Tiểu Sử

Herman Hesse

Hermann Hesse (1877-1962), Nhà văn, nhà thơ Đức; giải Nobel Văn học năm 1946. Sinh năm 1877 tại Wuerttember, mất năm 1962 tại Thuỵ Sĩ. Con một nhà truyền giáo. Bỏ học thần học. Làm thợ thủ công, bán sách. Từ năm 1904, viết văn chuyên nghiệp. Năm 1911, ngán ngẩm văn minh Châu Âu, đi Ấn độ tìm hiểu Phương Đông. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, do có thái độ chống đối, bị coi là “phản quốc”. Năm 1919 sang Thuỵ Sĩ, vào quốc tịch nước này – Hesse là đại diện tiêu biểu cho văn học nhân đạo tư sản Đức. Khuynh hướng siêu hình, tìm quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Con đường sáng tác của Hesse đi từ tình cảm cô đơn và nỗi buồn lãng mạn cuối thế kỷ 19 đến tầm nhìn rộng rãi, có trách nhiệm với xã hội, ước mơ và tin chắc vào hành động, và tương lai tốt đẹp hơn của con người. Phê phán xã hội tư sản. Cuốn tiểu thuyết được chú ý đầu tiên là Peter Camenzind (1904) có ít nhiều tính chất tự truyện : một người nguồn gốc tầm thường, có tài và có nhiều hoài bão, không thích nghi được với xã hội tư sản và đời sống thành phố, đành trở về sống ở quên nhà. Cuốn tiểu thuyết Demien (1919) viết về tình trạng rối loạn của thanh niên tư sản. Cuốn tiểu thuyết Steppenwolf (Sói đồng hoang) (1927), phản ảnh tình trạng bấp bênh của nền cộng hoà Weimar với khả năng chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Trong cuốn Narziss und Goldmund (1930), Hesse tìm thoát ly trong một câu chuyện cổ tích thời Trung cổ, hoà giải tư duy và hành động. Tác phẩm lớn nhất của Hesse là Das Glasperlenspiel (Những viên ngọc bằng thuỷ tinh) (1943), viết trong chiến tranh thế giới lần thứ hai : tiểu thuyết vừa phê phán, vừa có tính chất không tưởng và tượng trưng, nói lên khả năng và cần thiết hành động vì tương lai tốt đẹp của loài người (chuyện xảy ra vào thế kỷ thứ 23 : một nhóm trí thức kết hợp tư tưởng Đông và Tây sống riêng biệt ở một nơi. Các truyện (1915), Klingsors letzter Sommer (Mùa hè cuối cùng của Klingson) (1920), Siđharta (1922) - một bản tự truyện về sự cố gắng tự giải thoát – cùng đi đến kết luận : tình yêu con người phải thể hiện bằng hành động. Nhiều luận văn của Hesse có tư tưởng nhân đạo.