Chương 1

Vạt nắng chiều đỗ nhẹ trên những cành cây, ngọn cỏ trong vườn. Một làn gió từ đâu thổi ùa tới khiến Lãm Vân cảm thấy dễ chịu. Hương hoa trong vườn tóa dìu dịu vậy mà suốt hai tiếng đồng hồ ngồi trên chiếc băng đá của ba cạnh hồ sen, Lãm Vân vẫn không nặn ra những ý tưởng thật hay để làm bài văn. Cô bé đã cố gắng thật nhiều, vượt quá khả năng chăm chí vốn chẳng tích tụ lâu ở cô bé. Cố gắng để đáp lại yêu cầu cúa Hải Quì, người dạy kèm cho Lãm Vân học. Dù dạy kèm thôi nhưng Hải Qùi rất nguyên tắc. Lãm Vân vừa thích nhưng lại sợ sợ, ngại ngại khi không làm xong bài. Hải Qùi dạy kèm cho Lãm Vân mấy môn thi tốt nghiệp. Thường thì người giỏi văn ít khi giỏi toán vậy mà Hải Qùi kèm cho Lãm Vân cả văn lẫn toán chứ, mặc dù Lãm Vân học một số môn tại trung tâm như ngoại ngữ, toán nhưng Hải Qùi giảng lại dễ tiếp thu hơn nên cả nhà ai cũng mến Hải Qùi. Những khi biếng học, Lãm Vân còn bắt Hải Qùi ca nữa, chị cũng biết đàn chút chút nên ca nghe rất thích. Vậy mà Hải Qùi bảo học lóm.

Hải Qùi có nụ cười thật tươi và rất có duyên nên nhiều lúc cảm thấy giận vì sự nguyên tắc của Hái Quì, song chẳng bao giờ Lãm Vân giận lâu đươc.

Có tiếng chân người lạo xạo trên lối sỏi trong vườn. Lãm Vân thừa biết ai xuất hiện giờ này vào những buổ chiều cô bé có giờ học.

Làm Vân lên tiếng:

− Làm gì mà thơ thẩn ngoài vườn vậy anh Đông Trần.

Hai anh em gặp nhau tại băng đá bên hồ sen, Làm Vân cười và hỏi Đông Trần.

Đông Trần cũng cười cười và hỏi ngược lại.

− Thế cô bé làm gì giờ này ở ngoài vườn có vẻ ngoan quá vậy ?

− Em làm bài văn... Làm mãi chẳng được gì, sáng mai phải nộp rôi... A ! Hay anh làm dùm em đi !

Đông Trần le lưỡi,

− Học gì mà nhờ người khác làm dùm. Anh làm dùm cô giáo biết bị điểm thấp đó !

− Xị.. chỉ sợ bài em bị dưới điểm trung bình thì có.

− Biết vậy sao còn nhờ.

− Bí quá chớ bộ.

Lãm Vân nhìn Đông Trần rồi lại cười và nói tiếp :

− Bộ anh tưởng em nhờ anh thật à ! Người ta đang đơi...

− Đơi... cô giáo đến phải không ?

− Em đợi thì ... "hợp pháp" quá phải không ? Vậy mà có người không học cũng đợi cô giáo mới lạ chứ !

Lãm Vân nháy nháy mắt nói với Đông Trần.

Đông Trần gãi gãi lên đầu :

− Ê ! Cô bé nói ai đợi chứ !

− Ai đợi người đó chắc biết ...

− Con nhỏ này.

Đông Trần chỉ lên đầu Lãm Vân, cô bé cười khúc khích rồi chạy ùa ra cổng, vừa lúc Hải Qùi định nhấn chuông cổng thì Lãm Vân đã reo lên.

− May ghê ! Chị đã đến ... Em ... ý ... có người đợi chị suốt buổi chiều nay đó.

Lãm Vân vừa nói vừa liếc nhìn Đông Trần và mở cổng để Hải Qùi đẩy xe vào. Lãm Vân còn la lớn.

− Anh Đông Trần ơi lại đây đẩy dùm chiếc xe của chị Hải Qùi vào dùm em với.

Lãm Vân kéo tay Hải Qùi đi vào nhà khiến cho Hải Qùi ngạc nhiên. Thường ngày cô bé chẳng tỏ ra chăm học như thế này, đã vậy còn kêu Đông Trần đẩy xe cho nàng nữa chứ, chắc có vấn đề chi đây !

Lãm Vân nói :

− Về phòng em ... Em có điều này hay lắm.

Đông Trần đi tới nói :

− Coi chừng con bé có ý đồ đấy cô giáo ơi !

− Cái anh này ! Muốn gì thì nói đi ... Em đây giúp.

Đông Trần ứ lên rồi đẩy xe của Hải Qùi vào trong.

Hải Qùi nhìn Đông Trần rồi nhìn Lãm Vân lắc đầu không hiểu gì ...

Lãm Vân đưa Hải Qùi về phòng và tập trung nghe Hải Qùi chỉ dẫn phương pháp làm văn, kỳ thật cô bé cố tập trung nghe, vậy mà chẳng làm nỗi một bài văn hay, Hải Qùi nhận xét bài làm của Lãm Vân cũng giống như lời phê bình của cô giáo trên lớp. Lãm Vân ngập ngừng mãi chẳng dám mở miệng nhờ Hải Qùi làm dùm bài văn, có chăng Hải Qùi chỉ giải thích và chỉ cách làm bài mà thôi.

− Lãm Vân, ... chiều nay em ... có vẻ lo lắng, có chuyện gì phải không ?

Lãm Vân chối :

− Không có gì chị ạ !

− Vậy thì hãy lập dàn ý đề văn này đi.

Hải Qùi vừa ghi lên bảng vừa đọc cho Lãm Vân ghi. Lãm Vân cắn bút một lúc thì có tiếng gõ cửa phòng.

Diệp Quỳnh gật đầu chào Hải Qùi và đứng ngoài cửa phòng nói vọng vào :

− Lãm Vân ơi ! Nghỉ học đi với chị một chút nhé !

Lãm Vân còn ngập ngừng, Diệp Quỳnh lại nói tiếp :

− Em không đi với chị phải không ? Đừng hối hận đấy nhé !

− Gì mà ghê quá vậy hở chị ?

− Ừ !

− Nhưng em còn bài để sáng nộp cho cô nữa nè !

Diệp Quỳnh lại chỗ Hải Qùi nói :

− Lãm Vân nghỉ một buổi có sao không "cô giáo" ?

Hải Qùi không thích lối nói chuyện của Diệp Quỳnh - dường như nó cao ngạo làm sao ấy.

Diệp Quỳnh là chỗ thân tình của gia đình, hiện tại là bạn của anh trai Lãm Vân. Nghe đâu họ quen nhau đã mấy năm, đùng một cái anh hai của Lãm Vân đi học ở nước ngoài một thời gian. Hai bên gia đình là chỗ bạn bè nên Diệp Quỳnh thường xuyên đến nhà và tỏ ra rất cao ngạo. Hải Qùi cảm thấy như thế không biết có phải do chủ quan hay không.

Lãm Vân là cô bé ham chơi hơn học, mặc dù Hải Qùi cố gắng thật nhiều, song cô bé vẫn chưa tiến bộ, cứ mỗi lần Diệp Quỳnh ghé lại rủ Làm Vân đi chơi là cô đi ngay, mặc dù đang học. Diệp Quỳnh tỏ ra coi thường Hải Qùi. Mặc kệ, Hải Qùi chẳng hề để ý đến vì việc của cô là dạy kèm cho Lãm Vân, đó mới là việc chính.

Lãm Vân e ngại nói với Diệp Quỳnh :

− Em còn phải làm bài văn để sáng mai nộp nữa.

− Trời ơi ! Tội nghiệp em chị ghê chưa ! Nhờ "cô giáo" làm giùm đi ... Dẫu sao thì cô giáo đến đây là để dạy cho em, cô làm bài văn cho em cùng đúng thôi. Sòng phẳng mà ! Có gì thiệt thòi đâu em.

Hải Qùi với Diệp Quỳnh chưa hề có mối quan hệ nào. Tại sao lúc nào Diệp Quỳnh cũng tỏ ra mâu thuẫn với Hải Qùi. Mỗi lời nói đều thể hiện uy quyền và thái độ bất hòa. Có lẽ đó là tính cách chung của bọn con gái nhà quyền quí cũng nên !

Được ! Nếu có thái độ với Hải Qùi như vậy cũng chẳng ăn thua gì ...

Hải Qùi nói với Lãm Vân :

− Em có việc phải đi vậy tôi về được chứ ?

Diệp Quỳnh xen vào :

− Đâu được, chiều nay cô đến dạy cho Lãm Vân học, nhưng chúng tôi bận, cô vẫn chưa hết giờ dạy, vậy phiền cô ở lại làm giúp Lãm Vân bài văn rồi hãy về, chúng tôi không giữ nữa, cứ xem như cô đang dạy cho Vân bài văn mới ... À ! Nếu thấy "hẻo" chỗ nào tôi sẽ chỉ cho khoản làm bài được chứ !

Nghe giọng nói đầy vẻ khinh người của Diệp Quỳnh, Hải Qùi càng thêm buồn giận. Dạy kèm cho các tiểu thư con nhà giàu thật phiền phức. Họ ỷ có mấy đồng tiền bỏ ra rồi muốn bắt người khác làm theo ý mình, thật đáng ghét.

Dù sao Diệp Quỳnh là chỗ thân tình với gia đình Lãm Vân nên Lãm Vân rất hòa hợp với cô ta.

Cuối cùng, Lãm Vân cũng thay đồ để đi chơi. Khi bước ra khỏi phòng cô bé còn nói :

− Chị Hải Qùi ơi ! Chị làm bài văn cho em rồi hãy về.

Diệp Quỳnh nhìn Lãm Vân rồi nói :

− Em không đóng cửa phòng sao ?

Quay sang Hải Quì, Diệp Quỳnh cười nói :

− Cảm phiền cô giáo hãy làm bài cho Lãm Vân ở phòng ăn hay ngoài vườn cũng được. Chúng tôi phải đóng cửa phòng lại.

Hải Qùi há hốc miệng nhưng không sao thốt nên lời. Cô uất đến nghẹn lời.

Rời khỏi phòng Lãm Vân, Hải Qùi tìm một góc trong vườn để ngồi, cô có thể giúp Lãm Vân làm bài, nhưng không phải làm bài như thế này - mà phải giải thích đễ cô bé hiểu và lập một dàn bài rõ ràng rồi mới làm thành bài văn. Chẳng lẽ đi dạy kèm là phải làm tất cả bài tập của các tiểu thư hay sao ? Vô lý thật.

Hải Qùi vừa làm dàn bài cho bài văn của Lãm Vân, vừa cảm thấy bức rức và khó chịu trong lòng, cô cảm thấy dường như mình bị sỉ nhục hơn là được trọng dụng đúng với danh nghĩa "người dạy kèm" - Bọn nhà giàu đều như thế cả nếu như đi dạy ở nơi khác thì cũng thế thôi !

Tự an ủi mình để có thể tiếp tục công việc một cách bình thản.

− Chào cô ... Ủa sao cô lại ngồi đây, Lãm Vân đâu rồi !

Hải Qùi giật mình quay lại ... Ồ thì ra là anh trai của Lãm Vân. Hải Qùi im lặng một khắc rồi lên tiếng.

− Nhờ anh đưa cái này cho Lãm Vân, nói với cô bé cố gắng làm trọn bài văn, tôi không thể làm trọn vẹn được.

− Ồ ... Thì ra con bé lại nhờ cô làm bài văn cho nó à !

Hải Qùi lắc đầu :

− Đúng lý ra không phái như vậy.

− Tôi không hiểu ý cô ...

− Cũng chẳng có gì phải quan tâm đâu.

− Thế sao trong giờ học mà Lãm Vân đi đâu ?

Hải Qùi cười nhẹ :

− Có lẽ bận việc gì đột xuất nên Lãm Vân phải đi ... Thôi ! Tôi về, nhờ anh đưa dùm nhé !

Hải Qùi dợm bước đi, Đông Trần vội lên tiếng :

− Cô Hải Qùi này ... Theo tôi ... giờ học của Lãm Vân cô nên làm chủ, không nên chiều theo ý con bé.

− Tôi có muốn thế đâu ?

Thấy Hải Qùi ngập ngừng, Đông Trần vội lên tiếng :

− Có phải cô ngại hay không ... vì sự có mặt của Diệp Quỳnh nên ...

− Đông Trần chưa nói hết câu, Hải Qùi xen vào :

− Tôi không có ý đó.

− Việc gì cô phải ngại ... Lãm Vân học thêm là quyền của cô. Đúng ra Diệp Quỳnh không nên dẫn con bé đi chơi như thế.

Nếu Đông Trần đã biết sự việc như vậy, tại sao anh không ngăn cản hoặc rầy la em gái của mình, anh lại nói với cô để làm gì ? Hải Qùi không thể giải thích được. Việc của gia đình người ta cô không nên xen vào.

− Hải Qùi này ... chiều nay về sớm, chắc cô không bận việc gì ... Tôi muốn mời cô đi uống nước, hy vọng cô không từ chối.

− Tôi phải về ...

− Cô cứ xem như giờ này cô phải dạy Lãm Vân học, được chứ !

− Tôi bận ...

− Cô bận à ! Vô lý quá ! Giờ này cô phải dạy Lãm Vân. Tôi mong cô đừng từ chối. Chúng ta đi nhé !

Bị đưa vào thế kẹt, Hải Qùi không sao từ chối được. Thật ra họ có ý đồ chăng - Một sự trùng hợp ngẫu nhiên ư ?

Đông Trần đề nghị :

− Hải Qùi này ! Để tôi đưa cô đi nhé ! Cô lên xe đi.

− Cám ơn anh Đông Trần ... còn người bạn đường đau khố của tôi thì sao nè !

− Cứ để ở đây đi ! Tôi sẽ cho người mang về dùm cô.

− Sao ?

− Đừng thắc mắc mà ! Chẳng lẽ ... tôi chạy xe rề rề theo cô sao, cô định cho tôi thi chạy xe chậm phái không ? Tôi mời cô đâu phải dễ dàng gì - Lúc nào cô cũng bận rộn, làm sao tôi dám quấy rầy ... Không ngờ chiều nay tôi gặp hên đấy ! Xin đừng từ chối Hải Qùi ơi !

Nhờ cái mã khá điển trai của Đông Trần, nên anh chàng nghe đâu cũng lắm bạn nhiều bè - Vả lại anh chàng cũng đường đường là một thành viên quan trọng trong công ty cổ phần "Rạng Đông", vậy mà trước mặt Hải Qùi sao anh chàng bỗng trở nên vụng về vô cùng, có lẽ bởi vẻ đẹp sâu lắng ẩn trong nét buồn đã khiến cho Đông Trần cảm thấy thích thú nên cứ mãi đeo đuổi.

Nhỏ em gái vô tư của Đông Trần còn biết, lẽ nào Hải Qùi lại ơ hờ đến thế sao ?

Cuối cùng, Đông Trần cũng đèo Hải Qùi trên chiếc xe bóng nhoáng của mình.

Chưa bao giờ Hải Qùi và các bạn bước vào những nơi "cao sang" như thế này để uống nước.

− Uống nước đi Hải Qùi.

Hải Qùi mãi đảo mắt nhìn chung quanh nên quên cả ly nước đã được mang đặt trước mặt.

Hải Qùi im lặng và tự nhiên hớp một ngụm nước rồi ngẩng mặt lên hỏi :

− Anh không hỏi tôi thích uống gì sao ?

Đông Trần cười :

− Tôi nghĩ các cô uống nước này rất tốt.

− Nhỡ có người không uống được sữa ... thì sao ?

− Nhưng sữa chua thì lại khác chứ ! Tôi nghĩ sữa chua rất tốt và cô không từ chối chứ ! ...

Hải Qùi vốn ghét sữa ...cả sữa chua vô hạn, cô cảm thấy muốn giận ngay gã Đông Trần này. Hải Qùi chỉ thích hương vị chua của các loại nước trái cây nguyên thủy mà thôi. Đi với phụ nữ mà không ga lăng vậy mà cũng tỏ vẻ hào phóng ... Bỗng dưng Hải Qùi thấy giận trong lòng, cô lẳng lặng không nói và ngồi chống tay lên cằm nhìn vào khoảng không chung quanh.

− Hải Qùi này !

Đông Trần ngập ngừng nhìn Hải Qùi rồi lại nói tiếp :

− Chiều thứ bảy này tôi đón cô đi dạo phố nhé !

Hải Qùi lắc đầu.

− Hải Qùi bận đi dạy anh Trần ạ !

Suốt tuần Hải Qùi đều đi dạy à ! Sao lại dạy nhiều thế - phải dành thời gian để nghỉ ngơi chứ ! ... Tối thứ bảy là thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ kia mà !

− Tôi có dạy ai đâu mà nhiều, ngoài Lãm Vân ba buổi chiều, với một nhóm khác khoảng ba em cũng ba buổi chiều.

− Đừng nên để phí những chiều thứ bảy tuyệt đẹp Hải Qùi ạ !

− Với Hải Qùi ... chiều nào cũng nhạt nắng và ...

− Đạp xe đến tư gia để "kèm trẻ" chứ gì ?

− Anh có vẻ không thích việc này.

Đông Trần cười :

− Việc gì cũng tốt thôi, có điều ... Hải Qùi còn quá trẻ để sống cho có ý nghĩa ... Chẳng lẽ ai không có một thưở : "Làm sao sống được mà không yêu - Không nhớ, không thương một kẻ nào".

− Điều đó ắt hẳn phải có chứ !

− Nhưng bao giờ ...

Đó là việc riêng của mỗi người.

− Hải Qùi này !

Hải Qùi ngẩng mặt lên và bắt gặp tia nhìn lạ của Đông Trần - Cô thoáng ngỡ ngàng rồi lại bình thản nói :

− Anh Đông Trần à ! Hải Qùi phải về thôi ... đã quá giờ rồi.

Đông Trần cười :

− Qúa giờ gì chứ ! Còn sớm mà, Hải Qùi xem kìa ... phố mới vừa lên đèn, thiên đường của tuổi trẻ chỉ mới bắt đầu thôi.

Hải Qùi cười nói :

− Và ... với Hải Qùi ... một ngày cũng chỉ mới bắt đầu đấy !

− Sao ?

− Anh ngạc nhiên lắm à ! Buổi sáng Hải Qùi phải lên giảng đường, buổi trưa khi thì ghé thư viện, khi đi thực tế để lấy tin, buổi chiều dạy kèm ... chỉ có khoảnh khắc còn lại tôi mới thoải mái ớ nhà với mẹ.

− Cô còn học sao lại làm nhiều việc thế !

− Cũng vì nhu cầu sinh tồn thôi mà !

− Gia đình Hải Qùi có đông không ?

Cũng không đến nỗi đông quá đâu.

− Vậy sao Hải Qùi phải làm nhiều việc thế ?

− Ồ ! Hải Qùi có làm gì đâu mà nhiều chứ !

− Thì cô phải đi dạy, trong khi còn đi học.

− Có phái ai cũng sung sướng cả đâu.

Hải Qùi chợt nghĩ đến tình cảnh của gia đình mình nên càng buồn hơn - Ba cô đã mất cách đây vài năm, Hải Đăng còn nhỏ. Cuộc sống của gia đình Hải Qùi lúc còn ba cũng chẳng dư giả gì. Ba cô chỉ là một công nhân bình thường và cả mẹ nữa - với một mình mẹ làm không đủ lo cho gia đình nên khi vào đại học Hải Qùi đã đi dạy để kiếm thêm tiền phụ mẹ.

Cuộc sống của ba mẹ con rất buồn tẻ nên gần tháng nay dì Hiền Lương đã vào Sài Gòn để sống cùng với ba mẹ con Hải Qùi - dì Hiền Lương là chị ruột của mẹ Hải Qùi. Quê Hải Qùi ở tận ngoài xứ Quảng nghèo nàn và mưa lũ quanh năm nên hồi đó ba mẹ bỏ xứ vào Sài Gòn kiếm sống, còn dì Hiền Lương vẫn ở với ông bà ngoại, dì đi dạy, vô Sài Gòn dì nhờ người bạn cũ giúp đỡ nên có ngay công việc từ đầu năm học. Dì dạy một trường bán công, có lẽ vì không lập gia đình nên trông dì rất trẻ và đẹp, dì chẳng bận rộn con cái và miếng cơm manh áo như mẹ ...

Hải Qùi rất thích dì, dì dạy văn ở một trường cơ sở, dì sống ở xứ Quảng từ thưở nhỏ nên nguồn văn chương trong dì như mạch nước cứ luôn tuôn chảy - Ngay cả cái tên của dì cũng là một kỷ niệm lớn đối với ông bà ngoại.

Nhờ có dì, mẹ Hải Qùi cũng vui hơn. Cứ khi rỗi dì lại đi chợ, nấu cơm nên Hải Qùi với mẹ về nhà đã có cơm đễ ăn. Dì Hiền Lương ăn rất cay, món ăn nào dì cũng bỏ ớt rất nhiều.

Mỗi lần Hải Qùi nhăn mặt, dì Hiền Lương cười nói :

− Ngoài nớ mình còn ăn cay gấp mấy lần như vậy đấy các nhóc con ạ !

Mẹ cũng nhăn mặt nói :

− Em ở đây riết rồi cũng quên đi khẩu vị cay của quê mình.

− Mỗi lần xào cải cho mệ mà chỉ bỏ tiêu không là mệ rầy đó, mệ bảo phải bỏ ớt vào mới ngon. Mệ còn ăn cay khiếp lắm đó Hải Qùi ơi !

Mãi nghĩ tới những người trong gia đình, Hải Qùi quên cả việc uống nước, cô bé nhìn đồng hồ đeo tay rồi nói :

− Xin phép anh tôi phải về ...

Đông Trần nói :

Tôi muốn mời Hải Qùi đi ăn tối luôn, giờ này về nhà cô có phải lao vào bếp làm cơm không ?

Hải Qùi cười nói :

− Cũng thỉnh thoảng khi nào mẹ đi làm ca đêm nhưng lúc này có dì tôi đến ở nên cơm tối tôi về muộn đã có dì giúp.

Đông Trần có vẻ quan tâm đến gia đình Hải Quì, anh lại hỏi :

− Dì của Hải Qùi sống chung với gia đình hay sao ?

Hải Qùi lắc đầu.

− Chỉ có mỗi một mình dì mà thôi, không có gia đình, dì đi dạy.

− Hôm nào tôi đến nhà cô có được không ?

− Hải Qùi lắc đầu rồi đứng lên.

− Xin phép anh.

Đông Trần cũng đứng lên, đưa tay ngăn Hải Qùi lại, anh nói :

− Tôi đưa cô về ...

Không sao đâu ... Tôi đi xích lô cũng được.

− Ai lại làm thế ... Tôi mời cô đi phải đưa cô về ... À ! Hải Qùi nhớ thứ bảy này đi phố nhé !

Hải Qùi lắc đầu :

− Tôi bận dạy ... Xin phép được từ chối.

Lần lữa mãi Đông Trần mới đèo Hải Qùi trở về nhà, Hải Qùi không muốn một tí nào nhưng biết làm sao bây giờ.

~ ~

Bình thường, Lãm Vân vốn lười mà lại kém suy nghĩ nên dạy cho Lãm Vân rất mệt, mỗi khi có sự xuất hiện của Diệp Quỳnh, bản chất con nhà giàu lại càng bộc lộ rõ rệt nhất. Đã lỡ nhận lời dạy rồi, Hải Qùi chỉ biết cố gắng chớ chẳng biết phải làm gì khác, chẳng lẽ làm luôn cả việc rèn luyện đạo đức cho Lãm Vân - Đó không phải là chức năng của Hải Qùi.

Nghe đâu ông anh lớn của Lãm Vân sắp học xong và trở về nước nên Diệp Quỳnh thường xuyên đến chơi, cô gái nhà giàu này vốn là người yêu của Đông Khang.

Lãm Vân hay kể cho Hải Qùi biết những sinh hoạt sang giàu của gia đình cô bé.

− Anh Khang ra trường xong phải đi học ở nước ngoài hai năm - Chị Quỳnh lúc đó không chịu để cho anh Khang đi - Chỉ sợ mất anh Khang ấy mà !

Hải Qùi cười nói :

− Cô Quỳnh như vậy mà sợ mất người yêu ư ? Tôi nghĩ cô ấy chắc có nhiều người theo lắm.

Lãm Vân được dịp ca tụng Diệp Quỳnh :

− Chuyện đó khỏi phải nói, người theo chị ấy hàng ... xếp đó ... Nhưng chị lại chọn anh Khang, anh Khang không hào phóng như anh Đông Trần đâu. Anh khó tính lắm.

Mặc kệ họ, Hải Qùi không hề để ý đến, vậy mà mỗi lần dạy cho Lãm Vân học, cô bé đều đem Diệp Quỳnh ra làm đề tài để nói chuyện, nhiều lần Hải Qùi nhắc nhở :

− Em nên tâp trung để học tập Vân ạ ! Đừng để đầu óc phân tán vì những chuyện vớ vẩn.

Nghe thế, Lãm Vân xịu mặt, có lẽ cô bé buồn khi Hải Qùi không đồng tình nghe chuyện của Diệp Quỳnh. Cứ nghĩ đến gương mặt khinh khỉnh của Diệp Quỳnh, Hải Qùi cảm thấy khó chịu vô cùng, chẳng hiểu sao nữa.

Hải Qùi vừa làm bài vừa nghĩ ngợi vu vơ, có tiếng dì Hiền Lương nói trước cửa phòng.

− Hải Qùi ơi ! Sao thức khuya quá vậy cháu ?

− Dì cũng chưa ngủ sao ? - Hải Qùi bước ra cửa nói.

Dì Hiền Lương kéo tay Hải Qùi nói :

− Hải Qùi có đói bụng không dì nấu cho tô mì ăn rồi học, cháu học hay viết bài vậy ?

− Dạ, cháu làm bài dì ạ.

− Vậy hả ? Bữa nay có trăng đẹp ghê Qùi ơi !

− Ở đây làm sao thấy được trăng sáng đẹp hở dì ?

− Cháu ra ngoài này mà xem !

Nhà Hải Qùi nhỏ, nhưng lại ở căn bìa và có gác, phía trước có khoảng hành lang nhỏ. Từ ngày có dì, có kê thêm chiếc băng làm bằng tre, tối tối thỉnh thoảng Hải Qùi cùng dì trò chuyện ngắm trăng. Dì Hiền Lương vốn lãng mạn và đa sầu, đa cảm nên dì thích có người để tâm sự, có lẽ dì chọn Hải Qùi trong số những đứa cháu của mình nên dì quyết định vào Sài Gòn sống.

Dì Hiền Lương dợm bước đi, Hải Qùi ngăn lại :

− Cháu không đói dì ạ !

− Không được, cháu thức đêm nhiều quá phải ăn uống cho đừng mất sức chứ ! Đừng cãi, để dì nấu.

Ý dì đã quyết thì đừng hòng theo ý mịnh, Hải Qùi gật đầu nói :

− Nhưng dì cũng phải ăn cháu mới chịu.

− Ừ! Ăn thì ăn.

− Nấu mì gói nhỏ nha dì, cháu không ăn hết đâu.

Chắc dì Hiền Lương muốn tấm sự chi đây nên đêm nay lại không ngủ được & cần người để trút "bầu" tâm sự - Hải Qùi với dì còn thân hơn cả với mẹ bởi dì thường tỏ ra "kinh nghiệm" trong tinh yêu & nhất là... dì luôn quan tâm đến chuyện tình cảm nên thỉnh thoảng cứ hỏi.

Bưng 2 tô mì lên gác, dì đặt trên chiêc ghế cạnh chiếc băng rồi nói:

− Dì có làm ảnh hưởng đến việc làm bài của Hải Qùi không?

Hải Qùi nói:

− Dạ không có dì ạ! ... Cháu định đi ngủ nhưng thấy không buồn ngủ nên đem bài ra làm.

− Đã làm xong chưa?

− Mới làm thôi! ... Bài nầy phải nghiên cứu tư liệu...làm xong chắc khoảng 1 tuần.

Dì Hiền Lương cười:

− Hồi đó dì đi học trường văn khoạ.. bọn sinh viên văn khoa nhàn nhã hơn "bọn" sinh viên khác, chúng nó ganh tị lắm.

− Hồi đó dì đi học chắc vui lắm hả dì?

− Eo ui vui phải biết.

− Dì là... hoa khôi của lớp phải không?

− Mô có đâu nè!

− Còn phải nói nữa - Hồi đó chắc nhiều người theo dì lắm nhỉ?

Đôi mắt dì dường như trở về miền quá khứ xa xăm, dì nói:

− Ừ! Thì đi học, đứa con gái nào mà chẳng có ngừời theo.

− Có chứ dì...

− Dì cam đoan đứa nào cũng có ít nhất 1 người theo.

Hải Qùi cười:

− Còn dì... "chàng" theo xếp thành "hàng" phải không?

− Như rứa khổ lắm đó mi?

Đôi mắt dì lại mơ màng, xa vắng.

− Bỗng dưng dì nhớ thưở còn ở nơi quê nhà ghê! Nhớ dòng sông thân yêu & chiếc cầu mang tên mình ...

Hải Qùi chọc quê dì:

− Dì mang tên chiếc cầu quê hương chớ chiếc cầu nào biết tên dì mà theo.

− Ừ! Thì mình cứ nghĩ như rứa đi, hồi ấy trong lớp cứ trêu dì mãi, chúng còn đọc cã

thơ nữa đó, dì nhớ mãi mây câu thơ:

"Nước buồn lăng lẽ lửng lờ trôi

Cầu đứng chơ vơ nghẹn cuộc đời

Ngắm cảnh đau lòng sông Bến Hải

Vì ai nên nỗi đất chia phôi..."

− Dì nhớ dai ghê!

− Trời đất! Có mấy câu mà không nhớ chắc... bì đòn quá!

− Ai dám đánh đòn dì chứ!...

− Thì tự mình đánh mình.

− Dì ơi!... Tại sao dì ... lại...

− Không lấy chồng phải không? Dì biết ngay là cháu sẽ hỏi đi câu nầy.

− Dì tài ghê!

− Có gì mà tài, không có nịnh kiểu đó đấy nhé!

Hải Qùi cười đưa hàm răng trắng có chiếc răng khểnh thật duyên dáng.

− Nếu đúng thế thì dì không nên phủ nhận sự thật.

− Sự thật gì?

− Dì rất đẹp & 1 thời hoạ.. mộng.

Hai dì cháu cùng cười.

− Dì già rồi nói chi ba "cái" chuyện ấy chớ. Nói chuyên của cháu đi - Dì thắc mắc về 1 anh chàng... nào bữa nọ đưa cháu về đó.

Hải Qùi cười & nói:

− Trời đất!... Dì tưởng cháu với anh chàng à!

− Biết đâu?

Hải Qùi lắc đầu:

− Không có chuyện đó đâu dì. Đó là anh của 1 cô bé mà cháu phải dạy kèm.

− Anh của ai thì kệ hắn chứ! Có điều... lý do hắn đưa cháu về là có vấn đè đấy cô

bé.

− Không có đâu dì.

− Đừng vội nói thế... Mọi việc từ từ "hạ hồi phân giải".

Hải Qùi khẳng định:

− Cháu ghét bọn nhà giàu lắm! Thật phiền phức.

Hải Qùi kể cho dì Hiền Lương nghe về thái độ khinh người của Diệp Quỳnh. Một cô gái chẳng có dính líu gì đối với Hải Quì, vậy mà sao Hải Qùi cảm thấy ghét cay, ghét đắng cô ta đến thế, dì Hiền Lương cười:

− Ở đời vậy đó cháu à! Bởi vậy ông bà mình mới nói "cây muống lặng mà gió chẳng ngừng".

− Nhưng mà giữa cháu với Diệp Quỳnh đâu có quan hệ gì mà sao cô ấy lại có vẻ ghét cháu đến thế.

− Đơn giản thôi vì cô ta giàu, còn cháu thì không... nhưng cháu lại có cái gì đó hơn cô ta.

− Cháu làm sao hơn được cô ta.

− Biết đâu... Đó là điều mà cô ta cảm thấy phải cao ngạo với tất cả mọi người đó.

− Cháu không hiểu dì nói gì?

− Thôi đừng để ý đến người khác khi họ không liên quan đến mình.

− Đó là bí quyết cho sự trẻ mãi phải không dì.

− Cái đó dì không biết.

− Dì ơi!... Dì hò giọng Quảng cho cháu nghe đi.

Dì Hiền Lương cười:

− Nhỏ nầy... giờ nầy mà hát hò chắc khiến cho mọi người thức giấc & họ sẽ rủa dì cháu mình bị bệnh quá!

Hải Qùi cười:

− Biết đâu họ lại còn ngủ ngon giấc hơn nữa.

Hai dì cháu nói chuyện vu vơ 1 lúc, dì Hiền Lương lại lên tiếng:

− Nhỏ xem kìa... trăng lặn khuất dần dần rồi.

− Ở quê mình giờ này dì có dám ngồi ngoài bến sông để ngắm cảnh không?

− Sao lại không dám chứ!

− Dì vẫn còn lãng mạn thế sao?

− Lãng mạn cho cuộc đời tươi đẹp hơn càng thú vị chớ sao đâu nè - Thôi cháu vào làm bài đi, dì cũng đi ngủ đây.

− Cháu ngồi chơi với dì 1 chút.

− Sáng mai rồi lại gục ở giảng đường.

− Cháu chẳng thế bao giờ.

− Ai mà dám tin cô.

Hải Qùi bỗng nói:

− Có dì ở đây, không khí trong nhà vui hơn.

− Có thật không đó.

− Dì còn phải hỏi... À! Dì ơi! Khi nào cháu thi tốt nghiệp đại học xong mình về quê nha dì. Nhớ dòng Bến Hải & cầu Hiền Lương ghê! Nhớ những món ăn thật cay ở xứ Quảng quê mình...