Cô y tá trẻ thì thầm than vãn với chị y tá già.... "Bệnh nhân tự tử thứ mười hôm nay đấy chị. Chết kiểu gì không chết lại đi chọn kiểu chết khổ chết sở để người ta đè ra bơm nước vỡ bụng ra thế này. Cái cậu uống Vophatoc hôm qua tỉnh rồi nhưng cứ quờ quạng chân tay càm ràm như thằng dở người ấy chị ạ"....

Nữ bác sỹ đứng thẳng dậy, nhìn sang cái giường kế bên. Một hình người dẹp lép như cái đóm dưới tấm chăn mỏng. Cái đầu trọc lóc. Lằng nhằng dây dợ. Tiếng máy thở pinh pinh đều đặn. Đấy cũng là một bệnh nhân tự tử. Một cô bé. Cô y tá trẻ vẫn rầm rì than vãn với chị y tá già. Nữ bác sỹ thở dài phụ họa "Ừ ca trực này hết cả hơi" và kéo cái ống nghe tụt xuống cổ, ra khỏi phòng. Hai người y tá nhìn theo, rồi nhìn nhau:

"Mẹ này hôm nay sao hiền thế không biết?!" Chị y tá già thúc tay vào cùi chỏ cô bạn:

"Sinh nhật chị ấy hôm nay đấy. Phòng bác sỹ thấy đầy hoạ" Căn phòng riêng của nữ bác uỹ thì không co,, lúng túng và xấu hổ. Những người đàn bà ngồi quanh gánh bún riêu nhìn người đàn bà đầy vẻ sùng mộ. Bao nhiêu lời khuyên tới tấp bay ra từ những miệng đàn bà chắc chắn nồng nặc mùi mắm tôm.

"Nghe cô đi em ạ." " Số mình vậy, Thahị đã chuẩn bị cho ngày sinh của mình như thế:

Hỏa táng kỷ vật hai mươi năm. Một xấp giấy mỏng. Những tờ thự Một tình bạn. Thời con gái. Không phải để chuẩn bị làm điều gì mới mẻ. Từ lâu rồi nữ bác sỹ đã tin đời mình không đổi nữa. * Người đàn bà nạ dòng rời đám các bà các cô đang xúm xít xung quanh, buông bát bún riêu, đứng phắt dậy túm lấy ghi đông xe đạp của cô bé, vừa nghiêm trang vừa bả lả.

"Em về nói với bà chuẩn bị một cái lễ lên chùa xin đội bát hương đi! Em căn cao số nặng, tình duyên rồi ra lật đật lắm. Nghe chị. Chị xem cho em không lấy tiền đâu. Số em rồi thể nào cũng phải về hầu cửa Thánh. Chạy trời không khỏi số đâu em. Xin đội bát hương giờ cũng còn chưa muộn lắm. Đừng ngạo mạn tin mình rồi hận một đời em a....." Cô bé cười ngơ ngác, lúng túng và xấu hổ. Những người đàn bà ngồi quanh gánh bún riêu nhìn người đàn bà đầy vẻ sùng mộ. Bao nhiêu lời khuyên tới tấp bay ra từ những miệng đàn bà chắc chắn nồng nặc mùi mắm tôm.

"Nghe cô đi em ạ." " Số mình vậy, Thánh đã sang lời qua cộ Không biết thì đành. Biết thì phải làm rồi Thánh vuốt ve che chở cho...." Sau này Thảo hay nhớ buổi chiều vô tình gặp người đàn bà ấy khi đạp xe ra chợ mua chấp gội đầu. Nhớ cả cảm giác vừa thẹn vừa bực vừa sờ sợ khi nghe lời khuyên vỗ mặt của người đàn bà không quen, khi nhìn chị tạ Mặt choắt. Trán dồ ra hai bên. Hệt một quả trứng lộn ngược. Áo cánh trắng, quần sa tanh vừa cộc vừa nhàu. Hàm răng trắng ăn trầu nhờ nhờ hồng hồng, và đặc biệt:

cái nhìn man dại. Nhiều lần đi qua những hàng quà có đàn bà xúm xít Thảo bất chợt bắt gặp mình đang kiếm tìm người đàn bà đồng bóng ấy. Nhưng chị không biết chị có nghe lời chị ta hay không. Hay sẽ vẫn như xưa:

háo hức và sợ sệt kể cho đám bạn cùng tuổi, sau đó quên phứt.

Cho tới ngày ấy. * Sinh nhật Thảo rơi vào tháng năm. Tháng của mưa rào, của những môn thi cuối cùng, của những lo sợ cuối cùng háo hức đầu tiên trước một mùa hè. Ba mẹ chiều cô con gái lớn đã là sinh viên dắt thằng con trai nhỏ cách cô chị cả chục tuổi về bên ngoại, sau khi chuẩn bị đầy đủ bánh trái nước non cho con gái mời bạn. Mẹ trước khi đi cẩn thận đặt bình hoa huệ lên bàn thờ, dặn:

"Để đêm mẹ về thắp hương. Năm sau sinh nhật con đừng mua huệ nữa nhé. Sái lắm." Hương bạn thân Thảo cằn nhằn:

"Cháu bảo nó rồi mà nó không nghe. Lại còn cãi cố tao thích." Thảo cười khì khì "mẹ với cái Hương mê tín quá." Mà không giải thích vì sao mình lại tầm cho được chục huệ mang về. Nhành gầy, nụ nhỏ, trắng muốt, thơm mát cả lòng, dịu cả chiều hè ngột ngạt. Thảo thích huệ, rất thích và có lần còn đùa cùn với mấy đứa bạn. "Đám cưới tao tao cho chú rể ôm gà trống thiến, còn tao thì cầm bó tỏi. Rực rỡ đủ dùng. Tụi mày toàn loại bốn mắt thử nói tao nghe không có kính thì chúng mày nhìn bó tỏi khác bó hồng bạch chỗ nào? Hâm à? Ừ thì thôi vậy. Thay bó tỏi bằng bó huệ tạ Sang trọng và truyền thống gấp vạn lần ôm bó lay ơn to vật như cái chổi đót." Lũ bạn cười ầm ỹ.

Một đứa hét cho thằng Quang làm chú rể. Và Quang quay sang Thảo, tinh quái:

"Thế nào? Dịu dàng một tý đi thì tớ nhận làm cô dâu của tớ. Có tất cả chúng nó đây, thề với Thảo là tớ sẽ cho Thảo ôm hoa huệ trong ngày cưới!" Lũ bạn vẫn thường ngạc nhiên thằng Quang ngang cành cành thế mà cứ nhũn như con chi chi trước cái Thảo. Chỉ có Thảo là biết Quang nhũn như thế nào. Vừa câu trước câu sau kể cho Quang nghe buổi hẹn hò thứ mấy mấy với anh sinh viên thứ mấy mấy Quang đã mắt tròn mắt dẹt:

"Có vậy thôi à? Tưởng các ông sinh viên yêu đương thế nào chứ chỉ có mời đi ăn chè thì Quang cũng mời được. Cho ăn mệt nghỉ đỗ đen Hàng Thùng hay thập cẩm Hàng Điếu. Hay bây giờ mình lại đi đi. Chúng nó bảo hàng chè đầu Hàng Điếu anh gì mời Thảo vẫn chưa ngon. Phải hàng thứ hai cợ Lạc rang hơi quá tay một chút. Thơm lắm".

Không làm cách nào chọc tức được thằng bạn chuyên môn chọc tức người khác. Mà cũng không thể nào thôi không chơi với nhau. Cứ đùng đùng dắt xe bỏ đi buổi chiều là tối lại thấy Quang tỉnh bơ gõ cửa "cháu chào hai bác" rõ to và thằng ranh con Tuấn đâm bổ từ phòng trong ra anh Quang anh Quang ầm ỹ. Chỉ còn duy nhất hai cách cư xử phải thay đổi:

hoặc hậm hực đi ra đi vào nhìn Quang dạy thằng Tuấn tò toe tí toét cái Clarinet và thỉnh thoảng cười gì với bố mẹ, hoặc cũng làm ra vẻ tỉnh bơ một cách lịch sự.

Rồi khi Quang về thì theo ra đóng cổng và nhìn nhau phì cười. Thảo nhớ lan man, thắc mắc chưa thấy thư chúc mừng sinh nhật của Quang trong khi tay năm tay mười dọn bàn cùng cô bạn. Những cơn gió nồm lồng lộng thổi qua khung cửa để ngỏ. Lòng Thảo không sao yên được trong một niềm vui chưa có tên. Có tiếng gõ cửa ngập ngừng. "Khéo khách ở quê ra!" Hương ngẩng đầu nói với theo bước chân gấp gáp vui mừng của cô bạn. Mẹ Quang đứng đó, nhợt nhạt. Thảo cũng nhợt nhạt. Người đàn bà nhìn cô gái, lòng bị cắt thêm bởi một nỗi đau, và chợt hốt hoảng khi thấy la liệt trên mặt bàn những bánh những kẹo những hoa quả đã bày biện tỉa tót. "Bác xin lỗi cháu.... bác không biết là...." Tiễn người đàn bà về, Thảo quay lại Hương run run:

"Mày không được nói gì tối naỵ" Cô bạn hốt hoảng gật đầu, hốt hoảng nhìn lên bàn thờ. Thảo cũng nhìn lên bàn thờ. Bình hoa huệ thơm thanh khiết, mùi thơm chưa ngát lẫn mùi hương khói. Nước mắt hai cô gái ứa ra. Thế đấy! Thế là không có lời chúc mừng của Quang sinh nhật ấy. Không bao giờ còn có lời chúc mừng của Quang những sinh nhật sau. Không còn những trêu chọc và chiều chuộng hết sức bình thường trong những năm tháng ấy và đã trở thành không bình thường vào những ngày sau. Khi Thảo cho phép mình nhớ.

Quang với tiếng kèn Ôboa.... Giai điệu Dòng kênh xanh của Phú Quang.... Hội trường Cung Văn hóa thiếu niên. Quang với cái trống đại và đôi tay gõ dùi như múa theo một bài hành khúc trong đội hình nghi lễ đón tiếp phái đoàn các nước sang thăm ở sân bay Gia Lâm. Và giọng nói đầy chòng ghẹo.... "Tên là cỏ mà chẳng khác gì loài thân gỗ. À mà được đấy. Cỏ làm đình. Thì mình lấy tạ "Chung một phận nghèo" này.... cỏ ơi...." Điệu sa mạc chênh vênh đi trong tiếng cười òa ra trên sân trường loang nắng mùa đông.

"Mình lấy người ta thì còn phải tỏ tình khướt!" Cả lũ lại cười, thúc:

"Nói đi Quang! Đèn xanh đấy!" Và Quang nghiêm túc:

"Sẽ! Nhưng khi nào cô bạn của chúng mình chán những cuộc hẹn hò với các anh chàng kháu lão trong tương lai đã.

Em chào thầy ạ!" Ông giáo già mặt mũi nghiêm trang có biệt danh Trịnh Trọng Viên gật đầu đi ngang, không biết thằng học trò cưng đang hốt hoảng thè lưỡi nén cười cùng chúng bạn.

Sẽ! Không bao giờ! "Vậy là kẻ thù đã ngăn được bước ta đị" Quang nói bình thản, và hát tiếp. Cũng một buổi chiều. Cuối hạ. Mấy bà hàng xóm nhà trong ngõ đi làm về dắt cái xe chở đầy rau cho "ngày nay cho ngày mai cho hai ngày sau" ngang chỗ hai đứa đứng, mặt khó đăm đăm. "Nhưng có điểm thi đại học rồi mà. Quang đi nước ngoài là cái chắc rồi mà!" Thảo chán nản níu một hy vọng mơ hồ. "Giấy gọi nghĩa vụ phường đưa chiều hôm qua rồi. Làm sao chờ được giấy báo nhập học. Mẹ Quang khóc cằn nhằn bố không chịu chạy trước mấy ông ngoài phường. Nhưng có mà chạy giời. Biên giới đánh nhau dữ thế!" *.... "Chiều biên giới em ơi.... Có nơi nào xanh hơn"....

Không biết ở biên giới mình với Tàu thế nào chứ cái màu xanh ấy ở nơi giáp ranh đất Miên này sợ lắm Thảo ạ.

Quạnh quẽ. Rợn ngợp. Và cả đất nước ấy nữa. Bọn Quang vừa đi qua một làng Miên. Mới lác đác người về.

Những ngọn cây thốt nốt chĩa vào trời xanh rờn rợn....".... "Có một cô bé Campuchia hay mang thằng em tới chỗ bọn mình. Cô bé mười sáu tuổi, tên là Phalỵ Cái tên nghe cứ trong veo. Cả nhà hai đứa chết hết. Thế mà hai chị em, rất lạ lùng, cứ vui như bọn mình tuổi ấy. Quang cứ thắc mắc hay đấy chính là bản năng sống của con người. Sống là phải biết quên những điều không thể chịu đựng....".... "Hồi theo Cung Văn hóa vào tham Sài gòn, qua những cánh rừng cao su đều tăm tắp xanh ngút, Thảo cứ ồ à mãi nhớ không? Nhưng đi vào trong thì đơn điệu chết đi được. Còn ngủ trong đó thì không hiểu sao rất mệt. Khác ngủ trong rừng Cúc Phương hồi lớp chín. Cứ tưởng Thảo ghê lắm, vậy mà con vắt còn cách cả mét đã hét lạc cả giọng. Hôm đó Thảo cứ bắt Quang mang địa lan về. Nhưng Thảo thấy không, cái màu vàng cam ấy chỉ lộng lẫy đúng ở góc rừng ấy....".... "Có nhiều người rủ Thảo đi ăn chè nữa không? Chờ đấy! Quang về thì Quang sẽ tỏ tình thật chứ không ngỏ lời theo kiểu ấm ớ ấy. Nhưng vẫn với một điều kiện:

Thảo hết tính ương....".... "Lời ở lại vẫn còn đó chứ...." Những lá thự Như những dòng ghi chép. Nhiều lá viết sau đến trước. Đêm đầu tiên của tuổi mười chín, khi bạn bè về hết, Thảo đọc lại, tất cả, rồi xếp cẩn thận vào cái cặp da nhiều ngăn cũ bố đã bỏ không dùng. Và những ngày sau đến trường cười như Liên Xộ Hương nhìn gương mặt trắng nhợt và đôi mắt rừng rực của bạn, cáu kỉnh:

"Vợ để tang chồng ba năm. Mày cũng cố nhớ thằng Quang thêm vài hôm cho tròn một trăm ngày chứ!" "Tao là gì của Quang mà phải thương với nhớ hơn mày? Mày nhớ Quang à? Thì phần nhớ để cho mày hết." Thảo tỉnh bơ, nhấm nhẳng. Nhưng đêm về không hiểu sao toàn nằm mơ thấy Quang, thức giấc lại mường tượng ra luôn gương mặt người đàn bà đồng bóng.

Hết