Chương 1
1 Nhà thờ lạnh lẽo, sực mùi nến. Vòng hào quang trên đầu Đức mẹ đồng trinh bồng Chúa hài đồng cùng các vị thánh nét mặt nghiêm nghị lấp lánh trong ánh sáng mờ mờ. Angiêla chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ làm lễ cưới ở nơi như thế này. Cô khoác tay đi về phía bệ thờ nơi treo tượng Chúa Jesu đang thụ hình trên thánh giá. Anh bảo: “Em ngồi đây. Anh đi tìm cha cố”. Cô ngồi xuống chiếc ghế gỗ ọp ẹp. Không có những dãy ghế dành cho người dự lễ như ở nhà thờ khác. Một bà già đang quỳ mọp lau sàn. * Họ đánh xe leo ngược sườn đồi rất dốc, trên những vệt đường hẹp gồ ghề dẫn vào một ngôi làng nhỏ nằm chơ vơ trên đồi, trông như mọc ra từ vách đá. Sau khi để xe ở một khoảng đất trống gần nhà thờ, anh dẫn cô dọc theo những dãy phố đầy ổ gà tới ngôi nhà nơi ông nội anh ra đời. Ngôi nhà tồi tàn, cửa sổ bé xíu, còn cửa chính thấp đến nỗi người lớn chắc phải khom người mới vào được. Hoa phong lữ đỏ như máu trồng trong những chậu nhỏ hoặc mọc ra từ những kẽ nứt trên tường. Quần áo phơi trên cửa sổ tầng hai. Trời nóng như đổ lửa. Bụi đỏ vùng Xixin quyện trong không khí. “Ông nội anh cũng tên là Stefanô”, anh bảo. “Mình sẽ đặt tên con như thế. Thôi, lại đằng nhà thờ đi em”. * Bà già lau sàn vươn người, tay đấm lưng cho đỡ mỏi. Khi bà quay lại nhìn cô, Angiela thấy nét vô cảm trên khuôn mặt nhăn nheo như tấm bản đồ cũ. Nhúng khăn lau vào chậu nước, bà lại quỳ mọp trước bệ thờ, tay trái làm dấu thánh giá. Với Angiela Drămmơn, nó giống như một vở kịch câm là lạ. Cô tự hỏi không biết Stiven có tìm thấy cha cố không. Bà già đi ra, đóng cửa lại. Mình cần cầu nguyện, Angiela chợt nghĩ. Ngay cả ở nơi sực mùi kỳ quái này cô vẫn nhớ phải cầu nguyện Chúa ban phước lành cho ngày cưới của cô. Nó hoàn toàn khác với những gì cô hình dung. Ngày lấy chồng, cô sẽ làm lễ tại nhà thờ Sussex. Mẹ giúp cô cài hoa lên áo cưới còn bố dặn phải đọc lời răn mỗi tháng một lần. Vị cha cố, người đã làm lễ rửa tội cho cô sẽ kết hôn cô với một anh chàng nào đó. Cô như thấy viền đăng ten trên áo các cô phù dâu, hàng ghế trong nhà thờ chật ních bạn bè và họ hàng quần áo chau chuốt, trên mũ cài hoa mà anh trai cô đang dẫn vào. Nhưng đó là chuyện trước khi chiến tranh xảy ra. Bây giờ cuộc sống của họ đã thay đổi. Anh trai cô đã chết trong một phi vụ ném bom nước Đức năm 1942. Cô đã đăng ký theo học khóa hộ lý, rồi được cử ra trận, và đã chứng kiến biết bao cái chết khác. Cô nhắm mắt, cố nhớ lại những lời cầu nguyện. Con yêu anh ấy! Xin Chúa hãy cho chúng con an hưởng hạnh phúc là câu vang lên trong đầu cô. * Vị cha cố đang ngồi trên ghế. Đầu ông hói một mảng lớn. Chiếc áo choàng trông nhem nhuốc bẩn thỉu. Ông ngước nhìn viên đại úy người Mỹ, chậm rãi nói: “Anh đến đây làm gì? Chúng tôi đã hòa giải với nhau. Chúng tôi không cần anh ở đây”. “Con không đến đây vì việc ấy mà vì việc của con”. “Bàn tay tội lỗi của các người đã vấy máu”. Ông gỡ kính, lau vào tay áo rồi nói tiếp: “Ở đây không có chỗ cho gia đình Phanconi”. “Cha không hiểu. Cha hãy nghe con nói đã”. “Tin đồn đến tận vùng Antodonte. Người Mỹ đưa anh về để rình mò, hút máu chúng tôi như họ hàng nhà anh đã từng làm trong những năm trước khi bị tống khỏi xứ này…Antodonte rất nghèo. Anh chẳng nặn bóp được gì đâu. Xác chết làm gì còn máu? Hãy nói lại với người nhà anh như thế”. “Con sinh ra ở đây”, Stiven Phanconi từ tốn trả lời. “Con tới đây làm lễ cưới. Cha không thể từ chối con điều đó. Con chỉ muốn có ngần ấy, không cần gì hơn. Con dẫn vợ con tới đây. Cô ấy đang đợi ở ngoài”. “Không”. Vị cha cố đứng dậy, chiếc ghế cọt kẹt như thoát được gánh nặng. “Ta sẽ không làm lễ cưới cho anh. Tay anh còn dính máu”. “Cô ấy đang có mang”, Stiven Phanconi nói. “Cha hãy vì danh dự mà làm lễ cho chúng con”. “Không”, ông ta nhắc lại, rồi mở cánh cửa thông sang giáo đường. Một cô gái mặc đồ bệnh viện đang ngồi trong bóng tối. “Ta không tha thứ cho tội lỗi của nhà anh. Hãy đưa cô gái rời khỏi nhà thờ của ta”. Stiven Phanconi đứng bất động. “Nếu cha làm lễ, gia đình con sẽ không động đến Antodonte. Cha sẽ được yên ổn. Con đảm bảo với cha sẽ không có chuyện phiền nhiễu”. Anh tới khép cửa lại. “Cha sẽ không còn nhìn hoặc nghe gì về nhà con”. Đây rõ ràng là điều kiện thương lượng. Anh giúp tôi cái này, tôi giúp anh việc khác. Từ chối tôi thì… Đến nước ấy không còn cách lựa chọn nào hơn. Vị cha cố hiểu rằng ông không còn cách nào khác. “Anh thề chứ?” “Con xin lấy danh dự gia đình con mà thề”. Ông biết rằng họ không bao giờ vi phạm lời thề. Giống như Omerta, lời thề giữ im lặng. Ông thở dài. “Chúa sẽ tha thứ cho anh. Và cho cả ta”. “Con sẽ đợi cha ở ngoài. Cha đã có một quyết định không ngoan. Cha sẽ không phải hối hận đâu”. “Ta vẫn còn nhớ ông nội anh”, ông không nhìn anh lẩm bẩm. “Lúc đó ta còn rất nhỏ, nhưng vẫn nhớ. Ông nội anh là một kẻ giết người”. “Con sẽ đợi năm phút”, Stiven nói rồi sang giáo đường. * Buổi trực hôm ấy vời Angiela Đrămmơn chẳng có gì khác lạ so với những ngày khác . Bệnh viện này ra đời từ sau khi người Mỹ chiếm được Palecmô . Angiela từ Tripôli chuyển đến . Thương binh vẫn tiếp tục đưa từ mặt trận vùng Metxina về . Đây là mặt trận do quân Anh đảm nhiệm nên thương vong của Mỹ cũng ít hơn . Anh chàng thương binh người Mỹ mà cô đang chăm sóc bị cụt cả hai chân khi xe tăng của anh vấp phải mìn . Anh nằm ngay đơ bất tỉnh , mặt trắng bệch như một cái xác , và Angiela hiểu rằng anh ta rồi cũng sẽ chết … Đang lúi húi đo mạch , cô chợt nghe tiếng người hỏi . “Này cô ! Đây có phải trung úy Xipiô không ?” Angiela thẳng người . “Vâng . Nhưng rất tiếc anh không thể vào đây được . Mời anh ra ngoài .” Anh trông cao lớn , da sạm nắng , ve áo đeo quân hàm đại úy . “Chúng tôi biết nhau từ nhỏ” , anh bảo . “Tôi nghe nói anh ấy vừa vào viện . Có nặng lắm không cô ?” “Rất nặng”, Angiela nói nhỏ . “Anh ấy cụt cả hai chân . Xin lỗi đại úy . Lẽ ra không được để anh vào đây .” “Tôi sẽ trở lại”, anh nói , chăm chú nhìn người lính sắp chết . “Ngày mai tôi sẽ quay lại . Xin cô chăm sóc anh ấy giùm.” “Chúng tôi chăm sóc mọi người … Bây giờ xin đại uý …” Anh gật đầu , quay mặt đi . Cô biết anh đang xúc động . Nếu họ biết nhau từ nhỏ … Cô cúi xem bệnh án Anphrết Xipiô . Cấp bậc trung úy . Quân đoàn xe tăng số 10 . Tuổi 23 . Thật uổng , anh ta còn trẻ quá , Angiêla lại nghĩ như mọi lần bên giường bệnh . Cũng như anh trai cô tan xác trên vùng trời một thành phố đang bốc cháy ở Đức … “Hộ lý Đrămmơn !” Giọng bà trưởng ca rít lên . “Cô đang làm gì vậy”. “Xin lỗi xơ . Tôi đang đo mạch cho anh này . Mạch rất yếu”. “Việc đó không mất quá năm phút . Đừng dềnh dàng nữa . Tới giúp tôi thu dọn giường”. Sáng hôm sau khi anh chàng đại úy bộ binh Mỹ trở lại , chỗ Xipiô nằm đã thay bằng một thương binh khác . Anh ta bị mảnh đạn , bị bỏng nặng ở ngực và cánh tay , nhưng có thể qua khỏi . Anh vào , đến thẳng chỗ cô . “Anh ấy đâu ? Trung úy Xipiô đâu rồi ?” Angiêla quên là anh sẽ quay lại . Sau một ngày dài vất vả , cô thường mệt quá không nghĩ được chuyện gì khác . Rồi cô trả lời , như đã từng làm những lần trước : “Anh ấy chết tối qua . Tội nghiệp.” Anh nhìn về phía giường Xipiô đã nằm và nói : “Như thế tốt cho cậu ta hơn . Tôi biết cậu ấy . Cậu ấy sẽ không muốn sống như thế . Cám ơn cô đã săn sóc cậu ấy”. “Tôi cứ ước giá có thể làm được nhiều hơn …” Đột nhiên cô mệt bã người , buồn rầu vì những lời nói vô ích . Mắt cô trào lệ . “Tội nghiệp anh ấy”, cô nói rồi quay đi . “Anh đi đi . Nếu bà trưởng ca thấy tôi ở đây thì phiền phức lắm .” “Khi nào cô hết ca trực ?” “Bảy rưỡi”, cô lau nước mắt trả lời . Không thể để người khác thấy mình khóc . Cô là một hộ lý dày dạn kinh nghiệm từ chiến dịch Bắc Phi . Rồi chợt nghĩ ra , cô bảo : “Anh hỏi làm gì ?” “Tôi sẽ đợi ngoài kia”, anh nói nhỏ . “Tôi là Stiven Phancôni . Tôi muốn cám ơn cô đã chăm sóc bạn tôi”. Cô không định để anh lái xe đưa cô tới ăn tối ở Palecmo . Hình như anh biết chính xác chỗ có món ăn ngon ở Xixin . “Ngày bên Mỹ , anh và anh bạn tội nghiệp kia sống ở đâu ?” “Nữu Ước”, anh trả lời . “Xipio học sau tôi hai lớp , nhưng hai gia đình biết nhau . Tôi tốt nghiệp đại học rồi gia nhập quân đội . Lúc ấy cậu ta đã vào lính . Mẹ cậu khóc lóc kể lể với mẹ tôi mấy tuần liền . Bà không muốn con mình đi lính . Cô uống đi . Rượu ngon đấy . Cô thấy đồ ăn được chứ ?” Anh nói thạo tiếng Ý . Chủ tiệm cà phê nhỏ này chẳng lúc nào rời xa bàn anh ngồi . Angiela cảm thấy ông ta luôn theo dõi Phanconi . Stiven nói nhiều về Xip Xipio . Anh đã hứa với mẹ người đã khuất sẽ để mắt đến anh ta trong thời gian phục vụ ở nước ngoài . Tất nhiên anh chẳng nghĩ sẽ gặp anh ta , nhưng lời hứa làm yên lòng gia đình . “Chúng tôi sống cùng một khu”, anh giải thích thêm . “Cái quan trọng là chúng tôi có hoàn cảnh giống nhau.” Anh vươn người rót thêm rượu cho cô . “Cậu ấy còn trẻ con lắm . Chưa có thời gian để biết cuộc sống là thế nào . Sau khi thấy cậu ấy bị cụt hai chân , tôi đã nói cậu ấy chết còn sướng hơn”. “Tôi hiểu”, Angiêla trả lời . “Nhưng tôi luôn hi vọng dù què cụt mà sống được vẫn cứ tốt hơn . Có thể vì là hộ lý , tôi luôn muốn mọi người bình phục . Mỗi khi có người chết , tôi cảm thấy mình thất bại”. Anh nhìn cô chăm chú . “Cô sống cũng tình cảm nhỉ ? Tình cảm từ trái tim.” Cô nhìn anh mỉm cười . “Tôi nghĩ anh cũng vậy thôi . Sáng nay trông anh buồn thê thảm . Lúc mới vào nghề , tôi cảm thấy không chịu đựng nổi . Tôi phục vụ trong một bệnh viện ở Bắc Phi , có rất nhiều thương binh … tôi thường khóc trong giấc ngủ . Cuối cùng rồi cũng phải quen , nếu không chẳng trụ nổi . Nhưng chắc anh thấy nhiều cảnh còn khiếp đảm hơn ?”. Cô thấy có tội khi thốt ra những lời phàn nàn … “Tôi chưa phải đánh trận nào”, anh trả lời . “Nhưng trước khi làm xong các việc ở đây , thế nào tôi cũng có dịp . Từ ngày vào quân đội , tôi học được nhiều điều . Tôi đã biết yêu mến một số bạn bè cùng quân ngũ , biết kính trọng họ . Gia đình tôi thuộc loại khép kín . Bố mẹ tôi không khuyến khích chúng tôi giao du với bạn bè bên ngoài . Ngay cả khi ở đại học , tôi cũng chẳng chơi bời với ai”. “Còn bạn gái thì sao ?”, Angiela hỏi . Anh cười nhếch mép . “Tôi có đi chơi với bạn gái thì cũng chẳng bao giờ dẫn họ về nhà . Nhưng trong quân đội thì khác . Phải giao thiệp với mọi người , phải là bộ phận của một cái gì đó lớn hơn khu vực hay thành phố anh sống . Lúc đầu tôi gặp khó khăn . Bây giờ lại thấy hay”. “Gia đình anh đông anh em không ?” Anh lắc đầu . “Chỉ có tôi và một cậu em trai”. “Còn bố mẹ anh ?”. Cô hy vọng anh không phật ý khi cô hỏi câu đó . Cô muốn biết thêm về anh . Họ cũng chưa nói chuyện nhiều từ lần gặp nhau đầu tiên . “Cha tôi là người nghiêm khắc . Chúng tôi yêu quý ông , nhưng ngay cả bây giờ , chúng tôi cũng không bao giờ được phép cãi lại . Mọi người đều kính trọng ông . Ông đã lo toan cuộc sống cho cả gia đình”. Nét mặt anh dịu lại . “Mẹ tôi là người rất đặc biệt . Bà là một phụ nữ nhân hậu , không bao giờ làm điều ác . Tôi không biết sẽ viết cho mẹ tôi thế nào về Xipiô . Rồi còn viết cho mẹ cậu ta nữa … Tôi đã hứa sẽ săn sóc cậu ta , nhưng tôi có làm được gì đâu ? Giá không mắc mấy cái việc chó chết này …” Anh nhăn nhó nói . Angiela vô tình vỗ nhẹ tay anh . “Anh có cùng đơn vị đâu ? Không ai trách anh được . Gia đình anh ấy sẽ hiểu” . “Tất nhiên họ hiểu . Chúng tôi đã được nuôi dưỡng từ nhỏ để chấp nhận thực tế đó . Nhưng sao mình không nói chuyện khác nhỉ ? Tôi muốn gọi rượu Strêga để cô nếm thử”. “Thôi , cám ơn anh . Sáng mai tôi phải trực sớm , đầu óc cần tỉnh táo . Nhưng anh kiếm đâu ra thứ ấy ?” Stiven xoay người , vẫy chủ quán . “Ông ta chắc thế nào cũng có”. Và anh nói đúng . Họ tiếp tục trò chuyện , không còn ý thức được thời gian . Nến trên bàn đã phải thay cây khác . Cô kể cho anh nghe những chuyện ngốc nghếch trong đời hộ lý của cô , làm anh mỉm cười . Ít khi anh cười thành tiếng , chứng tỏ anh là người thâm trầm . Anh có đôi mắt đen nhất mà cô từng thấy , nhưng đẹp , cách xa nhau và đầy biểu cảm . Mặt anh sắc nét , sống mũi gồ cao . Một khuôn mặt khó quên . Anh nói nhẹ nhàng , chậm rãi , tựa như tiếng Mỹ là thứ tiếng khó khăn lắm anh mới học nói được chính xác . Ngồi đối diện anh trong quán cafe mờ mờ , Angiela cảm thấy sức mạnh kỳ lạ toát ra từ anh , một thứ sức mạnh của nhân cách . và hơn tất cả , một cái gì đó đầy chất nam tính làm cô rùng mình. Cô không định về muộn , nhưng họ cứ nói chuyện mãi và thời gian trôi qua rất nhanh . Gần nửa đêm anh mới đánh xe đưa cô về . ” Ngày mai tôi sẽ tới . Bằng giờ hôm nay nhé ?” ” Ngày mai tôi hết ca lúc ba giờ chiều ” , Angiela nói . ” Sau đó là ngày nghỉ ” . “Nếu cô thích ta có thể về vùng quê chơi ” Họ đứng bên nhau cạnh chiếc xe zip , không động chạm vào nhau , nhưng không khí như đang rộn rã . ” Anh kiếm đâu ra xăng ?” . Cô hỏi cho có chuyện . “Tôi có đủ . Tôi muốn cô thấy đảo này đẹp thế nào . Cô thích núi không ?” “Chẳng biết nữa “. “Mình đi bằng ô tô . Tôi sẽ mang theo đồ ăn và vài chai vang . Thế được chứ ?” “Rất hấp dẫn ” , cô trả lời rồi chìa tay . Anh nắm tay , bước lại gần cô hơn . “Cám ơn anh về bữa tối thật đáng yêu . ” “Cám ơn cô đã tới . Mai ta lại gặp nhau “. ” Vâng “. Anh vẫn còn cầm tay cô . “Chúc anh ngủ ngon” , Angiela nói và anh buông tay ra . Khi vào lối rẽ về khu của hộ lý , cô ngoái lại thấy anh vẫn đứng đó nhìn theo . Cô giơ tay vẫy , anh cũng vẫy tay đáp lại . Critxtin , cô bạn cùng phòng Angiela vẫn để ngỏ cửa sau . cô chốt cửa , hy vọng cô ta đã ngủ . Chẳng hiểu sao cô cảm thấy không muốn phải trả lời những câu lục vấn về buổi tối nay . Nhưng Critxtin vẫn còn thức . Cô ta là hộ lý chuyên nghiệp , hơn Angiela ba tuổi . Họ thân nhau tuy hai người tính trái ngược . Critxtin không úp mở về việc cô thích đàn ông , thích chuyện làm tình , và hiếm khi thấy cô khóc trước cái chết của những thương binh mà cô chăm sóc . Cô cho Angiela là người dịu dàng , cần có người trông nom săn sóc . Đã đến lúc cô ấy phải có bạn trai . Cô ấy sống quá nghiêm túc . “Vui lắm hả ? Quá nửa đêm rồi . Cậu làm những gì ?” “Bọn mình ăn tối và nói chuyện ” . Angiela lặng lẽ cởi váy áo . ” Cám ơn cậu đã không chốt cửa “. ” Thằng cha người ngợm thế nào ?” Critxtin gặng hỏi . ” Mẽo chính cống ? Chủ động tán tỉnh cậu chứ gì ?” “Đâu có ” , Angiela mỉm cười trả lời . ” Chẳng có gì đặc biệt . Cậu tin hay không thì tùy , nhưng bọn mình chỉ bắt tay nhau thôi . Cổ hủ mà .” ” Nhưng cậu có vẻ phấn chấn lắm . Sẽ gặp lại chứ ?” “Ngày mai ” , Angiela đáp rồi chui vào giường . “Nhanh thế ? ” , Critxtin nhận xét . “Tên hắn là gì ?” “Stiven Phancôni ” , cô lẩm bẩm . “Mình mệt rũ người , mà sáng mai năm rưỡi đã phải dậy . Mai sẽ kể chi tiết “. Critxtin tắt đèn . “Ngày mai tớ sẽ hỏi bồ của tớ xem hắn có biết thằng cha quen cậu không “. Critxtin có xu hướng muốn giám hộ những cô bạn ít tuổi hơn . Angiela gặp bạn trai của Critxtin tháng trước . Anh ta đã có vợ con , nhưng Critxtin bảo những người tử tế thì đã có vợ hết rồi .Cấp bậc trung tá , hào phóng và vui nhộn .Trong ngăn kéo của cô ta lúc nào cũng có vô khối tất nilông , sôcôla và rượu uyt- xki . Tên anh ta là Oantơ Mắcki , một nhân vật có cỡ trong bộ máy cầm quyền ở Palecmo . Critxtin không quan tâm đến những chi tiết loại ấy . Cô chỉ muốn tìm khoái lạc trong thời gian ở đây và rồi khi chiến tranh kết thúc , cô sẽ kiếm một anh chàng nào đó mà yên bề gia thất . Còn từ nay tới đó , cô chỉ chơi cho vui mà thôi . Tất nhiên Critxtin là cô gái rất nổi tiếng và chẳng thiếu người ngưỡng mộ . Critxtin nghĩ mãi về anh chàng người Mỹ này , cố hình dung trong số lính Mỹ mà cô quen ai là người thuộc trường phải “cổ hủ” này . Rõ ràng Angiela đầy vẻ mơ mộng . Trước nay Critxtin chưa bao giờ thấy cô như thế , dù có vài chàng sĩ quan trẻ ở Tripoli cũng đã đưa cô đi chơi , trong số đó có một anh chàng say Angiela như điếu đổ . Critxtin đã ngủ mà Angiela vẫn nằm thao thức . Cô đã có một buổi tối kì lạ , điều cô thấy khó giải thích cho Critxtin . Ngay cô cũng không hiểu . Trước nay chưa có người đàn ông nào làm cô có cảm giác này . Ở Tripoli , cô đã có cuộc tình ngắn ngủi với anh chàng người Xcôtlen mà cô thấy thương hại và tự thuyết phục là mình yêu anh ta . Tuy là người yêu đầu , anh ta chỉ là cái bóng mờ nhạt , một ký ức xa xăm với cuộc làm tình ngắn ngủi . Với người đàn ông này sẽ không như thế , nếu cô để sự việc tiến xa . Cô không thể không nghĩ đến anh , đến chuyến đi chơi vùng núi ngày mai. Trời sắp sáng , đã tới giờ dậy thay ca . Cuối cùng cô thiếp đi , nhưng lại giật mình tỉnh giấc . Mặt trời Xixin đỏ ối đang nhô lên phía chân trời . * Họ không thể đi xa hơn . Ngay cả chiếc zip cũng không thể leo nổi sườn núi dốc ngược . Vì vậy anh kiếm một chỗ có bóng mát . Anh có mang theo đồ ăn và rượu . Anh luôn quan sát cô . Mỗi khi nhìn , cô đều thấy anh đang đắm đuối ngắm cô . Cuối cùng cô hỏi : ” Sao anh nhìn tôi dữ thế ?” “Cô đẹp lắm ” , anh trả lời . “Tôi rất thích ngắm cô . Cô không khó chịu chứ ?” Họ ngồi sau bóng một tảng đá lớn . Cô uống cạn cốc rượu của mình . “Có chứ . Tôi cứ nghĩ mình có vết bản trên mặt . Vả lại tôi đâu có đẹp . Anh chẳng cần phải nói thế “. “Sao ? Những người đàn ông khác nói gì với cô ? ” , anh hỏi trong khi rót thêm rượu vào c cốc cho cô . “Tôi không uống nữa ” , Angiela bảo . “Nóng quá . Tôi chỉ thèm ngủ ” . “Cô vẫn chưa trả lời tôi” , anh nhắc . “Những người khác nói với cô thế nào ?” “Tôi không có bạn trai ” , cô trả lời . “Từ ngày rời Tripoli đến nay , tôi đi chơi với anh là người đầu tiên . Trong gia đình , mọi người bảo tôi trông cũng không đến nỗi .Thế thôi “. “Đó là lối nói khiêm tốn của người Anh . Kể tôi nghe về gia đình cô đi , Angiela . Họ sống ở đâu ? Tính tình họ thế nào ?” “Ồ ” , cô duỗi chân thở dài . ” Họ như cách xa cuộc chiến tranh khốn kiếp này và những đau khổ này hàng triệu dặm . Gia đình tôi sống ở vùng quê , một nơi gọi là Hâyuốt Hít vùng Xuyxet . Một vùng quê êm ả chứ không khô cằn dữ dội như ở đây . Chỗ tôi không có núi , chỉ có những dãy đồi thoai thoải . Không khí mát mẻ , cây cối xanh tươi , mọi người ca thán nếu trời mưa và cũng lại lo lắng vườn tược nếu trời không mưa . Cha tôi là bác sĩ . ông nội tôi cũng làm nghề này . Ông sống ở nhà , có phòng khám riêng . MẸ tôi sinh ở Ấn Độ , cha bà là sĩ quan trong quân đội Ấn . Chúng tôi là những người bình thường , không có gì đặc biệt .” “Còn anh chị em ?” “Tôi có một chị gái nhưng chết từ lúc còn nhỏ trước khi tôi ra đời . Anh trai tôi là Giắc . Anh ấy phục vụ trong không lực Hoàng gia và đã tử trận . Chúng tôi rất quý nhau . Tôi gần anh ấy hơn với bố mẹ ” . “Xin lỗi đã gợi lại chuyện cũ . sao cô lại chọn nghề hộ lý ? VÌ cha cô ư ?” “Không hoàn toàn . Chủ yếu vì cái chết của Giắc . Tôi không muốn gia nhập đội thông tin liên lạc , hay làm lái xe hoặc dính líu đến đánh nhau . Tôi muốn tham gia , nhưng không phải đánh ai . NGhe không yêu nước lắm phải không ?” Anh lặng lẽ nhìn cô một lúc lâu . “Cuộc chiến tranh khốn nạn này cũng có ngày kết thúc . Rồi cô sẽ về nhà và quên ngay tất cả “. “Anh cũng vậy “, cô bảo . “Phanconi là tên Ý phải không ? Anh nói tiếng Ý thạo lắm “. “Tiếng Xixin chứ ” , anh chữa . “Không hoàn toàn giống nhau đâu . Chúng tôi không phải là dân Ý . Chúng tôi là hậu duệ của rất nhiều chủng người : người ả rập , Marốc , Hy Lạp , thậm chí cả người Noocman . Xixin luôn bị xâm chiếm . Trong chúng tôi có chất người Ý nhưng không cùng chủng tộc , không có chung nền văn hóa . Gia đình tôi sống trong một làng nhỏ vùng núi phía bắc , không xa Palecmo mấy . Ông nội tôi di cư sang Mỹ . Trong nhà chúng tôi toàn dùng tiếng Ý . Chúng tôi giữ truyền thống cũ , đi nhà thờ , ăn piza ” . Anh nhìn cô , mỉm cười . ” Không giống như ở Hâyuôt Hit “. “Anh coi mình là người Mỹ chứ ? ” Angiela hỏi . “Tôi là công dân Mỹ . Bố tôi nhập quốc tịch Mỹ . Tôi học ở trường trung học và tốt nghiệp đại học ở Mỹ , chơi trong đội bóng bầu dục của trường , gia nhập quân đội . Tôi là người Mỹ , nhưng cũng còn là người Xixin nữa “. Họ ngồi im lặng trong cái nắng đang thiêu đốt xung quanh . Angiela nói : “Tôi nghĩ lại rồi . Nếu còn rượu , tôi sẽ uống thêm chút nữa ” . Nhưng rượu không làm cho cô hết khát . Cô nghiêng cốc rượu cho tràn xuống đất . “Cô biết cô đang làm gì không , Angiela ?” . Anh hỏi nhỏ , cô xích lại gần mới nghe rõ . “Đó là lễ rẩy rượu cúng thần linh . Chúng tôi trả lại cho thần linh của Xixin những giọt rượu ngon để họ không làm hại mùa thu hoạch sau . Xinxin có rất nhiều thần linh , cô biết điều đó chứ ?” Cô lắc đầu . Rượu đỏ thấm vào nền đất trông như máu . “Xixin là vùng ngoại đạo . Nhà thờ cố khai phá văn minh cho chúng tôi bằng những vị thần mà người La mã và Hy Lạp mang tới , nhưng chúng tôi giấu kín thần linh của chúng tôi đi . Họ vẫn ở đây quanh chúng tôi . Cô có cảm thấy sự hiện diện của họ không ?” Cô không trả lời . Anh ôm sát cô , bắt đầu hôn cô , lúc đầu từ từ , sau đó hôn tới tấp . Nền đất rất cứng , bụi đá bám đầy người khi họ nằm ôm nhau trong cái nắng như đổ lửa . Niềm hoan lạc làm họ quên cả việc đã nằm ra ngoài bóng mát của phiến đá , lên tới đỉnh cao của lạc thú dưới ánh mặt trời bỏng rát . Vừa giúp cô mặc lại váy áo , anh vừa nói bằng tiếng Ý : “Io ti amo , amore mio ” , và ôm chặt cô vào lòng . “Thật không ?” , cô hỏi . “Anh chẳng cần phải nói thế “. “Anh yêu em ” , anh nói bằng tiếng Anh . “Em nói lại bằng tiếng Ý xem sao”. Cô lúng búng mãi , anh phải nhắc cho đến khi cô thuộc “Io ti amo , amore mio” . Đây là lần thứ hai họ đi chơi với nhau , và lần làm tình đầu tiên . Mỗi khi có thời gian rảnh là họ lại đến với nhau . Anh thuê một căn phòng nhỏ bên trên hiệu cà phê nơi họ ăn tối hôm gặp gỡ lần đầu . Phòng trống trải , không đồ đạc , nhưng có chiếc giường khung bằng đồng rất rộng và có cửa khóa . Anh thường rất nhẹ nhàng nhưng làm tình hăm hở đến nỗi cô cũng phải kinh ngạc . Anh thường rất tùy hứng . Một lần anh phủ lên người cô toàn hoa tươi , rồi nhặt từng bông cho tới khi người cô trơ ra , đòi hỏi anh làm nữa . Lần khác anh cuống quýt, nài nỉ cô làm ngay , làm thật nhanh … Đó là thời gian say đắm điên rồ , thời gian khám phá . Họ tâm sự rất nhiều . Anh bảo trước nay anh chưa bao giờ nói chuyện , hoặc hình dung sẽ tâm sự với người phụ nữ nào . Anh nói về tình yêu của anh dành cho cô , về thời thơ ấu , rồi nhìn như lục tìm quá khứ trong ánh mắt cô . Cô cảm thấy rất thoải mái kể về quê cô , về người cha kiệm lời nóng tính , người mẹ dịu dàng lúc nào cũng như đi trên mây , về gia đình nơi cách ứng xử đúng mực được coi trọng hơn tình cảm con người , từ hạnh phúc đến buồn đau , và không bao giờ được phá vỡ sự yên tĩnh . Cô kể về tình cảm của cô dành cho người anh trai đã chết , về sự thân mật giữa hai người từ thưở nhỏ và nỗi đau mất mát khi anh tử trận . “Em rất buồn khi anh ấy chẳng có phần mộ” , cô nói , nước mắt ràn rụa . “Có cái gì đó không trọn vẹn khi máy bay anh ấy nổ tung trên biển” . Trước đó chưa bao giờ cô diễn tả điều ấy thành lời . Và anh hiểu . Anh nói nhiều về gia đình anh và cô bắt đầu hình dung rõ hơn . “Có lần em hỏi anh có coi mình là người Mỹ không . Trên đồi ấy , em nhớ không ?” “Em nhớ” , cô dịu dàng trả lời . Mới chỉ mấy tuần trước mà cô thấy như đã là cả cuộc đời . “Anh nghĩ nhiều về câu hỏi đó . Em làm anh phải suy nghĩ nhiều chuyện , Angiela ạ . Những chuyện trước đây anh không quan tâm . Để anh nói em nghe , ông nội anh di cư sang Mỹ . Ông lên một tàu nhỏ , ở đó người di cư phải ở dưới hầm tàu như súc vật . Ông mang tất cả những gì mình có trong chiếc balô . Khi đến được Nữu Ước , ông chịu đói chịu khát , lang thang trên các phố cho tới khi tìm được họ hàng . Họ nhận ông , cho ông việc làm . Ông cặm cụi kiếm sống , mua được nhà đón bà nội anh qua . Bà anh chẳng bao giờ học nói tiếng Anh . Sau đó bố mẹ anh mang anh sang cùng . Mẹ anh không muốn rời Xixin , có lần bà bảo anh thế” . “Họ không ở lại được ư ?” “ Không” , anh nói sau một phút ngập ngừng . “Tình hình rất xấu đối với họ , giống như với ông anh lúc trước . Đó là thời kì khốn quẫn đối với những người nhu gia đình anh ở Xixin . Chủ đất tìm cách đuổi gia đình anh đi . Những người đàn ông trọng danh dự thường gặp rắc rối . Khi qua Mỹ , anh mới có bảy tuổi . Anh học nói tiếng Anh để đổi đời , để thành người không phải như lúc anh sinh ra” . “Nhưng lúc nào anh cũng gắn bó với gia đình , với những người Xixin khác . Họ vẫn giữ gìn những giá trị cũ , nhất là lòng trung thành . Nhiều người không thích việc đó . Sống trong một thế giới thù địch , bọn anh phải học cách chống lại , để có thể sống theo lối riêng của mình . Tóm lại , mọi người rất trung thành với nhau” . “Cực lắm em ạ . Anh học cách sử dụng quả đấm . Nhưng chính bố anh lại dạy anh phải dùng đầu óc . Ông tin vào nền giáo dục . Ông cho anh học hết đại học . Ông rất tự hào về anh và anh muốn làm thật tốt . Nhờ bố anh mới có ngày hôm nay . Em trai anh cũng vậy . Nó không thích học , không qua nổi trung học . Nhưng giống như anh , nó trung thành phục vụ bố”. “Phục vụ” , một từ cô nghe là lạ . Nhưng như anh nói , tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của anh . “Em sẽ quý mẹ anh .” Anh bỗng nói . “Em sẽ yêu quý bà , Angiela ạ , và mẹ anh chắc chắn cũng sẽ quý em . Sao em lại đỏ mặt ? Em không hiểu anh đang nói gì ư ?” “Em không biết” , Angiela trả lời . Họ đang cùng đi dạo . Ngọn gió biển thơm mặn mơn man trên mặt trong buổi tối mát rượi . “Anh định nói gì ?” Anh dừng lại ôm cô sát vào người . Anh nâng cằm hôn nhẹ lên môi cô . “Anh sẽ cưới em” , anh nói . “Stiven , không được đâu” ,cô thì thầm . “Trong quân đội không được phép làm việc đó”. “Nếu phải đợi , mình sẽ đợi , nhưng dứt khoát sẽ lấy nhau . Trong đời anh không có người phụ nữ nào thay thế được em . Em biết điều đó chứ ?” Cô nhắm mắt , tự đầu vào vai anh . Cô cảm thấy an toàn , được yêu thương , và mọi việc đều có thể làm được . Thậm chí việc kết thúc cuộc chiến tranh đáng nguyền rủa này . “Em biết” , cô nói . “Và em cũng yêu anh , Stiven . Em sẽ đ đợi . Em muốn chung sống cùng anh” . Anh lái xe đưa cô trở lại bệnh viện . Cô phải trực ca đêm . “Anh không có nhẫn để tặng em” , anh bảo . “Nhẫn tốt nghiệp đại học anh đã đưa tặng mẹ , để bà giữ cho tới khi anh trở về . Anh sẽ viết thư nói mẹ anh gửi nó cho anh . Anh sẽ nói để tặng em”. “Đừng anh” , Angiela phản đối . “Em không cần nhẫn , Stiven . Để mẹ giữ cho anh . Anh hãy hôn em đi , vì em phải đi rồi” . “Anh yêu em” , anh nói và hôn cô . * “Anh ta chuyển đi nơi khác thì sao ?” , Critxtin hỏi . “Khi thời tiết tốt hơn , họ sẽ chuyển đi hết . Oantơ bảo trận đánh tới sẽ vo cùng khủng khiếp . Nếu anh ta bị giết cậu sẽ bơ vơ với đứa con hoang ! Angiela , hãy tỉnh táo lên cho tớ nhờ” , cô ta nói như van xin . “Cậu không thể giữ cái thai được . Tớ sẽ giúp cậu . Này nhé , cậu ‘dính đòn’ mới có sáu tuần . Chỉ một ngày là xong , chẳng ai hay biết” . Angiela ngồi dậy . Cô đã phải vào nhà vệ sinh nôn ra mật xanh mật vàng , rồi vào phòng nằm nghỉ . Cô cảm thấy chóng mặt , nhưng cơn buồn nôn vẫn không qua . “Lẽ ra mình không nên nói với cậu” , cô bảo . “Giá đừng nói gì lại hơn . Cậu có thuốc lá không , Critxtin? Mình hết cả rồi”. “Đây , cầm luôn đi . Đội ơn Chúa , cậu đã nói với tớ . Một lần thì không ai đẻ ý , nhưng ngộ sáng nào cậu cũng nôn mửa thì sao? Cậu không nghĩ sẽ bị kỷ luật đuổi về nước trong nhục nhã ư ?” “Anh ấy muốn cưới mình”. Angiela trả lời . Cô châm lửa . Thuốc đắng nghét. “Không thể được ! Thằng Sở Khanh ấy thừa biết điều đó” , Critxtin quát om lên . “Chỉ cần nói đến chuyện đó là bốn mươi tám giờ sau , hắn đã bị chuyển đi nơi khác . Giá cậu để tớ nói chuyện với hắn thì hay biết mấy . Hừ ! Nếu yêu cậu , hắn đã không để cậu đến nông nỗi này .” “Cậu chưa biết anh ấy” , Angiêla bảo . “Mình vẫn bảo Stiven không hẳn là Mỹ . Anh ấy khác . Anh ấy muốn có con . Mình vẫn chưa cho anh ấy biết . Mấy tuần đầu mình chưa chắc lắm .” “Hắn cũng chẳng khác gì những thằng khác” , Critxtin sốt ruột ngoảnh đi . “Vâng , tôi biết ! Hắn yêu cậu , hắn muốn cưới cậu” . Cô ta ngập ngừng rồi nói tiếp . “Nhưng rất tiếc , mìn phải nói toạc ra , dù cậu có ghét mình , nhưng sự thể rõ ràng là thế này . Hắn sẽ ra đi cùng đội quân chiếm đóng , và đó là lần cuối cùng cậu nghe tin về hắn. Vậy là uổng phí cả đời mà hóa ra công cốc” . “Tôi sẽ không nạo” , Angiela lặng lẽ bảo . “Cậu nói không đúng . Nhưng cho dù cậu nói đúng đi nữa tớ cũng không đang tâm giết con mình . Vì vậy xin cậu đừng nhắc đến việc ấy nữa . Tối nay gặp Stiven tớ sẽ cho anh ấy biết” . “Cậu nên làm thế” , Critxtin lầu bầu . “Còn nếu cậu thay đổi ý định thì cho tớ biết . Nhưng phải nhanh lên đấy . Sau ba tháng là tớ không dính vào đâu . Thôi tớ phải trở lại phòng bệnh đây . Tớ sẽ bảo cậu đang ngủ” . Cô ta đi ra , đóng cửa rất mạnh , hình như rất bực . Angiela dụi thuốc vì hút chẳng thấy ngon . Cô không thấy trong người không có gì thay đổi , ngoại trừ việc nôn trong nhà vệ sinh và cái vị đắng nghét của thuốc lá trong miệng . Cô đặt tay lên bụng . Cô không sợ những gì sẽ đến . Cô bạn Critxtin có đầu óc thực tế kia đã không hiểu được điều đó . Cô nghĩ cô ta vô trách nhiệm và không thực tế . “Lạy Chúa ! Nó đâu đã thành hình người ? Cùng lắm cũng chỉ mới lớn hơn đầu cái châm cài tóc” . Angiela chẳng buồn giải thích vấn đề không phải chỗ đó . Nó là con của Stiven , thành hình sau buổi làm tình trên sườn đồi hay trên chiếc giường tầng trên hiệu cà phê . Cô không biết , nhưng cũng chẳng sao . Cái chính là tình yêu mãnh liệt của cô dành cho anh , và tình yêu của anh đối với cô . Cô không nghi ngờ về tình yêu đó . Việc anh có cưới cô hay không cũng không thành vấn đề . Họ sẽ tìm cách đến với nhau khi chiến tranh kết thúc . Cuộc chiếm đóng nước Ý đã sắp hoàn tất . Cô không tin anh có thể bị chết . Cô nằm xuống , nhắm mắt một lúc . Cô sẽ cho anh biết tin . Cô sẽ chọn thời điểm khi họ đang lúc âu yếm . Cô ngồi dậy , đội mũ vải lên đầu trở lại phòng bệnh . Bà trưởng ca ngẩng nhìn khi cô vào . “Cô đã khỏe rồi hả ? Vậy thì tốt , còn nhiều việc phải làm lắm” . Bà ta vẫn tiếp tục quan sát Angiela trong khi giả vờ đọc bệnh án đang để trên bàn . Thực tế , số thương binh hiện chỉ còn nửa . Những người bị nặng hoặc đã chết hoặc được gửi về bệnh viện ở tuyến sau . Trước nay Angiela chưa bao giờ ốm . Nếu là ngộ độc thức ăn cô không thể bình phục nhanh như thế được . Mọi người đều biết chuyện tình của cô với anh chàng đại úy Mỹ . Anh ta lúc nào cũng lởn vởn chờ cô ở ngoài . Cô ta là một hộ lý chăm chỉ , và bà hy vọng cô không đến nỗi làm chuyện dại dột . * Anh vẫn ở trên cô . Đèn chiếu sáng phía trên đầu họ . Người anh nhễ nhại mồ hôi trong cái nóng như rang . Angiela vuốt từ vai anh xuống bụng , rồi xuống đùi . “Em mong muốn có anh . Mong nhiều đến nỗi làm em đau khổ” . “Cara bella , bella” , anh rên rỉ . . . Tiếng anh tắc nửa chừng vì cô cong người hôn lên miệng anh .Tiếng rên của cô làm anh lên tới đỉnh điểm . Người nhẹ bỗng và trống rỗng , anh gối đầu lên ngực cô . Angiela vuốt tóc anh . Tóc thằng bé cũng sẽ đen , cô nghĩ và mỉm cười sung sướng . Người anh đè trên người cô nặng trịch . Cô nhẹ nhàng bảo : “ Anh không được đè lên người em thế” . “Sao không ? Anh muốn tận hưởng cảm giác có em bên cạnh … Em cũng thích quá còn giả bộ …” Angiela vuốt má anh , lần theo đôi lông mày xuống cằm . Rồi đầu ngón tay dừng lại trên cặp môi anh . “Vì nó có thể ảnh hưởng đến con” , cô nói . “Anh sẽ cưới em” . Anh lái xe đưa cô ra bến cảng lộng gió từ ngoài khơi thổi vào . Họ ngồi ôm nhau trong bóng tối . Critxtin , cô tự bảo , cậu nghĩ sai bét . “Anh sẽ tìm cách”. “Không được đâu” , cô bảo anh . “Sau chiến tranh mình làm lễ cưới cũng được” . “Để thằng con anh là đứa con hoang sao?” . Anh chửi thề bằng tiếng Ý . Angiela chưa bao giờ thấy anh cáu . Cô bình tĩnh , vừa vui sướng vừa tin tưởng . “Làm sao anh biết nó là con trai ?” , cô trêu . Anh nhíu mày . “Bởi vì anh biết phải thế . Con gái hay con trai , nó cũng là con anh , con chúng ta . Đừng đùa , Angiela . Mình sẽ làm lễ cưới . Anh sẽ tìm cách , cho dù anh có phải …” . Anh dừng lại , đẩy cô ra xa một chút . “Em muốn lấy anh chứ , Angiela ?” “Em không quan tâm” , cô bảo . “Em yêu anh , đó mới là điều quan trọng . Em sung sướng vì sẽ có con , còn những việc khác em chẳng quan tâm” . Anh im lặng . Anh đang tức giận , và cô bỗng nhận ra điều đó . “Em không hiểu” , anh nói . “Với anh , điều quan trọng là thằng bé sẽ mang họ Phancôni , sinh ra trong gia đình anh . Và mọi người sẽ chấp nhận em . Chắc chắn là thế , cara mia . Họ sẽ yêu mến em , em sẽ sống hạnh phúc với mọi người . Nhưng đó là nếu thằng bé không phải sinh ra trong ô nhục” . Ô nhục ! Cô nhẹ nhàng bảo : “Stiven , nghe anh nói mà em tưởng mình đang sống trong thời kì trung cổ . Mình không làm lễ cưới được vì họ không cho phép .Ai cũng biết chính sách của Mỹ là ngăn chặn việc này . Mình chẳng làm gì được , ngoài việc em sẽ có con . Rồi sau mình sẽ cưới và nhanh chóng hoàn tất mọi thủ tục” . “Không được” , anh trả lời . “Em không hiểu , mọi người sẽ không tôn trọng em . Hãy nghe anh nói . Em mừng quá nên không còn biết gì khác . Hãy để anh quyết định phải làm gì và bằng cách nào . Em cần được bảo vệ . Anh nghĩ em cần phải mang họ của anh . Anh sẽ tìm cách . Còn bây giờ mình về , muộn rồi” . Anh cùng đi với cô về khu dành cho nhân viên bệnh viện , dừng lại ghì chặt lấy cô . Trên xe suốt đoạn đường về , cô im lặng . Anh làm cô buồn . Anh là một kẻ ngốc không chịu biết là cô không hiểu . “Hãy nghe anh nào” , anh nói . “Em nghĩ anh làm việc đó chỉ vì đứa con thôi ư ? Em không nghĩ là anh quan tâm đến em sao ? Anh không muốn con chúng ta không có bố . Anh sẽ không để việc đó xảy ra . Nhưng hơn thế , anh không muốn mọi người thiếu tôn trọng em , xì xào về em . Và em nghĩ anh để em sinh con mà không có chồng bên cạnh cùng em lúc vượt cạn ư ? Không một sự giúp đỡ , ngoài lời hứa sẽ cưới em khi chiến tranh kết thúc ? Sắp tới , anh sẽ không có mặt ở đây . Điều gì sẽ đến với em khi anh không còn ở đây ? Lại một cô gái bị dính đòn của lính Mỹ chứ gì ? Người ta sẽ đối xử với em như thế đấy . Không ! Không đâu , Angiela của anh . Em sẽ là vợ của anh và mọi người sẽ biết điều đó” . Anh ôm chặt cô vào lòng . Lẽ ra tương lai của cô sẽ anh toàn trong tình yêu và hứa hẹn của anh . Nhưng điều cô chấp nhận thì anh lại không thể hiểu . Ô nhục ! Gia đình anh! Cô không hiểu , nhưng cô không nghi ngờ những lời anh nói . “Anh rất sung sướng vì sắp có con” , anh bảo . “Anh muốn sống với em trọn đời . Anh sẽ chăm sóc em và con , cara mia . Chỉ có một cách để làm điều đó . Em có tin anh không ? Em sẽ làm những gì anh yêu cầu chứ ?” Cô gật đầu , trào nước mắt . “Thứ sáu là ngày em nghỉ phải không ?” “Vâng” , c cô trả lời . Anh hôn má cô , rồi hôn má kia và cuối cùng , hôn nhẹ lên môi cô . “Tới ngày đó , chắc anh đã sắp xếp xong” , anh nói . “Anh hứa với em như vậy” . * Họ từ trong nhà thờ lạnh lẽo tối tăm bước ra ánh sáng chói lòa . Anh quàng tay ôm cô . Khu phố bên ngoài vắng lặng trong cái nóng giữa trưa . Không có tiệc cưới , không có bạn bè chúc mừng , thậm chí không có cả hoa cho cô dâu . Nhưng gia đình anh sẽ chấp nhận cuộc hôn nhân . Chấp nhận cô và đứa con của cô . Buổi lễ tiến hành vội vàng bằng tiếng Ý . Angiela nhắc lại bằng tiếng Anh . Vị cố đạo mặt mày cau có , từ chối không nhận quà biếu của Stiven . Ông không ban phước , chẳng bắt tay , bỏ ghế đứng dậy , vội vã chui vào phòng . Nhưng hôn lễ sẽ có hiệu lực vì được ghi vào sổ đăng kí của nhà thờ . Stiven dịu dàng nhìn cô . “Chẳng giống đám cưới chút nào , phải không em ? Nhưng anh sẽ bù lại cho em” . “Lễ cưới tuyệt vời” , cô trả lời . “Thôi đừng ngốc nào , Stiven . Chỉ có điều vị cha cố xem ra không được thân thiện cho lắm . Em nghĩ có thể vì em không phải tín đồ cơ đốc” . Anh dẫn cô đi dọc theo phố . Chiếc xe zip vãn đỗ gần khoảng sân hẹp . Anh xoay người , nhấc bổng cô đặt vào ghế xe . “Xe cô dâu của em đó” , anh bảo . Cô cười , cầm tay anh . “Không ruy băng trắng , không cài hoa , nhưng hôm nay là ngày đẹp nhất đời em” . “Hãy đợi về tới Nữu Ước” , anh hứa , rồi đánh xe đi. “Mình sẽ tổ chức một bữa tiệc thật lớn . Anh sẽ đền bù tất cả những gì còn thiếu : chiêu đãi , khiêu vũ , cả gia đình em từ Anh cũng sẽ được đón sang . Dân Xixin bọn anh biết cách kỷ niệm ngày cưới . Anh sẽ mua tặng em kim cương và một chiếc nhẫn cưới đàng hoàng . Bố anh sẽ tặng em chuỗi ngọc trai . Và mình sẽ có quà tặng của bạn bè , toàn những thứ rất có giá trị , đủ chật một ngôi nhà . Gia đình anh hiểu giao thiệp rộng là điều quan trọng như thế nào …” . “Stiven” , cô ngắt lời . “Nghe đã thấy thích , nhưng nói thực là em cũng không quan tâm lắm đến chuyện đó đâu . Điều quan trọng là chúng mình đã thành vợ chồng” . “Mình sẽ đi hưởng tuần trăng mật” , anh nói tiếp . “Anh sẽ đưa em đi bất cứ nơi nào em muốn . Phlorida , vùng Tây Ấn … Chú anh có một ngôi nhà ở Pam Bich . Gia đình anh cũng có một cái ở đó” . “Nếu cứ đà này , em bắt đầu nghĩ là nhà anh rất giàu” , cô bảo . Anh mỉm cười nhìn cô : “Cũng không đến nỗi nghèo” . Họ cho xe phóng nhanh về phía Palecmo , vượt qua một đoàn xe tải Mỹ . Lính Mỹ huýt sáo ầm ĩ , cô xoay người vẫy họ . “Em cứ tự hỏi không biết bây giờ mình đã thành vợ chồng thì cảm giác khi làm tình có khác đi không” , cô nói . “Đương nhiên sẽ tốt hơn” , anh hứa . Họ ở bên nhau vài tiếng trước khi cô phải trở lại bệnh viện . “Anh sẽ ‘làm’ tốt hơn . Đừng có vẫy cái bọn ragazzi ấy nữa . Bây giờ em đã thuộc về anh” . “Anh kiếm đâu ra cái từ gọi lính Mỹ hay nhỉ” , cô phản đối . “Nó có nghĩa là bọn vô lại , đúng không ?” . “Từ lúc này trở đi , nó có nghĩa là tất cả những người đàn ông khác” . * “Anh ta tặng cô ấy đồng hồ” , Critxtin thông báo . “Bằng vàng ròng . Cô ấy khoe em . Cô ấy còn úp mở bảo họ đã tổ chức lễ cưới ở nhà thờ . Sáng nào cô ấy cũng nôn mửa . Em cố tìm cách bao che nhưng bà trưởng ca đã bắt đầu để ý dò xét . Em không biết cô ấy còn giấu được bao lâu”. Oantơ Mắcki vươn người qua bàn vỗ về tay cô . Anh ngày càng thấy mến Critxtin . Họ gặp nhau thường xuyên , cô không đi chơi với ai khác ngoài anh . Thậm chí anh bắt đầu không nghĩ tới con , còn vợ thì chỉ nhớ những lá thư đây lời than phiền trách móc về nỗi khổ phải trông coi chăm sóc bọn trẻ . “Thôi đừng lo lắng về cô ấy nữa” , anh khuyên . “Xem ra cái tay Phancôni này thực lòng đấy . Anh ta có vẻ say đắm cô nàng , cũng như cô nàng say đắm anh ta . Rồi họ sẽ tìm được cách giải quyết” . Critxtin lắc đầu . “Anh vẫn chưa gặp anh ta . Em uống rượu cùng họ ở Palecmo . Em có nói bóng gió về chuyện đứa bé . Anh ta nhìn em , cái nhìn thật đáng sợ” . “Cô muốn giúp đỡ” , anh ta bảo . “Angiela có nói với tôi . Xin cô hãy dẹp chuyện ấy đi , đừng dính vào việc của chúng tôi” . “Cô ấy không nghe thấy lời anh ta , em thì không nói lại , nhưng cái cách anh ta nói làm em sợ hết hồn . Ở anh ta có cái gì đó rất lạ . Cô ấy thường bảo anh ta không giống những lính Mỹ khác , và có lẽ cô ta nói đúng . Anh có thể giúp em tìm hiểu kĩ thêm về anh ta được không Oantơ ?” . Anh ngạc nhiên : “Tìm hiểu về cái gì ?” . “Xem anh ta đã có vợ chưa” , Critxtin gợi ý . “Cái đó trong hồ sơ thế nào cũng ghi . Nếu anh ta đã có vợ , biết anh ta lừa dối , cô ấy có thể tỉnh táo thoát khỏi vụ này . Anh ta có vẻ kì cục lắm” . Măcki cười nhăn nhở . “Có thể anh ta không thuộc loại người em thích” . “Anh cứ cười nữa đi” , cô vặc lại . “Em chỉ thích những người mắt xanh , tóc vàng , đẫy đà một chút . Anh có quen ai giống thể không ?” . “Có thể” , anh trả lời . Anh rất mến cô . Cô ấy sẽ thích Xixinati , anh tự nghĩ . Anh gọi thêm rượu và để trí tưởng tượng tự do bay bổng . Cô gái xinh xắn mà anh lấy làm vợ mười lăm năm trước giờ chỉ còn là một hình bóng rất mờ trong tâm trí anh . Thực tế anh chẳng cần đến người đàn bà lúc nào cũng mè nheo về mọi chuyện . “Anh làm được chứ ?” , Critxtin hỏi . “Được , nếu việc đó làm em vui . Bạn anh ở tổng hành dinh có thể tiếp cận hồ sơ cá nhân . Nhưng không nhanh được đâu đấy . Mấy ngày tới bọn anh sẽ rất bận” . “Ôi , lạy Chúa” , Critxtin kêu lên . “Anh muốn nói trận đánh lớn sắp đến rồi ư ?” . “Có thể bất cứ lúc nào . Mọi người luôn phải sẵn sàng , chỉ chờ thời tiết cho phép” . “Đội ơn Chúa , anh không phải đi” . “Em chớ hé môi , dù là Angiela hay ai khác đấy . Sắp tới sẽ là trận đánh ác liệt . Ở đây cũng đã khốc liệt , nhưng trên đất liền , bọn chúng sẽ chiến đấu bảo vệ từng tấc đất . Bọn em ở bệnh viện rồi cũng sẽ rất bận rộn . Nhưng cái đó giúp em đỡ nghĩ ngợi lung tung” . “Có lẽ thế” . Cô nhấm nháp li rượu . Cô không muốn nghĩ tới cuộc đổ bộ vào đất liền hoặc dòng thương binh đổ về bệnh viện . Cuộc chiến tranh này thật khủng khiếp , và biện pháp duy nhất để tồn tại là tìm cách tận hưởng cuộc đời chừng nào hay chừng ấy . “Anh sẽ tìm hiểu thêm về anh chàng Phancôni ấy nhé . Cáng sớm càng tốt . Không rồi anh ta lại sẽ mất hút . Buồn cười là Angiêla không hề nói gì về việc anh ta cũng sắp sửa lên tàu” . “Có thể anh ta không cho cô ấy biết . Sư đoàn của anh ta là lực lượng hỗ trợ ở tuyến hai . Nào , bỏ qua chuyện ấy được chứ , Crít ?” “Vâng , em đói lắm rồi . Phải kiếm cái gì ăn chứ ?”. “Ở đây hay về khách sạn ?” . “Ăn ở đây rồi về khách sạn uống cà phê” , Critxtin gợi ý . “Anh biết là em rất thích cà phê Mỹ mà . Đặc biệt loại cà phê như anh” . Cô cấu vào đùi anh dưới gầm bàn . * Ngày mồng chín tháng Chín , binh đoàn số mười lên tàu . Oantơ Mắcki đúng khi nói trận đánh sẽ đẫm máu và vô cùng khốc liệt . Bệnh viện đầy thương binh . Sau cuộc đổ bộ , không ai còn thời gian rảnh rỗi . Angiela làm việc cho tới lúc mệt nhoài , đổ vật xuống giường ngủ . Nhưng cô cảm thấy hạnh phúc . Nỗi lo lắng Stiven sẽ cùng trung đoàn của anh tham gia chiến dịch xem ra không có cơ sở . Chẳng hiểu bằng phép màu nào , anh được giữ lại Xixin . Ban quân quản cần anh làm sĩ quan liên lạc với nhà chức trách ở địa phương ở khu vực phía Nam của đảo . Thỉnh thoảng họ cũng có cơ hội gặp nhau chớp nhoáng trong khu bệnh viện . Cô gầy yếu , xanh xao và thường khóc mỗi khi thấy nhiều thương binh chở vào bệnh viện . “Sao em không xin nghỉ đi ?” , anh bảo . “Em hãy xin xuất ngũ . Họ sẽ cho em về khi biết em đang có thai . Chứ cứ làm việc kiểu này , em có thể bị thương . Em có thể sẽ mất đứa con” . Tay trong tay , họ đi dạo dưới những hàng cây cao trong khu bệnh viện . Anh dừng lại , ôm cô vào lòng . “Anh có thể yêu cầu chuyển em về Mỹ” , anh bảo . “Anh có nhiều bạn bẻ có thể giúp làm việc ấy . Gia đình anh sẽ chăm sóc em” . “Nếu phải đi , em sẽ trở về anh và đợi anh ở đó” Anh có vẻ không bằng lòng . “Không , không về Anh được” . Anh lắc đầu . “Ở đó đang bị không kích , em không an toàn . Ở Mỹ em sẽ có những bác sỹ giỏi nhất , có tất cả những gì em cần . Chỉ có ở đó anh mới có thể an tâm về em và con” . “Em không tranh cãi với anh về chuyện đó . Nhưng chẳng ai có thể dàn xếp được đâu” . “Anh sẽ cố” , anh khẳng định . “Hãy nghe anh , cara ! Sớm muộn gì anh cũng phải chuyển sang Ý . Họ muốn anh có mặt ở đó” . “Nhưng anh bảo không phải đi cơ mà” , cô phản đối . “Không phải đến Salecno mà là Naplơ . Ở đó không có bọn Đức . Vẫn làm cái việc anh thường làm ở đây . Anh muốn em rời Xixin trước khi anh đi . Vì anh , vì con , được chứ ?”. “Không được đâu” , cô trả lời . “Em không thể đi khi mọi việc còn đang thế này . Em không thể chỉ nghĩ đến bản thân , bỏ mặc thương binh . Em sẽ ở lại bệnh viện cho đến khi không còn làm được nữa . Anh đừn đừng bắt em phải làm gì khác” . “Thôi được , để anh xem có thể dàn xếp được không . Anh sẽ không bắt em phải đi , nhưng để anh xem có thể làm được gì” . “Chừng nào bệnh viện còn thương binh , em còn phải ở đây , Stiven ạ . Cả em và con sẽ không sao đâu . Thôi , em phải trở lại làm việc . Xin anh cố hiểu cho em . Em cũng có nhiệm vụ và nhiệm vụ đó là ở đây” . Anh đưa cô về . Cô quay lại vẫy tay chào rồi vội vã qua cổng . Anh không hiểu . Anh quá yêu cô nên không quan tâm đến những nguyên tắc . Cô đi sẽ có người khác thay . Trước hết cô nên nghĩ đến bản thân , đến đứa con và làm những gì anh muốn . Sẽ có cách đưa cô về Mỹ . Sẽ có cách làm cô đổi ý . Từ bé anh đã được dạy bao giờ cũng có thể tìm được cách . * Tới ngày 18 tháng 9 , thành phố Naplơ và vùng phụ cận đã nằm dưới sự kiểm soát của quân Đồng Minh . Mười ngày trước , nước Ý đã đầu hàng . Các lực lượng của Mỹ đã vượt biển tấn công Salecno . Tới giữa tháng 9 , đạo quân thứ 5 dưới quyền chỉ huy của tướng Mongomeri chạy đua với thời gian về phía đông để kéo dãn các lực lượng Đức khỏi mặt trận nơi các lực lượng than chiến Mỹ đang bị cầm chân tại chỗ trong một cuộc chiến ác liệt kéo dài . Stiven Phanconi đến tổng hành dinh quân sự ở Palecmo cùng bốn người trong quân phục lính Mỹ . Anh là sỹ quan chuyên nghiệp duy nhất . Họ được dẫn vào văn phòng của vị đại tá phụ trách tình báo quân đội . Ông rời bàn , tiến đến bắt tay từng người . “Tôi là đại tá Hađinh . Mấy anh biết nhau cả chứ?” . Phanconi trả lời : “ Gia đình chúng tôi là chỗ quen biết” . “Ngồi xuống đi” . Vị đại tá tỏ ra lịch lãm , thậm chí còn thân mật . Ông mời mọi người thuốc lá , rồi lấy ra một chai uýt- xki . Họ lặng lẽ nhìn ông rồi nhìn nhau . “Tôi nghĩ đã đạt được những gì chúng ta muốn ở Xixin” , ông nói . “Với gốc gác gia đình các anh , đại úy Phanconi , trung sĩ Bradano và hạ sỹ Capeli đã giúp ích rất nhiều trong việc liên hệ với nhà đương cục ở Xixin . Nhưng vùng nam Ý ngày càng trở nên quan trọng và khó khăn hơn cho việc quản lý của chúng ta . Trung sĩ Rumorando và binh nhì Luxiano có mối liên hệ với khu vực Neapolite , cùng một số người trong quân đội Mỹ có họ hàng và ảnh hưởng tại Calabrian đã có mặt ở đó . Các anh mỗi người sẽ được nhận một khu vực quản lý dân sự . Các anh sẽ phải giải thích cho họ rõ quan điểm của chúng ta . Chúng tôi muốn các anh lôi kéo họ hợp tác . Và cũng rất quan trọng việc tìm hiểu xem ai là người đáng tin cậy , ai là kẻ có thể đang làm việc cho bọn phát xít” . “Chúng tôi hiểu” , Phanconi nói . “Chúng tôi có thể làm được việc đó” . Những người khác gật đầu . Rumorando nói đặc sệt giọng của vùng cuối bờ đông Manhattan . “Chúng tôi sẽ làm hết sức . Ngài đại tá khỏi phải lo lắng về việc đó . Họ đều biết chúng tôi , và họ sẽ theo chúng tôi , có nghĩa là họ cũng sẽ theo ông” . Vị đại tá nhìn Phanconi với vẻ khinh ghét . Thằng sĩ quan chó chết , dù mày có bằng đại học hay gì đi nữa . Ông như muốn nhổ nước bọt đang đầy trong miệng . Ông ta có tiếng là rắn . Hađinh đứng dậy . Phanconi và những người khác cũng đứng lên theo . “Các anh phải biết chính phủ Mỹ rất biết ơn sự giúp đỡ của các anh . Bây giờ mời các anh tới văn phòng thiếu tá Tomxơn , ông ta sẽ thông báo chi tiết . Tạm biệt và chúc các anh may mắn” . Ông tiễn họ ra cửa , bắt tay từng người . Khép cửa lại , ông rót cho mình một cốc rượu to . Rumorando được thả khỏi nhà tù San Quentin , nơi anh đang thi hành án vì tội tống tiền và cố ý gây thương tích ; đổi lại , anh ta đồng ý tham gia lực lượng đặc biệt trong quân đội Mỹ ở Ý . Anh chàng Luxiano ít nói kia là kẻ sat nhân , được xóa án tù chung thân vì cùng lý do . Capeli là tên cướp của giết người tuy chưa bị án tù nhưng đang liên quan trong một vụ lừa đảo . Bradano đang cố tìm cách chạy tội cho người bà con , còn Phanconi tham gia quân đội để đổi lại việc gỡ tội cho gia đình trong một vụ trốn thuế . Vụ này đã bị sở thuế sờ đến , có thể kéo dài cả chục năm và tốn kém hơn triệu đôla . Bọn họ toàn đồ cặn bã theo cách đánh giá của vị đại tá , nhưng người ta cần họ nếu quân đồng minh muốn cai quản Xixin và Ý , và nhổ tận gốc sự kháng cự của bọn phát xít . Ông uống cạn cốc rượu , tự an ủi mình rằng dẫu sao chiến tranh cũng sắp kết thúc và họ sẽ được về nhà . Giai đoạn này chỉ là trì hoãn thi hành án đối với những người bị kết tội hoặc tình nghi dính vào những tội ác ghê tởm . Ông đang nói chuyện điện thoại khi thiếu tá Tomxơn bước vào . “Ngồi xuống đi , Gim” , ông bảo . Cuối cùng ông gác máy . “Vẫn chuyện vận tải chó chết . Không có chuyến bay quân sự nào . Chúng ta lại sẽ phải cho họ đi bằng tàu tiếp tế . Có chuyện gì không ?” . “Không” , Tomxơn trả lời . “Xin mời” , Hađinh chỉ vào chai rượu . Họ là chỗ bạn bè cùng làm việc và cùng nhập ngũ . Cả hai đều làm cho Cục tình báo liên ban FBI . “Một lũ chó chết” , Tomxon nhận xét . “Anh biết cái thằng làm tôi khó chịu nhất ấy” . “Phanconi phải không ?” , đại tá hỏi . “Ừ , Phanconi . Có bằng đại học , cung cách nhã nhặn . Thậm chí còn giỏi tiếng Ý . Đó là loại thành viên băng đảng chúng ta không muốn cho còn sống trở về nhà . Capeli và mấy thằng kia thì biết thân phận mình . Nhưng Phanconi ở lại nêu một yêu cầu” . “Yêu cầu gì ?” , đại tá vội hỏi . “Không phải yêu cầu bình thường . Không phải hắn muốn chúng ta nhân nhượng đối với một người bà con chó đẻ của hắn ở Mỹ hay ở đây , mà muốn đưa về Mỹ một cô ả hắn mới cưới” . “Anh không nói đùa đấy chứ ? Cô ả người Xixin à ?” . “Không . Người Anh hẳn hoi , hộ lý trong bệnh viện Palecmo” . “Lạy Chúa ! Anh trả lời hắn thể nào ?” . “Tôi bảo không được . Hắn không thích nghe câu trả lời đó . Hắn không muốn bị từ chối . Hắn bảo hắn đã làm bao nhiêu việc cho chúng ta và cảm thấy chúng ta phải giúp hắn việc này . Anh biết cái kiểu mặc cả đó mà , Bin . Cứ như hắn đang ở nhà vậy . Anh nợ tôi . Đại loại kiểu đó” . “Rồi sao ?” . Vị đại tá chồm về phía trước .Một cô hộ lý người Anh ! Nếu là một cô gái Xixin thì ông còn hiểu được . Họ không bao giờ dựng vợ gả chồng ngoài giới của họ . Hắn muốn đưa cô ta về Mỹ , rõ ràng là về với gia đình hắn . Vị đại tá cau mày . Thật quá đáng , chỉ riêng việc hắn dám yêu cầu điều đó đã làm ông điên tiết . Được đằng chân chúng lân ngay đằng đầu! “Tôi bảo để tôi suy nghĩ , nhưng cũng khó có khả năng . Tôi nói về chuyến đi , những thủ tục nhập cư phức tạp , nhập cư bất hợp pháp , anh biết đấy , đủ cả . Nhưng hắn chẳng thèm nghe . Hắn phán “Ông hãy giải quyết đi , thiếu tá . Ông có thể làm được” . Sau đó chào rồi đi ra . Một đại tá ở phòng luật pháp cũng hỏi về Phanconi . Ông ta cho phòng nhân sự biết hắn có dính dáng đến một cô hộ lý và ông ta muốn tìm hiểu nhân thân của hắn . Người của phòng nhân sự đến gặp tôi . Tôi bảo hãy nói với ông ta là thằng cha này không có vấn đề . Chưa có vợ , chưa có tiền án tiền sự . Tôi phải làm gì bây giờ , Bin ? Không thể giải quyết được và chính hắn cũng biết như thế . Nhưng nếu chúng ta từ chối . hắn sẽ tìm cách trả đũa . Loại người như hắn bao giờ cũng vậy” . “Hãy giữ liên hệ với tay đại tá . Tên ông ta là gì ?” . “Măcki . Ông ta trước là luật sư ở Xixinati . Tôi cũng đã kết hợp thăm dò về ông ta . Ông ta đang có quan hệ với một cô hộ lý ở bệnh viện . Cô này là bạn thân của bạn gái Phanconi . Tôi đoán có lẽ vì thế ông ta mới hỏi” . “Hãy trả lời một số câu hỏi của ông ta , Gim . Cô gái này có thể giúp giải quyết vấn đề khi biết bạn trai mình thực sự là ai” . * “Mời cô ngồi , cô Đrămmơn . Cô hút thuốc chứ ?” . “Dạ không , cám ơn” . Văn phòng nhỏ này nằm trong tòa nhà lớn toạ lạc ngay trung tâm Palecmo . Cờ sao sọc treo ngay cạnh cửa ra vào . Thị trưởng thành phố cùng các nhân viên phải dọn đi để lấy chỗ cho đội quân chiếm đóng Mỹ . Oantơ Măcki lái xe đưa cô vào thành phố . Thiếu tá Tomxơn móc túi lấy bao thuốc Lucky Strike và châm thuốc hút . Một cô giá xinh xắn , ông nghĩ : tóc vàng , mắt xanh , đúng là loại gái mà bọn con hoang này thích . Cô ta có vẻ ngơ ngác . Phải thuyết phục mãi cô mới chịu đi , nhưng vẫn không biết tại sao người ta yêu cầu gặp cô . Chắc là chuyện liên quan tới Stiven Phanconi . Măcki không phải loại ngốc . Ông ta thậm chí còn úp mở rằng có chuyện không hay . Tomxơn ái ngại cho cô . Cô ta may mắn , có điều chưa biết mà thôi . Đột nhiên cô nói : “Thưa thiếu tá ! Có chuyện gì xảy ra với Stiven ư ?” . Anh đã lên tàu đi Naplơ cách đây ba ngày . Ngực cô vẫn còn đau nhói , tựa như chia li là đòn nặng giáng vào cô . “Không” , ông trả lời . “Tôi đoán lúc này tàu đã cập bến , anh ta hiện đang túi bụi với công việc . Cô Đrămmơn này ! Theo tôi biết , cô với anh ta là chỗ thân thiết ?” . Cô đỏ mặt . “Vâng …đúng vậy . Thưa thiếu tá ! Chuyện này là thế nào ? Chuyện riêng của tôi thì liên quan gì đến các ông ? ?” . “Trước khi lên tàu , đại úy Phanconi yêu cầu chúng tôi sắp xếp đưa cô về Mỹ” , ông ta lạnh lùng trả lời . Cô cảm giác ông ta và cô là hai kẻ thù địch . “Anh ấy có nói chuyện đó” , cô thừa nhận . “ Tôi nói tôi không thể bỏ vị trí của mình ở bệnh viện” . “Việc này hoàn toàn bất hợp pháp” , Tomxơn nói tiếp . “Sẽ phải làm hộ chiếu giả , rồi chỉ thị đặc biệt cho giới hữu trách nhắm mắt làm ngơ . Tất nhiên anh ta biết hết những việc này , nhưng vẫn cứ tiếp tục ép tôi . Vì vậy tôi nghĩ trước khi tiến hành các bước tiếp theo tôi nên nói chuyện với cô” . Cô nghĩ ông ta đang buộc tội Stiven nên không chần chừ nói ngay : “Tôi sắp sửa có con . Chính vì vậy anh ấy mới phải nhờ vả . Anh ấy lo lắng về việc để tôi lại một mình . Nếu có gì xảy ra , anh ấy muốn tôi có người chăm sóc” . Cô ta can đảm , Tomxon nghĩ . Cô ta không chịu để người khác buộc tội Phanconi . “Cô biết gì về Stiven Phanconi , cô Đrămmơn ? Anh ta đã kể cho cô nghe những gì về gia đình anh ta ?” . “Tôi không hiểu ông định nói gì . Oantơ ! Thế này là thế nào ? Tại sao anh thuyết phục tôi tới đây ? Có lẽ tôi nên về thì hơn” . Măcki đặt tay lên vai cô . “Hãy nghe ông ta nói xong đã , Angiela” . “Cô Đrămmơn !” , Tomxon dụi thuốc lá , nhìn thẳng mặt cô . “Đã bao giờ cô nghe nói đến maphia chưa ?” . “Maphia ? Tôi nghĩ là chưa” . Tay Măcki vẫn đặt trên vai cô . “Cô đã nghe hoặc xem phim về chuyện băng đảng ở Mỹ chưa ?” . Giọng ông ta nghe rất khó chịu . “Thiếu tá Tomxon …” “Phanconi bạn cô sinh ra ở Xixin . Gia đình anh ta từ Antodonte di cư sang Mỹ” . Cô đột nhiên nhớ tới những ngôi nhà sơn màu hồng trên sườn đồi và nhà thờ nơi họ làm lễ đính hôn . “Tôi biết . Tôi biết họ là người Xixin” . “Rất nhiều người từ đây và từ Ý di cư sang Mỹ . Họ mang theo cả các băng đảng tội phạm . Giết người , tống tiền , mại dâm … họ mang vào Mỹ đủ hết mọi tệ nạn xấu xa . Stiven Phanconi thuộc loại người đó . Chính vì vậy anh ta mới có mặt ở đây . Tôi muốn cho cô xem cái này . Mời cô đọc đi” . Tomxon đứng dậy , đưa cô tập hồ sơ . Ra khỏi bàn , ông ta nhỏ thó và béo phì đến mức ngạc nhiên . Angiela ngước nhìn ông ta :”Cái gì đây ?” . “Hồ sơ tội phạm của gia đình Phanconi . Cô sẽ thấy anh ta chưa bị kết tội . Họ không làm sao buộc tội được anh ta . Gia đình Phanconi cầm đầu một băng đảng lớn ở cuối bờ đông Nữu Ước . Họ hoạt động trong mọi lĩnh vực , cờ bạc , các loại tệ nạn xã hội , và đặc biệt trong các nghiệp đoàn . Không nộp tiền bảo kê thì đừng làm việc . Cãi lại lần đầu sẽ ăn đòn nhừ tử , tái phạm sẽ bị giết” . Cặp hồ sơ bìa xanh nằm trên lòng cô . Ảnh anh , chụp chính diện và chụp nghiêng dán ở góc phải . Thoạt đầu , cô không nhận ra anh vì nét mặt vô hồn . Nhưng rõ ràng đó là Stiven . “Xin cứ tự nhiên , đừng vội” , cô nghe Tomxon bảo . Những dòng chữ đánh máy nhòe nhoẹt trước mắt cô , rồi bỗng hiện ra rõ ràng đến mức độc địa . Ông nội : Stephano Phanconi di cư sang Mỹ năm 1923 để tránh bị truy tố vì ba vụ giết người . Bị kết án tù giam về tội buôn rượu lậu , sau đó được thả . Bị bắt lại vì tội liên quan đến một vụ giết người cầm đầu một gia đình kình địch , nhưng không tìm ra thủ phạm . Được thả vì thiếu chứng cứ . Lập “gia đình” Phanconi ở cuối bờ đông Nữu Ước . Chết trong bệnh viện vì bị mưu sát năm 1933 . Cha : Luca Phanconi chuyên thu bảo kê cho các băng đảng ở Palecmo . Bị tình nghi dính líu đến 2 vụ giết người ; không bị bắt vì thiếu bằng chứng . Đe doạ người làm chứng trong vụnày . Di cư sang Mỹ năm 1925 , vào quốc tịch Mỹ năm 1931 . Cầm đầu gia đình Phanconi từ 1933 . Chưa bị án tù ở Mỹ , nhưng bị buộc tội mưu sát , hối lộ nhân chứng hòng bẻ cong công lý trong vụ án các thành viên của ông đoàn Timxtơ ; hiện đang bị sở thuế bang điều tra tội trốn thuế . “Angiela ,cô không sao chứ ?” , cô nghe Măcki hỏi . Cô nhìn quanh phòng . Viên thiếu tá đang châm điếu thuốc khác , tập hồ sơ trên lòng cô đang dừng ở trang cuối . “Tôi không tin” , cô nói . “Không đúng ! Tôi không tin !” . “Hoàn toàn sự thật” , Măcki nói . “Anh ta là thành viên băng đảng tội phạm . Đó là hồ sơ của cảnh sát liên quan đến anh ta” . Ông nội , đến bố , rồi đến con . “Gia đình anh!” . Anh nhắc đến họ thường xuyên đến mức trong đầu cô đã hình thành bức tranh về họ . Giống như các gia đình Ý khác , họ là một bộ tộc khép kín bao gồm chú , bác , cô , dì và anh em họ hàng . “Mọi người nói chuyện với nhau bằng tiếng Ý … , đi nhà thờ … , ăn mì ống … Gia đình anh sẽ chăm sóc em … em và con …” . Những lời ấy như đang giễu cợt cô khi cô hết nhìn Tomxon lại nhìn Măcki lúc này đang ngồi bất động sau bàn . “Anh ấy ở trong quân đội” , cô gượng nói . “Anh ấy không thể vào quân đội …” . “Anh ta chưa có tiền án” , Tomxon cắt ngang . Nhưng với những người như anh ta thì chẳng sao . Chúng tôi thả những tên giết người khỏi nhà tù và đưa họ đến đây . Đừng hỏi tại sao , cô Đrămmơn , vì tôi không hãnh diện về việc đó . Chúng tôi cần loại người như họ , thế thôi . Cô không bao giờ hỏi Phanconi xem anh ta làm gì ở Xixin ư ?” . Cô lặng lẽ lắc đầu . “Anh ta nói với cô thé nào ? Quản lý hành chính ?” . “Vâng , đại loại như thế” . “À , phải , cô có thể gọi như thế . Cô biết không , mọi người ở đây đều biết gia đình ấy . Họ sợ những người như Phanconi . Nó buộc họ phải hợp tác . Vì vậy bây giờ anh ta được phái tới Naplơ . Cô vẫn muốn sang Mỹ chứ , cô Đrămmơn ? Cô vẫn muốn con cô lớn lên trong gia đình Phanconi chứ ?” . Angiela gập hồ sơ lại . Cô không muốn nhìn ảnh anh với cặp mắt vô hồn trong bức ảnh chụp chính diện cũng như chụp nghiêng kia . Những thành viên băng đảng tội phạm . Có , cô đã xem trên phim . Giết người , tống tiền … đủ loại tội ác đã biết . Ngôi nhà nhỏ trên khu phố hẹp , nơi ông nội Stephano Phanconi đã ra đời . Ông ta giết ba người như trong hồ sơ đã ghi . “Chúng mình sẽ đặt tên thằng con theo tên ông nội” , anh nói . Cô đứng dậy , né tránh Mắcki giơ tay định đỡ cô . Cô loạng choạng để tập hồ sơ lên bàn . “Tôi không tin Stiven của tôi lại là loại người như trong hồ sơ đã ghi . Tôi biết anh ấy không thể làm những việc như vậy . Nhưng tôi không tranh cãi về những chuyện khác trong hồ sơ . Nếu không còn gì , giờ tôi đi được chứ , thiếu tá ?” . “Cô muốn uống chút gì không ?” , ông ta mời . “Cô có vẻ cần nó” . “Không , cảm ơn . Tôi chỉ muốn về” . Ông ta đứng dậy ra mở cửa cho cô . “Cô sẽ không sang Mỹ” . “Không” , cô trả lời . Cô không bắt tay từ biệt ông ta . “Ông biết là chúng tôi đã làm lễ cưới ở nhà tho Antodonte” . Tomxon khẽ gật đầu . “Tôi cứ băn khoăn về chuyện đó . Họ chẳng ngại giết người , nhưng chấp nhận con hoang . Nó trái với danh dự của họ . Cô đã may mắn thoát hiểm , cô hãy tin tôi đi” . Cô không trả lời . Mắcki để cô ra đến ngoài phố mới chạy theo . “Cô về thẳng bệnh viện chứ ?” . “Vâng . Tôi xin phép trưởng ca đi không quá một tiếng” . Ngồi vào xe cô xắn cao tay áo . Chiếc đồng hồ vàng rất đẹp lóng lánh dưới ánh mặt trời . “Anh ấy tặng tôi cái này” , cô lặng lẽ nói . Cô luồn tay vào cổ lấy ra chiếc dây chuyền vàng treo chiếc nhẫn . “Và cả cái này nữa . Mua từ cùng một tiệm kim hoàn . Một lần tôi qua đó nhưng thấy cửa đóng im ỉm . Bằng cách nào anh ấy mua được đồng hồ và dây ?” . Măcki lo lắng nhìn vẻ mặt của cô . “Chuyện đó thì có gì quan trọng ? Xin lỗi , Angiela . Rất tiếc cô đã phải biết sự thật . Liệu tôi và Crit có thể giúp được gì chăng ?”. “Không . Từ giờ phút này , tôi phải tự lo lấy mình . Anh có nghĩ tôi sẽ không còn yêu anh ấy nữa không ?” “Tất nhiên không” . Oantơ cho xe chạy vòng vào bệnh viện . “Tất nhiên cô sẽ không còn yêu anh ta nữa . Chúng tôi chỉ lo lắng về đứa bé . Rồi cô giải quyết thế nào đây ?” . “Không sao đâu” . Cô nói . Cô xuống xe , ngước nhìn Oantơ . “Tôi có một phần của anh ấy trong tôi . Cái đó mới quan trọng . Tạm biệt , Oanto” . “Tôi sẽ gặp cô sau” , Oanto gọi với theo . Cô gật đầu , nhanh chân vào cổng . Xơ Hăntơ nhìn đồng hồ . Bà nhận thấy hộ lý Đrămmơn mặt trắng bệch , cắn môi nghe bà quở trách vì về muộn mấy phút . “Thưa xơ” , Angiela nói . “Hết ca trực hôm nay , tôi muốn được gặp giám đốc” . Xơ Hăntơ vẫn hi vọng mọi việc bình thường . “Được rồi . Tôi sẽ xem khi nào bà ấy có thể tiếp cô . Giường số tám đằng kia mới được tiếp máu cách đây một giờ . Cô theo dõi mạch cho anh ta” . * “Ôi , Angiela ! Tớ sẽ nhớ cậu lắm . Nhưng cậu làm vậy là đúng” . “Mình cũng sẽ rất nhớ cậu” . Họ ôm nhau , cô biết Critxtin sắp khóc . Chính cô cũng vậy . Cô đã không khóc . Thậm chí khi bà giám đốc nói về nỗi ô nhục cô gây ra cho bệnh viện và cho gia đình . Cô bình thản đến mức thờ ơ trong suốt cuộc gặp . Cuối cùng , bà ta cũng tỏ ra thương hại . “Cô còn rất trẻ” , bà ta bảo . “Cô còn cả cuộc đời trước mặt . Hãy nghĩ đến chuyện cho con đi . Tôi tin cha mẹ cô sẽ sẽ khuyên cô cách làm tốt nhất” . Angiela ngừng lại . “Nếu họ khuyên như thế , dứt khoát tôi sẽ không nghe . Tạm biệt bà và cám ơn bà nhiều lắm . Tôi muốn tiếp tục làm việc đến phút cuối cùng có thể được” . “Ồ , được chứ” , giọng bà ta nhạt nhẽo . “Nhưng đó chỉ vì chúng tôi thiếu hộ lý được huấn luyện kĩ” . Rồi bà ta quay đi . “Cậu hứa sẽ giữ liên lạc chứ ?” , Critxtin hỏi . “Cậu sẽ viết thư cho tớ biết cậu và đứa bé thế nào nhé” . “Tớ hứa” . Angiela ôm bạn lần nữa . “Cho tớ gửi lời chào Oantơ . Nói tớ xin lỗi không gặp từ biệt anh ấy được” . “Ừ , tớ sẽ nói lại” , Critxtin nghẹn ngào . “Anh ấy phải làm chuyện đó vì không thể để cậu đưa chân vào bẫy , một khi anh ấy đã biết . Cậu can đảm lắm . Angi” . Cô ta dừng lại một lát . “Tớ rất mến anh ấy”. “Tớ biết , và anh ấy cũng mến cậu . Được làm chung với cậu rất vui , cậu thực sự là người bạn trong suốt thời gian qua . Mấy tuần cuối cùng thật chẳng khác địa ngục …” . “Một lũ bò cái ấy mà” , Critxtin tuyên bố , ám chỉ người lớn tuổi ở bệnh viện luôn nhìn Angiela với con mắt dè bỉu . Chỉ có xơ Hăntơ nổi tiếng là người nguyên tắc lại khác hẳn , tỏ ra tử tế với cô . “Mặc xác họ . Chẳng mấy chốc cậu về đến nhà . Chuyến vượt biển sẽ tốt cho cậu . Ôi , giá tớ có thể đi tiễn cậu” . “Không sao . Tớ có người chở đi . Tớ đi đây . Tớ sẽ viết thư và cậu nhớ trả lời đấy . Này , tặng cậu làm kỉ niệm” . Cô dúi cái hộp nhỏ vào túi áo khoác trắng của Critxtin . “Nó giúp cậu không đi làm muộn” , cô ngoái lại nói trong khi vội vàng xuống cầu thang . Critxtin mở chiếc hộp . Bên trong là chiếc đồng hồ vàng Stiven Phanconi tặng Angiela . Chiếc tàu bệnh viện thả neo tại cảng Xaohemtơn . Angiela đi cùng với những người bị thương được gửi về nước sau chiến dịch ở Ý . Cô không có thời gian suy nghĩ , lại càng ít thời gian để nhớ nhung . Cô không viết thư cho Stiven mặc dù từ Naplơ anh đã gửi cho cô rất nhiều thư . Cô không mở thư vì không còn tin vào bản thân mình . Sau này , khi cô đã trở về nước Anh an toàn và mối liên hệ cuối cùng giữa họ đã chấm dứt , có thể cô sẽ đọc xem anh viết những gì . Cuối tháng 10 , buổi sáng ở Xaohemtơn u ám và lạnh giá . Khi tàu vào bến , trời mưa nhẹ . Những người còn khỏe mạnh lên boong reo hò trước cảnh đầu tiên khi thấy quê nhà . Tựa lưng vào lan can , bên cạnh người phi công cô dìu lên boong , Angiela buồn tê tái như buổi sớm ảm đạm . Không có ai đón cô . Bố mẹ cô chỉ nhận được thư báo cô về nước và sẽ liên hệ khi đến nơi . Cô không muốn làm như một kẻ hèn nhát là viết thư kể lể những gì lẽ ra phải kể khi mặt đối mặt . “Ôi , lạy Chúa” , anh chàng phi công lẩm bẩm . “Ôi , lạy Chúa . Được về quê hương thật sung sướng biết bao ! Cô không thấy vui sao cô hộ lý ? Cô thật sự không thấy sung sướng ư ?” . “Không sung sướng được như anh” , cô cố nở nụ cười . “Anh có người nhà ra đón chứ ?” . “Bố mẹ tôi . Họ đang ở đâu đó trong đám người dưới bến kia . Trời mù , chả nhìn thấy đếch gì” . Mọi người reo hò ầm ĩ khi tàu cập bến . Cầu tầu được thả xuống từng người một hoặc chống nạng hoặc ngồi xe lăn xuống tàu . Mưa đã tạnh khi Angiela xuống lấy túi đồ . Mặc dù có áo khoác , cô vẫn rùng mình vì lạnh . Trước các máy điện thoại công cộng , từng hàng dài người xếp hàng chờ đến lượt , cho đến khi một người thấy cô đứng chờ đã gọi và nhường chỗ cho cô . Cô mệt mỏi rã rời , lòng buồn tê tái . Giọng mẹ cô nghe như vọng từ đâu tới . Angiela chỉ có mấy xu tiền Anh để gọi điện thoại . “Ôi , Angiela ! Con đang ở đâu ?” . “Con đang ở Xaohemtơn . Con sẽ đi tàu về nhà . Không , con vẫn khỏe . Mẹ thế nào ? Bố có khỏe không ? … Con không biết . Còn tuỳ liệu con có lên được tàu không … Thôi , đừng nấu ăn vội mẹ ạ . Có trời mà biết khi nào con về đến nhà … Vâng , con mong gặp bố mẹ lắm … Sắp hết tiền rồi . Chào mẹ nhé” . Cô mở cửa . Một người lính nhảy bổ vào . “Xin lỗi , tôi phải gọi cho vợ” . Anh ta dừng lại , nhìn cô uể oải bước ra , không hiểu tại sao cô lại khóc . * “Không có là thế chó nào ? Tôi biết là có đường điện thoại mà” . Người trực tổng đài quân đội đỏ mặt . Cô ta bỏ tai nghe đứng dậy . Sỹ quan hay không sỹ quan , không ai được nói với cô kiểu ấy . Nhất đó lại là một lính Mẽo . “Xin lỗi ngài , tôi đã nói rồi . Không có đường dây nối với số đó trên đảo . Tôi sắp đóng bảng tổng đài” . Anh tiến đến gần hơn . Trông anh nguy hiểm , tựa như có thể hành động thô bạo . “Đó là số điện thoại bệnh viện quân sự ở Palecmô” , anh nói . “Vì thế cô đừng dối trá về chuyện không có đường dây . Cô thử lại đi” . Anh thò tay vào túi , lôi ra một nắm tiền . “Bao nhiêu tiền . Hai mươi đô la đủ chưa ?” . Bệnh viện quân sự ư ? Chẳng nhẽ hắn chưa nghe ? Mình phải cẩn thận , cô nghĩ . Mình nói thẳng vào mặt hắn , nhưng thôi , kệ xác . “Xin ngài chờ cho một chút . Tôi sẽ tìm người giúp ngài” . Cô ta vội vàng rời văn phòng tìm trung sỹ trực ban . Cô không muốn là người báo cái tin dữ đó cho gã khách hàng xấu tính này . Hai tuần qua anh bận bù đầu , gặp các nhóm du kích ở những nơi hẻo lánh của vùng Calabrian , vốn chẳng có liên hệ nào với Naplơ . Không có thư của Angiela , mà anh thì đã gửi liền ba cái theo đường quân bưu trước khi đi . Không thư từ , không lời nhắn lại , không có gì hết . Cái đường điện thoại dân sự vẫn chưa thông , vì vậy anh phải nhờ đường dây quân sự . Đã mười giờ tối , các văn phòng đều đóng cửa . Chỉ có cô gái người Anh mặt mày cau có đang trực . Lẽ ra anh phải bình tĩnh , không nên cáu với cô ta . “Tôi có thể giúp gì được ngài ?” . Tay trung sĩ hỏi với giọng hằn học . Chắc cô ta đã than phiền về anh . “Tôi phải gọi điện về số máy này” , anh bảo . “Vì một việc rất quan trọng . Cô trực tổng đài bảo không có đường dây . Đường điện thoại đã nối với Xixin từ tuần trước , vì vậy tôi biết là có . Anh có thể thử giúp tôi được không ?” . Viên trung sĩ giọng lạnh tanh . “Thưa ngài , bệnh viện quân sự ở Palecmo không còn đường dây . Sáng qua nó đã bị bom san phẳng” . Họ cho anh biết chuyện chẳng may xảy ra . Một máy bay Heinkel của Đức bị thương trên đường tháo chạy đã trút bom xuống Xixin cho nhẹ . Bom rơi xuống bệnh viện . Máy bay sau đó đâm vào núi . Họ bảo đó là một tội ác dã man , nhưng lời giải thích khả dĩ nhất là viên phi công đã không nhìn thấy dấu chữ thập đỏ sơn trên mái nhà . Theo cái cách máy bay đâm vào sườn núi , có thể phi công đã bị thương hoặc chết bên cần lái . Stiven đi nhờ máy bay thám thính . Khi máy bay hạ cánh , một chiếc xe zip đang chờ anh . Vẫn chưa có danh sách các nạn nhân . Thương binh và hộ lý vẫn đang được moi từ trong đống gạch vụn đổ nát . Một số người còn nhận diện được , nhưng nhiều người khác thì không . Nhà xác được dựng tạm trong khi quân đội đào bới tiếp tục tìm kiếm . Trên đường đến bệnh viện , người lái xe đã kể với anh như thế . Khói bụi vẫn còn mù mịt trong khu vực bệnh viện . Tất cả các tò nhà đều bị phá hủy , lửa vẫn cháy âm ỉ dưới đống gạch vụn càng làm tình thế khủng khiếp hơn . Nước từ các đường ống bị vỡ làm mặt đất trở thành một vũng bùn nhão nhoét . Mảnh vỡ văng khắp nơi . Anh đi bộ vào khu vực bệnh viện , cố tìm người quen để hỏi tin tức về Angiela Đrămmơn . “Tám mươi phần trăm số người ở bệnh viện bị chết” , tay lái xe bảo anh . “Có lẽ con số cuối cùng có thể còn cao hơn . Bọn khốn nạn ! Ném bom cả bệnh viện” . Một sỹ quan chỉ huy việc tìm kiếm gọi to bảo anh có danh sách những người tử nạn ở nhà kho gần Prexoli . Người ta mang người chết đến để nhận diện . Đó là nơi để xác , vì vậy họ giữ nhiệt độ thấp . Anh bước vào . Khí lạnh và mùi xác chết làm anh buồn nôn . Một nhân viên y tế đưa anh một danh sách đánh máy . “Lộn tùng phèo hết cả” , anh ta bảo . “Một nửa số người chết không thể nhận diện được . Hộ lý , bệnh nhân , người Ý quét dọn phòng bênh … Lạy Chúa ! Còn tệ hại hơn những trận đánh tôi đã tham gia đại úy ạ” . Không thấy tên cô trong danh sách . Anh nghe tay nhân viên nói : “Ở đây chúng tôi gom đồ dùng cá nhân còn sót lại . Đại úy xem qua không ?” . Trên chiếc đồng hồ vàng có nhiều vết máu , mặt đồng hồ vỡ nát . Stiven Phanconi lấy nó ra khỏi hộp . “Ngài nhận ra nó chứ ?” , tay nhân viên hỏi anh . Không có tiếng trả lời . Anh ta bỏ đi , để mặc viên đại úy đứng đó . Thôi , cứ để anh ta khóc cho vơi bớt nỗi đau .