Đó là ngày mụ chúa Đông lạnh lùng thở hắt những tràng gió mùa đông bắc lạnh tái tê, buốt nhức như có ai xẻo da lóc thịt.

Thời mở cửa, rác... ngoại ào ào tuồn vô Việt Nam. Một trong những thứ đó là đồ bành. Nghe cái tên cũng êm êm, nhưng lại là thứ áo quần của dân gnoại quốc đã xài đến thời "nửa chừng xuân". Gặp mùa gió rét, đồ bành càng... bành trướng. Những đống đồ bày ra giữa chợ, người mua tha hồ chọn lựa. Và những kẻ sống trên sự sơ hở của người khác cũng tha hồ .. .giở quẻ. Nghiễm nhiên, có kẻ chôm chỉa phải có người canh giữ. Tấn bị ném vô giữa chợ đời cũng vì lý do đó.

Nhưng cái số con rệp của Tấn đứng mãi mà vẫn chưa tóm được một tên dạo tặc gọi là. Giữa lúc Tâ"n đang ngáp dài ngán ngẩm bỗng một giọng nói đều đều chui vô tai nghe thiệt lạ:

- Dì ơi dì, cho con xin đồng... Dì ơi dì...

Giai điệu buồn thảm đó bật lên từ đôi một tím ngắt khô nứt nẻ. Hai cái áo vải mỏng manh trên người cô bé vẫn không sao ngăn nổi lũ gió quái ác cứ dán chặt áo vào người mang cái lạnh buốt giá như cứa vô tận xương tuỷ. Cứ mỗi đợt gió đi qua là cô bé mím chặt môi, co ro người lại mà thân mình cứ run lên. Âm thầm đến dữ dội một sự chống trả cái khắc nghiệt của lão trời. Cô bé lần bước về phía Tấn, cái gậy trên tay rà rà nhìn mặt đường thay đôi mắt. Vô tình cây gậy chạm vô người đàn bà đang mua đồ. Giật phắt người, vội ôm khư khư cái túi xách vô ngực, người đàn bà quay lại ném cái nhìn rực lửa lên mặt cô bé, và chợt nhận ra đôi mắt cô bé, đôi mắt đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy ánh sáng, chỉ còn lại màu trắng đục đục. Thoáng bối rối, người đàn bà vội bỏ đi.

Vẫn không hề hay biết vừa có kể nghi ngờ sự trong sạch của mình, cô bé ngồi xuống trước mặt Tấn nhỏ nhẹ:

- Dì ơi dì, có áo mô cũ cũ màu xanh da trời không?

- Cháu ơi cháu, bộ Ở chợ chỉ có dì thôi hả?

Chút trắng đục trên mặt cô bé khẽ nhấp nháy mhư muốn nhìn rõ người đối diện, bối rối...

- Anh .. bán hả? Có áo mô màu xanh, cũ cũ thôi...

- Bé mặc à?

- Không... , bé mua cho ba!

Lúc này, mấy người mua đồ chợt quay ánh mắt về cô bé. Những cái nhìn đầy thiện cảm của lòng thương hại pha chút tự kiêu. Nhưng hình ảnh một cô bé mù ăn xin ngồi mua đồ bành cũng chỉ gây chút ngạc nhiên, rồi đôi ba phút sau, họ quay trở lại với những cái áo, với những lời mặc cả...

Gió vẫn lạnh lùng luồn vô người cô bé. Tấn ái ngại:

- Sao bé không mua cho mình một cái?

Cô bé lặng im... ngập ngừng:

- Dạ... thôi, bé không đủ tiền. Với lại ba bé già rồi, cứ đau ốm liên miên... làm sao ba chịu nổi gió lạnh này...

Tấn nhìn cô bé thật lâu như muốn thấu hiểu mọi sắc màu tươi thắm ẩn trong tâm hồn em sau đôi mắt tối tăm.

- Anh ơi, anh tìm thấy áo chưa? Màu xanh da trời á... !

- Ờ... đợi anh xí... Ủa, sao em lại thích màu xanh?

- Ba bé nói màu xanh là mùa hy vọng... Màu đó đẹp lắm phải không anh? Ba bé vẫn thường kể vào những ngày nắng ấm, bầu trời quang đãng không một đám mây... Lúc đó, tất cả sẽ xanh màu da trời, không gian sẽ xanh màu hy vọng... Mặc áo xanh da trời vô người, ba bé sẽ không bao giờ buồn mà lòng tràn trề niềm hy vọng ở ngày mai, một niềm hy vọng không bao giờ tắt...

Mắt cô bé lại nhấp nháy khe khẽ như mơ màng. Một lần nữa, cô bé lại làm Tấm thêm sững sờ... Tấn vội hỏi mẹ về chiê"c áo. Mẹ Tấn nhìn cô bé, chép miệng:

- Tội chưa, lạnh chết... ! Nhưng mà không có áo nơi.. À cái nớ năm chục... Không được... ! Nè, lo coi đó nghe con... !

Tấn thất vọng chẳng biết trả lời cô bé ra sao. Vội bới đống đồ. Cái áo xanh hiện ra trước mắt Tấn. Một cái áo rất vừa với cô bé! Tấn mừng rỡ:

- Thôi em mua cái áo xanh này nè, rất vừa với em!

Cô bé rầu rầu đứng lên, lắc đầu:

- Dạ không! Bé để dành tiền để mua áo cho ba!

Cô bé lại dọ dẫm bước đi, cái gậy khua nhẹ mặt đường. Vẫn cái giọng đều đều... "Dì ơi dì, cho con xin đồng.." Thỉnh thoảng, cô bé lại sờ tay vào cái mũ lát đang ngửa, vuốt thẳ ng những tờ giấy bạc cho vô túi.

Gió vẫn không ngớt ném cái lạnh căm căm lên da thịt cô bé...

Tấn nhìn theo cô bé, lờ mờ dấy lên trong lòng một ý định... Mẹ Tấn bép vô mông Tấn, chửi yêu!

- Con tôi bắt trộm giỏi quá... ! Mau dọn đồ rồi về. Ông trời ổng cho ngày mô cũng lạnh thiệt lạnh thì bán sướng biết mấy... !

- Dạ, trời lạnh người ta mới mua áo ấ m chớ!

Nói hùa theo mẹ xong, bỗng dưng Tấn giật mình. Giật mình vì chợt nhận ra sự hời hợt của chính mình. Giật mình vì chợt ngihĩ đến biết bao nhiêu người như cha con cô bé mù đang khổ sở, đang chơi vơi trong sự sinh tồn bởi cái rét ác nghiệt như một mụ dì ghẻ gây ra. Tấn len lén nhìn me, không biết mẹ có nghĩ như Tấn không. Nhưng Tấn cầu mong mẹ đừng nghĩ vậy, nếu không sẽ thât. là chua sót biết chừng nào khi nhận ra niềm vui sướng của mình lại chính là nỗi đau của người khác!? Sự đời lại rối rắm, phức tạp và tréo ngoe đến như vậy sao? Cô bé ơi, giờ này em đang ở đâu...

Ý định lúc nãy trong lòng Tấn bỗng lớn dần lên, thôi thúc... Phải rồi, tại sao Tấn không thể san sẻ một chút ấm áp cho cô bé chứ..?

Hôm sau, vừa dọn hàng ra, mẹ Tấn cằn nhằn:

- Lo ngó đồ nghe chưa! Tau mà mất cái mô nữa là chết!

Tấn khẽ mỉm cười bâng quợ Chợt bên tai Tấn lại vang lên điệp khúc đầy ấn tượng: "Dì ơi dì... " Hình như giọng cô bé không còn ảo não, môi bớt tái đi và mặt rạng rỡ hơn. Và trong tim em hẳn đang mơ về một ngày hè chói nắng? Tấn lại chúm chím cười nụ một mình: Trên người cô bé là cái áo xanh màu hy vọng.

- Trời... ! Cái áo.. Thôi đúng rồi...

Mẹ Tấn hậm hực đứng phắt dậy. Trong lúc Tấn còn đang ngơ ngác thì những lời của mẹ làm Tấn bàng hoàng:

- Con bé, đứng đó! Cái áo này mi lấy ở đâu rả Hả Nói!

Cô bé cũng sửng sốt không kém, vội lắp bă"p:

- Dì nói cái áo... Ngày hôm qua... người ta cho con mà...

- Cho à? Cái thứ mi mà ai cho cái áo ba bốn chục ngày này hả Mi đừng có đẽo miệng, đã đui mù còn giở thói ăn cắp!

- Dì ơi... con không lấ y cắp đâu mà...

- Me... , nó không lấy đâu .. Con...

- Con im đi! Cái áo nó mặc rành rành trên người không phải sao? Đồ khôn nhà dại chợ!

Mẹ nạt, chen lời Tấn. Mọi người bắt đầu bu quanh. Sự việc xảy ra quá bất ngờ làm Tấn run người. Tấn hiểu, tâm hồn trong trắng của cô bé đang bị bôi lọ nghẹ. Và Tấn hiểu, chỉ mỗi mình Tấn mới giải toa? được nỗi oan ức cho cô bé! Nhưng trời ơi, sao Tấn cứ im lặng! Mọi người đã xúm lại rất đông. Và nổi lên những tiếng xì xầm như nhai bắp rang. Còn mẹ Tấn vẫn một mực vu cáo cô bé. Cứ ý như chính mắt mẹ đã nhìn thấy! Và chợt Tấn thẫn người. Nếu sự thật được nói ra... Người ta sẽ nhìn mẹ Tấn bằng con mắt như thế nào đây? Còn gì là mặt mũi, là sĩ diện của mẹ Tấn! Hẳn sẽ là những lời cay nghiệt châm vô người mẹ Tấn. Thì họ vẫn nói đdấy thôi:

- Mặt con bé hiền khô...

- Mắt nó mù loà rứa thì sao mà lấy cắp được... !

Câu sau lọt vô tai mẹ Tấn. Bà hứ:

- Mù loà! Mắt nó mù nhưng lòng tham của nó có mù đâu, lòng tham của nó vẫn thấy rõ sự sơ hở của người khác để chôm chỉa! Mau cởi cái áo đưa cho tau!

- Dì ơi.. dì nói con oan lắm dì ơi...

Những lời của cô bé thật ảo não như kim châm vô lòng Tấn. Gió vẫn táp lên mặt cô bé cái lạnh buốt giá. Nhưng có sự buốt giá nào bằng sự buốt giá trong tâm hồn em?

Và rồi cô bé khóc. Hai giọt nước mắt, chỉ hai giọt thôi, từ từ chảy ra đục ngầu như màu mắt em...

- Mẹ .. cái áo này chính con đã cho cô bé hôm qua...

Tấn đã nói. Và Tấn còn nói thật nhiều, nhiều lắm. Tấn nói về những vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn cô bé ẩn sau đôi mắt mù loà, cô bé dễ thương luôn mơ nắng ấm ngày mai, và về một màu xanh hy vọng... Mọi người lặng im nghe Tấn nói. Còn mẹ Tấn đỏ mặt vì ngượng ngùng quá đỗi. Nhưng những lời của Tấn làm bà quên cả sượng sùng, sự sượng sùng có thể khiến bà làm những hành động điên tiết hơn, mà chuyển sang xúc động và lan nhẹ niềm thương cảm... Ở cái chợ này, bà đã bị mất cắp liên tục nên nhìn ai cũng bằng con mắt nghi ngờ.. Nhưng bây giờ...

Tấn nhìn mẹ chờ đợi: " Mẹ cho cô bé cái áo, nghen mẹ?"

Hết