Hoàng Kha nặng nhọc khuân chiếc rương bằng gỗ đăït lên chiếc xe đẩy, Lệ Quân đứng bên chồng cằn nhằn:

· Em đã bảo với anh rồi là đừng có đem theo nhiều đồ như thế. Nhất là chiếc hòm bằng gỗ nặng trình trịch nầy.

Hoàng Kha vừa thở vừa kêu hai đứa con:

· Hai đứa lại đây phụ với bố để nó lên cho ngay ngắn coi.

Hai đứa nhỏ đang đứng trố mắt ra nhìn cảnh vật chung quanh căn phòng nhận hành lý, nghe bố gọi vội vàng chạy đến, đứa con trai lên tiếng:

Vâng. Căn nhà đợi nầy lớn khiếp thế ba nhỉ. Chẳng bù với sân bay Nội Bài của ta.

Dù rất mệt mỏi sau chuyến bay dài hơn 15 giờ từ Trung Quốc đến đây, nhưng Hoàng Kha cũng muốn bật cười khi nghe đứa con trai bình phẩm. Anh nói lớn:

· Khiếp với chả khiếp. Chốc nữa hẳn nói, bây giờ giúp bố cho chóng để còn tìm đường ra nữa các con ạ. Cứ lớ ngớ như thằng mán xuống đồng thế nầy.

Anh nhìn qua người vợ bên cạnh cũng đang ôm chăït chiếc ví da trên ngực mở tròn mắt nhìn quanh căn phòng:

· Nầy em này. Lại đây làm cho chóng để còn ra chớ em. Chúng ta còn chán thì giờ nhìn ngắm mà.

Lệ Quân liếc xéo anh chồng giọng chị Oang oang:

· Em nghe nói ta có thể nhờ nhân viên bốc xếp giúp được kia mà. Ơ, mà này, không trông thấy ai quanh đây hết nhỉ. Tuyền là hành khách không thôi…làm thế nào mà tìm được người giúp đỡ đây nhỉ.

Hoàng Kha gắt vợ:

· Đất nước người ta văn minh tự trọng chớ có như ta đâu mà nhìn thấy công an bộ đội khuân vát đứng nhan nhãn đầy phi trường mà nhờ với không nhờ. Mà em nầy, ta không nên nói to như thế, em có nghe quanh ta người ta nói oang oang như em thế đâu.

Lệ Quân nhíu mày:

· Ối giời ơi ông mãnh ơi. Mới ra tới nước ngoài có vài ngày mà ông muốn thay đổi "lập trường" ngay như thế. Aên to nói lớn thì có phải đóng thuế hải quan đâu mà anh lo.

Hoàng Kha lắc đầu:

· Đất nước nào cũng thế. Người ta có tập quán của người ta, ta mới đến đây ta chưa hiểu không nên làm điều gì thất thố. Hãy trông quanh ta mà làm. Nói nhỏ vừa đủ nghe thôi.

Lệ Quân nguýt dài con mắt có đuôi.

Gia đình Hoàng Kha đẩy xe theo đoàn người ra khỏi phòng nhận hành lý. Đứng từ bên trong anh đoán có lẽ là căn phòng kín, nhưng vừa bước qua cánh cửa nhìn thấy chiếc thang cuốn chạy ngược lên trên tầng trên anh đoán già đoán non căn phòng này ở dưới lòng đất. Trên tầng lầu có nhiều người lố nhố đứng đợi, Hoàng Kha cố dõi mắt tìm người thân, đông quá anh không thể nào nhận ra. Từng người bước qua cánh cổng quan thuế trình giấy. Không có gì phiền hà như sân bay Nội Bài hoặc Trung Quốc.

Nhà đợi rộng rải thoáng mát, người đi lại như đi hội chợ, hàng quán ăn uống sạch sẽ ngăn nắp, sàn nhà trải thảm xanh rêu, ánh điện từ trần cao tít nhả áng sáng dìu dịu mát mắt. Hoàng Kha đưa gia đình đứng ra một chỗ trống để người nhà đi đón anh dễ nhìn thấy. Chưa kịp đi nhà vệ sinh anh đã nghe có tiếng kêu:

· Hoàng Kha.

Người bạn học cũ từ ngày còn ngồi ghế trung học đang bước nhanh. Hoàng Kha đã nhìn thấy sau lưng bạn là gia đình anh hối hả bước đến:

· Con đi đường mệt lăùm không con? Hai đứa nhỏ thế nào? Còn con vợ mầy đâu rồi?

· Nhà con mới đi vào phòng vệ sinh.

Hai đưa con Hoàng Kha hơi bỡ ngở lần đầu tiên chúng gặp ông bà và các chú bác cho nên chúng không vồn vả lắm. Hoàng Kha nhắc con:

· Hai đứa vòng tay chào ông nội đi con.

Hai đứa con làm theo như máy.

· Hai đứa hơi đen nhưng không khác trong hình là mấy.

· Vài bữa nữa giả nắng tụi nó cũng trắng phau thôi lo gì. Một đứa em gái Hoàng Kha tiếp lời.

· Ba thấy con đen và hơi ốm. Thôi được rồi lát nữa về nhà rồi nói. Coi, vợ con ở đâu coi chừng nó đi lạc.

Hoàng Kha hướng về phía nhà vệ sinh, vừa kịp Lệ Quân đang bước ra:

· Khẩn trương lên em. Mọi người đang đợi ta đằng kia.

Những người em Hoàng Kha trố mắt nhìn anh ngạc nhiên:

· Anh nói cái gì khẩn trương?

Các em anh nhìn nhau tỏ dấu ngạc nhiên về sự thay đổi của người anh. Hoàng Kha lắc đầu không biết giải thích thế nào cho các em anh hiểu được. (Một thói quen anh đã nhiểm một cách vô ý thức từ ngày anh còn ở lại.)

· Từ ngày "giải phóng" đến nay các em theo gia đình ra nước ngoài chưa từng về thăm tổ quốc lần nào cả thì anh có giải thích các em cũng không thể nào "nắm" chớ chi đến "quán triệt" được vấn đề.

Chiếc xe nhập vào xa lộ, các em anh mau quên không thắc mắc thêm nữa, chúng quay ra với những chuyện học hành và thời trang. Các đứa con anh ngồi thu mình trong góc xe len lén nhìn qua khung cửa sổ. Xe về đến nhà, sau khi đưa hành lý lên lầu, sắp xếp phòng ngủ cho vợ chồng Hoàng Kha, cha anh đề nghị cả nhà ra ngoài ăn.

Đường phố vào đêm nhộn nhịp hơn ban ngày, và quang cảnh có khác hơn, khi đi ngang qua phố Tàu, Lệ Quân thốt lên:

· Giống nhỉ, sao mà giống Trung Quốc thế; có điều nhỏ hơn và ít ồn ào hơn.

· Các con có đến Trung Quốc à?

· Chúng con đổi đường bay chuyển tiếp tại Bắc Kinh.

Xe dừng lại trước một nhà hàng, xuống xe bước vào. Hoàng Kha nhận xét:

- Nơi nầy giống Chợ Lớn, người Hoa đi đâu cũng làm ăn phát triển thật. Nhưng chính phủ ta đã nhìn ra ý đồ bành trướng của Trung Quốc nên chúng đâu có làm mưa làm gió như trước kia.

Lệ Quân góp thêm:

· Ta phải nhìn ra đâu là tư sản dân tộc và đâu là tư sản mại bản để mà có chính sách đứng đăùn cho từng đối tượng. Đất nước ta tuy được "giải phóng" nhưng vẫn còn "nhiều mặt tiêu cực" cần phải "phấn đấu" để "khắc phục" đó là chưa nói đến sự phá hoại của các "thế lực phản động".

Đến lúc nầy thì cả nhà hầu như khựng lại, có người nhíu mày, các đứa bé thì trợn mắt như nhìn thấy một con người đến từ hành tinh ngoài vũ trụ trước câu nói họ được nghe lần đầu tiên từ miệng những người thân yêu của họ.

· Con nói gì ba nghe không kịp.

· Chỉ nói cái gì mà con không hiểu.

· What? What're you talking about?

Hoàng Kha bước lên một bước đến gần cha anh:

· Nhà con nó nói bây giờ đời sống trong nước có nhiều thay đổi và chính sách của chính phủ cũng có nhiều thay đổi theo cho phù hợp với "xu thế thời đại".

Quay nhìn đứa con bằng ắnh mắt ngạc nhiên, người cha lên tiếng:

· Thôi mọi chuyện hãy để đó. Bây giờ mình vô đây ăn tối. Hôm nay là tiệc mừng gia đình đoàn tụ nên ba má đã sắp đăït xong rồi.

Bữa ăn thịnh soạn, hai đứa con Hoàng Kha lúc ban đầu còn dè dặt, nhưng sau một lúc e dè chúng đã ăn uống tự nhiên. Các cháu của Hoàng Kha bắt chuyện làm quen chẳng bao lâu sau sự cách biệt không còn nhiều giữa những đứa trẻ với nhau. Người cha anh lâu lâu vẫn còn Nhìn anh và vợ anh bằng những ánh mắt dò hỏi ngạc nhiên.

Trên đường về, cha anh nói với anh:

· Để cho gia đình con ít tuần lễ cho quen thời tiết và khí hậu rồi các em nó đưa con đi tập xe và kiếm việc gì đó tạm qua ngày trong thời gian đầu. Nều con muốn đi học trở lại thì cũng không có gì trở ngại.

Hoàng Kha móc gói thuốc gắn một điếu lên môi, em anh đã lên tiếng:

· Khoan đã anh. Về nhà xuống xe hãy hút thuốc. Xe có máy lạnh và các cháu ngồi chung hút thuốc không được.

Hoàng Kha ngạc nhiên:

· Uûa, bên này cấm hút thuốc trong xe hả chú?

Người em cười:

· Không ai cấm hết anh ạ. Cấm là cấm nơi công cộng thôi, như đây là vấn đề giữ gìn sức khoẻ cho con cái và tôn trọng quyền không hút thuốc của người khác.

Hoàng Kha không nói gì, im lặng cho điếu thuốc vào túi áo. Quay xuống nói với cha anh:

· Chuyện đi học con chưa có kế hoạch. Để con tham quan một vài nơi rồi tính sau. Chủ yếu là kiếm việc gì để cải thiện đời sống trước đã.

Mấy người em Hoàng Kha kín đáo che giấu nụ cười.

Những ngày kế kế tiếp, Hoàng Kha cố gắng nói chuyện với các em, đưa vợ con đi thăm các chú bác trong họ. Anh đưa vợ con đi hoàn tất những thủ tục cuối cùng cho việc định cư. Những ngay sau đó chuẩn bị thi lấy bằng lái xe, đi học anh văn và xin việc làm. Các con sẽ đi học vào mùa tựu trường năm tới. Chúng có thời gian coi truyền hình, chạy nhảy vui chơi ở vườn sau, tham dự những buổi picnic ngoài trời với đại gia đình, chẳng mấy lúc chúng nó mau chóng bắt nhịp với anh em con nhà chú nhà bác. Riêng vợ chồng Hoàng Kha thật khó khăn. Điều khó khăn trước mắt là những thói quen khó bỏ trong lời nói, trong cách hành xử. Nhất là Lệ Quân đã quen với nếp sống chụp giựt, "phe phẩy" làm việc gì cũng kín đáo không bao giờ để lộ ra bên ngoài. Nếp nghĩ và thái độ nghi ngờ mọi người chung quanh đã ăn sâu vào đời sống vợ chồng Hoàng Kha từ lúc nào chính anh cũng không biết. Lệ Quân cảm thấy khó chịu với các cô em chồng lúc nào cũng nhỡn nhơ vô tư đi học, đi làm và mọi chuyện đều có thể bộc lộ ra ngoài, cởi mở và nhất là chịu khó nghe người khác nói cũng như tranh luận bàn cãi sôi nổi. Tất cả rất lạ với Lệ Quân vốn đã được đào tạo từ ngày còn ở Bắc chưa lấy Hoàng Kha. Sau năm 1975 hai người gặp nhau trên nông trường trồng khóm xuất khẩu trong đoàn thanh niên xung phong. Những phấn đấu đạt danh hiệu "Anh Hùng"của vợ chồng đưa đến việc Hoàng Kha và Lệ Quân được "điều" về thành phố làm trong cơ quan thương nghiệp. Trong quan hệ công tác giữa các ban ngành, chuyện "móc ngoăïc' tất nhiên phải có. Chẳng may, chiếc "ô dù" che chở Lệ Quân bị "hạ tầng công tác" cho nên vợ chồng Hoàng Kha thất sủng theo. Nhìn thấy trước viễn ảnh sụp đổ của chế độ, Lệ Quân đã thúc chồng lo giấy tờ xuất ngoại theo diện đoàn tụ. Mọi chuyện đã xong, Hoàng Kha và và gia đình đang đứng trên đất hứa.

Lệ Quân nói với chồng:

· Anh nầy, chúng ta đâu có thể ở đậu mãi trong nhà bố mẹ như thế được.

Nghe vợ nói Hoàng Kha ngồi im nhíu mà suy nghĩ. Anh cũng đã có ý định tự lập từ ngày còn ở trong nước. Anh không muốn ăn nhờ ở đậu dù gia đình ba má anh và các anh chị em trong nhà không bao giờ tỏ thái độ khó chịu. Tất cả đều thương yêu anh và có phần thương hại cho anh phải ở lại trong nước quá lâu. Anh sẽ trình bày điều này cho gia đình khi có dịp thuận tiện. Thật ra trong tận cùng đáy lòng của Hoàng Kha, anh không muốn nhờ đỡ nơi gia đình, anh chưa ra sống riêng một phần vì ba má anh quá thương anh và muốn bù đăùp những gì anh phải chịu đụng trong những năm qua. Nghe vợ nói Hoàng Kha nhìn vợ:

· Đúng thế. Anh cũng có ý nghĩ đó…em đề nghị chúng ta nên giải quyết thế nào?

Lệ Quân như đã có chủ đích sẵn:

· Dọn ra riêng là hay nhất. Em đã dọ hỏi bạn bè quen ở bang kia có nhiều việc làm và giá nhà cửa không mắc mỏ lắm.

Hoàng Kha nhìn vợ ngạc nhiên:

· Em muốn dọn sang bang khác à? Chúng ta chưa có đủ tiền để làm một chuyến đi "kinh tế mới" trong lúc nầy.

Lệ Quân khó chịu:

· Đầu óc lệ thuộc của anh còn quá nặng nề. Tư tưởng nhờ vả chưa gột rửa. Anh phong kiến thấy rõ, ta không phấn đấu giành lấy độc lập tự do thì ai sẽ làm cho ta? Bước đầu tuy có khó khăn nhưng căn bản là có nhiều thuận lợi. Khó khăn là nhất thời phải phấn đấu vượt qua. Ngày gia đình anh bỏ anh chạy ra nước ngoài, anh đã phấn đấu thế nào…Chúng ta làm lại từ đầu.

Lệ Quân sà vào lòng chồng như ngày hai ngưới mới gặp nhau lần đầu. Hoàng Kha nhíu mày liếc nhìn ra cửa. Cửa đóng. Anh chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ dọn đi một tiểu bang khác. Sống chung anh biết Lệ Quân khó hòa hợp với gia đình anh, tuy không có cảnh mẹ chồng nàng dâu nhưng các anh em của Hoàng Kha những người lập gia đình đã có cơ sở làm ăn riêng, có nhà riêng để ở. Còn anh? Tuy gia đình không thúc giục , cảm giác áy náy vẫn tồn tại trong lòng anh; nhất là Lệ Quân càng ngày càng tỏ ra xa cách khó thích ứng với gia đình anh.

Thân thể nống ấm của vợ sà vào lòng, mùi thơm thoang thoảng tỏa ra từ thân thể no tròn của Lệ Quân làm Hoàng Kha chú ý. Nàng đẹp hơn lên nhờ các cô em chồng chỉ cho cách trang điểm, từ cách ăn mặc đến mùi nước hoa đã thay đổi hẳn con người Lệ Quân. Anh ngạc nhiên khi bất chợt nhìn ra sự thay đổi trên cơ thể của vợ. Từ ngày qua đến đây mọi chuyện về đời sống, về công ăn chuyện làm đã chiếm hết thời gian của anh, chuyện "vợ chồng" gần như thiếu sót. Măùt Lệ Quân mơ màng ướt át, hàng mi chớp chơp, đôi môi dày dường như căng phồng hơn và đỏ mọng như một trái nho chín, đang hé mở. Hoàng Kha cố nén một tiếng thở dài khi nhìn lại tấm thân bèo nhèo không chăm sóc của mình. Đôi tay trần mát rượi như hai con rắn quấn ngang cổ Hoàng Kha. Lệ Quân khép hờ đôi mắt , giọng như rên rỉ:

· Anh…

Hoàng Kha vẫn chưa quyết định đi tiểu bang khác như lời đề nghị của Lệ Quân. Anh đã xin phép ra ở riêng. Hai vợ chồng mướn một căn nhà nhỏ 3 phòng ngủ trong cùng một thành phố. Hoàng Kha xin được một công việc lau chùi nhà cửa vào ban đêm, ban ngày chở hai con đi học để Lệ Quân có thì giờ trở lại trường học. Thời gian trôi qua, mọi chuyện ổn định, các con anh quen với đời sống hết còn nhớ nhà. Vợ anh biết lái xe và anh dành dụm mua cho vợ một chiếc còn tốt để khỏi phải lệ thuộc vào anh. Hoàng Kha làm việc bất kể đến sức khoẻ. Mỗi đêm anh rời nhà lúc 8 giờ tối sau khi bấm nút nồi cơm điện, anh lái xe ra khỏi nhà đi hết buiding nầy đến văn phòng nọ mãi đến hơn 2 giờ sáng mới ra khỏi building cuối cùng để lái xe về nhà. Anh về đến nhà, ăn qua loa rửa mặt thay quần áo trước khi nhẹ nhàng nằm khe khẻ xuống giường bên cạnh Lệ Quân đang ngon giấc. Vừa chập chờn đi vào giấc ngủ thì, đồng hồ reo vang, Hoàng Kha cố gắng ngồi dậy chuẩn bị đưa hai đứa con đi học và trở về chở vợ đến trường. Tháng năm trôi qua nhanh chóng như sức khoẻ càng ngày càng tệ hại của Hoàng Kha. Anh bỏ thuốc lá, không còn nhâm nhi ly bia như ngày đầu mới định cư sau một cơn ho có một chút máu tươi lợn cợn trong cổ họng. Hoàng Kha không dám nói cho vợ con nghe. Từ ngày Lệ Quân biết lái xe anh có thể ngủ thêm vào buổi sáng.

Đang nằêm mơ màng dỗ giấc ngủ, Hoàng Kha chợt có cảm giác một vật gì đè ngang qua cổ, anh mở mắt, có tiếng thở rất nhẹ thoang thoảng bên tai, và cánh tay của Lệ Quân đang quấn quanh cổ anh. Giọng Lệ Quân thì thào:

· Anhhhh…

Hoàng nghe đắùng trong cổ họng, cứ mỗi lần trong đêm thức giấc khi Lệ Quân âu yếm vít cổ anh thì thào anh đã vui vẻ đáp ứng. Lúc ban đầu còn mang theo nhiều hứng thú và được sự đáp ứng nồng nhiệt của vợ, thời gian trôi qua, công việc càng nhiều…Hoàng Kha không còn hứng khởi khi nghe tiếng thì thào của vợ trong đêm. Một lần, hai lần, và bao nhiêu lần anh không đáp ứng được … càng ngày càng nhiều của Lệ Quân. Và anh cũng không nhớ từ lúc nào mỗi lần là một sự khó khăn cho anh.

Đêm nay nay trong hơi thở của Lệ Quân nồng nàn mùi rượu. Hoàng Kha không để ý vì vợ chồng anh đôi khi cũng có những buổi ăn tối trên bàn có rượu vang để bữa ăn thêm ngon miệng và đi vào giấc ngủ thêm phần tình tứ lãng mạng. Bàn tay Lệ Quân vẫn có thói quen mân mê trái tai anh khi nàng vít cổ chồng trong đêm với tiếng anh kéo dài nũng nịu. Có lẽ với công việc nặng nhọc, sức khỏe giảm sút cho nên rất lâu Hoàng Quân bỏ quên bổn phận vợ chồng. Anh khẻ mỉm cười trong bóng tối, nghiêng người choàng tay ôm vợ, Lệ Quân vẫn nói trong hơi thở nồng nàn:

· Anhhhh…yêu em đi.

Hoàng Kha xoay người…và chàng chợt buông rơi thân thể xuống mặt nệm, toàn thân lạnh buốt như rơi vào khối băng. Một cái tên xa lạ kèm theo sau tiếng ú ớ của lệ Quân. Nàng đang mớ!

Hoàng Kha thức giấc khi mặt trời chói chang bên ngoài khung cửa. Lệ Quân đã đưa con đi học, vết trủng trên mặt nệm và hơi ấm của nàng vẫn còn vương vấn, Hoàng Kha nghe nhói trong tim. Anh không phân tích được cảm giác của mình. Anh mơ hồ có chuyện gì đang xảy ra trong đời sống vợ chồng. Hoàng Kha xuống khỏi giường đi vào phòng tắm như mọi buổi sáng. Nước ấm xoa dịu cơ thể, giòng nước xóa sạch những ý tưởng vu vơ đen tối đang nổi lên trong đầu Hoàng Kha. Anh bước ra nhà bếp ăn sáng. Trên bàn một chiếc bông tai nằm chơ vơ bên chiếc ví da của vợ. Hoàng Kha lắc đầu:

· Vội như thế có khi còn quên luôn cả chồng chớ chi đến chiếc bông tai và cái ví xách tay.

Ăn xong, dọn dẹp chén bát các con còn để trên bàn, anh bước ra sân sau chiếc xe đổ rác vừa đến nhắc anh nhớ hôm nay là ngày thứ Sáu. Anh nghĩ đến một ngày cuối tuần đi chơi xa. Anh nghĩ đến một món quà cho vợ, và có thể là một lời xin lỗi về sự thiếu bổn phận "làm chồng".

Trong bữa cơm chiều Hoàng Kha vô tình hỏi vợ:

· Hôm qua em dự tiệc ở đâu vậy?

Lệ Quân nhìn chồng:

· Em dự tiệc? Tiệc tùng gì đâu.

· Anh nghe mùi rượu.

Lệ Quân chợt biến sắc:

· À!..Ồ..Em quên mất, chả là ông xếp mới về đãi ăn thế thôi rồi có uống tí rượu vang chớ tiệc tùng gì. Mà có chi không anh?

· Không có chi.

Lệ Quân liếc nhìn chồng nghi ngờ nhưng không nghe chồng nói nên cúi xuống tiếp tục ăn cơm. Bữa ăn bỗng trỡ nên nặng nề đối với Lệ Quân, một cảm giác bất an chợt đến.

Hoàng Kha vẫn giọng nói vô tâm:

· Cuối tuần này gia đình mình đi chơi nghe em. Em còn nhớ ngày gì không?

Lệ Quân nhíu mày tự hỏi "ngày gì đây?" chưa xác định chồng muốn gì nên Lệ Quân ấm ớ:

· Đi thì đi chớ…đâu cần ngày gì đâu anh. Ngày cuối tuần mà.

· Ừ. Nhưng em không nhớ thật à. Ngày cưới chúng mình đó.

Lệ Quân chợt thở phào nhẹ nhõm:

· Ồ, lâu rồi từ ngày mình mất chỗ làm đến nay em đâu còn nhớ cái ngày đó nữa…À mà ….phú quý sinh lễ nghĩa mà thôi. Còn qua đây bây giờ mới có vài năm đâu đã khá gì đâu mà anh bày vẽ cho thêm tốn.

Miệng đối thoại cùng chồng mà lòng Lệ Quân rối rắm như tơ vò. Nàng đã hẹn với "xếp" cuối tuần nầy "shopping" mua sắm.

Hoàng Kha vẫn vô tình không thấy nét mặt vợ thay đổi liên tục. Anh ăn xong kêu hai con:

· Hai đứa làm bài vở cho xong cuối tuần này để thì giờ đi chơi cả nhà nghen con. Hai đứa con dạ to và chạy vô phòng riêng. Ngồi lại một mình đối diện với vợ Hoàng Kha chợt nhận ra Lệ Quân đang thừ người trên ghế:

· Em.

Lệ Quân giựt mình:

· Dạ.

· Em nghĩ gì mà thừ người ra như mất hồn vậy?

· Đâu có đâu. Chiều nay hơi mệt mệt.

Hoàng Kha quan tâm:

· Mệt sao? Đi khám bác sĩ thử coi.

· Không sao đâu. Chắc mệt chút rồi nó hết. Mà anh định đi đâu đây.

· Cũng chưa biết đi đâu. Đi đâu cũng được, lâu quá rồi chúng ta không có thì giờ với nhau anh có lỗi thật.

Lệ Quân đưa đẩy:

· Có gì đâu. Anh học thói khách sáo đó từ bao giờ? Hay là nếu anh thấy chưa chuẩn bị thì chúng ta để đến tuần sau?

Cuối cùng gia đình Hoàng Kha vẫn thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần. Anh đưa cả nhà đi ăn vào buổi sáng, buổi chiều lên S.F cắm trại trong khu rừng gần mé biển. Lệ Quân đi theo mà lòng xốn xang, từ tối hôm qua đến giờ chưa có dịp để gọi điện thoại hủy bỏ cuộc hẹn hò vì "sự cố" ngoài tiên liệu. Lệ Quân vẫn chưa xác định được chồng đã biết chuyện gì hay chưa? Chuyện đi chơi với lí do kỷ niệm ngày cưới là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay Hoàng Kha đã có bằng chứng trong tay và tạo ra chuyện nầy để thử lòng? Lệ Quân băng khoăn chưa dứt khoát được lòng mình. Từ ngày gặp "xếp" Trần lòng Lệ Quân bỗng nhiên phơi phới, tình yêu trở lại nồng cháy với nàng như ngày nào yêu say đăùm Hoàng Kha. Qua đất hứa, cuộc sống căng thẳng, Hoàng Kha cắm cúi làm 2 jobs để vợ con được thảnh thơi đi học. Ban đầu Lệ Quân rất thương chồng, nàng không muốn sự xắp đăït nầy. Nhưng qua thời gian càng ngày sự gần gủi giữa nàng và chồng có sự xa cách. Mọi sự chịu đựng cũng đã đến mức. Những đêm "đứt gánh giữa đường" nàng đi không đến trong khi Hoàng Kha đã lăn đùng ra làm nghẹn cứng, làm căng phồng cơ thể tràn đầy sức sống của Lệ Quân. Nàng cắên răng chịu đựng cho đến lúc đi làm gặp "xếp" Trần thì mọi dồn nén, chất chứa được cơ hội thoát ra như thác đổ, như băng sơn. Lệ Quân đã đầu hàng và "số mạng" đã đưa hai người "đồng sàng dị mộng" vào hai ngả rẻ khác nhau.

Một buổi tối đi làm về, Hoàng Kha không thấy vợ, hơi ngạc nhiên và… từ ngạc nhiên đến nghi vấn… khi đêm đó Lệ Quân không về. Các con anh cho biết má không có mặt trong bữa tối như thường lệ, và chúng không biết má đi đâu. Hơi nhíu đôi mày, Hoàng Kha suy nghĩ, anh chưa xác định thái độ, giữ nét mặt bình thường anh cho các con đi học. Trở đường vềø Hoàng Kha vẫn mong vợ sẽ có mặt ở nhà, anh cố xua đuổi những ý nghĩ đen tối đang lớn dần trong đầu. Căn nhà vẫn vắng bóng Lệ Quân. Ngồi thừ ra ghế mắt dán nơi cánh cửa để mợû Lần đầu trong đời Hoàng Kha nhận ra sự trống vắng. Căn nhà vô hồn lạnh lùng hoang vu đến dễ sợ. Hoàng Kha thừ người ra trên ghế, đầu óc đặc cứng, anh đứng lên đi vào bếp chẳng biết làm gì lại quay lưng trở ra. Hết ngồi xuống, đứng lên, xỏ tay vào túi, đi đi lại lại. Một tiếng xe ngừng lại trước đường cũng làm anh nhấp nhỏm, nét mặt rạng rỡ, đi như chạy đến bên cánh cửa… Hoàng Kha cố tìm những lý do lý giải cho sự vắng mặt của Lệ Quân.

Một buổi sáng trôi qua nặng nề. Có tiếng chuông điện thoại reo vang, giật nẩy mình, Hoàng Kha hấp tấp đứng lên chạy lại giá để chiếc điện thoại.

· A lô!

· Ba hả ba? Có tiếng đứa con trai. Má về chưa ba?

Giọng anh chùng xuống thiểu não:

· Chưa con. Hồi hôm qua má đi làm có nhắn gì với các con không?

· Dạ không có ba.

· Con gọi có chuyện gì không?

· Dạ hỏi má về chưa thôi ba à.

· Thôi được rồi, con đi học đi nhé.

Gát máy xuống, thân thể hoàng Kha như cây thiếu nước, anh bước đến ghế và đổ xuống.

Hơn một tuần, Hoàng Kha hỏi khắp mọi nơi quen biết. Cha anh nói:

- Con phải đến báo với nhà chức trách biết đâu nó bị tai nạn thì sao?

Không đi đến đâu. Mọi cố găùng đều vào ngõ cụt.

Mỗi đêm trước khi rời nhà đi làm anh đều dặn dò hai con phải gọi ngay cho anh nếu có tin của mẹ chúng. Ngày dài thêm, đêm làm việc uể oải. Hai tuần sau Hoàng Kha ngả bịnh. Anh tạm nghỉ làm. Cơn đau của thể xác và sự suy sụp tinh thần đã vật ngã Hoàng Kha. Anh vàng úa, bớ phờ hốc hác. Nghỉ hơn một tháng, sức khoẻ có hồi phục, nhưng hai bàn tay của Hoàng Kha bỗng dưng nổi mụn nước và vỡ ra chảy nước vàng ngứa ngáy rất khó chịu. Bác sĩ cho biết anh bị nhiễm độc nặng vì các hoá chất lau chùi nhà cửa. Hoàng Kha nằm nhà dưỡng bệnh có trợ cấp thất nghiệp. Căn nhà không đủ tiền để trả, Hoàng Kha dọn xuống căn chung cư hai phòng nhỏ hơn.

Ngày và đêm, tháng nối tháng Lệ Quân vẫn bặt âm vô tín. Căn bệnh ở hai bàn tay để lại những vết lở loét khá sâu không dứt hẳn. Các con đã lớn khôn, số tiền trợ cấp không đủ chi tiêu, Hoàng Kha cố găùng đi làm thêm. Trở lại công việc cũ, anh nhạân làm khoán cho những đồng nghiệp ngày xưa để nhận tiền mặt. Hai bàn tay vẫn còn đau buốt, mỗi khi đi làm Hoàng Kha phải quấn đôi tay bằng một lớp vải mỏng trước khi mang đôi găng tay để bảo vệ. Khó khăn khi lau chùi cộng thêm những cơn ho kéo dài, Hoàng Kha mệt mỏi nhiều lúc muốn buông xuôi, nhưng khi nghĩ đến các con anh đứng lên đi làm tiếp. Qua một cuộc khám nghiệm Hoàng Kha biết thêm mình bị ung thư phổi, bác sĩ khuyên không nên tiếp tục làm công việc cũ. Hoàng Kha nhìn các con lớn dần, không muốn làm bận tâm đến con cái anh giấu luôn cả gia đình, bỏ quên lời bác sĩ đề nghị. Từ ngày đến đất mới không có một ngày đến trường, mọi chú tâm Hoàng Kha đều dồn hết cho vợ cho con, không nghề chuyên môn, không bằng cấp lận lưng, anh suy nghĩ nhiều nếu anh bỏ công việc hiện có anh sẽ không biết làm chuyện gì khác để nuôi con ăn học. Sau một năm tiền trợ cấp thất nghiệp chấm dứt, bạn bè, người thân khuyên anh chuyển qua xin tiền trợ cấp "tàn tật". Những thủ tục rườm rà đòi hỏi những chứng nhận về tình trạng sức khỏe, lòng tự trọng và tự ái dằn vật cản ngăn không cho anh tiếp tục mỗi ngày đến văn phòng sở xã hội khiếu nại, mỗi tuần phải nộp giấy tờ chứng nhận có đi xin việc và bị từ chối… Nỗi đau thể xác, trống vắng tinh thần cộng với ánh mắt xót xa thương hại của người quen, Hoàng Kha tự ý chấm dứt tiền thất nghiệp để trở lại với công việc. Mỗi đêm trước khi đi làm đứng nhìn các con cặm cụi trong bài vở. Mỗi tuần nhìn thấy sự trưởng thành của các con trong việc học qua phiếu liên lạc của nhà trường Hoàng Kha mãn nguyện.

oOo

Hai thanh niên, một trai một gái, áo choàng màu đen đội nón vuông có tua vàng trên chóp nón, đứng yên lặïng trước một ngôi mộ trong nghĩa trang thành phố. Cả hai yên lặng cúi đầu. Aùnh nắng chiều đổ nghiêng hai cái bóng phủ dài ôm choàng nấm mộ, người con gái cúi xuống đặït bó hoa đang cầm trong tay và hai tấm giấy cuộc tròn, người con trai thì thầm:

Thưa ba. Hôm nay em con đã nhận bằng tốt nghiệp trung học và con cũng vừa nhận được trong lễ ra trường được tổ chức trong tuần qua. Ngày ra trường của anh em con không có ba má đứng một bên, nhưng con biết ba vẫn hằng theo dõi bước của chúng con. Hai văn bằng này xin kính gửi đến cho ba và xin ba bình yên đi vào cõi vĩnh hằng. Chúng con sẽ không bao giờ quên được công ơn của ba đã dành cho chúng con. Chúng con xin ba tha thứ những vô tâm của chúng con trong những ngày tháng ba bịnh mà vẫn âm thầm cắn răng làm việc để cho chúng con có được ngày hôm nay, con xin hứa con sẽ sống xứng đáng là con của ba. Con sẽ tìm má để hỏi cho ra lý do má đã bỏ chúng ta ra đi.

Tiếng người con gái thút thít, người con trai đưa tay choàng vai em. Bóng hai người càng lúc càng dài, lớn dần lên hoà nhập vào nắng chiều đã khuất sau rặng cây. Cơn gió hè thổi tung bay những chiếc là vàng trên lối đi nhỏ trong nghĩa trang quạnh vắng đìu hiu.

Hết