Chương 1

Trên con đường từ chợ về làng Nội, thằng Bần nhập vào đám người gồng gánh, dẫn dệu đi từ từ như không có việc gì vội cả. Người hắn cao lênh khênh vượt hẳn những người đàn bà đội nón quả bứa . Người ta trông rõ cái đầu mới cạo trọc hãy còn bóng dưới ánh nắng. Bần như không biết có nắng nữa . Gã vừa đi vừa nhìn xuống đất ra đều chăm chú nghĩ ngợi, nhưng đôi mắt diều hâu, có nhiều lòng trắng dưới vầng trán răn và bám ghét vàng xạm đôi chốc lại đưa đẩy liếc người về chợ một cách gian giảo vô cùng.

Có lẽ gã thầm tính xem trong cái thúng của người đi trước, đựng những gì để có thể đỡ nhẹ của bà tạ Một mớ rau, một cái bánh tráng, vài bắp ngô hay một cái gầu mới mua, vật gì cũng được. Gã sẽ lấy thật nhẹ nhàng, rồi rón rén bước quay ngược lại đường người bị mất cắp. Ít khi gã phải chạy lắm vì như một người lão luyện đã từng ra chiến trường nhiều trận, thằng Bần rất bình tĩnh. Vả lại người trong chợ quê cũng hiền lành. Như thế mỗi phiên chợ Bần có thể kiếm được nhiều thứ rất khác nhau . Gã sẽ đem đến một hàng nào ở chợ đó, một hàng quen và cũng biết thừa nghề nghiệp của gã, bán được vài đồng rồi uống một bữa rượu như mọi kẻ phàm phu khác. Một kẻ cắp ở chợ quê thật không có gì khác thường lắm.

Nhưng tại sao hôm nay vào khoảng mới để cầy mà thằng Bần đã về chợ? Quả thật hôm nay gã không có ý muốn làm việc nữa khi đi lừ đừ như thế kia . Không, gã không có ý muốn lấy của cái nhà bà đi trước mặt, có đôi thừng lại để một cách lơ đễnh trên miệng thúng như thế. Hay là Bần vội về làm cá, vì tay gã xách đôi cá chép khá lớn còn tươi... Những người quen thuộc trong xã có thể biết rằng nó đã lấy của một người hàng cá nào đó trong phiên chợ. Chính họ biết rõ rằng thằng Bần, cái thằng cao lênh khênh, thỉnh thoảng ăn mặc rách rưới không đủ che thân đó, chỉ chuyên môn ăn cắp vặt trong ngày phiên chợ. Họ biết như thế nhưng nhiều khi vẫn bị với nó như thường. Vì đồ vật mất mát chẳng đáng bao nhiêu, họ chỉ đành chửi thằng Bần vài câu . đổ đồng mỗi phiên chợ có đến hơn một chục người, khi về nhà rồi, phải lên tiếng rủa thằng Bần. Khi nào họ bị mất những thứ lặt vặt đựng trong thúng, hay những thứ quà mua cho trẻ thì chính là thằng Bần chứ không sai.

- Phiên sau bà gặp thì cứ bỏ xác. Bà bảo cho mày.

Nhưng phiên sau, cũng chẳng ai buồn "bảo" gì nó, vì thằng Bần có tài về chỗ này lắm. Gã không điếc, nhưng có thể nghiễm nhiên mỉm cười như không nghe thấy một tiếng gì cả khi nghe người ta chửi rủa gã bằng đủ các thứ tiếng. Có nhiều bà nóng tính, chợt khi bắt được tay gã thò vào thúng của mình, đã nắm lấy tay đó và vả vào mặt gã một cách hăng hái, cái mặt khá to, gân guốc mà sáng sủa, có một hàng râu mép đen ngòm. Bần để cho họ tát vài cái rồi gã mỉm cười, nắm lấy tay bà kia mà nói như với một người quen thuộc lâu năm: "Con xin bà! Thôi con xin bà."

Dưới con mắt của cả vùng Nội, thằng Bần là một thứ người không có luân lý, một thứ người chẳng còn biết phải trái, lễ nghĩa, nói chi đến giáo dục học hành. Người ta biết tông tích gã là con một người nghèo rớt mồng tơi suốt đời đi ở; thằng Bần cũng đi ở, nhưng khi lớn lên bố gã đã chết, thằng Bần không chịu được tính khắt khe của bà Nhiêu, cãi lại một trận thực đáo để, rồi về nếp nhà là phía cuối làng ở với một đứa em gái . Gã có một đứa em gái, dáng người cũng hơi cao như gã, khuôn mặt trắng và gãy gọn. Năm nay cô Mỹ đã gần hai mươi . Kể trong làng, cô Mỹ đứng vào hạng xinh đẹp rồi, nhưng ai ai cũng đều biết cô là em một tên ăn cắp chợ có danh như thằng Bần. Cô Mỹ làm hàng sáo; một mình cô có thể nuôi nổi thằng Bần nếu gã cứ ngồi không cũng được. Nhưng nghiện rượu và nghiện thuốc phiện, gã còn cần phải làm việc để cho đủ ăn và thỏa cái tính thích ăn cắp của mình. Gã yên trí ngay rằng, trong làng, mình đứng vào một hạng cuối cùng nhất, vậy thì việc quái gì mình phải câu nệ giữ gìn, nhất là khi gã cần hút như thế. Và lại còn những bữa rượu nữa . Chao ôi! Thật là thú vị biết bao nhiêu khi người ta đã nhịn bao nhiêu hôm mới được một khói thuốc hay một ngụm rượu thật chát của lão Ba Còm dưới Cò. Bao nhiêu năm sống theo thú tính, gã đàn ông cao lênh khênh và lực lưỡng ấy đã rèn luyện tâm hồn chỉ còn biết quay cuồng vào mấy việc hút và uống.

Con em gã không dám nói gì, vì thật ra cô rất thương ông anh. Bao lần đi chợ về cô đã mua những miếng đậu ngon lành, một ít tôm khô hay có khi một miếng thịt cho anh uống rượu . Cô coi anh như một con bệnh mắc một chứng nan y rồi . Vậy cứ mặc cho "ông ấy muốn ra thế nào thì ra". Người trong làng cũng đã khinh hai anh em cô nhiều lắm, dù thằng Bần có không ăn cắp, không hút thuốc, không uống rượu nữa, người ta vẫn khinh như thường, vì anh em cô đã mắc một tội lớn là không giàu có và không phải là dòng dõi một nhà gia thế. Con em thằng Bần, bao nhiêu tháng ngày chỉ là một bậc nhan sắc làm cho nhiều chàng trai làng thèm thuồng, làm cho những người ở chợ xa tấm tắc để ý mà thôi . Chưa ai dám đè lên dư luận mà ngỏ ý cưới xin. Nhưng có lẽ cũng giống tính thằng Bần, con Mỹ không cần gì cả. Nó hợp bọn với lũ hàng sáo nghèo trong ba thôn, ngày ngày nhởn nhơ đi chợ đong thóc, tươi cười hớn hở, và thỉnh thoảng lại trang điểm thêm vào những bộ cánh đã cũ mà nó vẫn cố vá víu cho thật lành lặn. Thằng Bần cũng có một bộ cánh còn tươm tươm, của em gã may cho từ lâu . Nhưng ít khi gã dùng tới vì không hiểu sao gã lại thích những bộ quần áo rách như giẻ lau, những khi ra gió cứ bay phấp phới như cờ cúng cháo . Có lẽ bộ y phục như vậy hợp với Bần hơn trong khi gã làm việc. Sự thường khi nào ăn cắp không trôi gã vội giở giọng ra xin ngaỵ Và một đôi phen, túng quẫn quá, gã vẫn chờ những ông khách sang trọng của người trong vùng, trên xe tay xuống dốc đê chợ, rồi chìa tay ra mà nói:

- "Ông Cả? Ông giúp cho cháu vài đồng? Dạo này túng quá".

Gã lại giở cái giọng như vẫn nói với một người quen lâu năm. Những người khách lạ này thế nào cũng tưởng gã là một người làng cơ nhỡ. Nhưng những sự như thế đã hiếm lắm trong mấy năm gần đây . Có nhiều dạo, thằng Bần không có vẻ túng chút nào . Gã đã vớ được món gì kha khá đó và con em buôn bán lại trôi chẩy.

Như hôm nay chẳng hạn, thằng Bần đang đăm đăm nghĩ gì vậy ? Chợ chưa vãn sao gã không ở lại làm việc?

Chặng rày gạo cao vô cùng. Một giọt rượu đắt gấp năm trước, thuốc phiện thì thật đắt như vàng lỏng. đã mấy hôm nay Bần không được một khói thuốc nào cả. đi qua nhà cụ Ba Nghèn, lão phú hộ Ở làng ngoài, gã vẫn ghếch mũi vào phía cổng, cố đánh hơi lấy cái mùi thuốc thân yêu, ngon ngọt một cách lạ lùng đó. Nếu lúc này gã được nằm trên cái xập gụ, cạnh cái tủ chè nhà lão Ba mà hút một điếu, một điếu thôi, thì không biết ra sao nhỉ? Trời ơi, chỉ được như thế, gã có thể ngất đi vì sung sướng. Hút xong một điếu thuốc. Hà! Thứ thuốc đằng hạng nhất, ở cái bàn đèn có nhiều đồ dùng sang trọng, có đèn đốt bằng thứ dầu lạc trong như thủy tinh. Gã sẽ nằm như lão Ba, gối đầu lên cái gối sơn quang dầu, tay đè lên trán, chân bắt chữ ngũ, và sau khi tợp một chén nước trà nóng, sẽ từ từ thở làn khói đã loãng như sương ra trong gian nhà ấm áp. Lão Ba kia là hạng người nào mà sướng như vậy nhỉ? Thằng Bần quay cuồng vì những ước vọng thèm khát, thấy khô cả cổ khi nghĩ đến hình lão Ba Nghèn béo trắng có cặp má hây hây như một đứa con gái . Cái bộ mặt đó thật đáng ghét. Bần cũng không hiểu là ghét lão Ba vì lão giàu quá, kín cổng cao tường quá, hay vì lão mộr lần đã sai thằng người nhà tống cửa mình một cách thẳng cánh, khi Bần lải nhải đến xin một ít sái.

đi qua cổng làng Nội, thằng Bần lại đưa mắt nhìn mấy người cùng đường một cách đặc gian giảo như một thằng ăn cắp thực thụ, rồi lủi nhanh vào trong một ngõ nhỏ có cái cổng gạch ở trong cùng. Gã có đủ thông minh để đoán được rằng mọi người có thể tò mò muốn biết gã vào cái ngõ này làm gì; cái thứ thằng Bần còn đánh bạn với ai trong kia . Có họa là nó định vào vườn cụ Chánh cựu để "lẩm" vài quả mướp hay bí gì đó. Muôn đời tên gian vẫn có vẻ gian. Gả mỉm cười theo lối riêng của mình, nhếch đôi môi thâm lệch về một bên cho thành một nét nhăn sâu lõm một bên mép khi không thấy có ai đi trong ngõ. Vào giờ này phần nhiều họ bán mua tơ ở chợ nếu không thì đã dệt cửi trong nhà. Bần xách đôi cá, quả quyết mà thủng thẳng đi vào cổng gạch nhà cụ Chánh. Gã đi thong thả ra đều như một người làng quen thuộc cụ Chánh lắm. đi qua sau, gian nhà ngang, Bần bước thẳng vào sân. Một con chó vàng xồ ra cắn rất dữ, có lẽ vì chưa bao giờ thấy một ông khách đúng sở thích của nó như vậy . Thằng Bần thản nhiên bước lên hiên một nếp nhà tây có quạt kéo mắc trên trần quét vôi trắng. Góc tường có kẻ hoa xanh đỏ lòe loe .t và những con dơi lớn. Cái kiểu này chỉ có những nhà giàu nơi thôn ổ mới tạo nên được.

Thằng Bần đã ra vào đây nhiều lần. Gã biết nhà cụ Chánh, có ít người lắm. Một người con trai và hai đứa cháu; thằng thợ cầy thì thất thường. Người con trai đi làm xạ Hai đứa cháu đi chăn bò hay chơi ở chợ. Vào giờ này có thể biết đích rằng cụ Chánh đang hút. Cụ Chánh cũng là một dân nghiện, nhưng, theo ý thằng Bần thì không đến nỗi đáng ghét như lão Ba Nghèn. Nói làm sao được cho rõ tâm lý thằng Bần, thằng ăn cắp vặt đối với cụ Chánh bây giờ. Chẳng đã mấy lần, cụ vẫn gọi gã như con cái trong nhà, gọi gã bằng mày một cách thân mật, hay đôi khi một tiếng "con" nữa đấy ư? Hồi thuốc rẻ có khi cụ Chánh đã cho thằng Bần một ít xái . đối với cụ Chánh, Bần tự coi như tôi tớ chân taỵ Gã chào tất cả người nhà cụ khi gặp ở ngoài đường hay nơi nào cũng vậy . Một lần vô phúc làm sao gã đã lấy nhầm phải cái nón của con bé mới ở nhà cụ Chánh. Khi biết ra, gã lập tức đem đến tận nhà trao trả và được nghe cụ Chánh cho một bài học luân lý. Cụ vốn hay diễn thuyết về đạo đức, tuy chính cụ là hiện thân của sự ích kỷ. đã bao nhiêu năm, trâu bò ruộng nương, đều giắt nhau chui vào ống để cho một mình cụ hưởng. Trong khi lũ cháu lêu lổng đi chăn bò, không được học hành như một con nhà trung bình trong làng. Cụ viện lẽ rằng già rồi cần có sức khỏe trông nom công việc.

Thằng Bần bước vào trong nhà. Một cụ già gầy và cao gần bằng gã, đang đọc một cuốn sách chữ nhọ Bần lên tiếng chào một cách khúm núm. Cụ Chánh lẩm nhẩm đọc khẽ: "Quan Tướng quân Nhất diện xuất quân... nhất diện phi báo... " rồi ngắt lời hỏi Bần: "Gì đấy con?" Cụ nghiêng đầu nhìn qua trên mắt kính. Gã đến gần giường cụ xách đôi cá và nói khẽ:

- Thưa cụ con có đôi cá đem đến... hầu cu...

Cụ Chánh đặt cuốn sách xuống, tháo kính ra, ngồi dậy khoanh tay vào hai gối, nhìn đôi cá mà mỉm cười!

- đánh được đấy chứ?

Cụ cũng biết thừa cá lấy ở chợ nhưng vẫn hỏi như vậy . Bần trả lời:

- Vâng ạ, con đánh ngoài chuôm.

Cụ già gật gù, nghĩ tới bữa cơm chiều nay chưa có ai đi chợ, vì nhà hết cả tiền. Món tiền cuối cùng tối hôm qua đã dùng mua mấy đồng cân thuốc. Hôm nay người con dâu lang thang ngoài chợ, bây giờ chưa về tất cũng chưa mua được gì. Cụ hất hàm mỉm cười lần thứ hai:

- Thế định lấy bao nhiêu ? Trả tiền nhá?

Thằng ăn cắp cười hị hị khe khẽ. Gã thấy cụ Chánh mỉm cười thì đã thấy yên lòng lại thấy cụ bắt nọn rằng "giả tiền nhá", thì đoán mười mươi rằng cụ có thuốc đứt đi rồi . Gã thở đánh phào một cái, lại cười khẽ một chút nữa rồi nói:

- Hị, cụ cho con thuốc, đã mấy ngày nay nó vật khổ lắm. Suốt đêm con có ngủ đâu.

Hai người nghiện nói chuyện với nhau thì dễ hiểu lắm. Gã không cần phải tả cảnh thiếu thuốc. Cụ Chánh è è cất giọng gọi:

- Gái ơi, có đứa nào đấy không?

Con bé chạy lên, cụ chỉ đôi cá:

- Mang xuống, cất vào trạn, rồi chạy ra mé sau gọi anh Lãng về làm cá. Mau lên không có nó ươn ra.

Cụ đứng lên về phía án thư, lấy ra một chai nhỏ đen kịt, rốc ra một chén đầy đưa cho thằng Bần. đã mấy tháng nay, người con cụ gửi một thứ rượu về để cho cụ cai thuốc, nhưng cụ không có ý cai, nên để lẫn cả thuốc phiện vào đó. Thứ rượu cai mà người con ở xa gửi về thành ra một thứ thuốc phiện nước giúp cho cụ Chánh đỡ nghiện trong những ngày thiếu thuốc. Hôm nào có tiền mua thuốc cụ lại không dùng tới nữa . Cụ quát với thằng Bần:

- Rượu bổ đấy, tao mấy hôm nay cũng hết cả thuốc. Phải pha lẫn nó vào mà hãm đấy.

Nói xong cụ lại cúi xuống gầm sạp, lôi khay đèn để lên giường, từ từ cẩn thận xếp từng thứ đồ dùng ra. Cụ đưa cho thằng Bần cái khay gỗ khảm bám thuốc bẩn và một mảnh giẻ nhỏ cũng cáu thuốc. Một tay gã bưng chén rượu, một tay gã cầm cái khay, thằng Bần rón rén đi ra hiên. Gã đặt tất cả xuống thềm gạch, rồi lại quay vào bưng tích nước ra. Gã run run nâng chén rượu uống từ từ, mắt lờ đờ đầy một vẻ hoan lạc, hồ như không muốn nhìn cảnh ngoại vật nữa, để hưởng hết hương vị chén rượu thuốc ngon ngọt. Uống hết gã rót một chén nước, tráng một lượt rồi đổ xuống khay, rồi lại một chén nữa . Gã lẩn thẩn mà chăm chú làm công việc đó như một đứa trẻ thơ đang ham chơi . Nước sánh tràn ra khắp mặt khaỵ Bần nhúng cho ướt cả chiếc giẻ rồi vắt vào chén và trút nước trong khay ra. Bây giờ thì gã uống ừng ực mấy hơi dài, có lẽ vì chất thuốc của chén rượu thứ nhất đã ngấm vào tạng phủ kích thích tất cả các giác quan. Lần cuối cùng gã vét chiếc giẻ lên khay, rồi đưa luôn cả giẻ vào miệng như ngậm một viên kẹo . Một lát thoáng qua, gã đứng lên chào cụ già một tiếng, đi phứt qua sân ra ngõ. Cụ Chánh xếp lại bàn đèn nét mặt thản nhiên như không hề nhìn thấy cảnh vừa qua.

Thằng Bần lảo đảo đi về phía cuối làng. Bần thần, choáng váng, lơ mơ sau một giây phút hoan lạc, gã thất thểu đi vội về phía nhà mình. Gió rét làm cho gã hơi run và tái mặt đi . Mắt gã không trông thấy gì nữa . Chao ôi! Lão Ba Nghèn thật là sung sướng. Hút xong cẩn thận rồi, lão có phải đi như Bần này đâu . Càng nghĩ thằng Bần lại thấy càng thèm khát cảnh lão Ba Nghèn. Về tới nhà Bần lừ đừ đi vào, ngả phịch người xuống tấm phản gỗ. Miệng còn nhấm nháp vị nước đắng đắng mà lại ngon ngọt, và hơi tiếc rằng cái giẻ đã nhè ra ở giữa đường lúc nào không biết. Thằng Bần đã sắp chợt ngủ, thì con Mỹ đi chợ về. đứa con gái tháo khăn vuông ra và lại chúm cái miệng xinh đẹp để cười với anh. Bần nhìn lên mái nhà lờ mờ hỏi khẽ:

- Có buôn được gì không?

- Chẳng có gì cả. Hôm nay gạo hơi cao, em bán được thêm mấy đồng, đong thóc xong còn thừa định buôn ít trứng gà nhưng đắt quá. Em mua được mấy con chim ngói . để mai xách lên phố bán.

Thằng Bần lè nhè:

- Chim ngói đấy à? Thịt đi một con cho tao ăn cháo . Hôm nay tao không ăn cơm đâu.

Con Mỹ cười thành từng tiếng lên mà bảo:

- Gớm ông anh chỉ được cái thế thôi! Tưởng không ăn cơm thì nhịn chứ.

Tuy nói vậy, nó vẫn vui vẻ đi vo gạo . đứa con gái sống một cách tự do như cậy đã nghĩ rằng không cần phải tằn tiện lắm. Nó có thể kiếm đủ tiền để tiêu phung phí.