MỤC LỤC

MỤC LỤC

Lời mở...  

Chương thứ nhất:

Những người sống đầu tiên trên đất Việt Nam

Chương thứ hai:

Tiền sử Lạc Việt (bài một)

Chương thứ ba:  

Tiền sử Lạc Việt (bài hai)

Chương thứ tư:  

Lịch sử Lạc Việt (bài một)  

Chương thứ năm:  

Lịch sử Lạc Việt (bài hai)  

Chương thứ sáu:  

Vấn đề nguồn gốc Dân tộc Việt nam

Chương thứ bảy:  

Hành chánh cổ Việt thời Bắc thuộc

Chương thứ tám:

Chính trị cổ Việt thời Bắc thuộc

Chương thứ chín:

Cổ Việt độc lập

Phụ lục:

Chinese origin of the Vietnamese People

 

Kính nhớ

Linh hồn Thân phụ. Thân phụ

đã giúp con rất nhiều trong việc

nghiên cứu Sử học và đã mệnh

chung trong chính ngày con hoàn

thành tập Việt sử đầu tiên nầy,

ngày 30 tháng 6 năm 1965.

N.P.

 

Trong một thời mà sự việc Á châu được chú ý đặc biệt bằng những cơ quan nghiên cứu, như "Viện Á châu học" (Institute of Asian Studies) của Đại học Phi luật tân, hay ban "Nghiên cứu Đông nam Á" (Southeast Asia Studies Section) của Đại học Tân Á tại Hương cảng, "Phòng Nghiên cứu Sử" của chúng tôi cũng cố gắng đóng góp một phần khiêm tốn vào nổ lực chung. Chúng tôi đã cho xuất bản tập Phương Pháp Sử Học (1964) để nói rõ rằng công việc mà chúng tôi đang khởi sự và khởi hành, là chúng tôi làm với một phương pháp chặt chẻ. Rồi về vấn đề phải nghiên cứu, chúng tôi thiết nghĩ không có gì quan hệ và cần thiết đối với nền Sử học Việt Nam cho bằng chính Lịch sử Việt Nam, nên lần nầy chúng tôi cho ra đời tập Việt Nam, Thời khai sinh.  

Mong rằng tập Việt sử đầu tiên chúng tôi cống hiến độc giả nầy có thể giọi được nhiều ánh sáng vào một giai đoạn lịch sử đầy dẫy tối tăm như phần cổ sử Việt Nam.  

Huế, ngày 2 tháng 7 năm 1965

Phòng Nghiên cứu Sử

Đại học Huế

 

Mở đầu...

Vì hâm mộ sự nghiệp của tiền bối, chúng tôi đã từ lâu chú trọng cách riêng vào Lịch sử Việt Nam. Cũng từ lâu, chúng tôi đã nuôi tham vọng biết cho thật nhiều và thật đúng về quá trình của quốc gia, của nòi giống. Với hoài bảo đó, chúng tôi đã dần dần thực hiện được tập sách mà chúng tôi đang táo bạo đem ra trình diện với Quý vị Độc Giả dưới nhan đề: Việt Nam, Thời Khai Sinh.  

Kể ra, trong các giai đoạn của lịch sử nước nhà, thời khai sinh là thời ít được nghiên cứu hơn cả, và cũng là thời u ám nhất. Thoảng hoặc có học giả nào nhìn vào, thì lại nhìn với những quan niệm phát xuất từ thời xa xưa, thiếu hẳn đường lối và phương pháp. Bởi đó, người đọc khó mà thấy rõ được sự thật huy hoàng và đẹp đẽ của lúc hừng đông.

Để có thể đi vào vấn đề một cách vô tư, chúng tôi đã cố áp dụng phương pháp sử học vào mỗi tài liệu, mỗi sự kiện, không lo sợ khi gặp phải những câu hỏi khó khăn cũng không ngần ngại nói lên những sự thật gay cấn. Không có mục đích nào khác ngoài việc tìm cho được chân lý về quá khứ của dân tộc, chúng tôi hy vọng tập Việt Sử, Thời Khai Sinh có thể giúp được nhiều độc giả thấy rõ hơn nguồn gốc Việt Nam, và nhờ đó, thêm tin tưởng cùng hãnh diện.  

Chúng tôi cũng nhân dịp nầy để thành thực cám ơn tổ chức Văn hóa Á châu (Asia Foundation) đã đài thọ chi phí để chúng tôi có thể thâu thập thêm tài liệu trong dịp du khảo qua Phi luật tân, Đài loan, Hương cảng vào tháng 9-1964.  

Tân bình, ngày 30-6-1965

N.P.