Đêm đen dày đặc, một bóng trắng bất ngờ xuất hiện làm cho đám công nhân nữ kêu lên ầm ĩ:

– Ôi! Ma!

– Một bóng trắng xuất hiện kìa!

Họ ôm chầm lấy nhau. Công việc tăng ca phải bỏ dở. Dũng đen quát tháo:

– Các cô làm cái trò quái quỉ gì vậy?

Một cô trong đám, giọng vẫn còn run đáp:

– Tụi này vừa thấy ma đó.

Dũng đen quắc mắt:

– Các cô làm biếng thì có ma với cỏ gì đâu?

Một chị đứng ra, tỏ thái độ bất bình:

– Chúng tôi làm biếng thì đâu có đến đây. Thiệt tình là lúc nãy tôi thấy một bóng ma áo trắng xuất hiện ở hành lang ... nơi phòng sản xuất đấy.

Dũng đen xua tay:

– Thôi đừng có đùa nữa. Hãy làm việc đi.

Dũng đen vừa nói dứt câu thì một cơn gió mạnh dữ dội thổi tạt vào. Mấy cô lại nhốn nhào:

– Ma! Ma lại xuất hiện nữa đấy!

Mọi người lập tức chạy dồn lại với nhau, mặc cho Dũng đen gào thét:

– Ai ở vị trí nấy. Qua cơn bão tiếp tục sản xuất!

Tiếng một người phụ nữ trong nhóm kêu to:

– Chúng tôi không thể làm được. Gió thổi mạnh lắm.

Hoà cùng với gió, như có tiếng ai đó than khóc một cách bi thiết:

– Trả mạng lại cho tôi!

– Tôi đói và khát lắm.

Đám công nhân nữ đã ôm chầm lấy nhau. Rên rỉ:

– Đó, ông có nghe gì không? Ma lại xuất hiện rồi.

Một cô gái nói:

– Oan hồn về đòi mạng ông chủ đó/ Dũng gắt:

– Nói tầm phào. Làm gì có cái chuyện về đòi mạng chứ.

– Thì ông chẳng nghe đó sao.

Chị em công nhân bàn tán xôn xao:

– Tôi không dám làm nữa đâu. Nghỉ việc thôi.

Dũng đen gắt gỏng:

– Các người tiếp tục làm việc đi. Không có gì phải sợ cả?

Nhưng ngoài trời gió vẫn thổi mạnh, cây cối gãy nghe răn rắc, đám công nhân nữ lắc đầu thoái thác:

– Không làm!

– Không dám làm đâu. Tiếng gì rít nghe dễ sợ lắm. Đó anh có nghe thấy tiếng gì đó không? Tiếng ma hờn quỷ khóc đòi mạng kìa.

Dũng đen trợn mắt, hắn ngó dáo dác:

– Ma đâu mà ma?

Một chị công nhân xem ra cứng cỏi, đứng dậy, bước đến bên Dũng đen:

– Nếu vậy anh hãy một mình ra ngoài đó mà xem thử đi.

Vừa nói chị vừa đưa hai tay về phía trước đẩy tên Dũng đen ra ngoài:

– Đi, đi ra ngoài đó một mình xem.

Dũng đen trừng mắt:

– Nầy! Chị làm cái quái gì vậy chứ?

Cả đám nữ nhốn nháo:

– Anh gan dạ lắm mà. Hãy ra xem tình hình ra sao?

Dũng đen quắc mắt:

– Bộ các người điên hết rồi sao? Ngoài trời giông bão như vậy mà bảo tôi ra ngoài đó. Gió mưa kia mà.

Một chị đốp chát:

– Chứ hông phải không dám đi. Đồ chết nhát bày đặt làm phách.

Dũng đen tức khí xông tới:

– Cô vừa nói gì?

– Tôi nói anh là đồ chết nhát. Chỉ được nước ăn hiếp chúng tôi thôi.

Dũng đen nghiến răng:

– Trời! Cô tới số rồi, dám chửi tôi hả?

Ngoài trời bão mỗi lúc một mạnh hơn, gió giựt làm gãy cột điện, đứt dây điện, đêm bỗng tối thui, đám công nhân nữ ôm nhau la chí choé:

– Ma! Ma cắt dây điện rồi.

Ối trời ơi! Làm sao bây giờ đây.

Dũng đen cũng cuống cuồng lên:

– Mấy cô ngồi im tại chỗ không được chạy lung tung. Điện giật đó.

Đám công nhân như ôm cứng lấy nhau. Cơn giông đi qua, nhưng màn đêm thì dày đặc. Bóng trắng lại chập chờn. Lần này Dũng đen cũng hồn bay phách tán, chạy vội trở lại gần chỗ đám công nhân nữ, hắn hét lên:

– Bình tĩnh đi nào. Phía trong xóm dân chài, điện vẫn còn thấp sáng.

– Hả? Sao kỳ vậy. Mưa bão tại sao chỉ nhằm có chỗ nầy?

– Như vậy là ma quỉ lộng hành rồi.

– Đó tôi đã nói mà. Tôi thấy ma rõ ràng mà không chịu tin.

Dũng đen đành phải ra lệnh:

– Thôi hãy tạm ngừng làm ca nầy đi. Về nghỉ hết.

Mọi người vẫn co ro:

– Làm sao mà dám về?

Dũng gắt:

– Chẳng lẽ ngồi đây ôm nhau đến sáng à?

– Nhưng trời tối quá làm sao mà thấy đường. Đụng phải ma thì khốn.

– Á! Trời ma xuất hiện kìa.

Đám công nhân lại hồn vía bay đi mất tụm đầu lại:

– Con Hồng xỉu rồi! Tay chân nó lạnh ngắt.

Dũng đen lần mò tìm được chiếc đèn pin.

– Có đèn rồi!

Mọi người xúm quanh lo cho cô Hồng ...

Ngoài biển bỗng xôn xao, đám công nhân la réo om xòm. Sĩ Tiến tên giám đốc ra lệnh cho Dũng:

– Mầy ra ngoài đó xem lại xảy ra chuyện gì?

Dũng đen bước vội ra ngoài, lát trở vào:

– Dạ, có một xác chết trôi ạ!

Sĩ Tiến xua tay:

– Mầy ra bảo tụi nó đem chôn mau lên.

Dũng đen ngoan ngoãn:

– Vâng ạ!

Sĩ Tiến căn dặn:

– Bảo tụi nó làm cho gọn vào.

Dũng đen vội chạy đi. Nó phán anh em rằng:

– Tụi mầy mang cái xác chôn ở chỗ nào đó?

Đám công nhân phản ứng:

– Anh nói sao? Chôn xác này ư? Anh làm như chôn một con chó con mèo không bằng.

– Dù sao anh ấy cũng là công nhân ở đây.

Dũng đen gắt:

– Ai cũng mặc! Lệnh thì tui phải làm.

Đám công nhân tỏ ra chán nản có người chép miệng:

– Bọn nhà giàu coi mạng anh em công nhân còn hơn chó ghẻ.

– Độc ác quá! Coi chừng có ngày những oan hồn về đây báo thù.

– Rồi đó, mới hồi hôm này tự nhiên giông bão, làm gãy cột điện, trốc nóc nhà rồi.

– Vậy mà tụi nó không chừa. Có ngày anh em về bóp cổ cả lũ.

Dũng đen trừng mắt quát tháo:

– Nói đủ chưa?

Cả đám công nhân nhốn nháo:

– Chúng tôi chỉ muốn đòi lại sự công bằng mà thôi.

Dũng đen đấm nắm tay vào khoảng không.

– Mẹ kiếp! Tụi bây chờ tao một chút.

Hắn lại vội về phòng giám đốc. Anh em nhìn nhau chờ đợi.

– Giám đốc ơi! Bọn nó làm dữ quá.

Sĩ Tiến chau mày:

– Dữ thế nào?

– Bọn nó đòi phải có tiền mua đồ tẩm liệm.

Vị giám đốc đang tiếp chuyện người đẹp. Sợ cô ta hiểu lầm mình keo kiệt, nên hắn bảo:

– Đây là năm trăm ngàn mày đưa cho tụi nó lo việc chôn cất.

Dũng đen nhanh tay chộp xấp tiền, đôi mắt hắn hau háu:

– Vâng! Cám ơn giám đốc!

Dũng đen lui ra. Đi nhanh về phía đám công nhân đang đứng chờ:

– Đây một trăm ngàn, tiền chôn cất. Làm nhanh đi!

Họ lại kêu lên:

– Trời đất! Một trăm ngàn thôi sao?

Dũng đen trợn mắt, xua tay:

– Bọn bây đòi bao nhiêu nữa! Bộ định trấn lột sao?

Một người trong đám công nhân xua tay:

– Thôi đi! Bọn nhà giàu là keo kiệt như vậy đó. Tụi mình lo chu đáo cho anh nầy đi. Đừng đôi co nữa.

Nhìn theo đám công nhân, Dũng đen cười híp mắt:

– Cám ơn tụi bây nha!

Đám công nhân chạy ùa vào mặt mày xanh như tàu lá. Ai nấy đều run sợ.

Tất cả xanh mặt mày. Thông là nhóm trưởng nói như khẳng định:

– Nơi này lâu nay rất bình yên. Sau lúc này lại xảy ra nhiều việc quá.

Hoàng đời sống, đứng không vững vì còn run sợ, ngồi bệch xuống cát, thở hổn hển.

– Trời ơi! Nếu ... tôi mà chạy không kịp ... thì con ma đã cuốn tôi mất rồi.

– Bàn tay nó nhọn hoắt, tóc nó cọng nào cọng nấy to bằng ngón tay, khi nào hai tay nó đưa về phía trước thì tóc nó dựng đứng lên như mấy ngọn gió vậy.

Một anh thì thầm:

– Đó, anh em hãy lắng tai nghe đi, con ma đó đang than khóc điều gì đó.

Một người vỗ đùi kêu lên:

– Thôi tôi biết rồi!

Cả đám công nhân đổ dồn về phía người nói:

– Cậu biết cái gì?

– Hừm! Đó là những oan hồn về đây báo ứng.

Hoàng đời sống tức giận:

– Nếu họ linh thiêng như vậy sao không chịu tìm đến kẻ ác mà báo ứng.

Thông gật đầu:

– Nói đúng lắm!

Đêm thanh vắng, tiếng sóng biển vỗ tiếng gió thổi hoà với tiếng khóc than lên rên rỉ, oan hồn ma trên biển tạo nên âm thanh rùng rợn, khiếp đảm văng vẳng từ xa vọng lại tiếng rên, tiếng gào thét:

– Tôi ... tôi đói quá ... tôi lạnh quá ...

Sáng ra anh em kẻ cho Dũng đen nghe. Hắn quát tháo:

– Bọn bây định rung cây nhát khỉ đó sao? Tao mà sợ ma à! Con ma nó ra làm sao?

Thông bèn lên tiếng:

– Nếu nói như vậy thì tụi tôi mời anh tối nay thức cùng chúng tôi một đêm.

Hắn vẫn nói cứng:

– Được thôi! Nếu tụi bây bịp bợm thì đừng có trách.

Hoàng đời sống xen vào:

– Tui phụ trách cơm nước cho anh em, sáng phải thức dậy sớm bị con ma suýt chút nữa là toi mạng rồi.

Dũng đen lại khoác lác:

– Tụi bây là lũ chết nhát chưa chi đã bị con ma làm tê liệt cả quần rồi.

Bị Dũng đen chọc quê, ai nấy đều bực mình nhưng chẳng biết làm sao. Nên đành im lặng mà chờ đêm xuống ...

Biển đêm nay gió mạnh sóng biển càng to. Bọt biển tấp vào bờ trắng xoá.

Không khí đêm nay lành lạnh. Tốp công nhân co ro ngồi xung quanh nhau tán gẫu. Hoàng đời sống chặc lưỡi:

– Trời đêm nay lạnh nhiều hơn mấy đêm trước.

Một anh ngồi cạnh bên ngáp dài:

– Tớ chỉ buồn ngủ thôi.

Tiếng đội trưởng Thông vang vang:

– Sao giờ này không thấy dáng anh ta mò ra?

Hoàng cười hơ hớ:

– Hắn ta chỉ khoác lác cái mồm mà thôi. Anh hùng rơm thấy mồ.

Một người trong nhóm lại nói:

– Hôm qua hắn bảo mình sợ đến nỗi tè ra quần. Nhưng hôm nay có lẽ hắn sẽ ỉa xón ra quần thì có.

Nghe câu nói ví von của anh bạn, nên cả tốp công nhân được một pha cười vỡ bụng.

Hoàng đập tay lên vai bạn:

– Hay đó! Lâu lâu cậu phát biểu một câu chí lý.

Sóng biển vẫn đập vào bờ bọt văng tung toé. Gió thổi vi vu như một điệu nhạc buồn tênh. Công nhân ở đây họ hiểu lắm, có biết bao xác người trôi vào bờ được anh em vớt và chôn cất tử tế. Còn một số làm mồi cho cá mập.

Tiếng gió biển tiếng sóng vẳng vào đất liền một âm thanh giữa đêm trường nghe rờn rợn nó vẳng lên như oan hồn về báo mộng ... Dũng đen đường đường, huênh hoang bước ra ngoài lúc nào cũng cho rằng mình chẳng sợ ma ...

– Ái Liên, Ái Liên, người con gái mà giám đốc Sĩ Tiến mới đem về ngơ ngác nhìn mọi người. Dũng đen liếc nhìn cô ả, và thì thầm:

– Một con nai tơ ngơ ngác. Trông thật đáng yêu.

Mạnh Cường là trợ lý của giám đốc, ngồi bên cạnh nghe thấy liền lên tiếng:

– Anh không còn muốn làm ở đây nữa ư?

Dũng đen cười phô hàm răng đen vì khói thuốc lá:

– Anh Cường! Em nói nhỏ thôi mà.

Mạnh Cường xua tay:

– Chỗ này không phải của mầy nên cút đi.

Dũng đen bẽn lẽn:

– Vâng! Vâng em đi ngay đây mà.

Mạnh Cường nhìn theo lắc đầu:

– Người gì mà khô đét như que củi mà bày đặt ta đây.

Tiếng cô gái cất lên the thé:

– Anh ơi! Em phải chờ đến khi nào?

Cười để trấn an cô. Mạnh Cường nói:

– Sẽ nhanh thôi mà.

Ái Liên lo lắng, lộ ra mặt:

– Đêm cũng khuya rồi. Em sợ ....

Nhìn cô bé Mạnh Cường nhếch môi:

– Cô sợ gì?

Ấp úng, Ái Liên lo sợ:

– Nghe đâu ngoài này thường xuất hiện ma đó.

Bật cười trước câu nói của Ái Liên. Mạnh Cường lắc đầu:

– Cô nghe làm gì gì tin đồn nhảm đó.

Ái Liên phản ứng:

– Gì chứ ma thì em tin là có rồi.

– Sao vậy?

Ái Liên kể:

– Em nghe nội em kể lại ngoài bãi biển nhiều người chết bị trôi dạt vào bờ lắm.

– Xác chết thì có gì phải sợ.

Cửa phòng giám đốc bật mở. Sĩ Tiến bước ra Ái Liên mấp máy đôi môi:

– Ông chủ, tôi về được chưa?

Nhếch môi cười, Sĩ Tiến bước lại gần cô bé:

– Chưa xong việc mà cưng!

Ái Liên lộ vẻ sợ sệt:

– Nhưng đêm đã khuya rồi. Em sợ lắm.

Sĩ Tiến quay lại nhìn cô:

– Em sợ gì chứ?

– Oan hồn nơi bãi vắng.

Bật cười lớn, rồi đưa tay bóp vai cô gái, Sĩ Tiến lắc đầu:

– Em tin làm gì? Chuyện nhảm nhí mà thôi.

Quay qua Mạnh Cường hắn ra lệnh:

– Cậu ra ngoài coi đôn đốc anh em làm việc đi.

Hiểu ý Mạnh Cường đứng lên:

– Vâng?

Mạnh Cường đi rồi. Hắn quay qua âu yếm:

– Vào đây với anh nghe cưng.

Ái Liên ngoan ngoãn đi theo hắn.

– Cô là một cô gái buông thả, moi tiền những tên giàu sụ háo sắc ...

Cánh cửa văn phòng bật mở Sĩ Tiến càu nhàu:

– Làm gì mà ầm lên thế?

Mạnh Cường lộ vẻ sợ hãi, nói không thành lời:

– Giám đốc ơi ...

Sĩ Tiến lừ mắt:

– Gì mà run như cầy sấy vậy?

Mạnh Cường vẫn còn lo lắng:

– Dạ, thằng Dũng đen ... nó ...

Hắn nạt:

– Nó làm sao? Bộ nó bị ma ăn thịt hay sao mà mầy sợ dữ thế?

– Dạ đúng vậy.

Đang ngậm điếu thuốc thơm ba số. Hắn phun cái phèo trợn mắt:

– Mầy nói cái gì?

Bình tĩnh Mạnh Cường nói:

– Dạ nó bị ma cho ăn đất sét đầy cả miệng.

Sĩ Tiến quát:

– Nó đâu rồi?

– Dạ, đang nằm ngoài nhà nghỉ của công nhân.

Ái Liên nghe qua đã sợ đến xanh cả mặt mày, cô nắm vội tay giám đốc:

– Anh Tiến! Em sợ quá!

Sĩ Tiến đang bực bội, nên quát to:

– Sợ gì không biết. Nó ở tận ngoài bãi kìa!

Ái Liên ấp úng:

– Nhưng mà ...

Sĩ Tiến khoát tay:

– Đừng có nhiều lời nữa.

Ái Liên vô cớ bị nạt nên ngồi co ro mà khóc. Mạnh Cường lên tiếng:

– Tính sao đây giám đốc.

Hắn ra lệnh:

– Mầy ra xem nó như thế nào rồi vào đây cho tao biết.

Mạnh Cường đáp lại:

– Vâng ạ!

Nhìn Ái Liên vẫn ngồi khóc, hắn trở giọng ngọt ngào:

– Nín đi! Đừng khóc nữa. Trước mặt tụi nó anh phải làm vậy, mới mong trị được chúng nó. Được xoa dịu, cô cảm thấy được vuốt ve, nên nói lí nhí:

– Vâng! Nhưng anh đưa em về chứ.

Sĩ Tiến gật gù:

– Dĩ nhiên rồi! Nhưng không phải là anh.

Ái Liên chu môi:

– Không lẽ anh nỡ để em về một mình ư?

Hắn đưa tay vuốt vuốt đôi gò má mịn màng của cô gái rồi nói:

– Đâu có! Anh sẽ sai lính của anh đưa em về.

Ái Liên phụng phịu:

– Mạnh Cường chứ gì?

Hắn cười gật đầu:

– Phải, có gì không?

Ái Liên thở dài, lắc đầu:

– Không có gì cả!

Dũng đen nằm thở dốc, đám anh em công nhân xúm xung quanh hắn, người trề môi bảo:

– Đúng là anh hùng rơm.

– Vậy cho bỏ thói ba hoa.

Có người lại nói:

– Bây giờ tè ra phân vàng chứ không phải tè ra quần như tụi mình đâu.

Cả đám công nhân cười hô hố. Dũng đen cũng mặc bọn họ. Anh đâu còn hơi sức đâu để mà phân minh nữa.

Hoàng đời sống chen vào:

– Nào, anh nên uống bát nước nầy.

Hắn nhăn nhó:

– Gì thế?

Hoàng phì cười:

– Nó chỉ là nước đậu xanh thôi. Chứ không phải là nước Thánh của Tôn Ngộ Không đâu mà sợ.

Cả đám nghe câu nói bông đùa của Hoàng lại cười vang.

Mạnh Cường hất hàm cảnh báo:

– Này, nhờ con người ốm như que củi của anh nên con ma nó chê. Nếu không nó xơi tái rồi.

Dũng đen ngọ nguậy:

– Trời còn thương tôi.

Thông lắc đầu giễu cợt:

– Không đâu! Mai là anh gặp con ma tuổi già răng nó rụng hết nên xương xẩu của anh nó ăn không được đó thôi. Trời nào mà thương anh chứ.

Mạnh Cường ôm bụng mà cười:

– Con ma ấy cho mầy ăn bánh ngọt nữa hả?

Dũng đen ôm bụng, hắn nhăn nhó kêu đau:

– Sao tôi đau bụng quá.

Hoàng bảo:

– Hẳn là nó đã nhét đất sét vào đầy bụng anh rồi.

Mạnh Cường lại hỏi:

– Lúc gặp con ma sao mầy không co chân mà chạy?

Lắc đầu Dũng đen mím môi:

– Nó tối mình sáng làm sao mà thấy. Mặt mày con ma trông mới dễ sợ làm sao? Tóc tai thì dựng ngược, sợi nào cũng to cứng. Nó không nói gì cứ nhét bánh cho tôi ăn mãi.

Thông lại hỏi:

– Nó có nói gì với anh không?

Dũng đưa mắt ngó mọi người:

– Nó bảo:

ăn đi! ăn đi!

Thông cười:

– Vậy là anh cứ nuốt hết à?

Hắn thành thật gật đầu:

– Phải!

Mạnh Cường khoát tay:

– Vậy cho cậu mày chừa cái giọng phách lối.

Dũng nhìn quanh, kêu lên:

– Tôi sợ lắm rồi? Cha mẹ ơi! Tôi không dám nữa.

Anh em cũng nhận được một trận cười no nê ...

Ái Liên đành ngồi lên xe cho Mạnh Cường chở. Suốt dọc đường anh chẳng nói lời nào. Thấy vậy Ái Liên lên tiếng:

– Anh thấy con ma ấy như thế nào?

– Thế nào là làm sao?

– Em muốn biết mặt con ma!

Mạnh Cường bật cười:

– Cô lại giống Dũng đen rồi. Nó đang thoi thóp vì mất hồn mất vía khi gặp con ma đó.

Ái Liên tò mò:

– Nó ra làm sao mà ghê dữ vậy anh?

Mạnh Cường cười khì:

– Thì nó khác với con người bình thường như chúng ta. Nó có răng nanh, tóc tai bù xù, con mắt thì trắng dã, cái miệng to lúc nào cũng khè ra lửa, đôi bàn tay có móng nhọn, cái lưỡi thì dài đến ngực.

Ái Liên nghe kể mà sợ đến rùng mình, cô ôm cứng lấy Mạnh Cường:

– Ôi thôi anh đừng kể nữa tôi sợ lắm rồi.

Mạnh Cường cho xe dừng lại Ái Liên ngạc nhiên:

– Ngừng lại chi vậy anh?

Mạnh Cường cười, nheo mắt:

– Em xuống xe đi!

Ái Liên ngần ngừ:

– Nhưng chưa đến nhà em mà.

Cường nói nhỏ nhưng rất nhanh:

– Mình vào quán uống nước rồi về.

Ái Liên không từ chối mà bước nhanh theo chân Cường. Vào quán, Mạnh Cường lại hỏi.

– Hết sợ chưa, cô nương?

Chớp chớp đôi mắt Ái Liên tò mò:

– Nhưng mà chuyện anh kể về con ma đó có thật không?

Mạnh Cường xua tay:

– Đúng một trăm phần trăm. Thằng Dũng đen bị ma cho ăn đất sét đầy miệng luôn.

Ái Liên nghi ngờ:

– Ngoài biển làm gì có đất sét.

Mạnh Cường gật gù:

– Vậy mới nói. Ma nó có thần thông quãng đại làm chuyện gì mà không được.

Ái Liên gật đầu:

– Anh nói vậy cũng phải. Đúng là ma thật rồi. Làm sao em biết.

Ái Liên kể lại:

– Đó là do em nghe nó kể lại. Ngày xưa ma thường cho người ta ăn đất sét lắm. Rồi dẫn giấu vào cây rậm, khó ai tìm thấy lắm.

Mạnh Cường chậm rãi nói:

– Xí nghiệp thuỷ hải sản “Dạ Hải” đó ... Nghe đâu trước đây có rất nhiều người chết vì bị đắm tàu.

Ái Liên mấp máy đôi môi đỏ:

– Như vậy là nơi đó có rất nhiều oan hồn.

Mạnh Cường gật đầu:

– Phải đêm đêm thường có tiếng hú, rên rỉ nghe dễ sợ lắm.

Ngây thơ Ái Liên hỏi:

– Như vậy các anh cũng không sợ ư?

Mạnh Cường rùn vai:

– Sợ chứ?

– Vậy sao các anh vẫn phải ở ngoài ấy?

– Ừ thì cũng do công việc làm ăn mà thôi.

Ái Liên nhìn Cường:

– Anh muốn nói vì tiền chứ gì?

Nheo nheo mắt nhìn Ái Liên:

– Cũng như Liên vậy thôi.

Ái Liên cãi lại:

– Nhưng mà em đâu có mạo hiểm như các anh.

Mạnh Cường nhìn xoáy sâu vào đôi mắt cô gái:

– Anh nghĩ em đang chơi trò mạo hiểm thì có. Tay giám đốc ấy không phải dễ để em đùa đâu.

Ngẫm nghĩ giây lát Ái Liên lại nói:

– Ông ấy đâu có gì ghê gớm.

Trời! Mạnh Cường kêu lên trong bụng, một cô bé xinh đẹp, ngây thơ như Ái Liên mà vào tay của hắn rồi thì phải biết. Ái Liên ngạc nhiên:

– Sao anh lại im lặng như vậy?

Thở dài anh nói:

– Cô xinh đẹp như thế sao không kiếm việc gì khác mà làm.

Ái Liên cười chua chát:

– Giữa thời buổi này anh nói đi, nghề nào mới dễ làm ra tiền chứ?

– Nghề khác tuy đồng lương ít nhưng cuộc sống của cô sẽ dễ chịu hơn.

Ái Liên lắc đầu:

– Em cám ơn anh! Tuy nhiên, mỗi con người đều có cuộc sống và hoàn cảnh riêng, khôn ai giống ai đâu anh ạ!

– Cô lập luận cũng trôi chảy lắm.

Ái Liên bắt qua chuyện khác:

– Nầy anh! Em thấy công ty của anh có gì đó không ổn.

Mạnh Cường ngó Ái Liên:

– Cô nói như vậy nghĩa là sao?

– Dường như nó không đơn thuần là chế biến hải sản.

Cường cười:

– Vậy theo cô nó đang làm gì?

– Chuyện ấy em không biết ...

Mạnh Cường ra hiệu cho Ái Liên lên xe. Tiếp tục đoạn đường còn lại ...

Mạnh Cường đến bên giường bệnh. Đứng nhìn Dũng đen rồi lắc đầu:

– Cậu khoẻ lại chưa?

Dũng đen cố gượng ngồi dậy:

– Cũng đỡ rồi anh ạ! Anh đến thăm em đó à.

Đặt túi đồ xuống bàn, Mạnh Cường nói:

– Ôi, mấy đêm nay, đêm nào ngủ cũng không yên.

Dũng đen tò mò:

– Lại có chuyện gì nữa đây?

Mạnh Cường lắc đầu:

– Cũng chỉ vì mấy con ma ấy thôi.

Vợ Dũng ngồi cạnh bên bật dậy:

– Ma nữa ư?

Mạnh Cường gật đầu:

– Có lẽ là vậy?

Vợ Dũng trợn mắt:

– Như vậy phải làm cách nào chứ.

Dũng đen nạt vợ:

– Em biết gì?

Nhìn vợ Dũng, Mạnh Cường lại hỏi:

– Theo em thì phải làm sao?

– Ờ, thì mướn thầy bùa để trù yếm, xua đuổi nó đi, vậy là xong.

Dũng gạt phăng:

– Nói vậy mà cũng nói.

Vợ Dũng dấm dẳn:

– Ấy là em cũng lo cho anh thôi mà.

Mạnh Cường đứng lên cáo từ:

– Thôi, mình về đây, cậu ở lại tịnh dưỡng vài hôm nữa đi nhé!

Dũng gật đầu, nhìn theo Mạnh Cường tỏ vẻ cám ơn ...

Sĩ Tiến nhìn Mạnh Cường nghi ngờ hỏi:

– Mầy nói sao? Thằng Dũng vẫn chưa khỏi bệnh ư?

– Vâng! Coi bộ cũng không nhẹ đâu.

Ngẫm nghĩ giây lát Sĩ Tiến lại nói:

– Thiếu nó đám công nhân cũng khó mà quản lý.

Đêm đó Sĩ Tiến cùng Mạnh Cường thân chinh ra tận bãi biển để xem xét tình hình. Mạnh Cường nói nhỏ vào tai giám đốc:

– Lại xuất hiện một chuyện lạ.

Sĩ Tiến bảo Mạnh Cường ra đó xem tụi nó bày trò gì nữa vậy?

Sĩ Tiến nhăn nhó:

– Các người làm trò gì thế? Toàn trò vớ vẩn.

Đám công nhân nhốn nháo:

– Họ chết oan ức nên về báo ứng.

– Họ thành tinh rồi thì biết.

– Nó trả thù là đúng thôi?

Sĩ Tiến vừa bước ra, thì hiện tượng lạ xảy ra. Gió thổi ào ào, sóng biển nổi lên dữ dội. Anh em nháo nhào ôm lấy nhau:

– Nó lại xuất hiện nữa rồi.

– Ma xuất hiện đấy. Coi chừng giám đốc ơi!

Sĩ Tiến cằn nhằn:

– Các người tự nhát mình rồi, gió biển thổi mà.

Thông đứng kề bên thì thầm:

– Giám đốc có nghe gì không? Tiếng ma hờn quỷ khóc đó!

Hoàng lại run giọng:

– Trời ơi! Ánh đèn kia lại xuất hiện nữa rồi.

Sĩ Tiến ngơ ngác:

– Đèn gì cơ? Chỉ là ngọn đèn thôi mà.

Hoàng rên rỉ:

– Tiếng kêu khóc nữa kìa.

Sĩ Tiến dõng tai ra nghe. Hắn nạt:

– Có tiếng gì đâu?

Mạnh Cường ngần ngại:

– Vậy ... còn bóng đen ấy là gì?

Một anh công nhân đứng tuổi xen vào:

– Đó không phải là ngọn đèn mà là ánh đuốc ma trơi.

Sĩ Tiến nhăn mặt:

– Ánh đuốc ma trơi ư? Hừm! Làm gì có chuyện ấy chứ.

Thông chỉ về phía ánh đuốc:

– Thực tế, trông thấy rồi đó. Đây là nơi hoang vắng không một bóng người thì làm gì có đèn chứ?

Tiếng người từ xa vọng lại:

– Tôi chết oan ức lắm. Linh hồn không siêu thoát được.

Thông , Hoàng cùng đám công nhân ôm chầm lấy nhau. Sĩ Tiến nhăn mặt gắt:

– Đừng tự nhát mình nữa. Hãy bình tĩnh lại đi.

Hoàng kêu to:

– Ôi, mọi người nhìn kìa. Ánh đèn càng lúc càng to dần rồi.

Sĩ Tiến hơi chau mày, thật ra ánh đèn lúc nãy cũng có to hơn thật. Chẳng lẽ oan hồn về đây báo ứng hay sao?

Nhưng cũng phải cố giữ vẻ bình tĩnh ... một cơn giông thổi đến thật mạnh.

Làm rung rinh cả chiếc lều của họ. Gió mạnh làm đứt cả dây điện, trời đã tối càng tối hơn. Đã sợ lại càng lo sợ nhiều hơn.

Thấy anh em công nhân hoảng sợ Sĩ Tiến gắt gỏng:

– Chỉ là gió bão thôi mà mấy người làm gì cuống lên như vậy?

Thông nói trong hoang mang:

– Không phải là cơn bão bình thường đâu giám đốc ạ!

Hoàng cũng xen vào:

– Thường đi kèm với cơn dông là tiếng rên rỉ, trách hờn ai oán.

Mạnh Cường kể:

– Dũng đen cũng đã bị thương trong hoàn cảnh ấy đấy. Nó đã bị sống dở chết dở đấy!

Một người công nhân khác lại nói:

– Bên phía công nhân nữ mấy hôm nay cũng đã xảy ra sự cố hết sức rùng rợn khiến các cô cũng sợ lắm đấy.

Rồi tia chớp, rồi sấm sét, rồi những tiếng oan hồn rên rỉ, ai oán, nổi lên. Sĩ Tiến cũng nghe nao lòng. Nhưng hắn vẫn cố gượng trấn an lòng mình.

Một anh công nhân nói:

– Nhiều ánh đuốc ma trơi xuất hiện thấy không, nó lúc ẩn lúc hiện kìa!

– Đó là những con ma đã cho anh Dũng đen ăn đất sét đó. Tụi mình đừng có mà dại, ma đó.

Sĩ Tiến bực bội:

– Một đám người như vậy mà sợ ư? Cứ tiếp tục ra đó làm việc đi.

Thông run lên vì sợ:

– Làm sao mà dám ra ngoài đó giờ này chứ?

Câu nói ấy có hiệu lực với một con người quyền thế. Hắn hơi chao đảo tinh thần. Nhưng vẫn khoác lác:

– Ma quỉ đâu mà sợ. Nếu đúng như vậy thì đêm nay hãy cho tui thấy đi.

Hoàng hoảng sợ:

– Ý, giám đốc. Ông đừng nên nói vậy không nên!

Hắn cười đắc chí:

– Ta đâu phải là các người sợ muốn tè ra quần như vậy.

Mạnh Cường nở nụ cười đầy bí ẩn:

– Như thế mới phải là giám đốc của tụi nầy chứ!

Ai nấy điều hoang mang lo sợ. Họ thở dài ngao ngán:

– Chẳng biết đêm nay rồi có được yên ổn để ngủ hay không?

Để trấn an tinh thần bọn công nhân nầy Sĩ Tiến đành phải chi ra một số tiền cho Mạnh Cường và nói:

– Cậu đi mua kết bia và thức nhấm về đây cho anh em uống chơi.

Thông cười xoà:

– Chà hôm nay giám đốc chịu chơi vậy ta.

Hoàng cũng ứng khẩu theo:

– Thế mới gọi là chứ.

Mạnh Cường nắm chặt xấp tiền!

– Đêm nay tụi mình sẽ không sợ gì hết, đã có thần men án ngự rồi.

Cả nhóm công nhân tươi nét mặt. Sĩ Tiến giục:

– Đi nhanh lên Cường.

Cường nhanh nhẩu nhảy lên xe nổ máy, bay đi mất.

Bỗng Thông kêu lên:

– Ôi, bây giờ nó mà nhiều ánh đèn như thế?

Một anh công nhân hơi nhíu mày:

– Gió thổi như vậy, trời lại lất phất mưa như vậy đèn làm sao mà cháy được?

Một người công nhân xem chừng là người lớn tuổi nhất chậm rãi nói:

– Đó là ánh đuốc của ma trơi. Ngày xưa tôi nghe nội tôi nói lại ánh đuốc ấy vụt tắc vụt cháy, có khi chạy dài thành một hàng dài tiếng hú, tiếng cười nghe gợn tóc gáy chứ không phải chơi đâu.

Thông lại kêu lên:

– Nó biến đâu mất rồi!

Sĩ Tiến xua tay, trấn an anh em công nhân:

– Thây kệ nó. Mình cứ ăn nhậu thoải mái, chừng nào nó đến đây thì tính.

Có người lại nói giọng nhát gừng:

– Có khi nào đêm nay nó lại viếng thăm mình không?

Người ngồi cạnh le lưỡi:

– Đừng nói vậy ghê lắm đó.

Sĩ Tiến bực mình:

– Anh em đừng có nghĩ đến chuyện đó được không.

Nhóm công nhân im thin thít không dám hó hé ra một tiếng nào nữa. Họ cứ cụng ly đến cạn sạch kết bia mạnh ai nấy bò lăn ra ngủ quên cả trời đất ...

Sĩ Tiến co chân đạp, miệng lảm nhảm:

– Tao không sợ chúng mầy đâu?

Một cái đầu lâu lăn lông lốc đến cạnh hắn. Vẳng xa tiếng nói:

– Mầy quả là thằng gian ác bóc lột sức lao động của tụi tao, tao chết mầy cũng không cho được chiếc chiếu.

Hắn hỏi:

– Nhưng anh là ai?

– Mầy hỏi tao hả? Tao là ma là quỉ về đây để bắt mầy.

Tiếng rên, tiếng khóc đòi mạng lại quang lên áp đảo tinh thần của hắn. Hắn run lên vì sợ:

– Tôi ... tôi van các người ... tôi lạy các người!

Một bóng khác lù lù xuất hiện trước mặt hắn tóc tai bù xù miệng hà hơi đỏ lòm, đưa hai cái răng nanh trông khiếp đảm. Hắn nhắm mắt đưa hai tay lên bịt mặt:

– Ối trời ơi ... tôi ... chết mất. Hãy tha cho tôi ...

Cái lưỡi dài của con ma động đậy. Nó lè ra liếm mặt hắn, hắn chết khiếp quì xuống lạy.

– Tôi ... tôi xin ... các ông!

Móng tay nhọn cứ chờn vờn trước mặt như chực chờ cấu xé hắn ra. Mấy oan hồn rên la, khóc lóc, đòi mạng. Hắn bỗng rùng mình sợ hãi. Đầu óc hắn quay cuồng, nhìn đâu cũng thấy ma. Hắn bị ma trận vây quanh. Không lối thoát.

Tiếng một con ma văng vẳng:

– Hãy trả lại sự trinh trắng cho ta. Mi là thằng gian ác.

Hắn càng tái mặt, hắn lết hắn bò miệng kiêu lên:

– Cứu tôi ... cứu.

Tiếng cười của cô gái nghe thật lùng rợn.

– Ha! Ha! .... Mầy biết sợ rồi sao? Vậy thì đừng nên làm việc ác. Tao sẽ bóp cổ đòi mạng.

Hắn quơ hai tay:

– Không, không đừng nên đụng đến người tôi!

– Ta là một linh hồn ma quái, bị chết oan vì bị ngươi hãm hiếp rồi giết hại không một mảnh vải che thân.

Một bộ xương người trắng phếu đang tiến gần về phía hắn. Hắn ngước nhìn lên kinh hoàng rú lên một tiếng:

– Ối trời ...

Hắn khuỵu xuống, một đống thịt to đùng. Hắn ngất xỉu vì khiếp đảm, một bộ xương người. Nhưng phần đầu tóc tai vẫn còn, đôi mắt xâu hoắm đầu lắc lư lắc lư tiến về phía hắn ...

Cứu ... cứu ...

Mạnh Cường đập mạnh lên vai hắn.

– Giám đốc . .... Giám đốc. Hắn bừng tỉnh mở mắt ngơ ngác.

– Đây là đâu?

Mạnh Cường bật cười:

– Thì phòng riêng của ông!

Hắn nhíu mày:

– Nhưng sao tao lại về đây được.

Cường cười:

– Ông có đi đâu mà về.

Như vẫn còn hoang mang vì sợ, hắn bảo:

– Mầy là ai?

– Trời đất! Sao ông hỏi kì vậy? Tôi là Mạnh Cường đây mà.

Hắn lắc đầu, dụi dụi mắt.

– Phòng của tao đây mà. Mầy sai lại vào đây?

Mạnh Cường vò gãi đầu:

– Ông cứ la hét lên mãi. Báo hại đêm nay tôi có ngủ gì được đâu.

– Tao hét à!

– Vâng to lắm.

Hắn trách:

– Sao mầy không kêu tao!

Mạnh Cường trách ngược lại:

– Kêu làm sao? Mới vừa đụng vào ông, ông đá tôi một cái vòng cù nèo.

Hắn ngó Cường:

– Thật vậy sao mậy?

– Đúng!

– Không phải là thật à!

Cường gãi đầu:

– Cũng không có gì?

Mạnh Cường gợi lên:

– Ông nằm thấy ma, phải không?

Ông hốt hoảng nhìn quanh:

– Đừng có nói bậy!

Cường chậm rãi nói:

– Tôi thấy mặt ông không được tốt lắm. Xanh xao và hốc hác đi nhiều.

Hắn lảm nhảm:

– Mới một đêm thôi mà, gì mà nhanh thế.

Mạnh Cường nói thêm:

– Người ta nói đêm ngủ thấy ma quỉ là xui xẻo lắm.

Hắn lo sợ hỏi:

– Như vậy thì phải làm sao?

Mạnh Cường bảo:

– Phải lập bàn thờ và cúng bái.

Hắn cằn nhằn:

– Bày trò nhảm nhí. Tốn tiền!

Cường lắc đầu:

– Vậy thôi, tôi ra bãi đây.

Chợt Hoàng, Thông cùng mấy công nhân nữa chạy ùa vào. Cường chặn họ lại hỏi:

– Chuyện gì mà chạy vào tận nơi đây?

Thông giọng run run:

– Dạ ngoài kia lại phát hiện chuyện lạ.

Cường gắt:

– Lạ là làm sao?

Hoàng lắp bắp kể:

– Một bộ xương heo.

Sĩ Tiến đứng bật lên. Tóm áo Hoàng:

– Mầy vừa nói gì?

Thông tiến lại gần:

– Thưa ông tại chỗ đèn cháy đêm hồi hôm, xuất hiện một bộ xương heo!

Mạnh Cường tái xanh mặt mày:

– Bộ xương heo đó ở đâu?

Cả Thông và Hoàng đều lắc đầu:

– Chúng tôi không biết.

Hoàng nói thêm:

– Thịt và da, cả ruột heo cũng không còn. Chỉ còn bộ xương trắng mà thôi.

Hắn nhớ lại hình ảnh xương người trong mơ, môi tái nhợt đi, hắn không còn sức quát nạt nữa mà ngã xuống giường, hai tay ôm đầu:

– Ôi, đầu ta đau quá!

Mạnh Cường bước lại gần:

– Giám đốc, anh có sao không chúng tôi đưa anh đi bệnh viện nghen.

Hắn lắc đầu quát:

– Các người ra ngoài hết đi.

Đám công nhân lùi ra xa trở về nơi làm việc của mình ...

Một đám nữ công nhân từ dãy nhà ngang bên kia xí nghiệp ùn ùn kéo đến như một đoàn quân ra trận.

Mạnh Cường đứng ra ngăn lại:

– Đứng lại!

Người phụ nữ đi đầu bước ra:

– Chúng tôi cần gặp giám đốc!

Mạnh Cường lắc đầu:

– Nếu có việc cần gặp giám đốc thì các cô đâu có cần kéo một đám đi như vậy. Như một cuộc biểu tình.

Vẫn người con gái đi đầu, cô đốp chát:

– Đúng! Chúng tôi kéo đi biểu tình đó. Giám đốc cần phải cân đối lại giờ làm việc cho chúng tôi.

Nhìn kỹ cô bé cũng dễ thương quá đó chứ. Môi mắt to đen hàm răng trắng đều, mái tóc nhung huyền xoã bờ vài. Nhưng có điều cô ăn nói coi bộ cũng không hiền cho lắm. Mạnh Cường gãi gãi đầu:

– Giám đốc hôm nay mệt, không thể tiếp các cô được đâu.

Có tiếng thúc giục phía sau:

– Chị Yến Nhi chị đừng nghe anh ta nói. Hắn cùng một giuộc với giám đốc mà.

Mạnh Cường thốt lên:

– Yến Nhi ư?

Cô gái mang tên Yến Nhi tròn mắt:

– Anh lảm nhảm điều gì đó. Bộ tên của tôi xấu lắm sao?

Mạnh Cường cười nhìn cô gái:

– Không, tên của cô đẹp lắm mà người lại càng đẹp hơn.

Yến Nhi đỏ mặt:

– Dạ không dám, cám ơn anh.

Cường lại mỉm cười ngó cô bé:

– Sao lại cám ơn tôi?

Yến Nhi thấp giọng:

– Vì anh vừa khen tôi đó.

Mạnh Cường thấy nao nao trong lòng nên nói:

– Yến Nhi vào làm ở đây lâu chưa?

– Đúng một tuần!

Mạnh Cường chợt nói:

– Hèn gì tôi không biết cô là phải.

Người phụ nữ đứng bên cạnh thúc vào hông Yến Nhi:

– Biết để làm gì Yến Nhi?

Cô bé quay lại đỏ mặt:

– Em đâu có biết.

Loan trưởng nhóm đứng ra hay lời:

– Anh Cường, chúng tôi cần gặp giám đốc.

Cường cười xuề xoà với Loan:

– Chị cũng có mặt ở đây nữa à? Nhưng mà ... chị đã hiểu ý của giám đốc quá rồi.

Loan đối đáp:

– Nhưng ông ấy đưa ra cái luật làm việc như vậy là thiệt thòi cho chị em chúng tôi quá.

Thoáng thấy Hồng Hạnh cũng có trong nhóm này, Mạnh Cường gọi luôn đích danh của cô:

– Nào, cô Hồng Hạnh thủ quỹ của nhóm thử phát biểu xem nào?

Hồng Hạnh lắc đầu:

– Anh giải quyết được gì mà nói.

Mạnh Cường vẫn cười:

– Thì hãy nói xem nào? Nếu mà tôi không giải quyết được thì tôi sẽ kiến nghị lên giám đốc giùm cho.

Cả nhóm xôn xao:

– Có nên tin ông ta không?

Yến Nhi ra hiệu cho cả nhóm im lặng. Rồi nói:

– Chúng tôi cần mắc thêm đèn phát sáng.

Cường trố mắt:

– Để làm gì?

Loan đáp thay:

– Mấy lúc gần đây đêm nào chúng tôi cũng nghe thấy tiếng rên tiếng khóc của ai đó nghe như oán như than vậy.

Mạnh Cường hơi nhíu mày tư lự:

– Nhưng ... mà không. Tại các cô tưởng tượng đó thôi.

Hồng Hạnh lắc đầu:

– Tôi là người chúa ghét những chuyện nhảm nhí ấy. Nhưng mà tiếng rên ấy là có thật. Chị em công nhân đang rất là hoang mang.

Cường chợt hỏi:

– Như vậy rồi các cô đến gặp giám đốc để đòi hỏi, kiến nghị gì?

Hồng Hạnh bước ra:

– Chúng tôi cần giảm giờ làm ban đêm.

Mạnh Cường đắn đo:

– Giảm giờ làm rồi ai sẽ làm. Làm sao cho kịp hàng.

Yến Nhi đáp:

– Vậy thì mướn thêm người hoặc là tăng thêm lương cho chúng tôi.

Mạnh Cường phì cười:

– Chung qui là các cô muốn tăng lương chớ gì?

Hồng Hạnh nói tiếp:

– Tăng lương đó là trách nhiệm của giám đốc. Còn việc cảm thấy bị bóc lột sức lao động của chị em chúng tôi thì buộc lòng phải lên tiếng.

Mạnh Cường xua tay:

– Thôi mấy cô, mấy chị về đi việc này tôi sẽ trình lên giám đốc xem ý kiến ông ấy như thế nào rồi tôi sẽ trả lời sau.

Dũng đen từ sau cửa hậu bước ra. Hồng Hạnh nhận ra Dũng kêu lên:

– Ối Dũng! Mấy hôm nay anh đâu mất tiêu vậy?

Dũng đen cười đưa hàm răng vàng với khói thuốc bảo:

– À! Mấy hôm nay tôi bận việc.

Loan lắc đầu tỏ vẻ không tin:

– Anh xạo ghê! Tôi mới gặp vợ anh ngoài chợ sáng nay.

Dũng đen nhăn nhó, gãi đầu:

– Vậy thì Loan biết rồi còn hỏi làm gì?

Loan che miệng cười:

– Tôi đâu ngờ là anh lại như thế!

Dũng lặp lờ:

– Gặp rồi mới biết đá, biết vàng Loan ạ.

Cô gái giẫy nẫy:

– Ối ối, đừng nói vậy không hên chứ. Tôi chẳng muốn như anh đâu!

Dũng cười xa nói gần:

– Từ từ rồi sẽ biết thôi mà.

Yến Nhi đâm hoảng:

– Này nhé! Thường ngày chúng tôi đâu có làm gì thất đức đâu mà sợ trả oán.

Dũng đen phì cười:

– Chứ ai có đâu?

Hồng Hạnh bĩu môi:

– Anh mà không làm điều ác ư! Khối việc ra ấy.

Dũng đen trợn mắt:

– Tôi làm việc gì?

Hồng Hạnh khoát tay:

– Chuyện gì thì tự anh biết.

Dũng đen nổi cáu:

– Này, các cô nên nói cho rõ.

Loan bước ra:

– Anh có ăn chặn tiền của các anh chị em công nhân không?

Hắn phản ứng một cách yếu xìu:

– Các cô đừng có đặt điều cho tôi.

Hồng Hạnh cười tủm tỉm.

– Ừ phải mà, tại anh mới ăn bánh “đất sét” đó thôi. Tôi sợ lại có ngày con ma nó lấy luôn chỗ đội nón của anh của anh thì khốn.

Dũng hoảng hốt:

– Cô ... cô nói gì lạ vậy?

Hồng Hạnh vẫn giễu cợt:

– Nếu không có thì anh đâu có sợ phải không?

Thấy bạn dưới thế Mạnh Cường cứu bồ:

– Các cô có tin rằng mình chẳng gặp ma sao? Vừa lúc nãy bảo có nghe tiếng kêu rên mà.

Loan trề môi:

– Tuy chúng tôi có sợ thật. Nhưng chưa đến nỗi như anh phải bỏ “vàng” ra ngoài.

Dũng đen nghe thấy nóng cả mặt, anh nghiến răng hăm doạ:

– Rồi các cô sẽ thấy, đừng có già mồm.

Mạnh Cường xua tay:

– Thôi các cô nên về làm việc đi. Kẻo lại gặp chuyện rắc rối to.

Hồng Hạnh vẫn nói cứng:

– Có gì mà phải lo. Cùng lắm là được nghỉ phép lâu năm chứ gì mà phải sợ.

Mạnh Cường ngước nhìn Yến Nhi nhưng nói với tất cả mọi người:

– Các cô nên làm việc cho tốt thì hơn! Giải tán đi!

Đám công nhân nữ lục đục kéo nhau ra về. Nhưng trong lòng thì vẫn còn ấm ức. Loan bảo với mọi người.

– Giám đốc có lẽ không có ở đây thật.

Hồng Hạnh chua ngoa:

– Ông ấy đang vui với em nào đó chứ gì?

Yến Nhi thở dài:

– Biết bao cô gái non dạ yếu lòng bị hắn ta hại rồi.

Hồng Hạnh chép miệng:

– Hắn ta ngoài bốn mươi nhưng không vợ không con, làm toàn là đều thất đức.

Loan cười bảo đùa:

– Có ngày hắn sẽ trả giá đắt thôi.

Hạnh hỏi Loan:

– Theo chị thế nào là trả giá đắt?

Loan nói một hơi:

– Hắn là kẻ háo sắc, các cô gái mê tiền chạy theo, rồi ghen tuông, rồi ẩu đả, có ngày coi chừng hắn bị cắt mất của quí luôn cũng nên.

Đám nữ công nhân nghe Loan nói vậy đỏ mặt, bụm miệng cười.

Yến Nhi kêu lên:

– Ối trời! Ai dám gan như vậy. Mới vừa nghe nói đã đỏ mặt tía tai hết rồi.

Hồng Hạnh xen vào.

– Người ngoài cuộc mà, chứ xông trận thử xem, em nào cũng máu đỏ cả mà.

Cả đám cười vang lên, ác cả tiếng sóng biển rì rầm ... đêm của biển, khí trời lành lạnh. Biển đêm nay hiền hoà dịu êm. Chỉ có những con sóng nhỏ vỗ vào bờ. Yến Nhi ngồi thu mình nhỏ thó vì sợ lạnh.

Mạnh Cường hỏi nhỏ:

– Em 1ạnh lắm à?

Yến Nhi thở hắt ra:

– Hơi lạnh thôi!

Mạnh Cường cởi chiếc áo khoác, đặt nhẹ lên đôi vai nhỏ bé của cô, giọng ấm áp:

– Khi ra bãi Nhi nhớ mặc nhiều áo vào.

Cô bé đáp lí nhí:

– Vâng! Lúc chiều em quên mất.

Mạnh Cường bất ngờ hỏi:

– Dường như em có tâm sự gì đó buồn lắm phải không?

Yến Nhi thoáng giật mình:

– Sao anh hỏi em vậy?

Mạnh Cường rúng vai:

– Đôi mắt u buồn, và em hay thở dài.

Yến Nhi chớp chớp vành mi:

– Anh tinh tường lắm!

– Em có thể nói cho anh nghe không?

Yến Nhi lắc đầu:

– Chuyện không đáng để anh quan tâm đâu.

Mạnh Cường ngập ngừng:

– Nếu thấy không tiện thì thôi.

Yến Nhi đổi giọng:

– Nầy, anh Cường!

Cường nhìn vào đôi mắt của Yến Nhi:

– Em muốn hỏi anh đều gì phải không?

Yến Nhi mỉm cười:

– Anh tài ghê!

Cường giục:

– Nào, chuyện gì nói anh nghe đi?

– Anh vào làm ở đây lâu chưa.

– Khoảng chưa đầy một năm.

Yến Nhi lại thở dài:

– Vậy sao?

Mạnh Cường thấy cô gái này có gì đó rất khác lạ, nhưng không tiện hỏi. Yến Nhi lại thủ thỉ:

– Theo anh thì ông giám đốc này là người như thế?

Cường lắc đầu:

– Em muốn hỏi về phương diện nào mới được.

Yến Nhì đáp gọn:

– Cả mọi mặt.

Mạnh Cường nhăn nhó:

– Chuyện ấy em hỏi làm gì. Cứ làm việc và lãnh lương đều đều là được rồi.

Yến Nhi làm mặt giận:

– Nếu anh không muốn cho em biết thì thôi.

Mạnh Cường xoa dịu:

– Nhưng thật tình thì anh. Có biết nhiều về ông ta đâu. Anh chỉ biết làm những việc mà ông ta cần anh mà thôi.

Yến Nhi lại hỏi:

– Ngần ấy tuổi mà ông ấy chưa lập gia đình, điều ấy thật lạ đối với một giám đốc lắm của nhiều tiền như thế.

Mạnh Cường ném những viên sỏi xuống nước anh lại hỏi:

– Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau mà. Việc ông ấy chưa cưới vợ thì đâu phải là vấn đề để em quan tâm.

Yến Nhi ngập ngừng:

– Nhưng mà ... em.

Mạnh Cường ngạc nhiên thấy cử chỉ lạ lùng của Yến Nhi nên hỏi:

– Sao em lại ngập ngừng như vậy? Có gì thì cứ nói anh nghe.

Yến Nhi bỗng kêu lên:

– Ôi kìa! ....

Mạnh Cường nhìn về hướng tay của Yến Nhi. Cường trố mắt ngạc nhiên:

– Gì thế?

Yến Nhi sợ hãi:

– Ma.

Mạnh Cường trấn an:

– Không đâu!

Yến Nhi run rẩy.

– Dường như nó tiến về phía mình.

Mạnh Cường đứng lên, Yến Nhi nắm vội tay Cường:

– Em sợ quá!

Mạnh Cường cười khì:

– Em chưa thấy kỹ đã vội cho đó là ma?

Yến Nhi căng mắt ra nhìn:

– Trời ơi cái đầu nó lắc lư kìa, tóc dài thườn thượt ...

Thôi mình về đi anh Cường.

Chiều theo ý cô bé Cường bảo:

– Ừ, về thì về?

Yến Nhi đi sát vào bên Cường cô bé thủ thỉ:

– Em nghe giám đốc của mình cũng đã gặp ma.

Mạnh Cường lắc đầu.

– Ông ấy bị bệnh ấy thôi.

Yến Nhi lại nói:

– Em nghe người ta đồn rằng ngoài xuất nhập khẩu cá ra ông ta còn làm những chuyện khác nữa mà nhà nước không cho phép.

Mạnh Cường hơi nhíu mày suy nghĩ, cái cô này để ý giám đốc kỹ đến như vậy là có ý gì. Nên Cường vội hỏi:

– Em để ý kỹ đến giám đốc như vậy ư?

Yến Nhi lắc đầu:

– Thuận miệng hỏi vậy thôi, vả lại, ông bóc lột sức lao động phụ nữ tụi em dữ quá. Anh là trợ lý cho ông ấy mà chẳng thấy điều bất công ấy sao?

Mạnh Cường nói nhỏ:

– Anh chỉ làm trợ lý thôi, anh đâu có quyền xét đoán công việc của ông ấy.

Cô bé lại ngập ngừng:

– Em nghe nói ...

– Sao em không nói hết câu?

Yến Nhi nói nhanh:

– Người ta bảo anh có phần trong việc tăng giờ làm thêm của đám công nhân tụi em.

Mạnh Cường nhăn nhó:

– Ai mà đồn kỳ vậy. Anh đâu dại gì làm những điều đó để ông ta hưởng lợi còn mình thì mang tiếng độc ác.

Yến Nhi chép miệng:

– Anh nói vậy cũng phải. Tuy nhiên, tụi em cũng chẳng để yên cho ông ấy đâu.

Mạnh Cường phì cười:

– Mấy chị em định làm gì?

– Tụi em sẽ đình công.

Mạnh Cường lắc đầu:

– Đừng có dại. Hắn ta không phải tay vừa. Coi chừng ông ấy đuổi việc đấy!

– Nhưng hỏng lẽ tụi em để ông ấy bóc lột mà không lên tiếng.

Thấy cô bé có vẻ bực bội nên Mạnh Cường cầu hoà:

– Thôi được việc nầy để anh về bàn bạc lại với ông ta.

Gần đến ngã rẽ vào khu tập thể của công nhân nữ. Yến Nhi nói lí nhí:

– Anh về đi, em vào!

Mạnh Cường nheo nheo mắt:

– Chúc ngủ ngon.

Yến Nhi quay lại:

– Anh cũng thế nhé!

Đang ngủ say Sĩ Tiến nghe tiếng gì đó văng vẳng bên tai hắn mở choàng mắt nghe ngóng tiếng rên ấy ngày càng gần hơn:

– Tôi lạnh quá! Trời ơi! Đói quá.

Hắn lạnh toát cả mồ hôi, thoáng nghĩ qua đầu:

– Lại mấy oan hồn về đây phá nữa.

Nằm vật xuống giường, hắn ta bịt tai. Nhưng tiếng rên xiết kia vẫn cứ văng vẳng bên tai:

– Sĩ Tiến, hãy trả lại mạng cho tao.

Nghe gọi đích danh của mình hắn càng thêm hoảng loạn. Giữa đêm khuya tiếng chim quạ ăn đêm kêu lên nghe rùng rợn cả người ... tiếng rên khóc kia lại càng rõ hơn. Ả con gái nằm cạnh hắn cũng giật mình:

– Anh Tiến có ma!

Hắn ấn đầu cô gái nằm xuống thì thầm:

– Nằm im đi!

Cô gái nằm úp mặt vào gói im thin thít. Nhưng tiếng rên rỉ vẫn nghe rất rõ:

– Hãy trả mạng lại cho tao? Tao lạnh lắm! Đói lắm!

Cô gái sợ đến tái cả mặt, xoay người nằm ngửa, cố nhìn qua cửa kính, cô hét lên và sợ hãi.

– Ối trời! Ma ...

Rồi ngất đi. Sĩ Tiến cũng khiếp vía khi thấy bóng ma vờn qua vờn lại nơi cửa sổ bằng kiếng. Con ma chỉ còn lại bộ xương trắng phếu. Chiếc đầu lâu lắc lư.

Hắn cũng muốn ngất đi vì khiếp đảm nhưng vẫn cố gượng, kéo mền đắp phủ kín người lại.

Đám công nhân người nào người nấy tái xanh cả mặt mày. Mạnh Cường và Dũng đen bước lại xem xét. Cả hai điều đưa mắt nhìn nhau. Dũng đen run lên và sợ.

Cảnh tượng thật hãi hùng toàn bộ những con cá trở thành xương xẩu và đất đá.

Mạnh Cường nói với Dũng:

– Cậu hãy ở đây, để tao đi tìm giám đốc.

Dũng cằn nhằn:

– Giờ này ông ta đang hú hí với một ả xinh tươi rồi.

Mạnh Cường lắc đầu.

– Dù sao cũng cho ông ta hay để có hướng giải quyết.

Dũng đen đi một lượt qua các dãy nhà để cá xuất khẩu. Anh làu bàu:

– Khiếp thật! Mấy con ma này có lẽ đã thành tinh. Đói quá lại ăn càn. Kì này cho giám đốc hết lên mặt cà chớn.

Hồng Hạnh giọng nói run run và sợ:

– Đêm hồi hôm tôi nghe có tiếng rên, la giữ lắm.

Dũng đen ngó cô:

– Cô nghe tiếng rên la ư?

– Vâng!

Yến Nhi cùng cả mọi người có mặt cũng điều gật đầu. Loan bảo:

– Dường như tiếng ấy rên, than đói than lạnh và nhất là đòi trả mạng.

Hồng Hạnh líu síu:

– Nhưng chúng ta đâu có ai nợ nần gì với ma đâu.

Dũng đen lắc đầu:

– Chúng ta thì không, nhưng vẫn có người có.

Cả đám công nhân nữ nhốn nháo:

– Ai vậy anh Dũng?

Dũng chỉ mỉm cười lắc đầu:

– Từ từ rồi sẽ biết mà thôi.

Đằng kia Thông và Hùng cũng chạy cuống cuồng lên. Thông hớt ha hớt hải tiến lại phía Dũng:

– Anh Dũng ... có chuyện ... rồi!

Dũng đen trố mắt nhìn hai người:

– Làm gì mà như ma đuổi vậy?

Hoàng lắp bắp:

– Ma ... đuổi thật.

Cả đám công nhân nữ sợ quá ôm xoắn lấy nhau.

Dũng cũng thấy chao đảo. Nhưng cố hỏi:

– Xảy ra việc gì?

– Dạ toàn bộ số cá mới chuyển lên bờ khuya nầy bây giờ thành vỏ sò, vỏ nghêu và đất đá hết rồi.

Dũng khoát tay:

– Sao chẳng tìm giám đốc báo cáo tìm tôi làm gì?

Thông đáp:

– Kiếm khắp nơi có thấy ông ấy đâu.

Dũng gãi gãi đầu:

– Như thế là lão biến đâu rồi.

Yến Nhi lo sợ:

– Vậy ông ấy có đổ lỗi cho chúng ta không?

Hồng Hạnh chép miệng:

– Lại phải nghe trận lôi đình của ông ấy.

Loan bảo:

– Nơi đây hoang vắng quá. Lũ ma quái dễ dàng hoạt động.

Thông cằn nhằn:

– Vậy cũng phải thôi. Ông ta đối với người chết còn thậm tệ hơn nữa. Họ làm cho ông ta đến khi mất mạng không được ưu đãi chút nào?

– Có người chết không mảnh vải che thân.

Cả đám rùng mình. Nhưng bỏ đi thì không được. Vì khi vào đây làm, ai cũng phải nộp cho hắn năm triệu thế chân. Ngoài ba năm mới lấy lại. Chính vì thế ông ta ra sức bóc lột mà không ai dám bỏ đi. Dư luận xôn xao, nhưng ông vẫn phớt bỏ.

Hắn bước đến vẻ mặt hầm hầm hắn nghiến răng:

– Tại sao như thế này?

Thông lên tiếng:

– Ngay cả xô cá mới chuyển lên bờ cũng thế.

Hắn ngó đám công nhân một lượt nói rít qua kẽ răng:

– Tụi bây định chống tao hả. Đứa nào dám làm chuyện này.

Cả đám công nhân cúi đầu yên lặng. Mạnh Cường bước lại gần hắn nói nhỏ:

– Giám đốc nên bình tĩnh lại. Chuyện này đâu phải do họ làm.

Hắn hất hàm hỏi lại:

– Vậy theo cậu ai làm?

Cường nhăn nhó:

– Thì ông đã thấy rồi. Toàn đất đá, vỏ ốc, nghêu.

– Không nó thì ai?

Hắn nhíu mày:

– Ý mầy muốn ám chỉ ai?

Cường bảo:

– Chỉ có ma quỉ, yêu quái mới làm được điều đó .

Hắn hơi khựng lại. Nhưng vẫn chưa chịu tin:

– Đừng có nói nhảm!

Hồng Hạnh bước ra:

– Có lẽ thật đấy! Đêm khuya này vừa tan ca chúng tôi chưa kịp ngủ thì nghe tiếng rên la não nuột lắm.

Mạnh Cường hỏi Hạnh:

– Nó rên la làm sao!

Loan đáp thay:

– Tiếng rên ấy bảo lạnh và đói lắm.

Yến Nhi tiếp luôn:

– Và còn đòi mạng nữa.

Sĩ Tiến hơi lùi lại. Sao mà nó giống cảnh tượng của mình thế. Nhưng hắn kịp ngừng lại quát:

– Nhảm nhí ở đây làm gì có chuyện ấy chứ! Các người đừng có hòng chạy tội. Tôi sẽ qui trách nhiệm cho các cô cậu. Làm ăn không cẩn thận, tôi sẽ trừ lương dần hàng tháng, mọi người phải chịu trách nhiệm chung ...

Mọi người bất ngờ nhìn nhau. Thông phản ứng mãnh liệt:

– Giám đốc nói vậy chúng tôi không chấp nhận. Đây có thể xem là thiên tai của xí nghiệp, ông phải gánh lấy mọi hậu quả, sao lại đỗ trút lên đầu anh em công nhân chúng tôi.

Cả tập thể công nhân đứng lên giơ cao nắm tay phản ứng:

– Phải lắm, phải lắm! Sao lại đổ lỗi cho chúng tôi. Chúng tôi đâu phải là người chịu trách nhiệm bảo vệ xí nghiệp nầy?

Mọi người đổ xô nhìn về phía Dũng đen. Anh ta hất mặt:

– Nầy, các người đừng có hòng đổ tội cho tôi. Tôi đâu phải là người bảo vệ mấy cần xé cá ấy đâu?

Sĩ Tiến nghiến răng, hắn rít:

– Tụi mầy là một lũ ăn hại.

Mạnh Cường bước đến sỉ vào trán hắn:

– Anh có thấy sự việc lạ lùng hay không?

Hắn gật gù:

– Nhưng mà theo anh là việc gì?

Mạnh Cường vỗ vỗ trán:

– Điều nầy có vẻ bí ẩn quá, tạm thời tôi chưa nghĩ ra.

Hắn nói với Mạnh Cường vẻ nghi ngờ:

– Nầy, tôi nghĩ là có kẻ phá hoại trong xí nghiệp nầy.

Mạnh Cường lắc đầu:

– Không có đâu. Nhưng có điều nầy tôi muốn hỏi anh.

Hắn nhìn Cường chờ đợi:

– Chuyện gì?

Mạnh Cường do dự:

– Như vậy nhé! Anh nên giải quyết ổn thoả cho công nhân tại đây đi. Họ vô tội đó. Còn việc bàn bạc với anh thì chốc nữa ta vào văn phòng nói chuyện.

Sĩ Tiến mặt cau có:

– Tụi nó định phá tôi mà.

Thông và Hoàng lộ rõ chán nản. Hoàng đánh nắm đấm vào khoảng không:

– Mẹ kiếp, tụi nầy bán sức lao động cho ông rốt cuộc để nhận hậu quả nầy đây sao? Chúng tôi không cam tâm như vậy đâu?

Hắn trừng mắt nhìn Hoàng:

– Mầy vừa nói gì?

Hoàng bướng bỉnh đáp lại:

– Chúng tôi sống trong nỗi kinh hoàng của những hồn ma chết oan, họ kêu lạnh, than đói, họ đòi mạng, rên la suốt đêm, chưa kể đến những con thú ăn thịt ban đêm kêu còn rùng rợn. Rồi chịu thương chịu nắng đủ thứ để làm giàu cho ông. Vậy mà còn bị ông hăm doạ đủ thử, nào cho nghỉ việc, nào bị trừ lương ...

rồi bây giờ sự cố xảy ra ông lại đổ trút lên đầu chúng tôi, thử hỏi như vậy có công bằng hay không?

Đám công nhân cho rằng Hoàng nói đúng nên nhốn nháo:

– Anh ấy nói phải lắm!

– Đúng rồi, chúng ta vất vả quá.

Loan cũng bước ra:

– Chuyện đêm nay xảy ra ngoài ý muốn của chúng tôi.

Hồng Hạnh cũng nói:

– Lỗi nầy là do bảo vệ của các ông mà thôi. Canh gác kiểu gì mà để bọn xấu lẻn vào đây được.

Thông nãy giờ im lặng. Anh chậm rãi nói:

– Con ma nó có phép tàng hình. Nó biến hoá, nhanh chóng làm sao mà nhận thấy được.

– Phải đó, nó đã trở thành yêu tinh rồi. Đêm nào tôi cũng thấy cả mà, lúc thì một cục lửa to lăn trên cát lúc tôi lại thấy là một bộ xương với cái đầu lâu lắc lư, lắc lư.

Người lớn tưởi nhất đứng cạnh Thông cũng ồn ồn lên tiếng:

– Theo tôi được biết thì đất sét thì chỉ có ma mang lại đây mà thôi.

Dũng đen nghe nói, nhớ lại chuyện cũ nên gật đầu lia lịa:

– Đúng đấy. Chỉ có ma thôi.

Mọi người run lên vì sợ hãi, Loan đưa ra ý kiến:

– Nếu như vậy, chúng tôi sẽ không làm ca đêm nữa, để tránh phiền phức.

Giám đốc Sĩ Tiến trừng mắt nhìn phía Loan:

– Cô nói vậy là sao?

Loan đáp cứng cỏi:

– Có gì đâu? Chúng tôi bị hàm oan. Chúng tôi sống trong nơm nớp lo sợ, không biết lúc nào con ma ấy xuất hiện bên mình cả. Có đứa nào tan ca mà còn đám léng phéng đến nơi nầy đâu?

Nghe Loan nói có lý nên Mạnh Cường lên tiếng:

– Thôi được việc nầy đến đây là chấm dứt. Các cô trở về làm việc đi. Chuyện nầy để lãnh đạo người ta giải quyết.

Sĩ Tiến vẻ mặt hầm hầm bỏ đi. Mọi người lại xôn xao. Loan có vẻ sợ sệt:

– Nầy, theo chị em thì hiện tượng nầy là gì?

Hồng Hạnh le lưỡi:

– Ma bỏ đất sét vào chứ không ai mà dám cả gan như vậy.

Loan nhíu mày:

– Nhưng ma nó vào đây bằng cách nào?

Một người phụ nữ cao tuổi nói:

– Đêm tối nghe có nhiều tiếng xì xầm. Nhưng nghe không rõ tiếng gì?

Hồng Hạnh vỗ vai Yến Nhi làm cô giật nẩy mình:

– Ối trời!

Hạnh lừ mắt:

– Mi đang nghĩ gì thế?

Cô lắc đầu:

– Đâu có .

– Hừm! Không thật à?

Yến Nhi cười bẽn lẽn, chối:

– Em chỉ nghĩ đến chuyện con ma đêm tối mà sao nó làm gọn gàng quá.

Loan chống nạnh hai tay, nói lớn:

– Đã nói ma nó có phép tàng hình mà.

Loan vừa dứt lời thì Hồng Hạnh lại phân bua:

– Đêm hôm nầy chắc là một đám ma luôn, và nó đâu có phá ở đây mà bên mấy anh cũng thế. Mọi người ai nấy đều sợ hãi, nơi đây hoang vắng vô cùng, một bên là rừng và vách núi, một bên là bãi cát hoang vắng trải dài, trước mặt là biển mênh mông. Công nhân hoang mang tột độ. Nhưng không ai dám nghĩ đến phải trốn cả ...

Giám đốc Sĩ Tiến lừ lừ mắt nhìn Cường. Hắn vội vàng hỏi giọng gay gắt:

– Mày muốn nói gì?

Không trả lời câu hỏi của chủ mà Mạnh Cường hỏi lại:

– Theo ông vấn đề này ra sao?

Hắn vung tay:

– Sao trăng con mẹ gì? Tại nó muốn phá hoại tao?

Mạnh Cường lắc đầu tỏ vẻ không đồng ý:

– Giám đốc nói vậy là sao? Ai phá ông làm gì?

– Hừm! Không ai phá mà nó như vậy sao?

Mạnh Cường vào thẳng vấn đề:

– Tôi mong ông nên nhìn thẳng vào sự thật. Đám công nhân ấy không bao giờ phá ông như vậy. Dù họ có giận ông nhiều lúc cư xử với họ không tốt.

Hắn đập bàn:

– Vậy theo mầy thì ai?

Mạnh Cường vẫn bình tĩnh đáp lại:

– Ma quái tụi nó làm! Những oan hồn về đây phá ông đó.

Hắn ậm ực:

– Mầy ...

Mạnh Cường đưa tay ngăn:

– Tôi nói vậy ông đừng nổi nóng. Tôi đã chứng kiến thằng Dũng bị ăn đất sét rồi.

Hắn hơi dịu giọng:

– Thằng Dũng nó đâu có tội với họ.

Mạnh Cường lắc đầu:

– Nếu nói như vậy thì ông đâu có hay biết gì?

Giám đốc nhìn Cường người hơi nhỏm dậy.

Mầy nói gì vậy?

– Thằng Dũng đối với người chết cũng tàn nhẫn lắm.

Hắn nhăn nhó:

– Nó làm sao?

– Nó chôn người ta không có mảnh vải che thân, hoặc vứt xuống biển làm mồi cho cá mập. Có phải đó là Hắn mở trừng mắt:

– Tao ... tao ...

Mạnh Cường cười mai mỉa:

– Bởi vậy các người nhận hậu quả là đúng! Đùa giỡn với những linh hồn người chết đâu phải dễ.

Hắn ấp úng:

– Nhưng mà tao nhớ là có đưa tiền cho hắn mà.

Cường phì cười:

– Bao nhiêu? Không xứng đáng với cống hiến của họ đối với xí nghiệp nầy đâu.

Tiếng điện thoại reo. Hắn nhất máy. Mạnh Cường toan đứng lên hắn ra hiệu ngồi xuống. Trong lúc nghe điện thoại, mặt hắn hơi biến sắc. Hắn thét qua điện thoại:

– Tại sao vậy?

– ! ! !

– Tụi bây làm kiểu gì vậy hả?

– ! ! !

– Được rồi nửa tiếng nữa tao sẽ tới.

Hắn cúp máy bước lại chỗ cũ buông ra một câu văn tục:

– Mẹ kiếp! Thật xui xẻo.

Mạnh Cường nhìn hắn:

– Gì vậy giám đốc?

Hắn trút bực bội lên đầu Mạnh Cường:

– Cậu làm ăn chẳng ra gì cả.

Mạnh Cưởng tròn mắt:

– Chuyện gì mà ông đỗ lỗi cho tôi.

Hắn lại vỗ bàn:

– Vậy chứ tôi bảo ai bây giờ. Cậu là trợ lý của tôi kia mà.

Mạnh Cường lắc đầu:

– Tôi nghĩ mình chẳng sai sót điều gì cả.

Hắn nghiến răng:

– Hừm! Cậu không sai ư? Lúc kiểm hàng cho lên xe ai kiểm?

Mạnh Cường nhíu mày:

– Tôi!

– Vậy thì cậu còn kêu ca gì nữa.

Cường thắc mắc:

– Nó làm sao?

Hắn quát:

– Thì cũng toàn là đất sét vỏ ốc, vỏ nghêu ...

Mạnh Cường há hốc mồm:

– Vậy nữa sao?

Hắn nghiến răng:

– Cậu phải chịu trách nhiệm vấn đề nầy.

Mạnh Cường làu bàu:

– Ông hay đổ trách nhiệm cho người khác.

– Vậy chứ hỏng lẽ là tôi.

Cường lắc đầu:

– Khi xuất hàng tôi đã kiểm tra kỹ lưỡng rồi, và bên nhận người ta cũng thấy xuất khỏi kho rồi tôi đâu còn trách nhiệm.

Trước lý lẽ của trợ lý mình hắn đành im miệng. Cường nói tiếp:

– Nó lại giống hoàn cảnh ở đây, không thể đổ tội cho công nhân được.

Hắn mím môi:

– Cứ tái diễn như thế nầy thì xí nghiệp đi đến phá sản mất thôi.

Cường hỏi:

– Vậy theo ông, ta phải làm sao?

– Tăng cường bảo vệ xí nghiệp nghiêm ngặt hai bốn trên hai bốn!

Mạnh Cường nhăn nhó:

– Làm như vậy có ổn không?

Công nhân phải làm việc suốt ngày đến tận khuya, vậy còn bảo họ trực nữa tôi e cả xí nghiệp nầy sẽ trở thành con ma mất ngủ hết.

Hắn hỏi:

– Vậy theo cậu phải làm sao?

– Mướn bảo vệ!

Hắn nhíu mày:

– Mướn bảo vệ à!

– Phải xí nghiệp to lớn thế này cần phải năm sáu người bảo vệ mới được.

Hắn nghe nói phải mướn năm, sáu người đã kêu lên:

– Gì mà nhiều thế?

Cường lắc đầu:

– So với mất mát đêm rồi không nhiều đâu.

Hắn lại nói:

– Chuyến hàng này tôi sẽ vắng mấy ngày. Cậu ở đây coi quán xuyến công việc nhé!

– Ông lại đi à?

Hắn gật đầu:

– Giao hàng lần này rất cần có tôi.

Mạnh Cường lại nói:

– Tôi đi thế cho giám đốc không được sao?

Hắn lắc đầu:

– Không được đâu. Chuyến hàng nầy rất quan trọng.

Mạnh Cường quay mặt đi:

– Nếu vậy việc ở xí nghiệp này tôi đảm đương sao nổi.

Hắn ta xua tay:

– Đâu phải một mình cậu mà tất cả bảo vệ ở đây.

Mạnh Cường thắc mắc chẳng hiểu ông ấy toan tính việc gì mà lâu lâu lại đi một chuyến. Nhất là trong lúc này. Thật là bí mật hắn lại dặn dò Cường:

– Này ở nhà nếu có các cô đến tìm thì cậu hẹn lại giúp tôi.

Mạnh Cường đành phải gật đầu:

– Được rồi!

Đêm đó, Sĩ Tiến trằn trọc mãi không ngủ được. Hắn cứ trăn trở mãi cuối cùng mòn mỏi hắn đi vào giấc ngủ lúc nào không hay biết. Trong giấc ngủ hắn thấy mình đang đi đến một hang động trên triền núi cạnh bãi biển không xa lắm.

Có người đàn bà đẹp không thể tả nổi, làm cho hắn mê mẩn cả tâm hồn, không do dự hắn cứ bước theo, bước theo nơi ấy xung quanh hoa cỏ đẹp vô cùng.

Người đàn bà ấy cứ vẫy tay, miệng nở nụ cười thật quyến rũ:

– Nhanh lên!

Hắn bước theo không cần phải suy nghĩ, miệng cũng nở nụ cười nụ cười đáp lại:

– Cô chờ ta với!

Người đàn bà đẹp ấy vẫn cứ đi thối lui vào trong. Hắn hỏi lại:

– Đây là đâu?

Tiếng người đàn bà trong trẻo cất lên:

– Có muốn đi theo ta thì cứ bước theo. Bằng như không thì hãy về đi.

Hắn lắc đầu:

– Không đâu. Ta làm sao mà về được, hãy chờ ta với.

Tiến lại càng gần, mùi thơm từ người cô ta thoát ra thơm tho làm cho hắn càng bước nhanh hơn, chiếc áo nàng mặc là loại vải thật mỏng được may vừa vặn với thân hình càng làm tăng thêm sức hấp dẫn. Đôi mắt hắn hấp háy. Miệng lảm nhảm:

– Cô đẹp lắm!

Người đàn bà liếc mắt đưa tình:

– Làm sao đẹp bằng mấy cô mà ông thường gần gũi.

Hắn lắc đầu:

– Không đâu! Em đẹp lắm! Họ đâu thể so sánh với em được.

Đến cuối hang sâu. Người đàn bà duyên dáng nói:

– Ông ngồi chờ tôi một chút.

Hắn ngó xung quanh quan sát. Cảnh vật nơi này hoang vắng êm đềm quá.

Đây là chốn thần tiên để du hí thật lý tưởng. Bỗng hắn nghe tiếng chân người bước lạo xạo trên đá. Ngỡ người ấy đến nên hắn vẫn ngồi yên. Tiếng rên rỉ vang lên, tiếng khóc than vọng lại khung cảnh trong hang trở nên mờ mờ ảo ảo trước mắt hắn xuất hiện những con yêu quái hình thù rất kỳ dị miệng nó há ra đỏ lòm:

– Hãy trả lại mạng cho ta!

Hai bàn tay nó đưa về phía trước như toan chực ôm lấy hắn. Hắn hét lên:

– Mi là ai? Đừng đụng đến người ta.

Nó cười sặc sụa:

– Ngươi quên ta rồi sao? Còn ta ta vẫn nhớ người mãi mãi. Hôm nay ta sẽ cho ngươi đền tội.

Hắn xua tay lắc đầu:

– Ông lầm rồi, tôi đâu phải là người giết ông.

Con ma ấy cười thật to, nó lắc lư cái đầu:

– Không giết ta ư! Chính ngươi đã quăng ta từ trên tàu đánh cá. Ngươi thủ tiêu ta vì ta biết quá nhiều chuyện làm ăn của ngươi.

Tiếng rên la, tiếng khóc hờn, làm cho hắn rùng mình hoảng hốt.

– Nhưng ông là ai?

Cái đầu lâu lại lắc lư:

– Ta là ai ngươi cần biết làm gì?

– Nhưng tôi với ông không thù không oán sao ông lại bắt tôi.

Cái đầu lâu lại động đậy:

– Ai bắt ông chớ. Tại ông chui đầu vào đó thôi.

Hắn sợ run, trời thì lạnh, nhưng hắn lại đổ mồ hôi ướt đầm đìa cả áo. Hắn lắp bắp:

– Tôi ... tôi ...

Cái đầu Đông đưa:

– Ngươi mà biết sợ hay sao? Ngươi đã hại biết bao nhiêu người rồi, cưỡng hiếp bao nhiêu người rồi.

Tiếng ma hờn quỷ khóc lại vẳng lên làm hắn muốn chết khiếp. Hắn chấp tay quỳ lạy:

– Tôi lạy, tôi xin các người hãy tha tội.

Ánh sáng chan hoà, hắn không tin vào mắt mình nữa, nhắm mắt lại rồi mở ra, hắn lắc đầu khiếp sợ:

– Ối, trời ơi!

Hắn ngất liệm trên đống xương người miệng ú ớ ...

Mạnh Cường đập cửa phòng hắn thật mạnh, miệng gọi to:

– Giám đốc, giám đốc ...

Hắn vẫn nằm yên, Mạnh Cường vẫn gọi:

– Sĩ Tiến ông sao rồi? Dậy đi xe hàng đã đến rồi.

Hắn giật bắn người:

– Hả1 Xem đồng hồ đã hơn bảy giờ sáng hắn lật đật đứng dậy. Đầu hắn đau buốt, nhức nhối. Hắn lảo đảo bước ra ngoài. Mạnh Cường kinh hãi nhìn hắn, lo lắng hỏi:

Hắn ngồi phịch xuống bàn, than vãn:

– Ta nhức đầu quá!

Mạnh Cường lắc đầu:

– Nhìn ông có lẽ đêm hôm mất ngủ.

Hắn lảm nhảm:

– Đêm hôm ta lại nằm mộng. Mà không đó là một cơn ác mộng thì đúng hơn.

Cường kêu lên:

– Ác mộng ư? Mà thấy gì cơ?

Hắn lắc đầu:

– Ta không thể kể cho cậu nghe được.

– À, nếu vậy thì thôi! Nhưng xe đang chờ ông ngoài cổng.

Hắn bước vào trong làm vệ sinh như một cái máy xong bước ra:

– Cậu nhớ những lời tôi dặn.

Mạnh Cường gật đầu:

– Nhớ chứ! Ông an tâm đi!

Cường nhìn theo dáng hắn ta đi đoán biết là cơn mộng mị ấy không phải là tầm thường.Nhưng có điều tại sao hắn lại không dám nói ra. Dũng đen bước vào thấy Mạnh Cường hắn hỏi luôn:

– Giám đốc đâu anh Cường?

Cường ngáp dài:

– Ông ấy đi rồi!

– Đi rồi ư? Mà đi đâu mới được chứ?

Cường nhìn Dũng:

– Có gì quan trọng à? An tâm đi. Ông ấy đi giao hàng rồi.

Dũng đen thở dài:

– Làm việc ở đây có ngày chắc là tôi sẽ điên mất.

Cường lại cười:

– Lại xảy ra chuyện nữa rồi sao?

Dũng đen ngồi phịch xuống ghế:

– Bị ma ám ảnh như thế nầy mãi thì làm sao mà sống nổi.

– Vậy cậu định thế nào?

Dũng lắc đầu:

– Em chưa định ra sao cả. Tuy nhiên cũng phải có kế hoạch thôi anh ạ?

Mạnh Cường nhìn Dũng lo lắng:

– Liệu hắn có cho cậu nghỉ việc hay không?

Dũng nói Cường:

– Không cho cũng phải nghỉ.

Mạnh Cường lắc đầu:

– Tôi thấy không dễ dàng hắn ta để cậu đi khỏi nơi này đâu.

Dũng bậm môi:

– Cùng lắm là tôi bỏ tiền thế chân.

Mạnh Cường phì cười:

– Phì quá vậy!

Dũng gãi đầu:

– Tôi tiếc mạng người nhiều hơn.

Mạnh Cường trách:

– Biết vậy thì lúc trước đừng làm điều gì ác.

Dũng chép miệng:

– Chung quy chỉ vì tiền thôi anh ạ!

Cường lại hỏi:

– Cổ họng cậu còn đau không?

Hần lắc đầu:

– Đau thịt da thì còn mau lành chứ đau về tư tưởng coi bộ khó hết lắm anh ạ!

Mạnh Cường bày cho hắn một kế.

– Này Dũng!

– Gì vậy anh?

– Tôi hiến cho cậu một cách nữa.

Dùng sáng mắt:

– Việc gì vậy anh?

Cường rỉ tai Dũng.

– Cậu cứ theo kế này mà làm.

Dũng gật gật đầu:

– À, nghe cũng hay đó chứ. Thôi em về nghe.

Dũng vừa về, Cường cũng bước nhanh về phía khu nữ công nhân gặp Yến Nhi đang đứng nói chuyện với bà bán xôi chè. Tiếng bà thật to:

– Trời ơi! Ở đây ghê lắm cháu ạ! Đêm đêm hóng gió, tiếng sóng biển rồi tiếng gào thét của những oan hồn âm vang nghe mà rùng rợn vậy.

Yến Nhì thăm dò:

– Chuyện người ta nói ma ở đây là có sự thật sao bà?

Bà bán xôi chè gật đầu:

– Thật chứ. Tôi ở đây từ nhỏ đến lớn mà. Nhưng nghe nói ma chỉ xuất hiện từ lúc bắt đầu xí nghiệp này dựng lên thoi.

Yến Nhi tò mò:

– Vậy đêm ở đây bà có đến lần nào không?

Bà ấy bảo:

– Lúc trước thì có, giờ thì không dám đâu. Bọn trẻ đi chơi về bị nhát hoài.

Yến Nhi rùng mình:

– Ghê quá nhỉ!

Bà bán xôi bảo:

– Ông giám đốc này coi bộ độc ác lắm.

– Sao bà nói thế?

– Hừm! Ở đây tôi rành về ông ấy lắm.

Yến Nhi tròn mắt:

– Bà biết ông ấy ư?

Bà bán xôi gật đầu:

– Xứ này ai còn lạ gì ông ta. Duy có điều không ai dư thời gian đâu mà nói chuyện của hắn.

Mạnh Cường không muốn để Yến Nhi tìm hiểu thêm gì nữa nên lên tiếng:

– Yến Nhi! Hôm nay em không đi làm ư?

Cô gật đầu:

– Có chứ!

Cường nhạc nhiên:

– Vậy sao giờ này còn ở đây?

Yến Nhi chu môi:

– Anh trách em đó ư?

Cường lắc đầu:

– Không! Nhưng ...

– Anh muốn hỏi giờ làm việc sao em lại ở đây chứ gì?

Mạnh Cường Phì cười:

– Gì mà khẩn trương thế?

Yến Nhi đáp lí nhí:

– Các bạn cử em đi mua xôi đó mà.

Cường thở ra:

– Vậy sao? Có phần của anh không?

Yến Nhi trợn mắt:

– Dĩ nhiên rồi nhưng anh phải trả tiền vì lúc nãy em không có đem theo dư đâu.

Cường cười gãi đầu:

– Đùa với em cho vui anh đã ăn sáng rồi.

Yến Nhi giục:

– Mình về thôi anh.

Hai người bước song song bên nhau trên đường trở về khu tập thể.

Cường nói với Yến Nhi:

– Chị em công nhân mấy hôm nay sao rồi?

Yến Nhi lắc đầu:

– Họ chán nản lắm, tụi em sống trong nôm nốp lo sợ.

Cường quay lại:

– Sợ điều gì?

– Thì anh biết rồi đó. Những oan hồn, đang đói lạnh, họ đêm nào cũng rên rỉ, kêu than, họ khóc lóc giữa đêm khuya.

Mạnh Cường cũng than vãn:

– Tình trạng nầy kéo dài, coi chừng, mấy chị em lại ngã bệnh thì nguy.

Yến Nhi lo lắng:

– Có lẽ tụi em sẽ trốn bỏ nơi đây thôi anh ạ!

Cường sững sờ nhìn Yến Nhi:

– Trốn ư?

Cô gật đầu:

– Vâng!

Cường lắc đầu:

– Khó lắm đấy! Hàng rào, cổng khoá, có bảo vệ canh giữ như thế làm sao mà thoát ra ngoài được.

Yến Nhi thở dài:

– Tụi em sẽ tìm cách, chứ hỏng lẽ ở đây mà chờ chết hay sao?

Mạnh Cường nói như có lỗi:

– Anh không giúp gì được cho em và tất cả công nhân ở đây.

Yến Nhi cười nhìn anh:

– Tụi em không muốn liên luỵ đến anh đâu!

Cường ngập ngừng, nói giọng xa vắng:

– Nếu em thoát được ra ngoài bỏ đi như vậy biết chừng nào minh mới gặp lại.

Yến Nhi nghe nao nao trong lòng.

– Gặp lại ư?

– Em không muốn gặp lại anh à?

Yến Nhi bối rối:

– Em em.

– Em làm sao?

Yến Nhi cúi đầu:

– Em hỏng biết.

Cường phì cười:

– Có gì đâu mà em phải ngại nói. Đối với anh thì việc đi hay ở lại không vấn đề gì cả. Tuy nhiên anh chưa thể bỏ nơi nầy đi được.

Yến Nhi ngạc nhiên:

– Sao vậy anh?

– Anh còn nhiều vấn đề để làm lắm.

Yến Nhi thủ thỉ:

– Anh đâu phải vất vả như công nhân tụi em, được tự do đi vào, lương lại hậu hĩ. Như vậy bỏ trốn làm gì?

Mạnh Cường nhìn Yến Nhi lắc đầu:

– Những cái đó đối với anh không là gì cả.

Yến Nhi lộ vẻ buồn:

– Em cũng vào đây với một ngụ ý khác. Chứ không đơn thuần là làm công nhân.

Mạnh Cường gật gù:

– Em nên lánh xa nơi nầy càng sớm càng tốt, ông giám đốc nầy rất háo sắc.

Em nên cẩn thận.

Yến Nhi đỏ mặt:

– Người ông ta chọn toàn những người đẹp còn em có là gì đâu.

Mạnh Cường chợt hỏi:

– Em nói vào đây không phải là làm công nhân, mà là việc khác, việc khác là gì vậy em?

Yến Nhi lắc đầu:

– Em chưa thể nói cho anh nghe được.

Mạnh Cường hơi nhíu mày:

– Sau vậy em? Bí mật lắm à!

Yến Nhi lắc đầu:

– Không, không đâu. Nhưng lúc nầy em chưa thể nói ra được.

– Vậy thì thôi!

Chợt Yến Nhi hỏi:

– Em nghe nói có xuất hiện một con ma tóc dài phải không anh?

Mạnh Cường ngạc nhiên nhìn cô gái:

– Em hỏi chuyện ấy làm gì?

– Em tò mò muốn biết vậy thôi.

Mạnh Cường gật đầu:

– Đúng vậy! Nhưng có điều ...

– Điều làm sao anh?

– Con ma ấy tóc cọng nào cọng nấy to lắm. Mỗi khi thấy người thì hai tay dài ngoằn đưa về phía trước nhe bộ răng nanh, thè cái lưỡi dài đỏ lòm, mặt mày thì nổi u nổi nần, tóc thì dựng ngược lên, trông khiếp đảm lắm. Em mà thấy chắc em sẽ xỉu mất.

Yến Nhi rùng mình:

– Ghê dữ vậy sao anh?

Mạnh Cường phán đoán:

– Anh nghĩ đó là một con ma cái.

Yến Nhi nhíu mày lập lại:

– Ma cái?

– Ừ!

– Nó xuất hiện vào lúc nào?

Cường ngạc nhiên:

– Em hỏi làm gì kỹ thế?

Yến Nhi lúng túng:

– Em ... em hỏi để mà tránh thoi. Vì nghe kể thôi thì em đã sợ xanh cả mặt rồi.

– Thì ma thường xuất hiện vào ban đêm mà thôi. Lúc Ẩn lúc hiện, làm như nó có phép tàng hình vậy.

Yến Nhi rùng mình vì sợ:

– Anh không sợ ma sao?

Mạnh Cường chợt cười:

– Sợ chứ! Nhưng có điều ma bắt cũng xem mặt chứ!

Yến Nhi như chưa hiểu:

– Anh nói như vậy là sao?

– Có gì đâu. Ai sợ sẽ thấy, còn như không sợ thì không thấy vậy thôi.

Vừa về đến khu tập thể nữ thì Dũng đen chạy đến. Hắn nói một hơi khi đứng trước mặt Mạnh Cường:

– Tôi tìm anh muốn rã cặp giò.

– Tìm tôi có việc gì?

Dũng đen thở hổn hển:

– Thì có việc mới tìm.

Yến Nhi gật đầu với Cường. Anh mỉm cưới đáp lại. Cô bước nhanh vào trong. Dũng nói:

– Anh em đang chuẩn bị ra khơi anh nên đến đó.

Không do dự Mạnh Cường gật đầu nới với Dũng:

– Vậy thì đi!

Dũng lại trêu:

– Phải lòng cô bé ấy rồi phải không cha nội.

Cường cười chối:

– Làm gì có!

Dũng hâm doạ:

– Khai thiệt đi, nếu không sẽ có kẻ khác phỏng tay trên đó.

Cường vẫn đùa:

– Ai mà cao tay vậy?

Dũng gãi đầu:

– Vị giám đốc mình chứ ai. Tôi thấy ông ta cứ nhìn Yến Nhi như muốn nuốt chửng luôn vậy.

Mạnh Cường làm như không chú ý:

Dũng ngó Cường:

– Dường như anh không tin lời nói của tôi.

Cường vỗ vai bạn:

– Tin chứ. Nhưng có điều ...

Dũng nhăn nhó:

– Thôi đi cha nội. Nói gì thì nói toạc móng heo ra đi, đừng có lấp lửng. Tôi là đứa dốt học, không có chữ nghĩa gì đâu, nên đoán mò cũng chẳng được. Đừng úp mở bực mình lắm.

Mạnh Cường phì cười:

– Có gì đâu mà lại khai ra lý lịch ráo trọi vậy?

Dũng đen vung nắm đấm vào khoảng không:

– Tôi chúa ghét ai nói lập lờ.

– Vậy bây giờ tôi nói thật nghen.

– Ừ1 Vậy phải được không.

Mạnh Cường thì thầm tâm sự:

– Tôi thì có thể nói xa cô ấy thì tôi nhớ nhớ làm sao vậy.

Dũng đen vỗ đùi:

– Như vậy là đã yêu rồi còn gì nữa.

Mạnh Cường lại ngập ngừng:

– Nhưng có điều, cô ấy còn bí mật quá.

– Khi chưa thổ lộ với cô ta à.

Mạnh Cường lắc đầu:

– Ở nhà thì trăn trở có bao điều muốn nói. Nhưng gặp mặt thì nó tiêu biến đâu mất bết rồi.

Dũng đen phá lên cười:

– Đúng rồi. Đó là tâm lý chung của đàn ông tụi mình mà.

– Ngày xưa cậu cũng vậy ư?

Dũng khua tay múa chân:

– Vậy chứ còn gì nữa. Và đó mới là tình yêu chân thật.

Mạnh Cường thở dài:

– Yến Nhi có điều gì đó rất bí mật. Mình không thể hiểu được.

– Vậy sao? Anh có thể tìm hiểu được mà.

Cường lắc đầu:

– Không thể dễ như mình tưởng đâu. Cô ấy rất kín đáo.

Dũng đen xìu giọng:

– Chẳng lẽ mình chịu thua sao?

Cường vỗ vai bạn:

– Chuyện gì cũng từ từ, không một sớm một chiều mà được.

Dũng gật gù:

– Anh nói cũng phải.

Ra đến thuyền đánh cá, Mạnh Cường nói với Dũng:

– Bảo thằng Hoàng chuẩn bị thức ăn nước uống cho anh em đầy đủ.

Dũng đen chạy đi tìm Hoàng.

Cường nói với Thông:

– Chuyến nầy có Thông cùng đi tôi rất an tâm.

Thông cười vui vẻ:

– Cám ơn anh đã tin tưởng ở tôi.

Cường lại nói:

– Nhiệm vụ của cậu rất quan trọng trong chuyến đi nầy. Cậu nên cẩn thận, thường xuyên liên lạc lên đất liền.

Thông gật đầu:

– Vâng? Tôi biết rồi.

Cường căn dặn thêm:

– Nếu thấy có hiện tượng không ổn, cho anh em nhổ neo tấp vào bờ ngay.

– Vâng!

– Thời tiết lúc nầy hay thay đổi phức tạp. Cậu nên để ý.

Thông xúc động tước tình cảm của Cường. Chứ không như giám đốc Sĩ Tiến chỉ dặn một câu gì thì gì cá đầy khoang mới được vào. Hắn ta không hề quan tâm đến sự sống chết của anh em tí nào cả. Hắn chỉ biết thu lợi cho mình thật nhiều, càng nhiều càng tốt.

Mạnh Cường vỗ vai Thông:

– Đêm hôm ngủ ngon chứ?

Thông cười:

– Vâng! Đêm hôm nầy không bị ai quấy rầy cả.

Cường động viên:

– Như vậy là điềm tốt rồi.

Dũng đến bên Cường nói to:

– Xong xuôi cả rồi đó.

Mạnh Cường gật đầu, ra hiệu:

– Nhổ neo được rồi.

Thông vẫy tay chào các bạn. Đoàn thuyền đánh cá chuẩn bị ra khơi.

Dũng gọi to:

– Đi sớm về sớm nghe.

Thông cũng gào to:

– Nhớ chuẩn bị vài thùng bia nhé.

Đoàn thuyền xa dần, xa dần, đến lúc chỉ còn cái chấm nhỏ. Dũng mới nói với Cường:

– Cầu mong họ bình an trở về ...

Ái Liên đi bên đường cô như muốn nói một điều gì đó với anh nhưng lại thôi. Mạnh Cường vội hỏi:

– Cô muốn nói gì với tôi phải không?

Ái Liên ngạc nhiên:

– Sao anh biết?

Cường cười:

– Thuận miệng hỏi vậy thôi. Nếu không có gì thì ta vào phòng giám đốc vậy.

Ái Liên gật đầu:

– Vâng! Mình vào đi!

Bước đến cửa phòng giám đốc, Ái Liên nắm tay Cường kéo lại, cô rụt rè hỏi:

– Nầy, anh!

Cường lắc đầu:

– Cô sao vậy?

Ái Liên ấp úng:

– Anh ... anh có ... thể cho tôi biết một việc được không?

– Thì cô cứ nói đi tôi mới biết.

Ái Liên thăm dò:

– Tuần qua ở đây có xảy ra biến cố kinh hoàng lắm phải không?

Mạnh Cường cười hỏi lại:

– Cô muốn biết về khía cạnh nào?

Ái Liên nhăn nhó:

– Tôi muốn nghe kể chuyện ma.

Cường phì cười:

– Chuyện ma ư?

Ái Liên gật đầu:

– Tôi nghe người ta kể, xí nghiệp nầy có ma.

– Cô có sợ không?

Ái Liên rùng mình:

– Dĩ nhiên là sợ rồi.

Cường nói:

– Sợ sao cô còn đến đây?

Ái Liên dẩu môi:

– Anh rước tôi mà.

– Cô có thể không đến.

Ái Liên lắc đầu:

– Tôi đâu nỡ để anh phải khó xử khi đứng trước mặt giám đốc.

Mạnh Cường thở dài:

– Thì ra cô cũng tốt bụng đó chứ.

Ái Liên lừ mắt:

– Bộ anh cho rằng tôi ích kỷ lắm sau?

Mạnh Cường lắc đầu:

– Cô đừng nghĩ sai ý của tôi như vậy.

Ái Liên lại giục:

– Anh kể chuyện tôi nghĩ đi!

Mạnh Cường gãi gãi đầu:

– Nghe xong tôi sợ cô không dám bước chân đến đây nữa.

Cô tròn mắt:

– Ghê gớm đến như vậy ư?

– Đúng thế. Công nhân ở đây họ muốn bỏ trốn đi rồi đó.

Ái Liên như chưa tin hẳn vào lời kể của Mạnh Cường nên nói:

– Nếu như vậy sao tôi thấy giám đốc của anh đâu có gì gọi là ...

Cường cười:

– Cô nghĩ vậy sao?

Cô nghi vấn:

– Hay ma chỉ mới sờ đến công nhân thôi.

Mạnh Cướng đáp lững lờ:

– Có lẽ là như vậy.

Ái Liên chất vấn:

– Vậy sao tôi thấy anh bơ phờ lắm đó.

Đưa tay vuốt mặt. Mạnh Cường bảo đùa:

– Vẫn đầy đặn đây mà. Nhưng có điều chắc tại tôi hay thức khuya.

– Anh thức khuya làm gì?

Mạnh Cường lúng túng:

– À, là để ...

– Để nhớ người yêu phải không?

Mạnh Cường lắc đầu:

– Ngần nầy tuổi mà chưa có mảnh tình vắt vai cô ơi?

Ái Liên che miệng cười:

– Thầy trò của anh nói dối hay lắm!

Mạnh Cường xua tay:

– Tôi nói thật trăm phần trăm à?

Ái Liên lườm:

– Ai tin được lời các anh nói chứ.

– Vậy bây giờ cô còn hứng thú nghe chuyện ma nữa không?

Ái Liên nhướng mày:

– Dĩ nhiên là còn rồi. Tôi rất thích nghe kể chuyện ma. Nhưng ngược lại tôi lại rất sợ nó.

Cường cười:

– Cô mâu thuẫn quá!

Ái Liên lại giục:

– Anh kể tôi nghe đi.

Cường lắc đầu:

– Cô quên là giám đốc đang chờ cô hay sao?

Ái Liên ỡm ờ:

– Đợi thì đợi chứ!

Mạnh Cường bảo:

– Chờ dịp khác tôi sẽ kể cho cô nghe. Cô nên vào với giám đốc đi.

Ái Liên đành phải gật đầu:

– Vậy cũng được. Nhưng anh phải nhớ là còn nợ tôi nghe.

Mạnh Cường mỉm cười gật đầu:

– Được rồi mà!

Ái Liên gõ cửa phòng. Một tiếng uể oải cất lên:

– Vào đi!

Ái Liên đẩy cửa bước vào, cô giật lui trở lại đưa tay bịt mặt, kêu lên:

– Anh làm cái trò gì vậy?

Hắn cười hô hố:

– Như thường lệ thôi mà. Vào đây đi.

Ái Liên vô cùng kinh tởm con người nầy, giữa ban ngày mà hắn lại ăn bận thế kia ư? Ái Liên quay mặt đi:

– Em về. Khi nào anh bình tĩnh em lại qua. Hắn gọi giựt lại:

– Đứng lại đó:

Ái Liên sợ hãi:

– Nhưng ... anh ...

Hắn cười bỡn cợt:

– Có sao đâu? Còn gì nữa mà giả nai chứ! Lại đây!

Ái Liên nóng bừng cả mặt. Cô luống cuống:

– Anh ... anh mặc đồ vào đi!

Hắn nghiêng nghiêng đầu:

– Bộ khó coi lắm sao?

Ái Liên vẫn không nhìn mặt hắn.

– Anh đừng làm thế. Dù gì anh cũng nên tôn trọng em một tí.

Hắn cười nửa miệng:

– Em còn giá lắm sao?

Ái Liên sững sờ nhìn hắn:

– Anh nói vậy là ý gì?

Hắn cười khan:

– Khôn hồn thì bước lại dây. Rồi tôi sẽ cho cô một số tiền.

Ái Liên lắc đầu:

– Em không cần tiền của anh đâu.

Hắn mấp máy đôi môi:

– Cô chê tiền của tôi ư?

– Em không chê nhưng mà em không thể lấy tiền cửa anh nữa.

Hắn nhếch môi cười:

– Tại sao?

Ái Liên ngập ngừng.

– Từ nay em sẽ không đến đây nữa.

Nghe những lời nói cứng rắn của Ái Liên, hắn hơi dịu giọng:

– Tại sao vậy? Em giận à!

Ái Liên lắc đầu:

– Không có. Nhưng em sắp phải đi xa.

Hắn hơi nhỏm người lên:

– Đi xa ư? Mà là đi đâu?

Ái Liên mím môi:

– Chuyện ấy em không thể trả lời anh được.

Hắn lắc đầu:

– Anh không thể để em đi được.

Ái Liên nói giọng chắc nịch:

– Không ai có thể ngăn cản em được đâu. Em đã quyết định rồi.

– Anh không cho em đi.

Ái Liên cười chua chát:

– Anh giữ em ở lại làm gì? Em đâu có là gì của nhau. Chúng ta quan hệ với nhau chẳng qua là sự mua bán mà thôi.

Hắn kêu lên:

– Kìa, Ái Liên1 Sao em lại nói thế?

– Đó là sự thật kia mà.

Hắn ngập ngừng:

– Nhưng anh đâu có nghĩ như vậy.

Liên thở dài:

– Rồi sẽ có ngày thôi anh ạ!

– Liên à, em đánh giá thấp anh quá rồi đó!

Ái Liên nói cho hắn nghe về câu chuyện mà cô nằm mơ tối qua.

– Anh có muốn nghe em kể chuyện không?

Hắn ngồi dậy lấy chiếc áo choàng khoác vào:

– Được, anh nghe đây em nói đi. Em nói đi!

Ái Liên mơ màng:

– Đêm qua nằm mơ em thấy anh dẫn em đi.

Hắn ngạc nhiên:

– Đi mà là đi đâu?

Ái Liên đưa tay ngăn:

– Anh ngồi yên đó đi. Anh đưa em vào một cái hang động cách bãi biển cũng khá xa.

Hắn nhăn nhó:

– Anh dắt em vào đó để làm gì?

Ái Liên mím môi:

– Hang động đó càng vào sâu càng lạnh, em run rẩy van xin nhưng anh vẫn cố tình đẩy em vào. Đâu còn con đường nào khác em đành nhắm mắt mà bò vào.

Hắn cười:

– Đó chỉ là giấc mơ thôi mà.

Ái Liên lắc đầu, anh hãy nghe em nói tiếp:

– Hết khoảng tối âm u, lúc ấy không còn nghe tiếng sóng biển, tiếng gió lúc vào nghe u u nữa thì đến khoảng sáng. Em giật mình khiếp đảm muốn ngất đi.

Hắn tò mò:

– Em đã thấy gì?

Ái Liên nhắm nghiền mắt lại:

– Những chiếc đầu lâu và một đống xương người chất ngổn ngang.

Hắn chồm tới:

– Trời ơi! Khủng khiếp quá vậy.

Ái Liên lắc đầu nói tiếp:

– Tiếng rên la, tiếng khóc, của những oan hồn lại vang lên hoà vào một âm thanh nghe rùng rợn làm sao.

– Hãy trả mạng lại cho tao?

Ái Liên kể mà cô vẫn còn xúc động.

– Hàng loạt con ma tóc dài, từ bên trong bước ra.

– Trời ơi! Tóc dài rối bù, thân hình ốm nhom tay chân nhỏ xíu nhưng dài ngoằn, đôi mắt sâu hoắc, hàm răng phô ra trông rất dễ sợ ....

Ái Liên liếc thấy hắn rùng mình và nói tiếp:

– Những con ma đói ấy luôn miệng gào lên:

hãy trả lại mạng cho tao?

– Tao đói lắm - Tao khát lắm. Cái đầu tóc bù xù cứ lắc lư lắc lư tiến về phía em và em ngất đi vì khiếp sợ ....

Hắn thét lên:

– Đó là ma ư?

Ái Liên ném cái nhìn về hắn:

– Vậy theo anh đó là gì?

Hắn xua tay:

– Anh làm sao mà biết được?

Ái Liên tức giận:

– Anh không biết thật à?

Hắn cười pha chút chế giễu:

– Đó chỉ là giấc mơ mà cưng ...

Ái Liên lắc đầu:

– Giấc mơ ư? Em có linh tính nó sẽ là sự thật đấy!

Hắn hỏi tiếp:

– Khi tỉnh dậy thì sao nào?

Ái Liên mím môi cô nén xúc động.

– Khi tỉnh dậy! Hoàn cảnh hoàn toàn khác!

– Khác như thế nào?

Ái Liên nổi cơn thịnh nộ, cô hét lên:

– Anh tàn nhẫn độc ác còn hơn con thú.

Hắn cười khì:

– Sao lại nổi nóng giữa chừng thế?

Ái Liên vô cùng uất ức cô nói tiếp:

– Anh xem tôi như một món đồ chơi không hơn không kém.

Hắn lắc đầu chối quanh:

– Nhưng thực tế anh đâu có làm gì em đâu.

– Bây giờ thì chưa, mai mốt sẽ tới. Nầy em chưa kể nốt anh nghe phần cuối.

Ái Liên uất ức:

– Anh muốn nghe lắm sao?

Hắn nhướng mày:

– Có lắm chứ!

– Vậy thì anh nghe đây! Khi tôi tĩnh lại thì mình đang nằm trong một gian phòng rộng với một đám chó đói. Đám chó ấy như muốn ăn tươi nuốt sống tôi vậy.

Hắn lại giễu cợt:

– Còn anh lúc đó ở đâu?

Ném cái nhìn giận dữ cô nói:

– Hừm! Anh hỏi tôi câu ấy hơi thừa. Nhận đủ tiền bán tôi thì anh chuồn mất.

Hắn cười lên khoái trí:

– Ha! Ha! Một giấc mơ đầy lý thú.

Ái Liên nhìn hắn trân trân:

– Đó có phải là sự thật mà anh đang sắp đặt không?

Hắn choàng tay qua vai Ái Liên:

– Làm gì có chuyện đó. Em có thấy anh làm với ai như vậy chưa?

Ái Liên rùng mình khi hắn choàng qua vai mình:

– Các cô gái ấy vô tội! Em không ngờ anh làm như vậy?

Hắn xuống giọng ngọt xớt:

– Em nghĩ quấy cho anh rồi. Anh không làm những tội ác ấy đâu.

Ái Liên ấm ức:

– Vì tiền khiến con người ta làm tất cả những việc thất đức.

Hắn xoè tay:

– Nhưng anh đâu có thiếu tiền tiêu đâu mà làm chuyện ấy. Em an tâm đi.

Ái Liên lắc đầu:

– Em không muốn tin anh!

Hắn tỏ vẻ hơi buồn:

– Anh yêu thương em thật lòng mà. Anh đâu có dối gạt em. Thật đấy.

Ái Liên hơi chùn bước:

– Anh nói thật à!

Thấy thế hắn ca thêm khúc nhạc buồn nữa.

– Mấy ngày vắng em anh buồn lắm! Bảo thằng Cường tìm em đó.

Ái Liên ngập ngừng:

– Nhưng còn ...

Hắn cười vuốt ve:

– Em tin vào giấc mơ ư! Đêm nào mà không có giấc mơ. Nhưng nó có thành sự thật đâu.

Ái Liên như đã xiêu lòng, vì tin hắn:

.

– Anh không bán em thật chứ.

Hắn bẹo má cô:

– Làm sao như thế được? Anh yêu em mà!

Ái Liên lại ngả vào lòng hắn. Cô đâu biết phía sau hắn đang mỉm cười nham hiểm.

Dũng đen đi tới đi lui vẻ mặt nhăn nhó như khỉ ăn phải ớt. Hắn lầm bầm:

– Quải thật! Giờ nầy hắn đâu mất biệt!

Mạnh Cường xua tay:

– Đừng nóng lòng như thế!

Dũng đen ngồi phịch xuống ghế.

– Chuyện như vậy anh bảo tôi đừng nóng sao được?

Mạnh Cường vẫn khề khà:

– Nóng vội như vậy có giải quyết được gì đâu?

Dũng đen chợt hỏi:

– Mà nầy sao lúc này chuyển hàng ông ấy không để anh đi nữa?

Mạnh Cường lắc đầu:

– Tôi cũng đâu có biết được.

Dũng chép miệng:

– Cha nầy làm ăn càng lúc càng khó hiểu.

Mạnh Cường bảo:

– Hiểu làm gì chuyện của thiên hạ cứ tới tháng lãnh lương là được rồi suy nghĩ chi cho thêm mệt óc.

Dũng Đen lắc đầu:

– Đôi lúc tôi cũng muốn như vậy đó. Nhưng cái đầu tui nó hổng cho phép.

Nó cứ động đậy mãi.

Mạnh Cường phì cười:

– Như vậy thì cậu nên đến trung tâm chỉnh hình mà chỉnh lại bộ óc của mình đi.

Dũng mỉm cười méo xệch:

– Nếu được như vậy tôi cũng đi nữa. Nhưng có điều ...

– Cậu lại ngập ngừng điều gì nữa?

Dũng bảo đùa:

– Tôi sợ vợ con tôi goá chồng?

Hai người cười vang. Mạnh Cường vỗ vai Dũng. Dũng đẩy tay Cường ra và nói:

– Ối! Tại anh kén lựa quá đó thôi.

– Không đâu! Tại không ai thèm để ý đến tôi.

Dũng Đen lắc đầu:

– Anh xạo ghê!

Cường ngơ ngác:

– Sao lại xạo?

Dũng cười khì khì:

– Nhỏ Yến Nhi đó. Nó yêu anh tuốt tuồn tuột còn gì?

Mạnh Cường giẫy nẩy:

– Ôi cậu đừng có đoán mò như vậy.

Dũng nheo nheo mắt:

– Ai bảo tôi đùa chứ. Sự thật một trăm phần trăm.

Mạnh Cường đỏ mặt:

– Sao cậu biết?

Dũng vỗ ngực:

– Nhà tâm lý đây mà!

Cường cười to:

– Nhà tâm lý đoán mò thì có.

Dũng làm mặt giận:

– Nếu vậy thì thôi. Tôi không thèm nói chuyện này đâu.

Cường yếu xìu nói:

– Chuyện gì vậy?

– Anh bảo rằng không có mà.

Cường đành chịu:

– Ừ, thì có!

– Cô ấy hẹn anh tối nay gặp chỗ cũ.

– Cám ơn nghe!

Dũng nói nhỏ vào tai Cường:

– Coi chừng bị ma nhát đó nghe.

Mạnh Cường véo vào tai Dũng:

– Ma nó bắt cũng xem mặt mà.

– Nó nhìn bộ tướng của cậu biết là thỏ đế rồi.

Dũng cười khì khì:

– Em sợ lắm rồi. Anh đừng có nói nữa. Mà nầy ...

Cường quay lại:

– Cha nội, gì nữa đây?

– Ông giám đốc ...

Cường trợn mắt:

– Ông ấy đâu?

Dũng nhe răng cười:

– Ai biết.

Cường đưa nắm tay dứ dứ trước mặt Dũng:

– Cậu hù ta đó à?

– Nhưng mà ông ấy làm gì mà lâu thế? Hay đang hú hí với em “móng đỏ”.

nào rồi.

Mạnh Cường gật gù:

– Có lẽ là vậy?

Dũng Đen vung tay:

– Em đã viết đơn sẵn rồi.

Cường ngạc nhiên:

– Cậu suy nghĩ kĩ chưa?

Dũng gật đầu:

– Chứ ở đây với không khí như thế này chắc em sẽ chết vì khiếp sợ mất.

– Cậu hãy cứng rắn lên.

Dũng lắc đầu:

– Cố gắng thì có nhưng mà đêm đêm em vẫn nghe tiếng khóc, tiếng rên tiếng kêu đòi mạng. Mới đây thôi lại xuất hiện bóng ma rất là kì quái.

Cường thấy có phần li kì nên hỏi:

– Nó kì quái làm sao?

Dũng lắc đầu:

– Thôi không dám hình dung lại hình ảnh con ma ấy đâu.

Mạnh Cường tò mò:

– Chẳng lẽ nó còn ghê hơn con ma có bộ xương và cái đầu lắc lư sao?

– Đúng còn ghê hơn nữa. Đôi mắt to đen thùi hà. Còn khuôn mặt của con ma ấy không khác gì “Chung vô Diệm” đâu.

Mạnh Cường hơi ngạc nhiên:

– Có chuyện ấy nữa sao?

Còn nữa dường như con ma ấy không biết nói lại có phép biến hoá rất hay.

– Nghĩa là sao?

Dũng sợ sệt nói:

– Bà ấy có phép tàng hình!

– Sao cậu biết đó là đàn bà.

Dũng bảo:

– Biết chứ! Bà ấy tóc dài, còn chống gậy nữa. Khi con ma bước đi thì cái đầu cũng lúc lắc theo đám công nhân ai nấy đều sợ hãi.

Thông cùng Hoàng bước vào. Dũng gạn hỏi:

– Hai đứa bây vào đây làm gì?

Thông đáp:

– Ngoài ấy có hai công nhân bị đau.

Hoàng tiếp lời bạn:

– Hai anh ấy cứ bị đau bụng mãi.

Mạnh Cường nhìn Dũng:

– Cậu hãy ra ngoài ấy xem sao?

Dũng ngần ngại:

– Em đi sao?

Mạnh Cường đùn đẩy:

– Cậu là người quản lý họ mà.

Dũng nhăn mặt:

– Vậy còn anh?

– Tôi trực văn phòng.

Dũng nài nỉ:

– Anh đi luôn với chúng tôi, ở đây đã có bảo vệ rồi.

Mạnh Cường do dự.

– Nhưng mà ...

Dũng nắm tay Cường lôi đi:

– Nhất định là anh phải đi thôi.

Bị lôi kéo Cường đành phải khoá cửa phòng đi theo.

Hai công nhân đang oằn lên vì cơn đau dữ dội. Mạnh Cường ra lệnh:

– Đưa hai anh ấy đi cấp cứu ngay.

Thông lật đật soạn đồ, Hoàng thì ép hai người ăn cháo. Dũng quát:

– Giờ này mà còn ăn uống gì nữa.

Mạnh Cường phân công nhanh:

– Tôi chở một người, Dũng một người còn Thông và Hoàng ngồi phía sau ôm hai anh ấy được chưa?

Thế là hai anh công nhân được đưa đến bệnh viện cách đó hàng chục cây số.

Qua khám và điều trị các bác sĩ cho biết là sức khoẻ của anh vẫn bình thường không có một triệu chứng nào cả. Dũng làu bàu:

– Mẹ kiếp? Không có triệu chứng gì thật sao? Người ta đau bụng đến đổ mồ hôi ra rồi mà.

Mạnh Cường trầm tư suy nghĩ anh nói với mọi người:

– Dù sao cũng đã đến đây rồi thì hãy nằm lại để người ta theo dõi.

Dũng nói với Cường:

– Em ở lại với hai thằng nầy còn anh với Thông và Hoàng về xí nghiệp.

Mạnh Cường xem đồng hồ chép miệng:

– Đã hơn mười giờ đêm rồi!

Thông cũng nói:

– Thằng Hoàng cần về vì nó còn phải nấu cơm cho anh em.

Mạnh Cường đồng ý ngay:

– Được rồi! Tụi mình về!

Bỗng nghe tiếng ú ớ trong phòng:

– Đừng? Đừng đánh tôi ...

Thông chạy vội vào ôm lấy người bệnh:

– Ẩn à, mầy làm sao vậy?

Người tên Ẩn vung tay, vung chân la hét:

– Đừng lại gần tôi. Đừng đánh tôi nữa!

Hoàng cũng ùa vào:

– Ẩn! Mầy mê sảng đó sao?

Ẩn đánh thùm thụp vào lưng Thông gào lên:

– Buông tôi ra! Buông ra!

Dũng căng mắt ra nhìn:

– Ái chà! Mấy thằng này làm sao vậy?

Mạnh Cường cũng hơi bất ngờ. Nhưng anh cố gắng bình tĩnh, nói với Thông và Hoàng:

– Nên nắm chặt tay chân tụi nó lại.

Hoàng nhăn nhó:

– Đã bị đau mà còn mạnh ghê.

Dũng liếc mắt nhìn Cường:

– Tụi nó bị bệnh gì kỳ vậy anh?

Cường lắc đầu:

– Cậu hỏi ta ta biết hỏi ai đây.

Thông buông tay Ẩn ra và bước lại gần Cường và Dũng nói:

– Nó bị ma quỉ nhập vào rồi.

Dũng trợn mắt:

– Ma nhập ư?

Cường bật cười:

– Làm gì có chuyện ấy?

Thông kể:

– Ngày xưa ở quê em cũng có một người như thế ... Vô tình họ đi qua nơi nghĩa địa gặp gió linh là nhập vào luôn.

Dũng run lên:

– Trời đất! Có chuyện ấy nữa sao?

Mạnh Cường lắc đầu:

– Nhảm nhí!

Ẩn bật mở mắt trừng trừng nhìn mọi người. Dũng tái xanh mặt mày khi cặp mắt đỏ ngầu của Ẩn ngừng nhìn xoáy vào mình. Dũng vội thụp vào lưng Cường lẩn tránh Dũng nói giọng run run:

– Xem chừng thằng Thông nói đúng đấy anh Cường ạ!

Mạnh Cường lắc đầu:

– Chuyện này không tin được.

– Nhưng thực tế là như vậy biết giải quyết làm sao đây?

Mạnh Cường xua tay:

– Thì cứ hãy để cho hai người ở đây điều trị rồi tính.

Dũng ngần ngại:

– Nhưng sợ nó lại lên cơn ...

Cường ngăn lại:

– Không cô sao đâu, tại sốt quá nói nhảm thôi.

Thông nhăn nhó:

– Có sốt chút nào đâu!

Dũng rụt rè bước tới bên cạnh Ẩn để tay lên trán. Ẩn giựt mình mở mắt ngó Dũng trân trân làm anh hốt hoảng lùi lại:

– Tôi ...

Ẩn lắc đầu:

– Anh Dũng đó sao?

Dũng há hốc mồm:

– Tôi ... đây.

Ẩn ngơ ngác:

– Sao tôi lại ở đây? Đây là bệnh viện mà?

Dũng gật đầu:

– Đúng! Tối qua anh kêu đau bụng chúng tôi đưa anh vào đây.

Ẩn hơi ngớ ngẩn:

– Tôi bị đau bụng ư! Tối rồi tôi ngủ mà.

Thông ngờ ngợ hỏi:

– Đêm hôm anh kêu đau bụng dữ lắm mà. Cả thằng Toàn cũng thế.

Ẩn hơi ngốc đầu dậy:

– Thằng Toàn cũng thế ư?

Dũng gặt đầu:

– Đúng vậy!

Ẩn hơi nhíu mày suy nghĩ. Lạ thật, mình bị đau bụng rồi rên la ư? Tại sao mình không hề biết. Ẩn nhớ lại chiều hôm qua anh và Toàn rủ nhau đi mò cua biển gặp một bà lão mặt mày rất kinh khủng. Hai thằng bỏ chạy. Ẩn giật mình kêu lên:

– Ối trời!

Mấy người xúm lại lo sợ. Thông ôm ghì lấy Ẩn:

– Ẩn, cậu lại làm sao nữa rồi?

Ẩn run lên sợ hãi:

– Tôi ... tôi gặp ma!

Dũng đen xen vào:

– Mầy gặp ma ư? Mà gặp ở đâu vậy?

Ẩn ngồi dậy kể:

– Chiều hôm qua tôi với thằng Toàn đi bắt cua biển.

Hoàng làu bàu:

– Đi bắt cua biển thì có gì quan trọng.

Thông xua tay:

– Hãy để cho Ẩn kể đi.

Ẩn nói tiếp:

– Tôi và Toàn gặp một bà lão.

Hoàng lại nói:

– Một bà già ăn mày chứ gì?

Ẩn lắc đầu:

– Không, nói đúng hơn đó là một bóng ma!

Mạnh Cường đặt tay lên vai Ẩn:

– Bà già ấy như thế nào?

Ẩn nhăn nhó:

– Mặt bà ta trông ghê lắm. Có lẽ đấy là một con ma hiện hình. Vì nhìn bà ta không thể gọi là một con người được.

Dũng nóng lòng, vội bảo:

– Vậy là hai thằng tụi bây chọc ghẹo chứ gì?

Ẩn nhăn nhó:

– Tụi tôi chạy muốn thục mạng có dám nhìn lên lần nữa đâu mà chọc với ghẹo.

Dũng thắc mắc:

– Nhưng chuyện gặp bà già ấy với chuyện đau bụng có gì liên quan nhau.

Thông như người rất am hiểu về ma thuật nên nói:

– Có thể cơn đau bụng vừa rồi là từ bà già ma kia. Bà ta có phép thần thông đã ghẹo hai ông tướng này phải đau bụng.

Mạnh Cường xua tay:

– Đừng có ở đó mà đoán mò nữa. Xem chừng hai cậu ăn cua biển nướng rồi đau bụng cũng nên.

Hoàng cãi lại:

– Nhưng bác sĩ đã khám kỹ rồi. Không có bệnh gì hết.

Cường gãi đầu:

– Người ta mới khám sơ ban đầu mà thôi. Còn vấn đề bị trúng thực thì là nguyên nhân ở lúc nầy.

Ẩn gục gặc đầu:

– Có lẽ như vậy!

Thông lại do dự:

– Nhưng lúc nãy sao cậu la lên dữ thế?

Ẩn lắc đầu:

– Vì tôi đau bụng quá. Còn biết gì nữa đâu.

Trời đã sáng dần. Cường nói với Dũng:

– Tôi phải về xí nghiệp đây. Bỏ cả đêm nay rồi.

Không chừng kẻ trộm đã khiêng đi mất hết rồi.

Toàn cũng đã tỉnh ngủ, cậu ngơ ngác:

– Đây là đâu vậy?

Ẩn ngó Toàn lắc đầu:

– Hai đứa mình bị trúng thực nên vào bệnh viện.

Toàn ngơ ngác hơn:

– Vào bệnh viện ư? Chứ đây không phải là nhà của bà già có mặt ma đó ư?

Dũng hỏi Toàn:

– Bà già ma nào?

Toàn sợ sệt nhìn quanh:

– Bà ấy có khuôn mặt dễ sợ lắm. Tôi ... tôi không dám nhắc đến nữa đâu.

Hoàng ngồi cạnh Toàn:

– Sao mầy không dám nhắc đến?

Toàn lắc đầu:

– Đừng hỏi tôi nữa. Tôi không dấm nhắc đến nữa.

Hoàng ôm vai bạn:

– Không sao đâu! Có tụi tôi đây mà!

Toàn cố nhớ lại:

– Tôi nhớ là bà ấy dẫn tôi và thằng Ẩn đi, đi mãi, xung quanh cây cối um tùm đường quanh co khó đi lắm. Tụi tôi sợ định quay lại nhưng bị con ma ấy biết được.

Dũng kêu lên:

– Hèn gì, lúc nãy hai người la inh ỏi trong cơn mơ.

Toàn như còn bị ám ảnh, cậu ta bảo:

– Cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi có thấy con ma nào đâu.

Dũng ngó Cường, chép miệng nói:

– Bà già ma này có gì giống ma tóc dài dựng ngược Mạnh Cường suy nghĩ một lúc rồi nói:

– Có lẽ chỉ một mà thôi.

– Nhưng còn vấn đề cá ướp biển thành đất sét, vỏ nghêu thì sao?

Mạnh Cường lắc đầu:

– Tôi không biết được. Vậy thôi các người ở lại đây tôi về xí nghiệp.

Dũng gật đầu:

– Được anh về trước đi.

Trên đường về Cường cứ suy nghĩ mãi chẳng hiểu gì sao lúc này xí nghiệp sản xuất thuỷ hải sản "Dạ Hảí' luôn xảy ra những chuyện rắc rối thật khó hiểu đến như vậy. Bên trong nó còn vấn đề gì nữa hay không? ...

Sĩ Tiến đi qua đi lại vẻ mặt hắn hầm hầm. Thấy Mạnh Cường bước vào ông quát thật to.

– Các người làm việc kiểu gì vậy?

Mạnh Cường đáp lại:

– Có hai công nhân đau nặng phải đi cấp cứu.

Hắn vẫn giữ vẻ mặt hầm hầm:

– Nó đau thì tụi công nhân tự đưa đi lấy cũng được mà.

Mạnh Cường vẫn thản nhiên đáp:

– Họ đau ban đêm. Đang lúc làm việc. Tàu vừa cặp bến.

– Hừm! Vậy là tụi nó lười biếng vờ đau bệnh gì đó không được sao?

Mạnh Cường lắc đầu:

– Không đâu! Họ đau bụng thật mà.

Hắn hỏi gay gắt:

– Anh là bác sĩ à? Đoán được cả bệnh vậy sao?

Mạnh Cường im lặng anh không thể chấp nhận được thái độ của anh ta như thế. Nhưng vẫn làm thinh.

– Xí nghiệp này đâu phải của các anh mà các anh lo bảo quản nếu chẳng may đêm hôm có ăn trộm vào đây thì sao?

Mạnh Cường nhăn mặt:

– Xí nghiệp có bảo vệ mà lo sợ gì?

– Hừm! Tôi chẳng tin tưởng ai cả.

Hắn vừa nói vừa ngáp dài. Uể oải đứng lên:

– Này chiều nay bảy giờ cậu gọi Yến Nhi vào đây gặp tôi.

Mạnh Cường hơi chột dạ:

– Gọi Yến Nhi à? Có việc gì vậy giám đốc?

Hắn khoát tay:

– Đi làm đi! Đừng có hỏi.

Hắn bước vào phòng riêng. Mạnh Cường cũng về phòng mình, định nghĩ ngợi gì suốt đêm anh cũng đâu chợp mắt được chút nào. Nhưng chưa kịp nhắm mắt thì đám công nhân nữ nhao nháo lên ngoài xưởng:

– Ai dám làm vậy?

– Cả gan thật!

Tiếng Loan vang vang:

– Bạn nào mà dám liều đến mức nầy?

Yến Nhi lo lắng:

– Như vậy là tụi mình phải lĩnh đủ rồi.

Mạnh Cường mở cửa chạy ra. Thấy Cường các cô bám vào, Cường ra hiệu im lặng, đám công nhân nữ đứng nhìn Cường, Cường quan sát rồi nói:

– Chuyện này xảy ra từ lúc nào?

Hồng Hạnh bước ra đáp thay:

– Chúng tôi không thể xác định được giờ giấc. Dãy này chúng tôi làm xong lúc mười giờ tối.

Mạnh Cường lúc lắc đầu:

– Thôi được rồi! Tôi sẽ về báo cáo với giám đốc tuỳ ông ta quyết định.

Mạnh Cường vừa bước đi sực nhớ quay lại nói với Yến Nhi.

– Nhi này!

Cô giật mình:

– Gì vậy anh?

– Anh xin lỗi việc tối hôm qua.

Yến Nhi lắc đầu:

– Không có gì?

Mạnh Cường nói đề xua tan mối nghi ngờ trong lòng bạn gái:

– Đêm rồi có hai công nhân nam bị bệnh phải đưa đi cấp cứu.

Yến Nhi mỉm cười:

– Chuyện ấy em biết rồi.

Cường cười:

– Vậy sao? Em không giận anh chứ?

Cô lắc đầu:

– Không đâu!

– Vậy là anh an tâm rồi.

Yến Nhi cũng cười:

– Còn gì nữa vậy anh?

Mạnh Cường nói nhỏ:

– Giám đốc cho gọi em, bảy giờ lên gặp ông ấy.

Yến Nhi luống cuống:

– Gặp ông ấy ư? Để làm gì?

– Chuyện này anh chưa thể biết được.

Yến Nhi lo lắng:

– Nhưng ma.

Thấy Yến Nhi có vẻ sợ Mạnh Cường trấn an:

– Đừng lo sợ, sẽ có anh bên cạnh em.

Yến Nhi vẫn còn lo:

– Sao ông ấy chỉ gọi một mình em?

Điều này anh cũng đâu biết được.

Yến Nhi ấp úng:

– Nhưng mà tại sao ông ấy lại cho gọi em đến vào ban đêm. Bảy giờ tối ư?

Em làm sao giám đến!

Mạnh Cường trấn an:

– Đến bảy giờ anh sẽ đến đón em đi.

Yến Nhi như cũng an tâm phần nào, cô về phòng dặn:

Nhi lo sợ bước vào văn phòng. Cường căn dặn:

– Em cứ gõ cửa phòng vào đi anh ở đây chờ em.

Yến Nhi lộ vẻ bối rối:

– Nếu có việc gì em phải làm sao?

– Em la thật to, anh sẽ giúp em?

Yến Nhí biết rất rõ về tên giám đốc. Hắn rất háo sắc. Hắn không trừ một thủ đoạn nào cả để chiếm được lòng bao cô gái non dạ. Ham tiến của hắn! Hắn xem phụ nữ như một món đồ chơi ...

Yến Nhi rụt rè gõ cửa phòng từ bên trong có tiếng vọng ra.

– Cứ vào tự nhiên!

Yến Nhi như giật thót mình và run sợ. Quay lại nhìn Mạnh Cường anh gật đầu động viên. Yến Nhi đẩy nhẹ cứa bước vào. Cô ấp úng:

– Dạ, giám đốc ... cho gọi tôi!

Hắn đang phì phà điếu thuốc. Hất hàm bảo cô:

– Ngồi xuống đó đi.

Cô khép nép ngồi xuống. Đưa mắt nhìn khắp lượt phòng riêng của hắn. Nó kín đáo một cách dễ sợ. Và biết bao cô gái đã vùi tuổi xuân tại phòng này. Yến Nhi ngừng lại nơi hắn. Một con người đầy tham vọng, háo sắc. Nhìn hắn Yến Nhi thật kinh tởm. Bề ngoài đó là một con người lịch lãnh, đẹp trai, rất dáng đàn ông. Nhưng lòng hắn lại rất đen tối thâm độc. Hắn coi con người không ra gì cả.

Hắn chợt đứng lên, Yến Nhi giật mình mở tròn mắt nhìn hắn. Hắn mỉm cười với cô:

– Cô làm gì mà ngây người ra như thế?

Cô ấp úng:

– Tôi ... tôi ...

Hắn ngừng lại trước mặt cô:

– Nay cô bao nhiêu tuổi.

Yến Nhi cúi đầu đáp:

– Dạ hai mươi!

Hắn nhắc lại:

– Hai mươi à?

– Vâng!

– Gia đình cô có gần đây không?

Cô gật đầu đáp bừa:

– Vâng! Rất gần.

Hắn ngó cô:

– Cô muốn làm việc khác nhẹ nhàng hơn không?

Yến Nhi lắc đầu:

– Không, làm việc đó tôi cũng thấy dễ chịu.

Hắn xua tay:

– Người xinh đẹp như cô mà làm cái việc dơ bẩn ấy thật là uổng phí.

Yến Nhi mím môi vì tức giận. Nhưng cô chẳng làm gì được hắn nên nói:

– Ông cho đó là việc dơ bẩn ư? Những người công nhân ngoài kia thì sao chứ?

Hắn nói xa nói gần:

– Vì hạ không được vinh hạnh như cô đây xinh đẹp, nên tôi muốn nâng để cô có việc làm thích hợp hơn.

Yến Nhi lắc đầu từ chối:

– Xin cảm ơn ông. Nhưng tôi quen rồi với mùi hôi tanh của cá.

Hắn lắc đầu, đổi giọng:

– Nhưng tôi muốn em vào đây làm việc cho tôi.

Nghe bắn gọi mình bằng em, Yến Nhi thấy mình nổi gai ốc, lạnh cả xương sống. Cô bối rối:

– Tôi, tôi không thể nhận lời ông được.

Hắn nổi nóng:

– Chưa ai dám cãi lời tôi.

Yến Nhi mím môi:

– Ông có thể cho tôi nghỉ việc.

– Ồ không!

– Tại sao?

Hắn nhích lại gần cô hơn nữa. Yến Nhi thu mình nhỏ lại.

– Vì tôi rất thích em!

Hắn vừa nói vừa đưa tay bẹo má cô. Yến Nhi né, tránh sang một bên.

– Hắn trở giọng sàm sỡ.

– Chịu anh đi. Anh sẽ cho em thật nhiều tiền!

Yến Nhi lắc đầu nguầy nguậy:

– Không, không.

Tay chân hắn bắt đầu động đậy:

– Tại sao lại không? Ai mà chẳng ham tiền chứ?

Yến Nhi thét lên:

– Nhưng tôi không cần.

Hắn nắm tay Yến Nhi ôm cô vào lòng:

– Chìu anh đi cô bé!

Yến Nhi cố giãy giụa:

– Buông tôi ra. Ai cứu tôi!

Mạnh Cường nãy giờ đã nghe thấy tất cả. May mắn cho anh là Dũng đen lù lù bước vào. Anh nắm vội tay Dũng.

– Anh gõ cửa mau lên!

Dũng ngơ ngác:

– Giám đốc đâu?

Từ trong phòng giám đốc vang ra tiếng kêu cứu. Như đã hiểu Dũng nhảy đến gõ cửa:

– Giám đốc! Giám đốc ơi! Xảy ra chuyện to rồi!

Hắn gầm gừ:

– Chuyện gì sáng mai hãy nói.

Dũng hét to:

– Không được ngoài bãi đã xảy ra chuyện to rồi!

Hắn liếm môi:

– Mẹ kiếp! Tụi bây là đồ ăn hại.

Mặc lại chiếc áo. Hắn mở cửa bước ra. Túm lấy cổ áo Dũng. Hắn rít lên:

– Việc gì?

Dũng nhăn mặt:

– Bãi biển, tàu thuyền đánh cá của xí nghiệp bị vỡ nhiều lắm.

Hắn trợn mắt:

– Bị đắm tàu ư?

Dũng gật đầu:

– Vâng!

Hắn ngồi phịch xuống ghế, ôm đầu vò tóc:

– Thiệt hại to rồi!

Dũng thì thầm:

– Bây giờ tính sao đây giám đốc?

Mạnh Cường từ ngoài bãi chạy vào:

– Số anh em còn lại tinh thần rất sa sút tính sao đây giám đốc.

Hắn đập đầu vỗ trán:

– Tiêu tan hết rồi sao? Tổn thất nầy quá lớn.

Thuận tay hắn gạt tất cả những thứ ở trên bàn quát.

– Chúng mày đi ra hết đi!

Yến Nhi ngồi thu mình trong phòng cô run rẩy:

– Anh Cường! Cứu em với!

Mạnh Cường vội chạy đến nói nhỏ vào tay cô:

– Em chạy ra ngoài nhanh lên.

Cô ngập ngừng:

– Nhưng ông ấy.

Cường lắc đầu trấn an:

– Em cứ chạy đi hắn đang tức giận đám công nhân nên không còn tâm trí đâu mà để ý đến em.

Yến Nhi rón rén bước ra ngoài, Mạnh Cường bước theo.

Yến Nhi khóc sướt mướt:

– Hắn không phải là con người mà.

Mạnh Cường dỗ dành:

– Lỗi cũng do anh. Nếu lúc nãy anh không bảo em vào thì đâu có chuyện.

Yến Nhi nước mắt giàn giụa lắc đầu:

– Anh có cản cũng đâu phải dễ. Suýt chút nữa là em đã bị hắn hại rồi.

Cường dỗ dành:

– Không sao là tốt rồi! Thôi em về nghỉ ngơi đi.

Yến Nhi lo lắng hỏi:

– Anh em công nhân lần nầy gặp nạn nữa phải không anh?

Mạnh Cường đáp giọng buồn hiu:

– Anh em bị mất tích nhiều lắm. Em về đi! Anh vào xem sao?

Yến Nhi đi rồi Mạnh Cường trở vào. Anh đến bên hắn dò hỏi?

– Tính sao đây giám đốc.

Hắn ngước mắt giận dữ nhìn Dũng:

– Mầy đã nắm rõ tình hình chưa?

Dũng gật đầu:

– Dạ rồi.

– Tàu hư mấy chiếc.

– Dạ mười tàu ra đi. Nhưng về được chỉ một mà thôi.

Hắn lại ôm đầu rên rỉ:

– Ôi ta đã đến hồi mạt vận rồi sao?

Mạnh Cường lại hỏi:

– Còn mấy anh em bệnh tính sao?

Dũng nhanh miệng:

– Tôi đã đưa anh em vào bệnh viện cấp cứu rồi.

Hắn trợn mắt nạt:

– Ai bảo mày làm như vậy chứ.

Dũng ấp úng:

– Họ bệnh rất nặng cần phải đưa đi cấp cứu.

Hắn trợn mắt:

– Mầy thanh toán tiền cho họ phải không?

Mạnh Cường xen vào:

– Họ là những con người đã bán sức lao động cho xí nghiệp nầy khi gặp hoạn nạn ông phải lo cho họ chứ?

Hắn hậm hực:

– Làm sao tao có thể lo cho xuể.

Mạnh Cường tiếp:

– Họ là những người nghèo khổ. Gia đình rất cần sự giúp đỡ của giám đốc ...

Hắn xua tay:

– Thôi đi mày, hàng tháng tao vẫn trả lương cho tụi nó mà.

Đành là vậy. Nhưng họ đã vào xí nghiệp, gắn bó nơi đây cũng đã nhiều năm, nay vì xí nghiệp mà họ chết, mất xác ngoài biển khơi lẽ nào ông lạí làm ngơ với gia đình họ.

Hắn nạt lớn:

– Mày dạy khôn tao đó sao?

Mạnh Cường lắc đầu:

– Tôi chỉ nói lên lẽ phải mà thôi. Nếu ông ngoảnh mặt làm ngơ trước biến cố vừa xẩy ra, liệu sau nầy có còn ai dám vào đây làm với ông nữa không?

Hắn lại quát:

– Mầy im đi!

Mạnh Cường dai dẳng:

– Ông nên xoa dịu họ là cách tốt nhất, nếu không ông sẽ bị họ làm cho ám ảnh suốt cả đời. Họ chết nhưng họ rất linh thiêng. Như ông đã từng thấy rồi đó.

Hắn ôm đầu:

– Tao bảo mầy im đi.

Mạnh Cường cùng Dũng với mấy công nhân nam lẳng lặng bước ra ngoài màn đêm tĩnh mịch có vài ông sao tỏ trên trời. Mạnh Cường cảm thấy hụt hẫng chán chường. Anh đâu ngờ lòng dạ Sĩ Tiến keo kiệt đến như thế. Hắn nhẫn tâm nhìn gia đình công nhân bị mất tích sống trong đau khổ, hắn không một lời thăm hỏi, sớt chia buồn phiền thật là một con người vô tâm 􀃌 􀃌 􀃌 Đám cúng nhân lạl nhốn nháo lên hẳn. Họ ngồi xúm lại bên nhau mà căng mắt ra nhìn. Họ sợ hãi kêu la í ới, ngoài bờ biển gió đang nổi sóng dữ dội. Tự dưng từ dưới nước nổi lên một làng lửa đỏ rực, mới đầu là một chấm nhỏ, rồi toả ra dần, toả ra dần. Thông hất hoảng kêu lên:

– Lửa, lửa cháy ngoài biên!

Một công nhân đứng cạnh bên kêu lên:

– Ngoài bãi đâu có gì để mà phát cháy như vậy?

Một người khác lại nói:

– Ma lửa!

Cả đám công nhân kinh hoàng:

– Ma lửa ư?

Dũng đen đã có mặt cùng Mạnh Cường, Dũng cũng khiếp đảm nói:

– Làm sao bây giờ anh Cường?

Mạnh Cường nhíu mày suy nghĩ:

– Hiện tượng này thật kỳ lạ!

Một người lớn tuổi trong đám lên tiếng:

– Ma đuốc?

Dũng giật mình:

– Ma đuốc sao mà tràn lan thế? ...

Anh ta nói:

– Đấy là rất nhiều ánh đuốc ở xa ta nhìn thấy như một làn lửa.

– Nhưng ở đâu mà ra nhiều ma lắm thế.

Thông gãi gãi đầu:

– Có lẽ tôi sẽ bỏ việc nơi này thôi.

Dũng chép miệng:

– Biết đâu chừng sáng nay lại có sự cố gì xảy ra.

Thông chửi đổng:

– Mẹ kiếp! Tay giám đốc này thật là độc ác. Hắn ta chỉ biết thu lợi thôi. Còn anh em công nhân sống chết hắn không thèm để ý đến.

Dũng đen cũng xua tay:

– Tôi cũng chán lắm rồi. Ngày mai tụi mình kéo vào xí nghiệp đấu tranh đòi quyền lợi cho anh em. Nếu hắn không giải quyết, tụi mình kéo đi luôn.

Đám công nhân lại hét lên:

– Ma!

Làm mọi người giật mình. Dũng láo liên:

– Gì vậy?

– Tiếng ma rên!

Mọi người lắng tái nghe:

– Hãy trả.. lại mạng. cho ta.

Mạnh Cường trấn an:

– Đó chỉ lả tiếng gió thổi mà thôi.

Thông lắc đầu:

– Không, tôi nghe rõ ràng tiếng ma rên mà.

– Ơị. tôị. đói lắm!

Dũng co rúm người lại, miệng khẩn khoản:

– Chúng tôi vô tội! Các ông nên vào mà nhát lão ấy.

– Tôi . .... lạnh .. lắm!

Mạnh Cường tuy có sợ thật nhưng vẫn cố bình tĩnh.

– Anh em đừng làm ồn.

Thông ôm lấy Mạnh Cường:

– Trời ơi! Tôi sợ quá.

Dũng lắp bắp:

– Anh ...em ... chúng ... tôi ... vô tội mà. Đừng. đừng nhát chúng tôi.

Người công nhân lớn tuổi nhất cũng khẩn khoản nói:

– Các anh đi đi. Ngày mai chúng tôi sẽ cúng cơm canh, quần áo, tiền bạc cho các anh!

Dũng tiếp luôn:

– Phải đó, phải đó. Tụi tôi sẽ cúng cơm mà. Nếu có linh thiêng thì nén vào tận xí nghiệp mà cho lão chết tiệt ấy một bài học.

Giữa đêm khuya, tiếng rên khóc của ma, tiếng quạ kêu tìm mồi ăn đêm tạo nên âm thanh thật rùng rợn khủng khiếp. Tiếng sóng biển ỳ ạch, tiếng gió thổi vào những vách núi nghe vi vu, vi vu âm thanh nghe buồn thê thiết ...

􀃌 􀃌 􀃌 Yến Nhi ngồi co ro trên một góc giường nhớ lại cảnh hồi chiều tối làm cô cử day dứt mãi. Thấy vậy Hồng Hạnh cố khuyên:

Đã vuột khỏi tay hắn là may mắn lấm rồi mi đừng buồn nữa!

Yến Nhi nói như mếu:

– Nhưng liệu hắn có buông tha cho em không?

Loan nằm trong mùng chép miệng:

– Lão ấy đã muốn, có trời xuống đây mà ngăn!

Yến Nhi tròn mắt:

– Vậy em phảl làm sao?

Hồng Hạnh cũng cảm thấy lo:

– Như vậy Yến Nhi phải khổ rồi!

Yến Nhi oà khóc:

– Không, em không cam tâm?

Loan quát:

– Cô im đi. Để người ta tính.

Hồng Hạnh lừ mắt:

– Mi làm gì mà quát nó dữ thế. Nó đang sợ hãi mà.

Loan bật ngồi dậy:

– Thằng cha dâm ô này phải cho hắn bài học mới được.

Yến Nhi nhăn nhó:

– Hắn giết mình chết!

Hồng Hạnh hằn hộc:

– Ngày mai tụi mình bàn với mấy anh cái đã.

Loan khoát tay:

– Các anh ấy còn bận rất nhiều việc, lo tìm vớt xác các anh ngoài khơi.

Hồng Hạnh chép miệng:

– Các anh ấy chết oan ức quá!

Loan lại nổi nóng:

– Vậy mà hắn vẫn tỉnh queo.

– Một đồng xu cũng không thí cho gia đình họ.

– Thật là một tên giám đốc bẩn thỉu keo kiệt mà.

Yến Nhi lại thút thít khóc:

– Chút nữa là hắn đã hại cuộc đời cua em rồi.

Hồng Hạnh lại thốt lên:

– Thằng cha này thật là con thú đội lốt người mà.

Bỗng có tiếng kêu thất thanh:

– Ối! cứu tôi ...!Ma ...

Hồng Hạnh cùng Loan và mấy công nhân nữ chạy ùa ra. Đêm tối cứ mờ tiếng rên cất lên:

– Cứu ... tôi.

Cả đám xúm lại. Loan kêu lên:

– Trời ơi! Cúc Hoa! Mi làm sao vậy?

Mọi người dìu Cúc Hoa vào trong cô thều thào:

– Một con ... ma.

Hạnh hỏi dồn:

– Đêm tối mi đi đâu?

Cúc Hoa hoang mang:

– Con ma đâu rồi. Bà ta dễ sợ lắm.

Loan kêu lên:

– Trời! Đêm tối mà sao mi thấy được?

Cúc Hoa thở hổn hển, mặt mày vẫn còn tái xanh:

– Tôi soi đèn pin!

Hồng Hạnh trợn mắt:

– Mi soi đúng mặt con ma.

Cúc Hoa gật gù:

– Tôi thấy cục gì một đống to lù lù nên soi đèn thì trời ơi.

Hồng Hạnh ôm bạn:

– Mi bình tĩnh lại đi. Con ma nó ra làm sao?

Cúc Hoa xua tay:

– Nó dễ sợ lắm!

Yến Nhi run lên bần bật:

– Trời ơi! Lại thấy ma! Em phải nghỉ việc thôi!

Loan dỗ dành Cúc Hoa:

– Đêm tối mà sao mi lại đi một mình.

Hồng Hạnh trách bạn:

– Trong mấy chục công nhân nữ mi là người tỏ ra gan dạ nhất. Mi thường bảo là không sợ ma.

Cúc Hoa gật đầu:

– Đúng vậy! Nhưng mà ...

Nhưng mà làm sao?

Cúc Hoa thì thầm:

– Trời ơi! Con ma ấy mới dễ sợ làm sao?

Yến Nhi cũng sợ không kém, cô dè dặt hỏi:

– Con ma nó ra làm sao vậy chị?

Cúc Hoa chép miệng:

– Biết diễn tả thế nào cho các bạn biết đây?

Trong lòng ai nấy đều hồi hợp lo âu. Loan vẫn còn run lên vì sợ:

– Nó có mọc sừng hay không?

Cúc Hoa cố hình dung lại:

– Tóc tai rũ rượi, mặt con ma ấy dường như là quỉ dạ xoa vậy, mặt bị lằn dọc lằn ngang ghê lắm. Nó nhe răng nhìn em. Em sợ quá kêu lên đó.

Yến Nhi kêu lêa thảng thốt:

– Cái gì? Con mà ấy mặt bị xẹo ư?

Cả nhóm quay nhìn Yến Nhi. Ai nấy đều ngạc nhiên về thái độ của cô. Hồng Hạnh buộc miệng hỏi:

– Yến Nhi! Em làm sao vậy?

Yến Nhi lúng túng:

– Không, không có gì đâu.

Loan lo sợ:

– Em cũng đã thấy con ma ấy rồi phải không Nhi.

Cô liền gật đầu:

– Vâng! Vâng.. con đã thấy. Mà nè chị Cúc Hoa!

Cúc Hoa ngạc nhiên:

– Gì vậy Nhi?

Yến Nhi phân vân không biết nên nói thế nào, nên nói tránh:

– Em muốn hỏi chị thấy con ma đó thế nào?

Cúc Hoa lắc đầu:

– Sợ quá nên đâu có để ý kỹ.

Loan hơi nhíu mày:

– Em hỏi kỹ như thế đề làm gì?

Yến Nhi lắc đầu:

– Tiện nên hỏi vậy thôi. Sợ sau nầy em gặp thì sẽ tránh.

Cúc Hoa vẫn còn sợ:

– Em không dám đi một mình vào ban đêm nữa đâu.

Hồng Hạnh nhún vai, cử chỉ như đàn ông:

– Ma mà ai chẳng sợ chứ Nhi?

Loan mím môi:

– Nhưng nó đâu có hại mình đâu.

Yến Nhi chép miệng:

– Nhưng thiệt hại về người cũng đâu có ít.

Hồng Hạnh thở dài:

– Tội cho mấy anh ấy ghê. Vậy mà hắn ta không hề nao lòng chút nào.

Yến Nhi nhận xét:

– Dũng đen mà còn thức thời sửa đổi ngay sau lần bị nạn ấy.

Hồng Hạnh đốp chát ngay khi nghe nhắc đến Dũng.

– Dũng đen ngày trước cũng rất đáng ghét. Hắn cũng không thua gì Sĩ Tiến đâu.

Yến Nhi chống chế:

– Nhưng bây giờ thì anh ấy đã tốt lắm rồi.

Loan chống nạnh:

– Cũng do bị ma cảnh cáo rồi.

– Bỗng một bóng đen từ trên vách nhảy xuống lẫn vào bóng đêm.

Hồng Hạnh kêu lên:

– Có tiếng gì chạy thình thịch ngoài kia!

Cúc Hoa kêu lên:

– Ma.

Loan nạt:

– Ma đâu mà ma!

Yến Nhi co rúm người lại run sợ, miệng mấp máy:

– Ôi sao tôi sợ quá!

Hồng Hạnh dõng tai nghe ngóng cô la hiệu mọi người im lặng, để theo dõi động từ bên ngoài.

Loan thì thầm:

– Người ta ư?

Hồng Hạnh khẽ nói:

– Có lẽ vậy!

Cúc Hoa nhăn nhó:

– Chỉ có ma thôi. Chứ ăn trộm làm sao mà vào được. Cổng được canh giữ kỹ lắm mà.

Yến Nhi rên rỉ:

– Chỉ có ma mới biến dạng nhìn vào đày được mà thôi. Em sợ lắm chị ơi.

Loan dỗ dành:

– Yến Nhi đừng sợ. Có chị em ở đây đông lắm mà!

Yến Nhi sợ sệt:

– Ma sẽ vào đây bất cứ lúc nào.

Hồng Hạnh nhăn nhó:

– Nhì mi có im lại không? Coi chừng nó vồ lấy mi bây giờ.

Loan lừ mắt nhìn Hạnh:

– Mi đùa gì kỳ thế? Làm Nhi nó sợ.

Tiếng chạy bịch bịch ngày càng xa dần. Hồng Hạnh thở dài.

– Đi rồi!

Yến Nhi tròn mắt:

– Đi, mà ai đi chứ?

– Thì con ma chứ còn ai?

Cúc Hoa thầm thì:

– Có khi nào sáng ra lại toàn xương cá với xương người.

Hồng Hạnh nhăn mặt:

– Mi nói gì mà nghe ghê thế?

Cúc Hoa.vặn lại:

– Vậy chứ còn gì nữa. Đêm nay ma quỉ hoạt động mạnh ghê. Sáng nay chắc chắn sẽ có tin để mà bàn luận đây.

Yến Nhi chép miệng:

– Xí nghiệp này ngày càng nhiều oan hồn. Ma càng tấn công dữ dội.

􀃌 􀃌 􀃌 Sáng ra cả đám công nhân cả nam lẫn nữ tập trung trước cửa xí nghiệp sản xuất thuỷ hải sản ''Dạ Hảí'. Mọi người bàn tán xôn xao. Dũng đen cao giọng:

Tối qua yêu tinh lại xuất hiện dám gỡ tấm bảng hiệu của xí nghiệp xuống và treo lung lẳng mấy chiếc đầu lâu, cùng với xương tay xương chân người.

Khung cảnh thật là rùng rợn. Cúc Hoa lè lưỡi:

– Đêm hồi hôm em nói đâu có sai.

Hồng Hạnh cười khoái trá:

– Như vậy chó tiêu đời hắn luôn.

Yến Nhi thủ thỉ gì đó với Dũng đen, hắn cười sặc sụa:

– Vậy sao? Vậy sao?

Mạnh Cường hỏi lại:

– Có thật vậy không?

Yến Nhi gật đầu:

– Em nói dối làm gì?

Mạnh Cường đâm lo:

– Nếu vậy hắn sẽ đổ trút lên đầu anh em bảo vệ.

Dũng xua tay:

– Sao lại đổ lỗi cho anh em bảo vệ được chứ?

Hồng Hạnh tiếp lời:

– Ma quỉ nó có phép tàng hình ma.

Hắn bước ra chưa rõ đầu đuôi câu chuyện đã quát tháo ầm ĩ lên:

– Chúng mày, giờ này còn tập trung ở đây làm gì?

Đám công nhân không ai dám nhìn lên. Dũng húng hắng.

– Thưa giám đốc!

Hắn hét:

– Giờ này ở đó thưa gởi để làm gì? Đi làm!

Dũng đưa tay chỉ lên bảng hiệu:

– Giám đốc xem kìa!

Hắn nhìn theo ngón tay của Dũng. Hắn há hốc.

– Chuyện gì?

Dũng lúc lắc cái đầu:

– Tối qua nó đã biến hoá ra những cái đó. Ghê sợ thật!

Hắn há hốc mồm, đưa tay vò đầu:

– Lại giở trò nữa rồi! Ai lại dám cả gan làm như thế?

Mạnh Cường bước lại gần hắn. Cường nới:

– Chuyện này ông nghĩ sao?

Hắn lắc đầu, mắt hầm hầm:

– Đứa nào, đứa nào dám cả gan hại tao?

Dũng lấm lét ngó hắn:

– Giám đốc à! Tôi ...

Hắn gắt lên:

– Mày muốn nói gì vậy? Hay là ...

Dũng xua tay:

– Không, không đừng nghĩ quấy cho tôi!

– Vậy chứ mày muốn nói gì chứ?

Dũng ngần ngại:

– Ý tôi muốn nói là có thể ma quỉ lộng hành ở đây rồi. Nó hết phá phách chuyện này đến chuyện khác.

Hắn ngó nhìn mọi người. Trợn mắt:

– Ma quỉ ư? Đừng có nói nhảm nhí. Nhất định tao sẽ tìm ra thủ phạm. Đừng có trách tao độc ác.

Mạnh Cường lắc đầu:

– Không ai dám lộng hành vào đây phá rối như vậy đâu. Duy có điều ...

Hắn nạt:

– Có điều làm sao?

Mạnh Cường từ tốn nói:

– Anh em công nhân không ai phá rối anh như vậy đâu. Dù sao họ cũng gắn bó nơi này lâu rồi mà.

Dũng đen cũng rụt rè lên tiếng:

– Giám đốc! Tôi thấy ...

Hắn quay lại nhìn Dũng đen gắt:

– Mày thấy gì?

– Dạ ý em muốn nói là, giám đốc nên cúng bái những vong hồn chết oan để họ để yên cho xí nghiệp.

Hắn tối sầm mặt xuống:

– Đừng có nói nhảm nữa. Mầy hãy trèo lên đem mấy cái của nợ ấy xuống đây.

Dũng đen rùng mình thối thác:

– Không đâu, em không dám trèo lên. Em sợ lắm.

Hắn quát:

– Mầy sợ gì chứ?.

Dũng lên rỉ:

– Tôi đâu có biết trèo. Giám đốc nhờ người khác đi.

Hắn quắc mắt nhìn Dũng!

– Mày cứ trèo lên.

Dũng nhăn nhó:

– Xín lỗi tôi trèo không được. Giám đốc bảo người khác giùm.

Hắn quát nạt:

– Tụi bây là đồ ăn hại.

Dũng đen càm ràm:

– Từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi có leo trèo gì đâu.

Thân tôi như vậy mà ông biểu trèo. Với lại cái đầu lầu trên ấy, có chết tôi cũng không dám đụng đến nữa.

Hồng Hạnh trề môi:

– Sao ông không chịu trèo lên mà bắt công nhân làm? Chẳng phải ông cũng sợ teo ruột luôn rồi.

Loan đang khua tay múa chân kể lại sự kiện tối hôm qua cho Dũng đen nghe cậu ta xanh cả mặt mày:

– Có chuyện ấy nữa sao?

Loan gật đầu xác nhận:

– Chúng tôi đâu có đùa. Nhỏ Cúc Hoa là nhân chứng.

Dũng đen chép miệng:

– Có lẽ từ từ đám công nhân này bỏ đi hết. Ma quỉ lộng hành quá rồi.

Yến Nhi lo lắng hỏi:

– Liệu ông ấy có cho mình đi hay không?' Dũng đen xua tay:

– Điều nầy chắc chắn rồi. Cho mình đi rồi ai vào làm với ông.

– Chẳng lẽ mình cứ ở đây để bị ông ấy bắt chẹt hoài sao?

Dũng chợt hỏi:

– Vậy theo cô mình phải trốn hay sao?

Cô tròn mắt:

– Trốn ư? Rồi tiễn cọc làm sao?

Dũng khoát tay:

– Bố thí cho ông ta đi. Còn hơn ở lại sống vậy hoài có ngày chắc tôi điên mất.

Hồng Hạnh chợt hỏi Dũng:

– Trận đắm tàu vừa rồi xí nghiệp mình thiệt hại bao nhiêu người vậy anh.

Dũng chợt buồn.

– Cũng nhiều lắm. Nhưng chưa thể xác định được. Vì những tàu dạt vào bờ bị lạc cũng còn nhiêu.

Yến Nhi chấp tay lâm râm vái:

– Cầu mong cho mọi người được bình an.

Sĩ Tiến giật thót mình khi nghe cú điện thoại. Từ bên kia đầu dây tiếng người con gái cất lên:

Chào Sĩ Tiến! Anh vẫn khoẻ chứ?

Hắn trợn mắt, miệng lắp bắp:

– Cô cô là ai?

Tiếng cười khô khan lại cất lên:

– Sao, mới mấy ngày mà đã quên nhau rồi à?

Hắn thảng thốt:

– Ái Liên? Có phải em đó không?

– Không đâu! Ái Liên đã chết rồi.

Hắn sững sờ:

– Chết lồi ư?

Tiếng cười mai mỉa lại vang lên bên kia đầu dây:

– Ông tiếc à!

Hắn thở dài:

– Nhưng cô là ai?

– Hừm! Ông quên thật à!

Hắn gắt:

– Nói nhanh. Tôi đang bận!

Tiếng cô gái đầy giễu cợt:

– Sao, không muốn tiếp chuyện với tôi à?

– Đừng dài dòng nữa! Cô muốn gì?

– Ông chưa biết tôi là ai cơ mà. Sao lại hỏi tôi muốn gì?

Hắn bặm môi:

– Vậy cô là ai?

Cô ta lại đùa:

– Khỏi cần ông biết tôi là ai? Mà tôi muốn cho ông biết một sự thật.

Hắn cười vang:

– Nè, cô định tống tiền tôi đấy ư?

Cô gái cười trong máy.

– Với ông chỉ có tiền, và ông nghĩ ai cũng như ông cả.

– Sự thật cô muốn gì?

Cô gái bảo:

– Tôi muốn biết chừng nào ông đem ''hàng quý'' qua lần nữa.

Hắn hơi rúng động:

– Cô ... tôi.

– Ông ngại không dám nói với tôi phải không?

Ái Liên! Hắn giật thót mình cô ấy đã về Việt Nam được rồi ư? Vậy là rắc rối rồi. Làm sao đây? Thủ tiêu nó ư? Không được, sẽ dính dấp đến pháp luật.

– Này, anh làm gì mà im lặng thế?

Hắn dịu giọng:

– Ái Liên à, em đừng đùa nữa. Thật ra em muốn gì?

Tiếng cười lại vang lên:

– Ông hỏi tôi muốn gì ư? Buồn cười quá. Đối với người hại đời con gái của tôi, và còn mang tôi đi bán nữa thì tôi sẽ làm sao đây chứ? Công bằng mà nói thì tôi cần phải đòi lại món nợ này.

Hắn lạnh toát xương sống và mồ hôi rịn ra trên trán. Hắn van xin.

– Em đừng làm lớn chuyện mà Liên dù sao chúng ta cũng một thời bên nhau mà.

Ái Liên gắt:

– Ông im đi! Ông là keûẻ tán tận lương tâm. Ông không phải là con người!

Hắn nài nỉ:

– Ái Liên, bây giờ em muốn gì anh cũng chìu em hết.

– Có thật thế không?

– Thật mà!

Ái Liên cười mai mỉa:

– Vậy thì tôi ngã giá nhé!

– Được rồi! Em nói đi.

– Đánh đổi cả xí nghiệp.

Hắn trợn mắt:

– Em đùa đấy ư?

Ái Liên vặn vẹo:

– Sao, ông tiếc của à? Vậy thôi. Chúng ta hẹn nhau ở đồn công an một ngày gần đây vậy?

Hắn hét lớn:

– Em dừng đùa với anh nữa có được không?

Ái Liên cũng gắt gỏng:

– Tôi mới về nước, đâu có thời gian rảnh mà đùa với ông.

Hắn lại dịu giọng:

– Ái Liên! Em tha lỗi cho anh chứ?

Ái Liên lại cười:

– Ông có lỗi gì đâu. Tại tôi quá ngu si mà thôi.

– Em hiện đang ở đâu.

– Đồn công an!

Hắn giật lùi:

– Đồn công an ư? Tại sao em lại ở đó.

Cô đáp gọn:

– Bị bắt!

Hắn thốt lên:

– Bị bắt ư?

– Ông không tin thì cứ đến đây. Ông nên chuẩn bị tình thần đi là vừa.

Ái Liên cười giễu cợt và im lặng cúp máy:

Hắn vẫn ngồi tần ngần ra đó? Đã hơn mười giờ đêm rồi mà hắn vẫn chưa hề chợp mắt được. Tin Ái Liên quay về Việt Nam đã làm cho hắn ta thấp thỏm lo âu. Đường dây làm ăn của hắn đã bị bại lộ. Nhất định Ái Liên sẽ không bao giờ tha thử cho hắn. Vậy, là hắn sẽ vào tù. Coi như là chấm hết. Hắn nắm chặt đôi tay, đôi quai hàm bành ra, hắn nghiến răng, đôi mắt long lên đỏ ngầu trông thật đáng sợ làm sao? Không, nó phải chết. Ta không thể vì một con nhỏ ấy mà thân bại danh liệt được ...

Một bàn tay lạnh ngắt đặt xuống gáy của hắn. Hắn giật mình hét lên:

– Đứa nào dám đùa với tao?

Vẫn im lặng, hắn thét lớn:

– Muôn chết hả?

Linh tính báo trước cho hắn chuyện chẳng lành có thể xảy ra và hắn ngước nhìn lên. Kinh hãi, đôi mắt hắn trợn ngược, đôi môi mấp máy:

– Ma ... ma ...

Cười vang lên, bóng đen như giễu cợt với hắn:

– Ma ư? Ha ... ha ...

Hốt hoảng hắn thụt lùi về phía sau. Miệng vẫn ú ớ ...

– Ma ...ma ... Ai cứu tôi!

Càng thụt lùi hắn càng bị con ma tấn công dữ dội hơn. Nó tiến về phía hắn lưỡi thè ra đỏ lòm, và hai chiếc răng nanh mọc dài ra làm hắn rụng rời cả tay chân. Tiếng con ma lại vang lên:

– Phải, ta là ma đây. Ta luôn ám ảnh nhà ngươi. Vì ấp úng, hắn lắc đầu:

– Nhưng tôi với bà đâu có thù oán gì? Nếu bà đói thì ngày mai tôi sẽ cúng cho bà ăn. Bà đừng theo phá tôi nữa.

Lại một tràng cười như ai oán. bóng đen rít lên:

– Không thù oán ư?

Run giọng, hắn thều thào:

– Phải!

Ngửa mặt lên trời cười sặc sụa, bóng ma phẫn nộ:

– Ha ha mày là một tên gian manh xảo quyệt. Tao với mày có một món nợ lớn cần thanh toán.

Gào lên, hắn nói:

– Tôi nợ gì với bà chứ?

Trơn mắt trắng dã nhìn hắn. Con ma gằn từng tiếng một:

– Nợ này mày trả suốt đời không xong đâu.

Tựa vào tường hắn thở hổn hển nói như đứt quãng:

– Xin bà đừng đùa đai như vậy? Muốn gì hãy nói ra đi.

Con ma lại cười, tiếng cười nghe rùng rợn làm sao?

– Muốn gì ư? Tao muốn mầy phải thân bại danh liệt tao muốn mầy sẽ trở thành con ma không đầu.

Gào lên dữ dội hắn đập mạch vào tường:

– Bảo vệ? Bảo vệ đâu? Cứu ta với!

Lại một tràng cười, cái cười thật khiếp đảm làm sao?

– Tụi nó chỉ là đồ ăn hại mà thôi. Ta đã cho nó ăn "bánh" của ta nhiều lắm, nên đã câm họng hết rồi.

Giật bắn người, hắn hét:

– Bà đã làm gì bọn chúng. Bà cho chúng ăn đất ư?

Cười nham hiểm, con ma gắt lên:

– Phải vậy thôi. Bọn nó điều là những bàn tay đắc lực chuyên tuân lệnh mày để đi phá làng phá xóm. Tao cũng cần nên cảnh cáo tụi nó lắm chứ?

Bằng giọng mơ hồ, hắn hỏi:

– Bà muốn gì ở tôi?

– Muốn mầy phải trả giá.

Run lên vì sợ hãi, hắn dịu giọng:

– Nhưng tôi đâu có nợ nần gì bà.

Bóng ma gục gặt đầu:

– Có chứ! Nhiều nữa là đằng khác. Mày trả không nổi đâu.

Nhíu cặp mày to đen lại, hắn hỏi:

– Bà là người hay là ác quỷ mà luôn ám ảnh ta như vậy?

Tiếng cười kinh khủng lại vang lên làm hắn rợn xương sống:

– Hạ. ha ... ha ... ta là ma, là yêu tinh, muốn ăn thịt mi.

Hắn khuỵ xuống chân tường hai tay ôm đầu rên rỉ:

– Xin hãy tha cho tôi. Hãy tha cho tôi.

Hắn ôm lấy đầu. Miệng cứ kêu lên như thế và ngất luôn tự lúc nào?

􀃌 􀃌 􀃌 Tiếng chuông điện thoại lại reo, Mạnh Cường nhất máy:

– Alô! Cho tôi gặp Mạnh Cường.

Hơi nhíu mày, Mạnh Cường hỏi lại:

– Cô là ai?

Tiếng bên kìa đầu dây, như muốn giễu cợt:

– Tôi chỉ muốn gặp anh Cường mà thôi.

Mạnh Cường giục:

– Thì cô hãy nói đi cô cần gặp hắn đề làm gì?

Cô gái gắt gỏng:

– Đây là chuyện riêng của chúng tôi, anh muốn biết làm gì?

Giểu cợt, Mạnh Cường lại đùa qua máy:

– Có gì đâu, tôi nghe hay anh Cường cũng vậy mà thôi.

Tiếng bên kia đầu dây gắt gỏng cô nói:

– Nếu không cho gặp thì thôi. Sao anh mất lịch sự quá vậy. Đúng là ...

Tiểng cười vang lên bên đầu dây:

– Là ... là gì vậy cô?

Ái Liên bực dọc:

– Là thầy nào tớ nấy. Đồ dê xồm!

Mạnh Cường nghiêm giọng:

– Này, cô chưa cho tôi biết cô là ai thì làm sao tôi gọi anh Cường cho cô gặp được.

Bên kia đầu dây cô gái cũng dịu giọng:

– Anh cứ bảo là có người bạn cần gặp anh ấy gấp.

Chau mày suy nghĩ Mạnh Cường mạnh dạn hỏi:

– Dạ thưa cô gặp ở đâu ạ.

Nhẹ giọng cô nói:

– Cứ nói anh ấy đến đồn công an phường 10.

Giật mình Mạnh Cường thét lên:

– Cô đùa với tôi đó hả? Vậy cô là nữ công an sao?

Tiếng cô gái lại vang lên:

– Anh làm ơn nói lại giúp tôi nhé. Tôi rất cần sự có mặt của anh ấy.

Mạnh Cường đáp lời:

– Được, cô hãy chờ đó Mạnh Cường sẽ đến ngay.

Tiếng cô gái lại lí nhí đáp:

– Cám ơn anh!

– Dạ không dám? Khỏi phải lịch sự như vậy. Và đâu có gì để mà cám ơn.

Xin chào!

– Ngồi xuống ghế Mạnh Cường phải động bộ não của mình, mà vẫn chưa thể nghĩ cô gái ấy là ai? Và tại sao phải gặp tại công an phường. Đứng phắt dậy anh quyết định cuộc mạo hiểm ...

􀃌 􀃌 􀃌 Chỉ chưa đầy mười lăm phút sau Mạnh Cường đã đến cửa còng an phường.

Anh vô cùng sững sờ.

– Cô ...

Cười thật tươi Ái Liên hỏi:

– Có phải anh ngạc nhiên lắm phải không?

Lấy lại được bình tĩnh Mạnh Cường lắc đầu:

– Tôi đang hoang mang thì có.

Chỉ chiếc ghế đối diện Ái Liên mời:

– Anh cử hãy ngồi xuống đi đã.

Mạnh Cường quá bất ngờ về cuộc gặp gỡ này:

– Như vậy người gọi máy nhắn tôi là cô.

Mỉm cười Ái Liên đùa:

– Anh bực bội lắm sao?

Lấc đầu Mạnh Cường đáp:

– Không, em làm anh hơi ngạc nhiên thôi. Và cô ...

– Ý anh muốn nói em đã được đưa đi ra nước ngoài rồi chứ gì?

Gật đầu anh xác nhận:

– Phải cho dù anh biết tin hơi muộn rằng hắn đã mang em đi bán.

Mai mỉa, Ái Liên kể:

– Phải! Hắn là tên trùm buôn lậu, và mua bán nữ đấy.

Do dự một lát, Mạnh Cường hỏi:

– Vậy sao em trở về đây được? Và liệu hắn có để yên cho em không?

Nuốt hận vào lòng, Ái Liên tức giận đáp:

– Em sẽ tố cáo hắn.

Lắc đầu ngăn cản Ái Liên, anh khuyên:

– Đừng dại dột mà mắc bẫy của hắn. Em biết là đó tay chân của hắn không ít đâu. Em sẽ bị thủ tiêu ngay.

Gật đầu đồng ý với anh, Ái Liên mím môi:

– Vậy theo anh em phải làm sao? Vì khó khăn lắm em mới trở về đây được.

Hơi nghiêng đầu nhìn cô anh nhắc lại:

– Làm sao em thoát được về đây?

Từ từ Ái Liên kế:

– Sau khi tỉnh dậy, mở choàng mắt nhìn cảnh vật xung quanh điều xa lạ.

Tiếng người nói chuyện với nhau, xầm xì tôi không nghe được gì cả. Linh tính báo cho tôi biết điều chẳng lành đã xảy ra. Em đang ở Thái Lan!

Thắc mắc, anh hỏi:

– Em la lên ư?

Lắc đầu, Ái Liên kể:

– Không, linh tính bảo em không nên kêu lên, mà phải cứ nhắm mắt mờ như mình chưa tỉnh. Một giọng lơ lớ tiếng Việt Nam cằn nhằn. Hắn bảo rằng thằng Sĩ Tiến ngu quá cho nó uống thuốc mê nhiều nên đến giờ chưa tỉnh.

Hồi hộp trong lòng Mạnh Cường nhìn cô:

– Lúc đó em làm sao?

– Còn làm sao dược nữa. Cứ nằm và tiếp tục nghe cuộc đối thoại của bọn chúng.

– Em nghe được gì?

Lắc đầu, cô đáp:

– Tụi nó không nói gì cả mà rủ nhau đi nhậu.

Sốt ruột anh lại hỏi:

– Rồi em làm sao?

Em hé mắt nhìn và quan sát thì ra đã vào đêm, ánh đèn điện mờ mờ, cảnh vật thật ghê sợ im lặng như tờ. Em lồm cồm ngồi dậy nghe ngóng. Không có người.

– Thế là em bước vội ra ngoài hướng vào bóng đen mà chạy.

Mạnh Cường kêu lên:

– Trời ơi! Em hành động như vậy thật là nguy hiểm.

Gật đầu cô xác nhận:

– Đúng là nguy hiểm thật. Nhưng dù như thế nào thì em cũng phải chết. Một liều ba bảy cũng liều.

– Rồi em đi đâu?

Ái Liên kể tiếp:

– Em chạy mãi vừa lạnh, vừa đói. Cái lạnh của sương mù ban đêm và cái lạnh của mùi rừng làm cho em ngất đi.

Mạnh Cường tỏ vẻ ngạc nhiên:

– Giữa núi rừng ban đêm lạ lạ làm sao em thoát.

Mím môi để đè nén sự xúc động, Ái Liên kể tiếp:

– Thật là trong cái rủi ấy còn có cái may mắn. Khi tỉnh lại em thấy có một chiếc xe mang bảng số của Việt Nam, đang đậu cách đó khoảng vài trăm mét, em cố căng mắt ra mà nhìn thì dưới luồng xe anh thi xế đang nằm võng ngủ, nghe ngóng động tĩnh thấy không có gì nguy hiểm em cố sức leo vào mui xe, trốn xe chở toàn là bao bì đựng gạo thế là không chần chừ em chui vào đống bao ấy và thiếp đi lúc nào không hay.

Trố mắt nhìn cô Mạnh Cường kêu lên:

– Ôi em không sợ đấy là bọn gian tà nữa sao?

Chớp chớp rèm mi Ái Liên lắc đầu:

– Em đã nói với anh rồi mà. Liều một phen mới thấy số của mình còn cao lắm.

Phì cười trước lời nói đùa của Ái Liên, Mạnh Cường thở dài.

– Có lẽ em lại làm cho anh lơ xe và anh tài xế một pha kinh hoàng.

Tủm tỉm cười Ái Liên nói tiếp:

– Về đến Việt Nam, các anh mới phát hiện ra em. Nhưng em cầu khấn van xin họ và kể lại mọi chuyện xin họ nên giữ bí mật an toàn:

Thế là họ gửi em vào đây.

Thở hắt ra, Mạnh Cường lắc đầu:

– Nghe em kẻ mà anh muốn nín thở luôn.

Lằc đầu nhìn anh, cô nói:

– Không phải em gọi anh đến đây để nghe chuyện ấy đâu. Vấn đề quan trọng em chưa nói ra.

Ngạc nhiên nhìn cô Mạnh Cường chau mày:

– Em không đùa đấy chứ?

Dĩ nhiên là em không đùa với anh rồi. Mà chỉ muốn nói với anh rằng hãy coi chừng cô bạn gái của anh.

Giật mình về câu nói úp mở của Ái Liên, Mạnh Cường dồn dập hỏi:

– Bạn gái anh làm sao em nói nhanh đi?

Nhướng mày nhìn anh, Ái Liên cảnh báo:

– Tụi nó đang rình mò bắt cóc Yến Nhi cửa anh đó.

Thảng thốt kêu lên:

– Yến Nhi ư?' Ái Liên gật đầu:

– Yến Nhi bây giờ là mục tiêu của bọn chúng đấy! Coi chừng cô ta sẽ rơi vào tình trạng như tôi:

Nhưng tôi e Yến Nhi không thể may mắn được như tôi đâu.

Mím chặt môi, nén tức giận anh nghiến răng:

– Bọn này thật là quá quắt. Vì đồng tiền mà bán rẻ đồng loại như vậy.

Ái Liên khuyên:

– Anh tính gì đi, kẻo không còn kịp đấy.

Gật đầu, Mạnh Cường suy tư.

– Tính thì phải tính rồi. Nhưng mà phải như thế nào cho ổn thoả, để hắn biết được thì sẽ khó mà lường trước được hậu quả. Theo em thì anh phải làm sao?

– Nheo nheo mắt nhìn Mạnh Cường.

Ái Liên mím môi:

– Hay lả anh đưa Yến Nhi trốn ra ngoài đến một nơi thật xa.

Suy nghĩ Mạnh Cường cảm thấy không yên, nên lắc đầu:

– Không ổn đâu! Tai mắt của hắn nhiều lắm. Anh e không tiện.

Ái Liên lắc đầu nói:

– Như vậy điều gì cũng không được, phải tính sao? Thôi bây giờ anh nên về và bí mật theo dõi động tĩnh.

􀃌 􀃌 􀃌 Đêm của miền biển đầy sao và gió lùa vào nghe lành lạnh. Tiếng của những con chim cú đi ăn đêm kêu lên nghe rợn cả người. Đám công nhân không một ai dám bên mảng ra bãi lúc trời vào đêm. Có tiếng gì đó sột soạt. Đám công nhân nữ xúm chùm lại với nhau, Hồng Hạnh nhìn Cúc Hoa thì thầm:

– Có tiếng gì đó như bước chân người?

Hồng Hạnh lắng tai nghe, bỗng loan rú lên:

– Ối, ma ...

Mọi người ôm chầm lấy nhau. Yến Nhi cũng sợ tái cả mặt mày. Cô ôm cứng Loan mà rên:

– Ôi em sợ quá chị ơi!

Loan dỗ dành:

– Đừng sợ, chúng ta người đông mà.

Cúc Hoa thì thầm:

– Có tiếng rên rỉ ngoài sân.

Hồng Hạnh nghe rất rõ:

– Ai cứu tôi với! Tôi lạnh lắm, tôi đói lắm.

Tiếng rên của nó càng lúc càng đông và nghe càng rùng rợn hơn. Yến Nhi run lẩy bẩy:

– Trời ơi! Mới nửa khuya thôi mà! Đêm nay có lẽ là hết ngủ rồi.

Loan dỗ dành:

– Đừng sợ, hãy nằm im mà ngủ đi nha. Sáng mai mình còn nhiều việc lắm.

Vẫn còn lo sợ Yến Nhi hỏi khẽ:

– Cửa phòng đóng chặt chưa vậy chị Loan?

Gật mạnh đầu vẻ tự tin, Loan bảo với mọi người:

– An tâm đi tôi khoá chặt lắm, không ai có thể mở được đâu!

Cúc Hoa lẩm bẩm:

Ma mà nó cần gì phải ... nó biến dạng nhỏ xíu chui tọt vào đây cũng như Tề Thiên hoá kiếp thành con muỗi chuôi vào bụng yêu quái vậy.

Lừ mắt nhìn Cúc Hoa. Hồng Hạnh lắc đầu nạt:

– Thôi đi, hãy im lặng mà ngủ. Không sợ!

Cả nhóm đều nói vang:

– Không ... sợ .... không sợ ....

Tiếng rên rỉ, tiếng bước chân người lạo xạo ngoài cửa, mấy chị em im thin thít chìm vào giấc ngủ say.

Sáng ra, cả nhóm nhốn nháo:

– Yến Nhi, Yến Nhi đâu?

Cúc Hoa trợn tròn đôi mắt:

– Ôi, đêm hôm tôi ôm nó ngủ mà.

Hồng Hạnh cũng nói:

– Nó vẫn nằm với tôi mà.

Loan bực bội:

– Cửa vẫn đóng kín mà, vậy mà nó dẫn Yến Nhi đi đường nào?

Cúc Hoa lại nói:

– Có thể nó có phép biến hoá chăng?

Giọng Hồng Hạnh hồ hởi:

– Mình báo cho Mạnh Cường biết ngay việc mất tích này.

Giành đi, Cúc Hoa nói:

– Mấy chị em hãy ở lại đây lo làm, để tôi đi gặp Mạnh Cường.

Vừa nói vừa đi như chạy về phía khu dành riêng cho giám đốc và trợ lý. Vừa thấy mặt Mạnh Cường là Cúc Hoa nói liền một mạch:

– Đêm hồi hôm Yến Nhi bị bắt cóc rồi.

Điếng cả hồn Mạnh Cường hỏi lại:

– Yến Nhi mất tích rồi sao?

Cúc Hoa gật đầu:

– Vâng! Tối qua!

Nhăn nhó mặt mày Mạnh Cường phát hoảng:

– Chỉ có Yến Nhi thôi sao?

Cúc Hoa giọng hoảng loạn:

– Đêm hồi hôm ma xuất hiện nhiều lắm.

Mạnh Cường lẩm bẩm:

– Ma ư?

– Vâng! Nó rên xiết nghe dễ sợ làm sao.

Mím môi vì tức giận, anh nạt:

– Ma gì mà ma chứ! Các cô lầm rồi. Tụi bắt cóc người giả dạng đó thôi.

Chau mày Cúc Hoa càng hoảng loạn:

– Anh nói sao? Đó là bọn bắt cóc người ư? Nhưng ...

– Nhưng làm sao nữa?

Cúc Hoa mím môi cố nén xúc động:

– Tại sao nó chỉ bắt một mình Yến Nhi?

Lắc đầu, Mạnh Cường vẫn tỏ thái độ giận dữ:

– Bọn này bất nhân thật, không cho nó bài học thì không được.

Ngớ người Cúc Hoa chậm rãi hỏi.

– Anh đang nói gì vậy?

Anh nổi cáu bất ngờ:

– Thì bọn giả ma đêm hồi hôm đó.

Lắc đầu lia lịa, Cúc Hoa phản ứng:

– Không phải ma giả đâu. Nó là ma thật.

– Căn cứ vào đâu mà cô nói thế?

Cúc Hoa kể:

– Đêm hồi hôm nó rên la kêu đói và lạnh lắm. Nó khóc hu hu ...

Mạnh Cường cảnh cáo:

– Này, hãy cẩn thận coi chừng đến lượt các cô đó!

Hoảng hốt lên vì sợ Cúc Hoa lắp bắp:

– Tụi em ... tụi em làm sao bây giờ?

Kề tai Cúc Hoa, Mạnh Cường nói nhỏ. Nghe chí lý cô sáng mắt ra và gật đầu lia lịa:

– Hay đấy! Ý kiến thật là tuyệt!

Cúc Hoa đi rồi, Mạnh Cường vẻ mặt hầm hầm bước vào cửa văn phòng dành riêng cho giám đốc. Anh gặp Dũng đang đứng ngáp ruồi ở đó tự bao giờ rồi:

– Làm gì mà đứng đây hầu sớm quá vậy Dũng?

Vẻ mặt bí xị Dũng than phiền:

– Mới sáng sớm ổng cho gọi chẳng biết ất giáp gì cả.

Hù doạ bạn, Mạnh Cường mỉm cười:

– Coi chừng ổng nhờ cậu một việc đấy.

Dũng lắc đầu:

– Tôi làm được việc gì ngoài việc quản thúc công nhân?

Mạnh Cường trêu:

– Nhưng nhớ đừng vô cớ bắt chẹt anh chị em công nhân nữa nhé!

Dũng lắc đầu nguầy nguậy:

– Không có đâu anh. Tôi đã hiểu được sâu xa vấn đề rồi mà.

– Nhưng cậu chưa trả lời cho tôi.

– Em nói rồi. Chưa gặp ông ta mà.

Mạnh Cường vội nói:

– Coi chừng cậu lãnh lệnh đi truy lùng tội phạm đó.

Lừ mắt nhìn anh. Dũng xua tay:

– Anh làm như tôi là 113 không bằng.

Mím chặt môi, Mạnh Cường cho Dũng hay:

– Chắc cậu chưa hay tin về sự mất tích của Yến Nhi chứ!

Dũng giật thót mình:

– Yến Nhi bị mất tích ư? Khi nào?

– Mới đêm hồi hôm!

Dũng đen hơi lùi lại:

– Bọn nó lạì chơi mèo vờn chuột nữa rồi. Ái Liên chưa đủ để tụi nó sợ mà, bây giờ tính sao đây?

Nắm đôi tay lại Mạnh Cường nghiến răng:

– Cho hắn một quả đấm vào mặt và lôi cổ hắn đến đồn công an.

Dũng đen ngăn:

– Làm như vậy tôi nghe không ổn dâu. Mình không có bằng chứng còn nó thì rất xảo quyệt. Nó sẽ chối bay cho mà coi!

Thở dài, Mạnh Cường lo lắng:

– Nếu không Yến Nhi sẽ gặp nguy to mất.

Hai người chưa nói hết câu chuyện thì Sĩ Tiến mở cửa bước ra. Hắn ăn mặc rất tươm tất, Mạnh Cường vội hỏi:

– Giám đốc đi đâu mà bảnh bao thế?

Hắn cười nửa miệng:

– Có chuyện! Tôi định gọi anh đây!

Nuốt cục tức vào cổ, Mạnh Cường cố giữ vẻ bình thản:

– Gọi tôi có chuyện gì không?

Hắn hắng giọng:

– Tôi có việc vắng mấy ngày, cậu ở lại đây quản lý giúp tôi!

Dũng đen cũng lên tiếng:

– Thế còn em?

Nhìn Dũng hắn ra lệnh:

– Mầy theo tao.

Chưng hửng về quyết định ấy. Dũng đen lúng túng:

– Tôi ... tôi theo ông ư?

Hắn cáu gắt:

– Chuẩn bị đi ở đó mà hỏi. Không còn thời gian nữa đâu!

Hắn vừa bước ra ngoài, Mạnh Cường liền gọi cho ái Liên:

– Nầy, đêm hôm Yến Nhi mất tích rồi.

Ái Liên kêu lên:

– Sao? Lời tiên đoán của tôi là đúng chứ?

Mạnh Cường thông báo:

– Hắn vừa đi và có cho Dũng đen theo nữa.

Chép miếng thở dài. Ái Liên phân bua:

– Hắn đã biết tôi trở về Việt Nam rồi.

Mạnh Cường ngạc nhiên:

– Tại sao hắn ta lại biết tin bí mật ấy?

Thở dài, Ái Liên đành thú thật:

– Tôi điện cho hắn.

Mạnh Cường thảng thốt kêu lên trong máy:

– Trời ơi! Sao cô lại làm vậy?

Thở dài Ái Liên đáp nhỏ:

– Lúc mới trở về với lòng căm phẫn hắn, tôi quên mất đi việc lớn. À mà anh nói Dũng đen đi cùng hắn ư?

– Ừ!

– Vậy thì tốt rồi! Anh hiểu chứ?

– Đúng, và tôi có bí mật đưa cho Dũng đen máy điện thoại di động.

Ái Liên cười khúc khích:

– Anh vẫn còn thông minh đó chứ. Và bây giờ anh cho tôi số xe mà hắn bốc hàng.

Đọc xong sổ xe cho ái Liên thì Dũng đen hớt hãi chạy vào:

– Anh Cường! Đúng là bọn nó có âm mưu.

Mạnh Cường trấn an:

– Cậu hãy an tâm đi bên hắn, mọi chuyện sẽ có người khác thay cho cậu.

Gật đầu Dũng thủ thỉ:

– Vâng! Em biết rồi. Chuyến hàng kỳ nầy coi bộ quan trọng với hắn lắm.

Mạnh Cường căn dặn:

– Vì vậy cậu cần phải cẩn thận cho bản thân mình.

– Vâng! Em biết rồi!

– Nầy nhớ giữ cái máy cho cẩn thận nhé. Đừng để cho tụi nó phát hiện.

Dũng đen gật đầu:

– Vâng! Em đi đây kẻo nó nghi ngờ.

Còn lại một mình Mạnh Cường cảm thấy lòng thấp thỏm lo âu. Anh sợ Yến Nhi lại xảy ra chuyện. Anh tức giận mình quá chủ quan, không để ý đến lời cảnh báo Ái Liên.

􀃌 􀃌 􀃌 Dũng đen ranh mãnh liếc mắt nhìn vào trong mui xe, thấy có vật gì đó động đậy. Cậu biết ngay là có người. Không phải một mà là có thể là bốn, năm hoặc sáu con người nằm trong đó. Nhưng không dám đến gần vì sợ bị lộ. Dũng đen mím môi kéo tấm bạt đậy lại.

– Dũng nầy!

– Dạ!

– Trên mui xe có mấy bao hàng mầy nhớ đậy cẩn thận rùi leo xuống nhanh.

Dũng đen buộc phải leo lên và đó cũng là cơ hội để anh quan sát. Dũng thầm kêu lên trong bụng. Thằng quỷ nầy thật là mưu mô và xảo trá. Xe vừa khuất vào rừng thì ngừng lại đổi ngay biển số giả. Lúng túng không biết phải làm sao để hên lạc với Mạnh Cường. Loé lên trong đầu một ý, Dũng liếc nhìn cẩn thận số xe mới, rối làm bộ ôm bụng kêu:

– Tôi đau bụng đi ngoài, gắn xong chờ tôi một lát.

Hắn quắt mắt:

– Mầy thật nhiều chuyện, thôi nhanh lên đi!

Chỉ chờ có thế Dũng đen đã nhảy khuất qua hàng cây bên đường, hồi hộp lấy chiếc máy điện thoại được gắn chặt ở ống chân:

– Alô!

Tiếng Mạnh Cường hồi hộp:

– Mình nghe đây!

Dũng nói nhanh:

– Đúng là có người nhưng tụi nó đã thay bảng số xe giả 631 ... Xe đang vượt qua khu rừng chuẩn bị qua biên giới.

Bên kia đầu dây Mạnh Cường giọng đầy xúc động:

– Cậu an tâm! Chúng tôi cách cậu gần thôi. Nhớ bình tĩnh theo phương án đã vạch.

Dũng nói như reo:

– Chào nhé! Hẹn gặp lại.

Nhưng bên kia đầu dây Mạnh Cường lại nói:

– Tụi nó mấy người?

– Cả tôi nữa là bốn. Tụi nó có vũ khí đó.

– Được! Cậu cẩn thận nhé!

Xe được dừng lại nơi cửa khẩu để kiểm soát. Hắn nhảy xuống trình giấy tờ.

Hắn ung dung bước đến quầy kiểm soát. Đưa giấy tờ trình và có một bao thơ đầy cộm, hắn cười vui vẻ:

– Xin anh vui lòng.

– Hắn nói chưa hết câu thì họng súng đã kề sát cổ hắn làm cho hắn giật mình.

Một tiếng phát lên từ phía sau nghe đanh sắc:

– Vương Sĩ Tiến! Anh đã bị bắt.

Giữ thái độ bình tĩnh hắn cố bào chữa:

– Hàng đó không phải là của tôi.

Hất hàm anh công an hỏi hắn:

– Vậy chứ nó là của ai? Nói mau.

Hắn ấp úng:

– Tôi ... tôi không biết.

Anh công an ra lệnh:

– Anh em dẫn mấy thằng đó vào đây!

Hai tên đàn em thân tín nhất trong đời của hắn bị trói và đẩy đến trước mặt hắn:

– Hai thằng nầy là ai?

Hắn quay mặt làm ngơ:

– Tôi không hề biết.

Lừ mắt nhìn hắn, anh công an gắt gỏng:

– Đi chung xe mà bảo là không biết thật sao?

Đôi mắt hắn đảo ngược đảo xuôi. Như đầu óc hắn đang làm việc hung lắm.

Cuối cùng hắn nói:

– Tôi chỉ có quá giang thôi mà.

Đập tay lên bàn đánh bốp. Anh công an quắt mắt:

– Anh giỏi lắm!

Và anh lại ra lệnh:

– Còng tay hắn lại.

Nhăn nhó hắn đổi giọng:

– Anh thông cảm tôi chỉ là vì muốn sang Thái chơi vài ngày thôi. Nhưng đâu ngờ ...

Một tiếng nói vang lên cắt lời hắn:

– Đâu ngờ bị lộ tẩy phải không ông giám đốc.

Qua ánh điện ở cửa khẩu hắn nhận ra Mạnh Cường. Ái Liên và công an huyện nhà. Hắn cụp mặt xuống, rướn cổ nuốt nước bọt:

– Tôi đã sai lầm rồi. Thằng Dũng đen đã phản bội.

Mạnh Cường cười mai mỉa:

– Đâu phải ai cũng tham tiền của anh đâu.

Ái Liên bĩu môi:

– Hừm! Anh van xin, anh cầu khẩn tôi là anh đã ăn năn và hối hận. Bây giờ anh còn gì để nói nữa không?

Hắn chỉ còn biết cúí đầu im lặng:

Mạnh Cường liếc mắt nhìn Ẩn và Toàn hai tên đàn em thân tín của hắn, mím môi vì tức giận:

– Hai thằng mầy đã bán rẻ lương tâm để nghe theo hắn vì tiền hắn cho quá hậu hĩ phải không? Uổng công anh em đã từng lo lắng cho chúng mầy lúc ốm đau và bệnh hoạn.

Hai bên công an đang làm việc bàn giao vụ án về cho công an sở tại. Tuy được giải thoát nhưng bốn cô gái đều trong tình trạng còn hôn mê. Vì hắn cho các cô uống nhiều thuốc để dễ bề vận chuyển.

Trong cơn mê loạn Yến Nhi kêu to:

– Mạnh Cường! Cứu em! Buông tôi ra.

Ái Liên mỉm cười nhìn yến Nhi trong cơn mê sảng. Cô gọi:

– Yến Nhi! Em tỉnh lại đi.

Yến Nhi van lắc đầu, cựa quậy cô hét lên.

– Tôi không đi! Đừng ... đừng bắt tôi. Anh Cường cứu em ...

Dũng đen thì thầm:

– Có lẽ hắn mạnh tay với cô ấy.

Ái Liên mím môi:

– Hắn là tên súc sinh, không có nhân tính.

Yến Nhi choàng mở mắt, cô giật mình:

– Đây là đâu?

Dũng đen nói đùa:

– Đất Thái rồi cô ơi!

Yến Nhi bật ngồi dậy, hốt hoảng:

– Không, tôi không ở đây. Tôi phải về!

Dũng đen cười hề hề:

– Cỏ không nhận ra tôi và Ái Liên sao?

Tròn mắt nhìn hai người, Yến Nhi mấp máy đôi môi:

– Hai người cũng ...

Ái Liên lắc đầu thương cảm:

– Cô đã được chúng tôi giải thoát!

􀃌 􀃌 􀃌 Dưới ánh trăng lờ mờ. Hắn đã nhận ra bóng ma của những đêm trước đây.

Hắn há hốc mồm kêu lên:

– Ma ... ma! Đừng nhát tôi.

Tiếng cười của con ma vang lên:

– Ha ha! Bây giờ mầy phải trả nợ cho tao.

Hắn rùng mình sợ hãi:

– Tôi ... tôi nợ gì bà?

– Nợ nhiều lắm. Toàn là nợ máu xương.

Lắc đầu nguầy nguậy, hắn luôn miệng chối quanh:

– Tôi không có giết người.

Con ma cườì khẩy:

– Ai giết chết ông, tính quăng ra biển. Ai vu khống thằng Tâm để đưa nó vào tù. Và ai đã nhẫn tâm rạch mặt bà Thảo sau khi không chiếm đoạt được thân thể bà ấy.

Lắc đầu hắn vẫn chối:

– Tôi ... tôi không có. Bà ... bà là ai mà vu khống cho tôi?

Con ma giật phăng chiếc mặt nạ trên mặt ra. Hắn kinh hãi kêu lên:

– Cô Thảo ...

Bà Thảo cười mai mỉa:

– Ít ra ông vẫn còn nhận ra tôi. Cám ơn ông.

Hắn ấp úng:

– Vậy là ... vậy là những bóng ma trên biển, những oan hồn báo mộng là do bà dựng nên.

Nhếch môi cười, bà Thảo lắc đầu:

– Không hẳn là do tôi đâu, mà do những tên đàn em thân tín của ông, do ông huấn luyện để hù doạ đám công nhân nữ không dám ra ngoài, hoặc bỏ trốn.

Chính ông đã tạo ra ma giả kia mà.

Trời đã sáng hẳn. Đám công nhân và những người có thẩm quyền đã có mặt đầy đủ. Thông và Hoàng cùng có mặt. Thông nói to:

– Trời ơi! Mấy tháng nay toàn là ma giả do hắn bày trò lừa bịp mình mất cảnh giác để làm chuyện mờ ám.

– Tội hắn nặng nề lắm. Hắn là một giám đốc tồi. Hại chết biết bao nhiêu người và hại cũng không ít những phụ nữ xinh đẹp.

– Tội của hắn đã rõ. Hãy xử tử hình hắn đi!

Yến Nhi đã nhận ra mẹ của mình. Bà Thảo - người đàn bà là nạn nhân chính của hắn. Mười năm sống lang thang trong rừng, vất vả và đau khổ, bà đã tương kế tựu kế gây áp lực nhiều cho hắn bằng cách giả ma để lung lạc tinh thần hắn.

Lấy đất, cát, vỏ sò trộn vào cá làm ma giả.

Ma giả chính nghĩa và ma giả gian tà thường gặp nhau, lẫn lộn.

Phiên toà xét xử hắn tội tử hình vì giết quá nhiều người, và tội buôn bán phụ nữ, xâm phạm thân thể phụ nữ. Phiên toà còn xét xử tên Ẩn và tên Toàn nhiều năm tù, được bà con đồng tình ủng hộ. Dũng đen, Thông, Hoàng, Cúc Hoa, Loan, Hồng Hạnh ... được giữ lại làm công nhân.

Ngày hôm sau, bữa tiệc được diễn ra gần bãi biển. Anh em công nhân cúng bái những vong linh chết oan từ bấy lâu nay. Bà Thảo lập nên cái miếu nhỏ để thờ cúng vong linh của những người đã khuất, để họ có nơi an nghỉ đàng hoàng.

Mạnh Cường nắm tay Yến Nhi đi dạo quanh bãi biển. Những sợi tóc bị gió hất bay loà xoà trước trán làm cô thêm duyên dáng, dễ thương ... Yến Nhi thì thầm:

– Biển lặng gió êm, em thấy biển càng đẹp hơn.

Mạnh Cường cũng phấn khởi, anh thì thầm:

– Tất cả đã trở lại bình yên, từ đây cuộc sống anh em công nhân và những người đi biển sẽ ấm no và hạnh phúc.

Họ cười với nhau thật đẹp.

Nắng chiều ở biển càng đẹp hơn nhiều.

Hết