Một

Hơn 16 giờ 30, sau tiếng còi hiệu lệnh, ban Quản trại Quán Thế Âm đã tập họp đầy đủ. Chị đoàn trưởng thiếu nữ có dáng vẻ thấp thỏm đứng khuất sau các anh chị huynh trưởng khác. Điều đó không tránh khỏi cặp mắt “quán xuyến” của tôi. Sau một tiếng còi khô khốc, tôi chỉ ngay vào chị, mời lên trả lời về sự thiếu vắng của 4 em thiếu nữ. Ba trong bốn lý do xác đáng đã được tôi chấp thuận, nhưng còn...

- Không nhưng nhị gì hết, anh nên thực hành ngay kỷ luật trại. Ai sẽ chịu trách nhiệm với phụ huynh nếu như...

Anh đoàn phó nam vẫn bản tính “khô ráp” nói chưa dứt ý thì một chị huynh trưởng khác bồi thêm:

- Tại sao ở nhà chị đoàn trưởng không phổ biến kỹ càng. Mới có thủ tục nhập trại đã không xon, đến giờ này...

- Thôi đi, tôi sẽ xung phong đi...

- Đi đâu? – tôi gắt gỏng.

- Đi về đến nhà em đó. Ủa, mà em đó tên gì hả chị đoàn trưởng?

Tay huynh trưởng nam này lại làm cho không khí thư giãn phần nào nhờ tính nết “ba chớp ba nhoáng” nhưng rất đáng yêu. Chị đoàn trưởng nhờ vậy mà cũng bớt căng thẳng, nói:

- Em đó tên Hạnh

- Hạnh?

- Hanh!

...

Tôi bực mình:

- Thôi đi, Hanh Hạnh Hành gì cũng mặc, quan trọng là con người...

Tay huynh trưởng nam tếu nọ lại đổ nước lạnh:

- Trời ạ! Anh lại chuẩn bị viết văn rồi. Thôi, tôi đi à nghe!

Thế là anh ta lẹ làng nhảy lên xe đạp chạy đi, một thoáng sau đã mất hút dưới chân đồi. Tôi chữa lửa bằng cách muôn thưở:

- Thôi! Giờ ai vào việc đó!

Tất cả giải tán nhanh chóng. Tôi vẫn thẩn thờ vì cảm thấy mình vừa hành xử như một cổ máy cứng nhawc, lạnh lùng. Tại sao Hanh Hạnh Hành gì mà lại không quan trọng? Đấy là cái quan trọng nhỏ nhất để bước đến những cái quan trọng cở lớn hơn. Tại sao chị đoàn trưởng là người quản lý mà lại không nhớ tên đoàn sinh của mình, lại vào những lúc quan trọng như thế này? Mà tôi có để cho người ta bình tĩnh nói đâu cơ chứ! Lỗi tại tôi...

Hai

Em thiếu nữ ấy tên thật là Lê Hoàng Hanh, Hiện giờ là phó giám đốc một Công ty trách nhiệm hữu hạn và là mẹ của 3 đứa con trai ngoan hiền, thành đạt – phước báu của em đấy mà!

Tôi viết những dòng này sau gần 30 năm kể từ ngày trại ấy, cũng là lúc dự lễ cưới 2 đứa con trai lớn của em. Tôi cứ quen gọi em là Hạnh – em Hạnh của anh Thành và là vợ của anh Thành và là vợ Hạnh của chồng em chính là cái tay huynh trưởng hay tếu dạo nào. Tại tôi ngày ấy mà 2 người gần nhau, hiểu nhau dể đến nỗi ký tên vào “bản án chung thân này”. Nhân duyên là thế đấy;

- Hôm dự lễ cưới con, bác Thành nói cái gì mà...

Không, bác có nói gì đâu! Bác khóc thì đúng hơn – khóc vì mừng cho má mấy con đã hưởng được phước báu này... mà phước báu chính là 3 đứa, cả thảy đều biết tu học theo gương mẹ cha.

- Vậy sao lâu nay bác không đi sinh hoạt cho vui. Tụi con...

Thằng Tùng, thằng Trường hai đứa đều hỏi tôi như vậy. Bọn nó có hiếu với cha mẹ nên có hiếu với cả bậc trưởng thượng là vậy. Còn thằng Thuận thì đang bậy quỳ hương ở trên lầu do tội đi nhuộm tóc vàng xanh. Kệ! Mới 22 tuổi, còn sức quậy mà. Sao 2 em khó khăn vậy! Hai vợ chồng Hạnh thì không ngĩ như tôi. Hai đữa đâu nhơ ngày xưa mẹ chúng nó có ai dạy đâu mà vẫn cứ ngoan hiều hiếu hạnh vậy.

- Bởi vậy, anh mà gần tụi nó riết chắc anh cho tụi nó lên maay luôn quá! – Ngọc, tay huynh trưởng tếu ấy mà, chồng Hạnh nói thế. Hạnh thì sâu lắng hơn:

- Hồi đó, anh hay gắt gỏng với đoàn sinh, sao bây giờ cái gì anh cũng thông cảm cho tụi nhỏ vậy?

Chèn ơi, mình thành cái tuổi “hồi đó” rồi sao! Nhưng dù sao có một điều mà Ngọc và cả 3 đứa con của nó chưa biết về Hạnh “hồi đó”...

- Sao lại không, biết mới cưới nahu chứ! H tôi vội nói:

- Không, là cái biết khác!!!

Ba

Chị Hai Ngần – bà đoàn trưởng thiếu nữ ngày ấy đó mà – bây giờ là một bà mua bán ve chai. Tại sao cả gia đình Hạnh – Ngọc sống hạnh phúc đến như vậy mà gần 30 năm qua chưa hề nghe nhắc đến bà bán ve chai này? Ừ, mà nhắc làm gì khi thân phận ấy cứ luôn giấu mình sau núi ve chai, mỗi khi đêm về săm soi từng tờ giấy bạc ít ỏi mà nhẩm thính cho cuộc sống ngày mai. Sự thật này tôi cũng chỉ “bí mật” được biết trong một lần tình cờ giẵ quán bia đông người. Bà ta nhầu ư? Làm gì có! Bà ta đang gom xin từng lon bia bọn này vứt ngổn ngang dưới chân bàn.

Ngọc – Hạnh ơi, ngày xưa ấy chỉ một mình anh có lỗi mà nay sao lại góp thêm hai người! Rồi nếu giáo dục không khéo nay mai sự vô tình ấy cộng thêm ba đứa con thì tội nào đong đầy!

Vâng! Cái mà Ngọc cho rằng “biết mới cưới nhau” chỉ là cái biết mang số một – biết vì ngày ấy Hsnh đã trở thành Hạnh vì lẽ mồ côi, đi bán bánh ong (bánh kẹp nướng) nuôi người mẹ mù, vậy mà vẫn chăm chỉ học hành và tham gia sinh hoạt tu học. Tuổi con gái xuân thì mà áo dài lam không còn vừa vặn đôi vai, sờn rách và... hôi! Thật lòng là thế. Vì vậy, anh giao cô đoàn trưởng – “bà ve chai” – là nữ dễ gần gũi, chăm sóc... điều đó, có thể Hạnh chưa biết nhưng “bà ve chai” biết. Rồi khi thiếu nữ Gia Đình Phật Tử được phép mặc quần tây và áo lam dài tay mỗi lúc cắm trại (khoảng năm 72 – 73) thì chính “bà ve chai” về gạt mẹ mình nói rằng đóng tiền học thêm để có tiền may áo cho Hạnh. Cứ thế, suốt quãng đời Hạnh lơn cùng Hia Đình Phật Tử cũng là lúc “bà ve chai” là người mẹ thứ hai bên cạnh em. Anh tự giận mình sao quá nóng vội khi tặng em tên Hạnh mà sao không là “bà ve chai” này để chứng tỏ anh là người huynh trưởng đầy bản lĩnh mà, ngon mà! Có thể hình ảnh ấy trong Ngọc và Hạnh vẫn còn vẹn nguyên khi dành cho anh, nhưng “bà ve chai” ấy thì chắc là không rồi! Với bà ấy, anh sẽ chỉ là con ngáo ộp. Vậy nên anh không muốn sinh hoạt để bận lại chiếc áo huynh trưởng cấp Dũng. Chắc 3 đứa Tùng, Trường, Thuận đã hiểu.

Có thể “bà ve chai” chính vì điều đó mà tự nguyện xuống chổ thấp nhất của xã hội để ẩn mình chăng! Bà Hai Ngần ơi! “Bà ve chai” ơi! Nếu sự thật là vậy thì sao bà không nhận cái tên Hạnh – cái Hạnh Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm, bởi bà Hai... Hạnh!

Bốn

- Má Hạnh ơi, có bác Thành đến chơi!

Tiếng con dâu – vợ Tùng – chào đón tôi. Thôi, đã muộn lắm rồi việc đi đòi lại một cái tệ Bây giờ, những lúc ra đường, nếu các bạn thấy có lão già nào khi bắt gặp người gnahs ve chai thì nhìn trăn trối thì các bạn chớ sợ chỉ mặt đặt tên sai, kẻ đó chình là tôi – người kể chuyện này.

Hết