổi, quắc thước đang đi tới gần, trên gương mặt nghiêm nghị của ông, lộ rõ vẻ không hài lòng.Lệ Hằng nghiêng người lễ phép:– Dạ, cháu chào giám đốc.Chỉ một cái nhếch môi, ông dừng lại trước cửa phòng làm việc của Ngọc Vũ.Lệ Hằng toan mở cửa thông báo với Vũ nhưng ông phác cử chỉ ngăn lại và nói lạnh lùng:– Tôi biết là nó đang có trong phòng.Cô xong việc rồi thì đi đi:Lệ Hằng dạ nhỏ rồi vội đi ngay. Hơn ai hết, cô ta biết giám đốc Quang ông chủ thật sự của công ty này không tán thành mối quan hệ lặp lờ của cô ta với Ngọc Vũ.Nếu không vì lợi ích của công ty, chắc ông đã sa thải cô rồi.Ông Quang gõ cửa rồi không chờ Ngọc Vũ lên tiếng, ông đẩy cửa bước vào phòng Ngọc Vũ vội trỗi dậy trên sa lông dài, tóc rối bù và áo quần xộc xệch.Vũ vội đứng lên cài lại nút áo sơ mi trong khi ông Quang chắp hai tay sau lưng, chép miệng lầc đầu với vẻ bất nhẫn:– Riết rồị .... con thấy ba không nói gì thì con càng làm tới hả Ngọc Vũ?Vuốt vuốt tóc, Ngọc Vũ đáp:– Chuyện bình thường, chỉ tại ba cứ suy nghĩ này nọ thì thấy nó nghiêm trọng lên.Ông Quang đi đi lại lại trong phòng:– Vấn đề ba quan tâm là rốt cuộc với con, nên gọi quan hệ đó là quan hệ gì?Con đã khẳng định con không yêu Lệ Hằng, nhưng cứ cặp kè với cô ta suốt.Ngọc Vũ nhăn mặt:Mỗi lần gặp ba thì y như là con phải nghe ba càu nhàu về chuyện này. Con nói lại một lần nữa. Ba đừng lo, quan hệ giữa con và Lệ Hằng chỉ là vậy thôi.Cô ta có năng lực và năng động nên cần trả công tương xứng, vậy thôi.Ông Quang thở hắt:Sự đời không bao giờ đơn giản đâu. Ba biết con rất khó chíu khi ba đề cập đến vấn đề này. Thôi thì coi như lần cuối cùng ba nhắc nhở con. Đừng có mụ mị roi hối hận không kịp đó. Ba thì trước sau như một, ba sẽ không bao giờ chấp nhận con bé đó trước vào gia đình ta đâu.Hơn ba lần ba nhắc lại tuyên bố này đó. Còn nữa. Từ hôm nay con cư xử cho đúng mực một chút. Để tới mức bước ra là nghe công nhân xì xầm bàn tán, con nghĩ hay ho lắm sao?Ông đi ra, cũng dứt khoát như lúc vào. Ngọc Vũ nhìn theo cha, khẽ lắc đầu ngao ngán. Anh tự hól tại sao tất cả những người lớn tuổi đều như vậy, hay suy nghĩ cho vấn đề phức tạp thêm lên. Anh đã nói rất thật, Lệ Hằng rất có năng lực, khả năng ngoại giao cũng tốt, cô là làm tốt mọi việc anh giao cho. Một mức lương tương xứng với công sức và cộng thêm tình ái vui vẻ mà anh và cô thầm thỏa thuận với nhau, chỉ vậy thôi. Tại sao ba anh cứ nhắc đi nhắc lại rằng ông không bao giờ chấp nhận Lệ Hằng bước vào gia đình nhỉ? Ngay chính anh cũng chưa hề nghĩ sẽ có ngày mình đón Lệ Hằng vào nhà.Sau một lần hôn nhân đổ vỡ, Ngọc Vũ dặn lòng hãy tìm một người phụ nữ hiền lành, không vướng bận ngoài xã hội, và quan trọng.hơn là phải đảm đang nội trợ và biết phục tùng anh. Cho đến bây giờ, bảy năm trôi qua nhưng người phụ nữ như vậy vẫn chưa xuất hiện. Cậu con trai của anh thì vẫn phải lủi thủi ở nhà, nếu không có ông nội, nó chỉ biết trò chuyện với vú nuôi và chủ bếp.Ông Quang đi xuống phân xương, chỉ còn vài ngày nữa thì số hàng của hợp đồng này sẽ phải xuất kho nên ông đích thân đi kiểm tra.Đến gần kho sản phẩm vừa hoàn chỉnh, ông Quang nghe giọng Lệ Hằng vang ra:Được rồi, nhưng tôi cảnh cáo cô lần cuối. Nếu còn xảy ra tình trạng như vậy thì đừng có trách ở đây sản phẩm làm ra phải tính cả thời gian từng phút từng giờ. Nếu cứ phải xem đi sửa lại thì thìệt hại cho công ty là bao nhiêu, cô biết không?Im 1ặng.Ông Quang lắng nghe ...Giọng một cô gái nào đó nhỏ nhẹ:– Chị yên tâm, tôi bảo đảm sê không xảy ra lần nữa đâu. Bây giờ chúng tôi trở về phân xưởng được chưa ạ?– Không về may, cô ở đây làm gì?Hai ba nữ công nhân đi ra nhưng họ về phía phân xưởng may nên không nhìn thấy ông Quang và ông cũng chỉ thấy họ tờ phía sau. Nhưng ông nghe loáng thoáng các cô. Rõ ràng cô ta muốn làm khó mấy chị. Thôi bó đi, chỉ cần mai mốt chúng ta cần thận hơn là được. Không lẽ cô ta cứ giơ ấy dà, cái đó mới đáng lo à nghen, rủi như cô ta bày chuyện khác thì sao?Họ khuất sau dãy hành lang nên ông không không nghe được gì nữa. Ông vào không cần rào đón, ông hỏi luôn:– Quản đốc, vừa rồi có Chuyện gì mà tôi nghe các vị to tiếng vậy?Hai nhân viên KCS nhìn Lệ Hằng, xét việc Lệ Hằng giải thích với ông Quang sự Nghe qua, ông Quang nghiêm mặt:– Tôi không đồng ý với cô. Nếu như. Vậy lúc gom thành phẩm đi sao cô không kiểm tra để bắt họ sửa lại ngay?Lệ Hằng phân trần:– Dạ, bác cũng biết là cháu không chỉ coi có một phân xưởng mà làm sao cháu nắm chắc được hết thảy chứ ạ.Ông Quang không thay đổi thái độ - Tôi chỉ muốn nhắc nhở cô, mọi thứ trên đời này đều có giới hạn của nó.Lệ Hằng lặng thinh mà nghe cục tức đang dâng lên chèn ngang cổ họng. Con đường phía trước còn lắm gian nan đây.Nhưng không sao, chỉ mới bắt đầu thôi mà, có trời mới biết sau này kết quả thế nào.Lệ Hằng nhếch môi cười nhạt một mình.''Hừ, đừng quá tự tin và cao ngạo ông già ạ. Cứ chờ mà xem''.Lệ Hằng có những kế hoạch thật chi tiết để thực hiện tham vọng của mình.Di động reo ...– A lô! .... - Lệ Hằng nghe và cau mày xẵng giọng:Không được, ông lão đang có mặt. Không nên phiêu lưu mạo hiểm, ự được, cứ thứ xem. Nhưng phải cấn thận đó.Lệ Hằng dập máy rồi đi nhanh ra ngoài. Mấy người công nhân làm việc gần đó nhìn nhau thì thào bàn tán:– Chuyện gì mà lời lẽ của bả có vẻ bí mật vậy nhỉ?– Ôi xời! Chuyện gì cũng là của bả, không liên quan tới tụi mình. Hơi đâu để ý thắc mắc cho mệt.Nói gì thì nói, cánh công nhân tuy chắng mấy ưa Lệ Hằng nhưng đều ngán cô ta. Mọi người đều biết cô ta cậy thế của cậu chủ trề Ngọc Vũ mà làm mưa làm gió.Muốn làm việc yên ổn thì chớ dòm ngó, xầm xì ở cô ta nhiều, tới mức cô ta nghe thấy. Chuyện của Cát An là cụ thể, còn đang nóng hổi để các cô các chị lấy làm bài học, Chẳng biết vì lý do gì mà Cát An lại bị cô ta ghét đến vậy?Các cô công nhân bàn tán với nhau rồi sau cùng đồng ý với nhau rằng lý do và vì Cát An đẹp. Chi sau ba ngày làm ở công ty, Cát An được tôn làm hoa khôi ngay.Với chiều cao gán một mét bảy mươi, Cát An có dáng dấp của người mà hơn là công nhân may. Hai mươi sáu tuối và hơn sáu năm kinh nghiệm may công nghiệp. Cát An đã là một chuyền trưởng và đạt nhiều giải thưởng ừ các cuộc thi ngành may.Nhưng đùng một cái, Cát An và mấy trăm công nhân bị mất việc vì công ty vỡ nợ. Nhờ phiên hội chợ giới thiệu việc làm mà Cát An và một số công nhân không bị thất nghiệp lâu lắm. Nhờ tay nghề giối nên Cát An là người duy nhất được vào công ty Nét Việt này.Nghe nói hôm Cát An vào phỏng vấn và thử việc thì Lệ Hằng xin nghỉ phép.Qua hôm sau cô ta vào mới hay chuyện. Ai cũng bảo Cát An ''hên'', nếu gặp Lệ Hằng giám sát thử việc chắc khó mong ''lọt'' vào công ty.Giữ ghi Đông bằng tay trái, Cát An đưa tay phải kéo tấm khẩu trang lên cao một chút. Dù muốn nhanh thoát khỏi bầu không khí oi nồng khói bụi thì cô cũng chịu. Năm giờ chiều! Giờ tan sở, lượng xe càng đông đúc hơn, và ai nấy cũng hối há.Cũng phải thôi, kết thúc một ngày làm việc, nếu không nôn nao về với gia đình con cái thì người ta cũng mụốn nhanh nhanh về nhà tắm rưa, cơm nước rồi nghỉ ngơi.Những chiếc xe gắn máy cứ rồ ga luồn lách dấn lên phía trước của Cub cà tàng như Cát An thì phải chịu thua thôi.Di động báo rung, Cát An quay nhìn phía rề rồi tập xe vào.– A lô ...– Cát An đó à?– Ở ...– Đang ở ngoài đường phải không? ở khu vực nào thì nói đi, người ta sẽ tìm cho. Cát An đã nhận ra giọng nói trong máy, cô cười vui vẻ?– Anh Hà Duy hả? Sao gọi cho em bất tử vậy? Có chuyện gì mà bảọ đi tìm?– Thì mà gặp nhau hẵng nói. An đang ở đâu?Cát An nhìn quanh, nói địa điểm mình đang dừng xe. Hà Duy bảo cô cứ ở đó chờ anh.Cát An thở hắt. Anh chảng này thiệt tình, cái gì mà rào đón không nói thẳng ra cho cô khỏi phải nôn nao hồi hộp. Nhưng có lẽ khòng phải là chuyện hệ trong đáng lo, giọng Hà Duy rất vui vẻ.Dắt xe lên vỉa hẻ, Cát An đừng chờ Hà Duy. Anh là bạn của anh bạn láng giềng của Cát An. Quen biết nhờ những lần đi đám tiệc. Sau đó, tình cờ qua mấy buổi giao lưu ở công ty của Cát An lại gặp Hà Duy. Thế là thân thiết với nhau hơn! Cách đây gần hai tháng, sau khi bị mất việc, Cát An đã gặp Hà Duy.Hôm ấy anh đến nhà Nam Tuấn , láng giềng của Cát An. Nghe Nam Tuấn nói Cát An đang phải tìm việc mới, Hà Dưy hứa sẽ giúp cô. Điều này Cát An nghe Nam Tuấn nói lại. Không lẽ hôm nay Hà Duy gặp cô là vì chuyện này?Vừa chờ Hà Duy tới, Cát An vừa nghỉ ngợi.Thật khổ cho Cát An. Cô bắt đầu nghe đới mà cô đang đứng ngay khu phố ẩm thực. Mùi vị thức ãn vô tư bay ra, lan tỏa ... khiến đích vị tứa ra đầu lưỡi và tay chân ... như bủn rủn hơn.Hơn hai mươi phút sau Hà Duy đến. Nhìn bộ mãt buồn hlu, ỉu xìu của Cát An, anh cười hì hì:Đừng buồn, thông cảm nghe Cát An!Anh cũng muốn đến nhanh hơn nhưng ngặt nỗi cứ liên tục bị kẹt xe.Cát An đưa tay kéo khẩu trang xuống:– Anh Duy hẹn em gấp vậy là có chuyện gì à? Nãy giờ em lo lo đây nè.Hà Duy cười vui:– Lâu lâu gặp và mời cát An ăn bữa cơm không được sao? Nào, chúng ta đi Cát An lừng khừng:– Đi ăn? Chỉ có em với anh Duy thôi à?– Sao? Bộ sợ anh bắt cóc hả? - Hà Duy hỏi và cười:– Nói chớ còn có Bích Sơn nữa, nhưng cô ấy tờ chở làm tới thẳng điểm hẹn luôn. Nào, chúng ta đi!Cát An rầu rầu:Nếu xin thì em chạy tới tối luôn.– Không xa lắm đâu.Cát An chạy xe theo sau Hà Duy. Đúng là không xa lắm, chỉ gần mươi phút sau Hà Duy ra hiệu bảo Cát An rẽ vào con hẻm lớn rồi dừng lại trước nhà hàng “Gió Đêm”.Chiếc xe Cub cà tàng của Cát An dựng khiêm tốn giừa cơ man xe phân khối lớn, đời mới thật hào nhoáng.Bích Sơn chạy ra đón hai người:– Anh! .... Chào CátAn:– Dạ, chị Bích Sơn! Chị khỏe chứ ạ?Mình thì vẫn vậy. - Bích Sơn cười, khoe chiếc răng khểnh:– Côn cô nguy cơ tăng ký nữa chứ! Chắc phải quản lý lại chế độ đinh đưỡng mới được.Hà Duy khuyến cáo.– Béo phì thì nguy hiểm nhưng cần phái mập mạp, tròn trịa khỏe mạnh. Em bày đặt kiêng ăn giảm cân này nọ, rủi có bệnh thì đừng có trách sao anh xù em nghe.Bích Sơn nhìn qua Cát An:– An xem, chưa gì đã phát biểu một câu mang đầy hơi hướm vong tình.Cát An cười hòa giải:– Chị Bích Sơn đừng lo. Mấy người im ỉm mới là đáng sợ, chứ nói oang oang vậy thì chỉ là “nói” thôi, không đám “làm” đâu.Hà Duy mát mẻ:Nếu nói chuyện mà no thì hai người cứ tiếp tục nhé. Tôi phải vào gọi món đây.Bích Sơn lườm Hà Duy.Cát An bật cười. Cô nghĩ hai người này mỗi lần gặp nhau có hơi bực một chút nhưng sẽ không biết buồn và chán là gì.Hai cô gái dắt tay nhau đi vào nhà hàng:Qua chiếc cầu cong cong bắc qua bồ nước rộng. Thác nước nhân tạo đổ rào rào xuống từ vách đá rêu phong. Bụi nước làm nhừng đây leo và bụl cây dại rung rình:Gió đêm. Thật đúng với cái tên này. Đi trên hảnh lang rộng, dù cai đói vẫn đang hành hạ, nhưng Cát An cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều nhờ bức tranh thản nhiên sống động và làn gió mát trong lành.Hà Duy chọn chỗ ngồi và gọi môn ăn. Anh dịu dàng kéo ghế cho cả hai cô gái.Một bữa ăn quá thịnh soạn. Món chả tôm khai vị, cá hấp cam thảo, bò xào thập cẩm và lấu hải sản.Hà Duy hỏi người yêu:– Chúng ta uống bia nhiêu em?– Tùy anh! – Bích Sơn đáp:Hà Duy nhìn Cát An, Cát An nói:Khoảng một ly thì được. Em sợ ba mẹ truy hỏi thì rắc rối lắm.Hà Duy xuýt xoa:– Chao ôi? Phát hiện thêm một đứa con gái ngoan nữa kia.Bích Sơn gọi phục vụ đem bia đến. Tự nhiên em có cảm tưởng mình là nhân vật đặc biệt ở đây. Ngại ngại làm sao y. Bạn bè với nhau lâu ngày, Cát An học khách sáo từ bao giờ vậy? Hà Duy chân thành:– '' Chỉ là một bữa cơm thôi mà.Thật tình thì bọn anh cũng có chuyện muốn nói với Cát An:Bích Sơn xen vào:– Được rồi, một người nôn nóng một người thật tình. Nhưng chắc ai cũng không khác tôi ở điểm là, đói bụng lắm đây. Phải ăn ba miếng rồi muốn nói gì thì nói.Vừa nói, Bích Sơn vừa gắp thức ăn cho Cát An:Bia được đem tới.Hà Duy đề nghị cụng ly:– Nào, chúng ta cụng ly chúc mừng, chúc gì nhỉ?Bích Sơn bật cười:– Anh buồn cười quá đi!Hà Duy so vai:Tự nhiên sự trịnh trọng làm anh bối rối, chẳng biết phái nói gì nữa.Thì chúc sức khỏe và may mắn Cát An cười:– Phải đó! Em nghĩ hai anh chị hãy chúc em thật nhiều sức khỏe vả may mắn để làm việc suôn sẻ, không bị mất việc nữa.Hà Duy và Bích Sơn ngẩn ngơ.Hà Duy kêu lên:– Cát An cố việc làm rồi ư?Cát An nhướng cao mày:– Sao? Anh Duy không mừng cho em à?– Đương nhiên là mừng! Nhưng ... như vậy coi như anh quê độ rồi.– Là sao?Bích Sơn giải thích:Hôm nay anh Hà Duy có nhờ bạn bè hỏi tìm giúp Cát An một việc làm và nay đã có kết quả. Anh Duy muốn dành cho An niềm vui bất ngờ nên mới đợi tới hôm nay gọi An ăn cơm rồi thông báo luôn. Ai ngờ ...– Quay sang Hà Duy cô nói:– Giờ thì anh công nhận em nóí có hay không nào! Cứ chờ anh tìm được việc làm giùm chắc Cát An chết đói lâu rồi quá!Hà Duy phần trân:– Đứng nhiền anh hiểu thất nghíệp và việc hồ sơ đi xin việc thì khổ sở như thế nào:Nhưng để hỏi tìm được một chỗ tương đối tốt đâu phải chuyện dễ dàng.Cát An tặc lưỡi:– Thì ra hôm nay anh chị lo tìm việc giúp em, Vậy mà em có hay biết gì đầu.Đó là việc gì hả anh Hà Duy?– Cũng công nhân may nhưng sau một tháng có thể sẽ làm chuyền trưởng hơặc phụ trách KCS, Bích Sơn hỏi Cát An:– An đi làm ở đâu? Được bao 1âu rồi?Cát An cho hai người biết mình vào công ty Nét Việt nhờ đến hội chợ việc làm. - Nói chung là ..cũng ổn.. Công ty Nét Việt là công ty khá lớn. Họ thực hiện được khá nhiều mẫu hàng mới nên hợp đồng có được quanh năm:Hà Duy gật đầu:Được vậy anh yên tâm rồi. Nhưng vẫn cứ dặn hờ em, mai mốt có gì hãy liên lạc sớm với bọn anh nhất định bọn anh sẽ nhanh chóng giúp em.Bích Sơn tiếp lời Hà Duy:– Phải! Nhất định là vậy.Rồi cô hào hứng giục Hà Duy và Cát An nâng ly. Đáng để chúc mừng quá đi chứ? Cát An có việc làm ổn định trở lại tức là ba mẹ cô sẽ bớt càu nhàu. Từ lâu, Bích Sơn đã nghe nói về ba mẹ của Cát An. Ông thì mất sức lao động, bệnh rề rề. Bà không bệnh nhưng chẳng làm gì? Thời gian Cát An còn đi học phổ thông rồi mới làm công nhân may tiền lương chưa cao thì bà còn đến làm cho một gia đình ở gần nhà, công việc là phụ xén giấy, bao ram, phân loại. Bây giờ bù lại thuở bần hàn, nếu không ngồi nhà xem phim bộ Hồng Kông thì sang nhà hàng xóm chơi bài tứ sắc.Hà Duy hỏi Cát An:Hồi này ba mẹ em thế nào hở Cát An:– Thì ...vẫn vậy! Nhưng cũng may khu phố em ở đã là khu phố văn hóa. Ba cái vụ đánh bài chủ yếu là vui, ăn thua bằng bánh kẹo chừng vài chục ngàn đồng trở lại. A, từ thứ bảy tuần trước em với mấy cô bạn trong tổ đã nhận thêm hàng gia công bên ngoài. Phàn này thôi mà cũng được bộn tiền đóng nghe:Bích Sơn bị lây niềm vui của Cát An:– Tuyệt há! Nhưng em lãnh loại hàng gì? Cơ sở đó có lớn không vậy? Mặc dù làm ngoài giờ nhưng nếu ổn định nguồn hàng thì có lý hơn.Hà Duy trêu:– Không phải là cơ sở may áo gối chứ hả cô bé?Cát An cong môi:Giỡn hoài anh Duy à mà cũng có thể là áo gối nếu họ nhận được hợp đồng như vậy. Hiện giờ toàn áo gió thôi.Bích Sơn kêu lên:– Cơ sở may xuất khẩu:– Dạ, đó là vệ tinh của công ty may "Sài Gòn Trẻ''.Bích Sơn hoan hỉ:– Đúng là Cát An đang thật may mắn. Cứ như vậy sẽ khá lắm nghe Cát An.Hà Duy buông đũa ưu tư.– Một cở sở may vệ tinh của công ty may xuất khẩu. Em nên thận trọng đó Cát An.Hai cô gái ngạc nhiên nhìn anh. Bích Sơn nhíu mày:– Anh nói vậy là ý gì? Sao lại phải thận trọng?Cát An hỏi anh:– Anh Hà Duy nghi ngờ tay nghề của em hay sao?– Không, ý anh là ... Cát An nên thận trọng với phía công ty Nét Việt là chủ yếu. Nếu qua hệ giữa em với họ chưa được tốt lắm hoặc họ là doanh nghiệp cẩn thận tuyệt đối thì coi chừng em sẽ rầy à:Bích Sơn nhăn mặt:– Rốt cuộc em vẫn không hiểu anh nói gì cả. Cô tặc lưỡi. - Thôi tạm gác lại dễ tài kỳ cục của anh đi! An nè, Cát An!Hà Duy thầm ân hận, đang là cuộc gặp mặt vui vẻ. Lẽ ra anh không nên đề cập đến khía cạnh tế nhị này ở đây.Cát An đã lờ mờ hiểu ra điều Hà Duy lo ngại:Nhưng cô chỉ là công nhân may trực tiếp đưới phân xưởng. Họa hoằn lắm mới lên văn phòng của quán đốc.Như vậy khả năng dính líu tới phòng thiết kế là hầu như không có. Cô chẳng phải lo.Không khí trở lại vui vẻ khi ba người cùng bình luận về chất lượng cua các món mặn rồi nhìn ra sân vườn của nhà hàng cùng vui lây với một nhóm thanh thiếu niên có lẽ đang tổ chức liên hoan gì đó. Hồn nhiên tíu rít cả một góc sân vườn.Hơn bảy giờ tối, ba người ăn xong và chia tay. Cát An còn loay hứa với tui cách, khẩu trang, găng tay nên ra sau.Nhấc túi xách lên, Cát An chợt nhìn thấy một tập bìa cứng màu tím, dạng sơ mi tài liệu bằng nhựa cứng.Nó nằm ngay trên chiếc ghế cô đã để túi xách. Vì cùng tông màu với mặt ghế nên cô không nhìn thấy:Do dự vài giây, Cát An cầm tập tài liệu lên và lật ra xem.Cô bật kêu lên:– Trời! Mẫu thời trang.Có cả một chiếc đĩa nữa. Cát An tần ngần, phải làm gì với nó bây giờ?Cô gọi một người phục vụ:– Này anh ơi? Hình như có một người khách nào đó đến trước chúng tôi đã bỏ quên cái này. Bây giờ tôi gởi lại các anh giữ nhé?To vẻ e dè, anh phục vụ nói:Hay là chị cớ thích thì cứ đem về đi. Bởi vì ở đây không có qui định trách nhiệm về đồ đạc của thực khách để lại. Trước giờ đã từng xảy ra rắc rối vài chuyện này nên bây giờ ai cũng ngại cả.– Thôi được, tôi sẽ đem về và tìm cách gởi lại cho người bị mất. Cát An nói.Trên đường về, Cát An để hết tâm trí vào tập tài liệu. Sao có sự trùng hợp lạ lùng như vậy nhỉ? Dưng không cô nhặt được tài, liệu về máu thiết kế.Về đến nhà, Cát An cảm thấy nhẹ nhõm vì không bị cha cằn nhằn. Ông đang mê mải với bản tin thời sự quốc tế trên HTV. Mẹ cô thì đi chơi bên nhà hàng xóm, có lẽ bà đang đậu chếnh.Tắm rửa xong, Cát An bật ngọn đèn trên bàn viết trong căn phòng ngủ chật hẹp:Xem kỹ mới biết đây là mẫu thiết kế áo khoác và quần Jean nữ. Nhưng ngoài những bản vẽ yớỉ chiếc dĩa vi tính ra, không một đòng chơ nào ghi địa chỉ đề cô phải dĩ tìm được mà trả đi. Cát An thất vọng nhủ thầm, “có lẽ phải để đợi một thời giời thôi”.